Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 18 tháng 6, 2017

Otto Warmbier, sinh viên Mỹ bị hôn mê trong nhà tù Bắc Triều Tiên[i]

Bạn cùng phòng của Otto Warmbier trong chuyến đi Bắc Triều tiên lên tiếng

Josh Rogin

Washington Post, 15 tháng Sáu 2017

Hiếu Tân dịch

(Sinh viên Mỹ Otto Warmbier đi du lịch Bắc Triều Tiên bị bắt vì tội “ăn trộm biểu ngữ”, vừa trở về nước trong tình trạng hôn mê sau 18 tháng bị giam cầm – Văn Việt)

Khi Danny Gratton gặp Otto Warmbier ở Bắc Kinh cuối tháng Mười Hai 2015, lúc đó đang là ngày đầu tiên của tua du lịch Bắc Triều tiên mà chỉ một trong hai người kết thúc thành công. Vào ngày cuối cùng của chuyến đi, Gratton là người phương Tây duy nhất chứng kiến Warmbier bị an ninh Bắc Triều tiên bắt, mở đầu cuộc thử thách 18 tháng đối với chàng sinh viên Mỹ 21 tuổi này. Cuối cùng, tuần này anh cũng đã trở về Mỹ, nhưng trong tình trạng hôn mê.

Cho đến nay, Gratton chưa phát biểu công khai về vụ này. Chính phủ Hoa Kỳ cũng như công ty du lịch đã tổ chức chuyến đó chưa hề tiếp xúc với anh. Những hồi tưởng của anh tạo thành một phần câu chuyện khẳng định sự vô tội của Warmbier và đả phá cách giải thích của chính phủ Bắc Triều tiên về sự cố này. Thông điệp của anh là Warmbier là nạn nhân vô tội của một tội ác và chế độ xấu xa đã không làm gì để bảo đảm cho số phận đáng buồn của anh ấy.

“Otto chỉ là một chàng trai thật tuyệt vời bị rơi vào một hoàn cảnh khủng khiếp không ai có thể tin được.” Gratton nói với tôi trong cuộc phỏng vấn hôm Thứ Năm. “Tôi nghĩ đây là cái mà thế giới phương Tây chúng ta không thể nào hiểu nổi, chúng ta không thể nắm bắt, cái ác đằng sau chế độ độc tài này.”

Gratton là một giám đốc bán hàng ngoài 40 tuổi ở một thành phố nhỏ tên là Stone ở Staffordshire. Anh du lịch đến Bắc Triều tiên với ý định khám phá nó. Anh tham gia một tua bốn ngày ba đêm của công ty có tên là Young Pioneers Tours (Du lịch Thanh niên Tiền phong). Gratton gặp Warmbier ở Bắc Kinh ngay trước chuyến bay, và hai người bắt đầu một tình bạn quen biết.

“Khi chúng tôi tới Bình Nhưỡng, chúng tôi là hai anh đàn ông độc thân, do đó lẽ tự nhiên là chúng tôi được xếp ở chung một phòng” Gratton nói. “Như vậy về cơ bản từ khi chúng tôi tới Bình Nhưỡng tới khi tôi rời anh ấy, chúng tôi luôn bên cạnh nhau.”

Warmbier tách biệt hẳn trong nhóm vì anh chàng còn quá trẻ, Gratton nói. Hai người ăn mừng đêm du lịch đầu tiên bằng vài cốc bia.

“Tôi thật sự hiểu Otto, hiểu rất rõ,” anh nói. “Cậu ấy là một chàng trai chín chắn so với lứa tuổi của cậu.”

Đêm thứ hai ở Bình Nhưỡng là đêm giao thừa, và cả nhóm đi ra quảng trường thành phố trước khi trở về khách sạn để uống tiếp. Đó là đêm mà Warmbier bị cáo buộc đột nhập vào bên trong khách sạn, với cáo buộc ấy sau anh bị kết án 15 năm khổ sai. Lời cáo buộc vu cho Warmbier đã vào khu vực dành riêng cho nhân viên khách sạn và giật tấm biểu ngữ tuyên truyền treo trên tường xuống, có ý định lấy trộm nó. Hai tháng sau, truyền thông nhà nước tung ra một cảnh được dàn dựng thể hiện Warmbier khóc lóc thú tội và xin khoan hồng, rõ ràng là bị cưỡng bức.

Gratton nói trong bốn ngày họ ở chung, Warmbier không bao giờ nói gì về một tấm biểu ngữ, và anh thấy không hề có chứng cớ gì rằng Warmbier có ý định làm một hành động như thế – hoàn toàn ngược lại. Lần đầu tiên Gratton nghe lời cáo buộc về âm mưu đánh cắp ấy là khi nó được nhắc đến trong những bản tin nhiều tuần lễ sau đó. Gratton và Warmbier không phải luôn ở bên nhau 24 giờ một ngày, nhưng ban ngày họ đi cùng nhau, và mỗi buổi tối la cà cùng nhau.

“Trong những trải nghiệm của tôi với anh ta, tôi không thấy có gì có thể gợi ra rằng anh ta có thể làm một việc như thế,” anh nói. “Không lúc nào tôi thoáng nghĩ rằng anh ta có thể là gì khác ngoài một cậu bé vô cùng, vô cùng lịch sự.”

Lần đầu tiên Gratton thấy có chuyện rắc rối là khi hai người đi trong toán cuối cùng qua kiểm tra an ninh ở Sân bay Quốc tế Bình Nhưỡng, sáng sớm ngày 2 tháng Giêng 2016. Họ ra trễ bởi vì khách sạn đã quên báo thức họ một cách khá bí ẩn và lạ lùng.

Sau khi họ đưa hộ chiếu của mình cho nhân viên cửa khẩu, có một quãng lặng, và tiếp theo xuất hiện hai sĩ quan an ninh Bắc Triều Tiên, tới đưa Warmbier vào một phòng riêng. Gratton cho rằng đó là kiểm tra thông thường, hay một dạng quấy nhiễu nhẹ, vì Warmbier là người Mỹ.

“Không nói một lời. Hai cảnh vệ chỉ đến vỗ nhẹ vào vai Warmbier và đưa anh đi,” Gratton nói. “Tôi chỉ nói hơi có vẻ lo lắng. “Được rồi, đây sẽ là lần cuối cùng chúng tôi nhìn thấy anh,” trong lời lẽ cuả họ có một giọng vô cùng cay độc.

“Thế đấy. Đấy là lần cuối cùng tôi nhìn thấy Otto bằng xương bằng thịt. Tôi cũng là người duy nhất nhìn thấy Otto bị họ đưa đi,” Gratton nói. “Otto không chống lại. Trông anh không có vẻ gì sợ hãi. Anh còn hơi mỉm cười.”

Khi cả nhóm đến Sân bay Quốc tế Bắc Kinh, hướng dẫn viên du lịch gọi lại cho đồng nghiệp của cô ở Bình Nhưỡng, người này lúc đó đã được triệu đến sân bay và đang bên cạnh Warmbier, theo lời một người khác trên máy bay tình cờ nghe được cuộc gọi.

Warmbier nói trong cuộc điện đàm nói với người hướng dẫn du lịch, rằng anh bị nhức đầu khủng khiếp và muốn được đưa vào bệnh viện, người hành khách khác nói. Warmbier nói đi nói lại với người hướng dẫn rằng anh không đi lại được, bởi vì anh cảm thấy ốm. Cả công ty Young Pioneers Tours lẫn người hướng dẫn đều không trả lời yêu câu bình luận.

Gratton nói Warmbier hôm ấy không có biểu hiện gì là đau ốm cả. Anh suy ra rằng có lẽ Bắc Triều Tiên đang trì hoãn để công luận biết đến việc anh ấy bị bắt. Phải đến 20 ngày sau cuối cùng họ công bố rằng anh bị câu lưu và bị kết tội có “hành động thù địch.”

Trong năm rưỡi qua, Gratton đã duy trì tiếp xúc từng đợt với cha mẹ Warmbier. Anh nói anh thấy “sửng sốt” vì không có ai trong chính phủ Hoa Kỳ hay đoàn du lịch tìm cách tiếp xúc với anh để hỏi xem anh có thông tin gì về chuyện đã xảy ra không.

Thông điệp của anh là không ai có thể trách Warmbier về điều mà anh phải chịu đựng. Ngay cả nếu anh có giật tấm biểu ngữ xuống thật đi nữa, thì điều đó cũng là không thích đáng, vì những hậu quả là quá đáng, quá khủng khiếp. “không ai đáng phải chịu như thế. Anh ấy chỉ là một chàng trai muốn phiêu lưu đôi chút,” anh nói. “Mỗi lần họ nhắm một người để lấy điểm, và lần này đến lượt Otto. Thật quá bệnh hoạn, quá bóp méo, vô ích và độc ác.”

https://www.washingtonpost.com/news/josh-rogin/wp/2017/06/15/otto-warmbiers-north-korea-roommate-speaks-out/


[i] Tựa đề của Văn Việt