Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 13 tháng 2, 2017

Chính trị và công cụ gieo rắc nỗi sợ

Mạnh Kim

 

Gieo rắc nỗi sợ là một trong những “kỹ thuật” phổ biến để thu hút ủng hộ đám đông. “Người ta phản ứng với nỗi sợ chứ không phải tình thương” – Richard Nixon từng nói. Nỗi sợ khi được đẩy lên đỉnh điểm có thể làm tê liệt lý trí và mang lại sự tuân phục. Khi sợ hãi, người ta có khuynh hướng xích lại gần nhau. Trong một đám đông sợ hãi, người ta có khuynh hướng tin vào người nào dám thách thức nỗi sợ và có thể mang lại sự bảo vệ trước nỗi sợ. Sự sợ hãi luôn là cảm xúc cực mạnh có thể lấn át mọi cảm xúc khác. Con người luôn có khuynh hướng chú ý dữ dội vào những gì gây sợ hãi. Sự sợ hãi có thể mang đến cảm giác suy sụp tức thời và mong muốn tức thời một sự cứu giúp.

Sử dụng nỗi sợ để cai trị là một trong những cách thức quen thuộc ở các chế độ độc tài. Trung Quốc là bậc thầy về sử dụng “vũ khí” nỗi sợ. “Thế lực thù địch” là cụm từ mà Trung Quốc luôn gieo rắc vào xã hội họ. Để tối ưu hóa “vũ khí” nỗi sợ, người ta sử dụng các công cụ gán ghép, quy chụp và bôi nhọ. Các cuộc biểu tình tại Trung Quốc luôn được cho là có sự kích động từ các “thế lực thù địch phương Tây”. Những người biểu tình được cho là nhận tiền từ các tổ chức nước ngoài. Những luật sư đứng lên vì người dân được cho là “thành phần nguy hiểm” chống đối chế độ.

Trong các hình thức gieo rắc nỗi sợ, thuyết âm mưu luôn là “kỹ thuật” được áp dụng triệt để. Muốn gieo cấy nỗi sợ, phải nhấn mạnh nguyên nhân mang lại nỗi sợ. Người ta kích động sự hoang mang bằng cách cho rằng có những kẻ thù trong bóng tối đang gây hoang mang và bất ổn xã hội. Người Duy Ngô Nhĩ là “kẻ thù” như vậy. Kẻ thù nguy hiểm hơn, thậm chí nguy hiểm nhất, chính là Mỹ! Bộ máy tuyên truyền Trung Quốc chưa bao giờ ngưng quy chụp các vụ “bí mật phá hoại Trung Quốc” của Mỹ. Năm 2013, Đại học quốc phòng thuộc Quân đội Trung Quốc đã tung ra một bộ phim 90 phút miêu tả những nỗ lực của Mỹ trong việc thâm nhập xã hội Trung Quốc, để trà trộn, theo dõi và làm “phân hóa nội bộ”, để “tẩy não chính trị gia chúng ta” nhằm cuối cùng lật đổ đảng cộng sản Trung Quốc. Mỹ, như bộ phim miêu tả, đã dùng những công cụ như chương trình học bổng Fulbright, để đạt được “mục đích đen tối”…

Rất nhiều lần, bằng việc “quỷ sứ hóa” nước Mỹ, Trung Quốc cũng nhấn mạnh đến “thiết chế chính trị bất toàn” của nước Mỹ. Mục đích nhằm chứng minh thể chế chính trị Trung Quốc là “ưu việt”. Mục đích tối thượng hơn là nhằm khẳng định chỉ một nhà nước “ưu việt” như vậy mới có thể bảo vệ người dân. Nhà nước ấy mang lại tất cả cho người dân. Chỉ nhà nước ấy mới có khả năng bảo vệ người dân trước mọi đe dọa. Nhà nước ấy là trên hết. Cho đến thời điểm này, Trung Quốc đã rất thành công trong việc sử dụng vũ khí sợ hãi và vũ khí “thế lực thù địch”. Điều đó không có nghĩa chế độ Trung Quốc “ưu việt”. Điều đó cho thấy vũ khí sợ hãi chỉ là công cụ của những kẻ độc tài và cách thức đó không có đất sống trong một hệ thống báo chí tự do và cơ chế “check and balance” bằng tam quyền phân lập.

Nguồn: FB Mạnh Kim