Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 27 tháng 8, 2016

Trung tâm Văn bút Việt Nam 1957-1975: kỳ 4

Nhật Tiến

clip_image002

Vũ Hạnh trên trang WB của Hội Nhà văn TP/HCM

VŨ HẠNH, Cây Bút C.S Nằm Vùng

Trên trang Web Vietnam Future, tác giả Vương Trùng Dương có đăng bài viết tựa đề :Vũ Hạnh - Chim Cút Hoạt Đầu Văn Nghệ.

Xin trích đoạn như sau:

“... Tôi nói với Chu Tử về mặt lý thuyết, phê bình của Vũ Hạnh không có trọng lượng nào, không đáng cho chúng mình quan tâm, về mặt con người, Vũ Hạnh chỉ làm công việc mà anh ta phải làm, là một cán bộ cộng sản hoạt động trong ngành giáo dục và văn nghệ, nhiệm vụ của anh ta là đánh phá, là bôi đen những tác phẩm không đi theo đường lối văn chương hiện thực như một con đường cho cái gọi là “cách mạng”.

Những chi tiết về Vũ Hạnh vừa bật ra làm Chu Tử đưa tay ngăn tôi lại. Tác giả tiểu thuyết Yêu hỏi tôi:

- Anh nói Vũ Hạnh đã bị bắt về tình nghi là cán bộ cộng sản?

Tôi trả lời : "Bạn tôi, hồ sơ của Vũ Hạnh nói như thế. Những cơ quan an ninh bắt giữ giáo viên tên Dũng, một cán bộ cộng sản, muốn tha sau một thời gian giam giữ, cần đến một Hội đoàn trong ngành giáo dục đứng ra đóng vai trò bảo lãnh. Bạn tôi, giáo sư Nguyễn Hữu Chỉnh, giáo sư Nguyễn Văn Khánh phụ trách công việc nầy, đưa hồ sơ cho tôi coi và tham khảo ý kiến. Những thầy giáo hiền hòa chọn lựa từ trước khi đọc hồ sơ... Tổng Hội Giáo Giới đã đề nghị tha, và nhận bảo lãnh giáo viên tên Dũng có bút hiệu là Vũ Hạnh...

……

Vũ Hạnh được che chở trong sự nghiệp cầm bút nhờ Văn Bút Việt Nam (1957-1975) qua thời kỳ Chủ Tịch Vũ Hoàng Chương và Linh Mục Thanh Lãng (thời kỳ tiền nhiệm với Đỗ Đức Thu, Nhất Linh). Trong danh sách Văn Bút Việt Nam có 160 hội viên và Vũ Hạnh ở số thứ tự 28, nhờ uy tín của VBVN và đảm trách biên tập trong tờ Tin Sách nên khi có chuyện “bất an với nghi can” thì được che chở..."

(hết trích)

Việc xin thả Vũ Hạnh sau khi bị Công an bắt giam, đúng là có sự can thiệp của Trung Tâm Văn Bút VN, nhưng không chỉ một mình Chủ tịch Văn Bút Thanh Lãng tự ý quyết định riêng - như dư luận vẫn nhắc tới - mà là do ý kiến của đa số thành viên trong Ban Chấp Hành.

Hồi đó Vũ Hạnh đang là một Hội viên của Văn Bút. Ông ta rất siêng năng đi họp, không một buổi họp nào của Ban Thường Vụ vào buổi tối Thứ Tư hằng tuần ở trụ sở số 107 Đoàn thị Điểm Sài Gòn mà lại vắng mặt. Công việc chính được Ban Thường Vụ giao phó cho Vũ Hạnh là hợp tác với Trần Phong Giao (sau này là Lê Thanh Thái) trong việc điều hành tập san Tin Sách do Văn Bút ấn hành.

Thời gian đó không ai nghĩ Vũ Hạnh là một kẻ nằm vùng mà thông thường chỉ coi ông ta là một đồng nghiệp chăm chỉ, dễ chịu, chưa một lần nào góp ý hay đề nghị Văn Bút tiến hành một công tác gì có lợi cho CS. Tình văn hữu do đó có cơ hội nẩy nở và công việc của Văn Bút vẫn tiến hành một cách suông sẻ.

Cho đến khi giới chức trách về an ninh xác nhận đích thị Vũ Hạnh là cán bộ CS nằm vùng, tuy không ai cải chính nhưng cũng chẳng lấy đó làm ngạc nhiên. Phải hiểu đó là một sự buông thả dễ dãi, một căn bệnh của trí thức miền Nam ở thời kỳ đó.

Trong tình cảnh miền Nam phải đối đầu với CS, sự can thiệp xin trả tự do cho Vũ Hạnh như thế tất nhiên là sai trái. Và những sai trái kiểu đó cũng đã xẩy ra ở nhiều nơi, nhiều ngành hẳn đã góp phần không nhỏ vào sự sụp đổ miền Nam.

Nhưng ta hãy lui lại thời điểm của những năm của thập niên 60... trở về sau :

Thứ nhất: Ý thức chống Cộng ở miền Nam dù mạnh mẽ nhưng hầu hết chỉ ở bình diện lý thuyết, do đó thua xa cái ý thức chống Cộng quyết liệt như bây giờ do những kinh nghiệm xương máu hay nước mắt của hầu hết mọi người sau tháng 4-1975.

Thứ nhì: vì được nuôi dưỡng trong môi trường tự do, nhân bản nên người miền Nam nặng lòng nhân ái và giầu tình cảm trong những ứng xử đối với cuộc sống. Chính vì thế mà nhà văn Nguyễn Hiến Lê đã viết trong cuốn "Đời viết văn của tôi" rằng : “Xu hướng phản nhau như Vũ Hạnh và Võ Phiến mà vẫn trọng tư tưởng của nhau, ít nhất trong 10 năm đầu. Đó là điểm tôi quý nhất.”

Cũng như thế, trong văn giới hầu như không mấy ai chấp nhận cung cách tố cáo lẫn nhau đặc biệt là trong lãnh vực chính trị. Thế cho nên những kẻ nằm vùng đầy dẫy trong nhiều cơ quan, đoàn thể, báo chí… mới có cơ hội tồn tại và lộng hành cho đến tháng 4-1975, chứ chẳng riêng một mình Vũ Hạnh.

Trong tình cảnh ấy, Trung Tâm Văn Bút can thiệp cho Vũ Hạnh ra tù tuy là điều sai trái nhưng cũng dễ hiểu.

Mà nói cho ngay, hồi đó Vũ Hạnh cũng chẳng phải là thứ CS thuần thành. Sống trong Sài Gòn lâu năm, ông ta cũng chao đảo và biết thiên về lợi nhuận của nền kinh tế thị trường. Cụ thể là vụ Chim Cút hồi năm 1970. Đây là một trong những vụ đầu cơ tích trữ, tạo khan hiếm giả tạo để nâng giá, và cuối cùng tung số lượng tích trữ ra bán giá cao để thu lợi.

Theo tác giả Trúc Giang – Minnesota trên trang Web https://cafevannghe.wordpress.com thì :

“... Những năm 1970, Sài Gòn rầm rộ dấy lên phong trào nuôi chim cút, lấy trứng và bán thịt cho các nhà hàng, tiệm ăn. Dư luận cho rằng tỷ phú người Hoa Lý Long Thân là người đã tạo ra cơn sốt chim cút làm cho rất nhiều người phải tán gia bại sản, trái lại Lý Long Thân thu vào một số tiền kếch xù trong một thời gian ngắn.

Chim cút được nuôi ít nhất là từng cặp, trống, mái. Hai tháng sau khi nở, cút mái đẻ từ 10 đến 12 trứng mỗi đợt. Sau khi không còn đẻ nữa thì được bán làm thịt.

Cơn sốt chim cút làm giá bán tăng lên một cách kinh khủng từng ngày, từng giờ một, cùng với tin đồn dồn dập “cút đẻ ra vàng”. Quảng cáo trên báo, người cần mua một cặp cút giá 5,000 đồng, người cần bán 3 cặp chim cút với giá 8,000$ một cặp. Thế rồi giá bán, giá mua được phổ biến tăng lên đến điểm đỉnh là 15,000$ một cặp. Nhiều tay chơi bạo muốn làm giàu nhanh chóng, bán xe, vay nợ, mang hết tài sản ra mua chim cút để hốt bạc, nhưng bỗng dưng không còn ai mua cút nữa, thế là tán gia bại sản...”

***

Vũ Hạnh là một trong những người tham gia tích cực vào vụ buôn bán Chim Cút này. Không rõ ông lời lỗ ra sao, nhưng dù sao cũng đã dính vào công việc “mua đi bán lại” vốn là một tội mà ngay sau 30-4-1975 nhà cầm quyền CS luôn luôn lên án gắt gao.

Nói tới Vũ Hạnh, tôi lại nhớ hồi đầu năm 1979, khi phong trào đi bán chính thức ồ ạt, nhà báo Lê Ngộ Châu có nói với nhà tôi, Đỗ Phương Khanh rằng:

- Vũ Hạnh cho biết Võ văn Kiệt phàn nàn rằng văn nghệ sĩ muốn xuất ngoại thì cứ nạp đơn xin đi, việc gì phải xuống thuyền vượt biển chết uổng mạng.

Rồi ông Châu cười vui kết luận:

- Chị bảo anh ấy cứ nộp đơn. Nếu không cho mà bắt đi cải tạo thì khai do nghe lời Vũ Hạnh nói rằng đó là ý của ông Bí Thư Thành Ủy Võ văn Kiệt.

Nhà tôi bàn :

- Hồi này rục rịch cũng thấy mấy ông có thân nhân ở Pháp được cho đi Pháp, biết đâu họ cho đi thật để lấy tiếng là Nhà Nước không đàn áp văn nghệ sĩ.

Ông Châu vui miệng “xúi” tiếp :

- Mà phải nộp đơn tận tay ổng kìa. Nộp vào sở Công An tụi nó vứt sọt rác.

Rồi ông lại còn mách nước :

- Muốn trao tận tay thì phải tới tận nhà ổng ở đường Bà Huyện Thanh Quan, nói với bảo vệ là người nhà chú Sáu Dân muốn xin gặp để gửi cái thư riêng, chứ nói xin gặp ông Võ văn Kiệt thì nó không cho vô đâu.

Vì hồi đó phong trào vượt biên lên cao, chúng tôi cũng ngấp nghé tính chuyện, vậy nếu cứ chính thức xin xuất ngoại như thế, rủi khi đi mà bị bắt thì mình cũng có cớ mà cãi. Tôi bèn làm đơn xin đi Pháp chữa bệnh, nhân có ông anh vợ là công dân Pháp gốc Việt, đã ở Pháp từ cuối thập niên 50. Nhà tôi bỏ cái đơn vào phong bì dán kín, ngoài chỉ đề “Thư riêng gửi anh Sáu Dân” vốn là bí danh của Võ văn Kiệt rồi đích thân mang tới một biệt thự ở đường Bà Huyện Thanh Quan. Quả nhiên khi tới nơi, bảo vệ không cho vào. Nhà tôi phải nói :

- Có một cái thư gấp của người nhà Chú Sáu cần phải giao tận tay.

Nhưng bảo vệ nói:

- Hiện ổng đi vắng, không có nhà. Xin cứ để thư lại, chúng tôi sẽ trao sau.

Cũng đành vậy thôi chứ biết làm sao hơn.

Thế mà lá thư gửi lại đó ít lâu sau cũng có hồi âm, trong chỉ vỏn vẹn xác nhận là đã nhận đơn xin xuất ngoại, chờ cứu xét.

Đến khoảng gần nửa năm sau vẫn không thấy động tĩnh gì, tôi đã nghĩ chuyện xin chính thức xuất ngoại chỉ là chuyện xạo, thì bỗng nhận được giấy gọi ra trình diện ở Cơ quan về Người Nước Ngoài ở đường Nguyễn Du.

Ở đấy họ bảo muốn xin xuất ngoại thì về nạp đơn ở Phường, nơi đó sẽ cứu xét rồi lên Quận, lên Thành theo hệ thống Hành chánh.

Lời khuyên của Võ văn Kiệt qua Vũ Hạnh kết quả chỉ có vậy. Tôi chẳng còn có ý nghĩ ra Phường nạp đơn xin đi. Chẳng ai dại gì mà dây dưa với mấy tay cán bộ ở Phường. Chúng “ghim” cho thì chết !