Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 13 tháng 6, 2016

Đọc “Tôi bên bến lạ”

(Rút từ facebook của Uông Triều)


Càng ngày tôi càng cho rằng có rất ít người có khả năng đọc thông một văn bản, các nhà phê bình, các nhà văn cũng không phải ngoại lệ. Càng ngày càng có ít người hiểu được mình, người ta sống trong nỗi cô đơn vô bờ rồi một ngày bỗng vỡ òa khi có kẻ hiểu mình, gặp được Chung Tử Kì đâu đó trên đường đời.

ĐỌC TÔI BÊN BẾN LẠ của Đoàn Cầm Thi là một kiểu Chung Tử Kì quen mà lạ của văn học Việt. Quen vì Đoàn Cầm Thi là người Việt, nuôi dưỡng bởi văn hóa Việt nhưng lại trưởng thành ở bên ngoài, từ bên ngoài mà nhìn về văn học Việt. Vì cái thế lưỡng đôi nên tác giả có những điểm nhìn khác lạ. Vẫn là văn chương của nước mẹ nhưng điểm nhìn từ bên ngoài, từ nền tảng của một nền văn học rất lớn (nước Pháp), tác giả có những lợi thế cảm nhận, suy nghĩ mà người khác khó có được. Cuốn sách là tập hợp những bài phê bình về những tác giả có thế nói là đổi mới nhất của văn học đương đại: Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh, Nguyễn Bình Phương, Thuận.., cả những trường hợp tiêu biểu của văn học hải ngoại như Trần Vũ, Đỗ Kh…Tôi ngạc nhiên khi tác giả quan tâm và viết hay về nhật kí Đặng Thùy Trâm và táo bạo về Trần Dần, Nguyên Hồng. ĐỌC TÔI BÊN BẾN LẠ, rõ ràng là một “ca” khác lạ, ít nhất là từ điểm nhìn và một tâm thế của một người có những điểm mạnh so sánh mà không phải nhà phê bình nào cũng có được. Cuốn sách góp một tiếng nói mới về bức tranh văn học Việt.

ĐỌC TÔI BÊN BẾN LẠ, cùng với cuốn sách của Phùng Gia Thế vừa trước đó, hi vọng nền phê bình Việt đang có một bước tiến trên con đường của mình.