Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 18 tháng 6, 2016

Lại phải lên tiếng

(Rút từ facebook của Thái Kế Toại)

 

Các bạn fb hãy đọc bài này, đặc biệt là mấy dòng sau đây của tác giả Ngũ Chu đăng trên Vietnamnet. Chắc không phải tên thật cũng không phải chính danh. Ném đá trở lại cộng đồng mạng nhưng không đàng hoàng mà lại nấp vào bờ bụi của một quyền lực truyền thông khác cũng to và sử dụng tiền thuế của dân.

Động cơ của những người 'ném đá' MC Tạ Bích Loan là gì?

Trước sự tức giận của cư dân mạng, ca sĩ Thái Thùy Linh, khách mời tham gia chương trình 'Người ta làm từ thiện vì ai?' phải thốt lên: ‘Tôi thấy sợ cư dân mạng sau 2 chương trình '60 phút mở'. Họ sẵn sàng ném đá bắt cứ ai và biến một người nào đó trở thành tâm điểm của dư luận. Cư dân mạng thật đáng sợ với những chỉ trích, thóa mạ gay gắt, không cần quan tâm đến cảm nhận của người trong cuộc. Cá nhân tôi nghĩ, mỗi người trước khi ném đá một ai đó hay một chương trình nào đó thì cũng cần phải tìm hiểu kỹ lưỡng. '60 phút mở' là cách làm truyền hình rất mới và không đáng bị mọi người chỉ trích như vậy’.

Vậy thì không hiểu vì cớ gì mà đám đông lại giận dữ đi ‘đấu tố’ ngược lại chương trình ’60 phút mở’ và MC Tạ Bích Loan. Có lẽ, người Việt ta quen với phong cách ‘lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau’, thế nên có một chương trình chính luận đi đến tận cùng của những quan điểm cá nhân thì họ lại thấy ‘nhột’ và thậm chí ‘sợ hãi’.

Đến đây phải hỏi: Động cơ của những người đang ‘đấu tố’ MC Tạ Bích Loan và chương trình ’60 phút mở’ là gì? Phải chăng ‘đám đông’ đang cố bênh vực cho những người họ tưởng là đuối lý trên để thỏa mãn ‘động cơ quyền lực’ của họ?

Ngũ Chu

Với bài Ý kiến về một cuộc đấu tố tôi đã nói đủ bản chất của chương trình 60 phút mở về động cơ của sự chia sẻ trên mạng về chuyện cá chết tại Vũng Áng của Fb Phan Anh. Nhưng nay vẫn còn một vài người lên tiếng bênh vực TBL. Tiếc rằng sự bênh vực này trớ trêu thay lại là những cục đá mới ném vào cộng động mạng fb. Họ, ca sĩ Thái Thùy Linh kết tội cộng đồng mạng: “Tôi thấy sợ cư dân mạng sau hai chương trình '60 phút mở'. Họ sẵn sàng ném đá bất cứ ai và biến một người nào đó trở thành tâm điểm của dư luận. Cư dân mạng thật đáng sợ với những chỉ trích, thóa mạ gay gắt, không cần quan tâm đến cảm nhận của người trong cuộc.”

Còn Ngũ Châu (đằng sau là một người cụ thể giấu mặt) thì cộng đồng mạng do sợ hãi không nhận thức kịp sáng kiến “60 phút mở” của TBLvà vẫn muốn thỏa mãn động cơ quyền lực mà ném đá vào chương trình.

“Vậy thì không hiểu vì cớ gì mà đám đông lại giận dữ đi ‘đấu tố’ ngược lại chương trình ’60 phút mở’ và MC Tạ Bích Loan. Có lẽ, người Việt ta quen với phong cách ‘lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau’, thế nên có một chương trình chính luận đi đến tận cùng của những quan điểm cá nhân thì họ lại thấy ‘nhột’ và thậm chí ‘sợ hãi’.

Đến đây phải hỏi: Động cơ của những người đang ‘đấu tố’ MC Tạ Bích Loan và chương trình ’60 phút mở’ là gì? Phải chăng ‘đám đông’ đang cố bênh vực cho những người họ tưởng là đuối lý trên để thỏa mãn ‘động cơ quyền lực’ của họ?”.

Ở hai lời phát biểu này vẫn có sự ngụy biện đánh tráo khái niệm cố tình lờ đi cái bản chất của việc TBL thực hiện hai chương trình này nhằm trấn áp cộng đồng mạng và khuynh hướng từ thiện cá nhân của xã hội hiện nay. Nói thêm tôi cũng thấy gai người khi xem chương trình Lá lành đùm lá rách của VTV. Tại sao đất nước còn nhiều trẻ em mồ côi, trẻ khuyết tật, người già cô đơn bị bỏ rơi sống lay lắt như thế? Những ai chịu trách nhiệm việc này. Ngân sách nhà nước để đâu mà không dùng cứu những người này mà phải dùng đến cái cách mà VTV làm tức là huy động lòng từ thiện cá nhân thay cho chính sách xã hội của nhà nước. Tôi nghĩ chính phủ không biết có xấu hổ không nếu như xem chương trình này của họ. Vậy mà trong chương trình TBL có ý nói rằng từ thiện cá nhân làm người ta nghĩ xấu về chế độ và chính phủ.

Về bản chất nhân đạo việc làm từ thiện của nhóm Trần Đăng Tuấn và nhiều nhóm khác không khác gì VTV nhưng hơn hẳn VTV ở chỗ họ là những cá nhân, họ không dùng tiền thuế của dân làm chương trình. TBL và VTV có ghen tỵ lo sợ ảnh hưởng của họ với chương trình trên VTV không?

Ngũ Chu vẫn gọi cộng đồng mạng là đám đông thì láo quá. Mấy người truy Phan Anh đã lỡ lời, rút clip xuống rồi mà anh Ngũ Chu vẫn cả gan thách hức cộng đồng mạng lần nữa. Xin thưa với anh rằng cộng đồng mạng không phải là đám đông như anh nghĩ. Đám đông theo họ thì là bản năng, vô học, mù quáng, a dua. Trong khi đó là cộng đồng xã hội mà tuy trình độ không đều nhau nhưng có nhiều bậc thức giả, khả kính, nhiều trí thức trẻ giàu lòng yêu nước, thương người nghèo khổ.

Tiếp theo, Ngũ Chu vẫn quy kết cộng đồng mạng ham hố quyền lực trong khi anh ta và TBL đang lợi dụng chính cơ quan quyền lực truyền thông to lớn sử dụng tiền thuế của dân để trấn áp những cá nhân chỉ tự có fb và lòng từ thiện của chính bản thân mình.

Một số người hay nhắc đến việc chấp nhận những chính kiến bất đồng nhưng cũng nên nhớ rằng một khi anh xúc phạm đến cộng đồng (giống như bà TNTN nhân danh chúng tôi rồi tự cho phép mình gửi thư ngỏ cho nhân dân Việt Nam và các bạn Mỹ) thì cộng đồng có quyền lên án sự xúc phạm đó (lại ví dụ cho rằng mang quần áo cho trẻ em vùng cao là làm mất bản sắc văn hóa dân tộc và làm người khác nghĩ xấu về chính phủ). Những luận điệu như thế không thể có quyền đòi hỏi cộng đồng phải tôn trọng quan hệ cá nhân hàng ngày. Cái gọi là tôn trọng bất đồng chính kiến đó chỉ thực sự đẹp khi nhà nước dám dùng cho hòa hợp dân tộc và dân chủ. Đừng nên dùng nó với cách ngụy biện trí trá như anh Ngũ Chu và Vietnamnet.

Tôi xin nói thêm như thế thôi.