Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

Xin nhớ nhắc nhau mỗi khi bàn chuỵện hội nhập!


– Hà Nội đẹp lắm nhưng cứ mãi mãi là tiềm năng.
– Chơi Hà Nội nửa ngày là hết.
– Khách nước ngoài qua đây chỉ để đến Sapa, Vịnh Hạ Long, chứ nếu có thể đến thẳng các nơi kia thì họ cũng chẳng cần ghé Hà Nội làm gì.
Đọc những dòng thư bàn về du lịch Hà Nội mà chua xót. Lượng khách nước ngoài không giảm đi thì cũng không tăng lên. Hoặc nếu có tăng, cũng còn lâu mới tương xứng với khả năng ta có. Mà làm sao ư, làm sao họ ở lâu được, khi cách tổ chức hết sức luộm thuộm, người hướng dẫn kém cỏi, giao thông đầy hiểm họa, người dân chỉ tìm cách xoay tiền của họ chứ không phải là đón họ như quý khách. Khi phải ngồi xích lô mà tham quan phố phường – chứ làm gì còn vỉa hè mà đi – và miệng thì bịt chặt trong chiếc khẩu trang che bụi, chắc nhiều du khách không khỏi tự nhủ thầm là chỉ đến một lần chứ không quay lại nữa!

Đón người đã vậy mà đi ra với người thì cũng chẳng khá gì hơn. Chẳng hạn sang xứ người ta ít ngày, dân du lịch người Việt như chim sổ lồng, bay loạn xạ, chẳng chịu đi theo hướng dẫn, chỉ quẩn vào với nhau rượu chè, có khi đái ngay cả trên xe ô tô. Đi làm thuê thì bỏ hợp đồng, trốn xưởng ra ngoài làm ăn chui nhủi, đến mức cả những thị trường đầy tiềm năng cũng “lạy cả nón”, chịu không dám nhận lao động Việt Nam nữa.
Lại có tin nhiều nước có biển cấm không cho tàu Việt Nam vào cảng. Lý do: tàu mình bé con con, trang bị cũ kỹ, xả ngay chất thải xuống biển; thủy thủ lên bờ tiếng không biết, luật pháp không hay, dễ làm càn làm bậy. Nghe cũng có lý, giá địa vị mình, mình cũng làm thế!
Thời gian 1986-1989, tôi làm chuyên gia xuất bản ở Moskva, cũng là thời gian người Việt sang Nga như trẩy hội. Sân bay Seremetsevo, vào những giờ có chuyến bay về Hà Nội, nhìn đâu cũng thấy lớp lớp đầu đen mải miết kéo hàng và chen bật cả người ta đi. Vì qua nhiều hàng cấm chỉ sợ vào không lọt. Vì làm thủ tục lâu, chỉ sợ lỡ thời gian. Dân các nước khác, có chuyến bay chênh lệch mười lăm hai mươi phút – nghĩa là cùng thời điểm làm thủ tục –, ớn đến cổ, và chịu không nổi, phải đề nghị xếp riêng giờ cho các chuyến bay về Việt Nam. Miễn không phải vào cửa kiểm soát cùng với dân mình, còn họ đi trước hay đi sau cũng được.
Nhân chuyện này tôi mới hiểu tại sao, người ta kể là dân Việt ở nhiều nước bên châu Âu, chỉ biết sống túm tụm với nhau thành những ghetto, chứ không sao hòa hợp được với người bản xứ. Cái sự sống “vón cục” lại và chỉ ”trơ khấc “ với nhau như thế này, từ vài chục năm nay cản trở ta rất nhiều. Nhưng mải kiếm ăn, mấy ai để ý.
Trên báo “Người Hà Nội”, nhà văn Tô Hoài từng có bài viết nhắc lại chuyện mươi năm nay, từ Đồng Tháp Mười trong Nam đến chung quanh Hà Nội, người ta dùng băng cát-xét để bẫy các loài chim và mang từng xâu bán ra sao. Rồi ở Tam Đảo, người ta tận diệt bướm. Cũng ở Tam Đảo Ba Vì, dân tứ chiếng mang thang dây và cưa máy đi tróc nã những cụm phong lan tự nhiên. Tác giả Dế mèn khép lại bài bằng câu hỏi: “Rồi một ngày kia trên mặt đất, trên bầu trời, sẽ hết chim hết hoa, thì con người ở với ai?”.
Chuyện hôm nay của tôi không phải là chuyện chim chuyện hoa, mà là chuyện người.
Lời cảnh tỉnh của Tô Hoài là cả một dự báo về sức tàn phá của người Việt với quê hương xứ sở mình.
Sau khi đã tách khỏi thế giới để làm một cuộc chiến tranh khủng khiếp, chúng ta đã quên mất khả năng làm người bình thường.
Khách quan mà nhìn, trong sự phát triển hôm nay, có vẻ như chúng ta đang đi ngược với cách phát triển của thế giới.
Vậy thì hội nhập làm sao bây giờ?
Đấy là một số ý nghĩ tiếp theo của tôi, xuất phát từ sự gợi ý của Tô Hoài.
Nên tôi chép lại ở đây để bạn đọc cùng chia sẻ. Hàng ngày tôi thường nhớ tới NÓ, cái TINH THẦN CỦA NÓ, mỗi khi nghe mọi người hào hứng bàn chuyện Việt Nam gia nhập WTO.