Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 18 tháng 12, 2015

Giọt nước mắt bên thềm của người vợ đi tìm công lý

Nhà báo Hoàng Linh

Truyền thông và mạng xã hội liên tục đưa những vụ án oan sai và những vụ tạm giam, tạm giữ hình sự chỉ trong vòng vài ngày mà khi thả ra người bị bắt nhầm đã hóa điên hoặc tử vong làm cho tình cảm xã hội thương tổn nặng nề.
Chúng tôi mong muốn cộng đồng mạng, nhà báo các vị luật sư và những người có ảnh hưởng cộng đồng có những kiến giải xã hội, pháp luật, lương tâm chức nghiệp… để giải quyết căn cơ vấn đề này chứ không chỉ là đi vào một vụ án cụ thể, kêu gọi xử lý ai đó và sáng mai thức dậy tình hình vẫn y như cũ.

Nhà báo Phương Loan (PLTPHCM) kể lại một câu chuyện ở Vĩnh Long khi mà người vợ lang thang cùng khắp kêu gọi công bằng cho người chồng tử vong sau khi vào trại giam chỉ có một ngày: “Chồng tôi chết không một lời trăn trối, không người thân nào bên cạnh. Giấy chứng tử ghi nguyên nhân chết là “đột ngột, ngưng tim, ngưng thở nghi do xuất huyết não”. Phía Công an tỉnh Vĩnh Long thì giải thích chồng tôi chết là do tự té và chấn thương sọ não” – chị Trịnh Kim Liên lại bật khóc.
Theo kết quả khám nghiệm pháp y của Cơ quan Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Vĩnh Long, tình trạng của anh Đức như sau: “Đầu: Tụ máu dưới da đầu vùng đỉnh phải khoảng 50 ml, tụ máu dưới da liên tục vùng thái dương - đỉnh trái khoảng 50 ml, nứt xương sọ từ đỉnh trái sang đỉnh phải kích thước 8 x 0,1 cm, tụ máu dưới màng cứng lan tỏa thành bánh màu nâu đen khoảng 500 ml (nửa lít máu bầm) vùng thái dương - đỉnh phải. Tại phần ngực của tử thi: gãy kín 1/3 giữa xương ức, gãy kín cung trước xương sườn số 5 bên phải, gãy kín cung trước xương sườn số 4, số 5 bên trái, tụ máu màng bao tim bên trái; cả hai phổi trái và phải sung huyết, phù”.
Chị Liên kể: “Sau khi khám nghiệm tử thi, phát hiện chồng tôi bị gãy xương sườn ở hai bên, một anh công an giải thích với tôi là do trong lúc cấp cứu, bác sĩ đã quá mạnh tay nên làm gãy xương sườn. Chiều 4-6-2013, BV Đa khoa Vĩnh Long họp hội đồng khoa học gồm 21 bác sĩ và năm điều dưỡng để tìm nguyên nhân cái chết của chồng tôi. Từ kết quả giám định, hội đồng này đã đưa ra bốn giả thiết về nguyên nhân chết. Thứ nhất: Có thể tạm chấp nhận gãy xương sườn do bác sĩ lúc cấp cứu hồi sức tích cực cấp gây nên. Tuy nhiên, không thể cùng lúc làm gãy 1/3 xương ức và khiến nạn nhân nứt sọ đến tụ máu bầm thành bánh dưới màng cứng được. Thứ hai: Phải té ở độ cao từ hơn chục mét thì mới có thể gây ra các tổn thương nghiêm trọng như vậy. Thứ ba: Có thể do ẩu đả tại nơi giam giữ, nếu vậy thì trận đánh phải tàn khốc lắm và tất nhiên giám thị phải biết. Thứ tư: Có thể anh Đức bị đập đầu vào tường, sau đó té lăn xuống đất rồi bị ai đó giẫm lên ngực, bụng làm gãy xương ức, xương sườn ở hai bên và nứt sọ”.
Theo tường thuật của báo Pháp luật TP HCM người vợ có chồng chết tức tưởi này đã không bỏ cuộc: Sau đó chị Liên đã liên tục gửi các đơn yêu cầu xử lý hình sự những người liên quan đến các cơ quan chức năng. Ngày 14-11-2013, Cục Điều tra VKSND Tối cao đã ra quyết định khởi tố vụ án dùng nhục hình xảy ra tại Cơ quan CSĐT Công an TP Vĩnh Long.
Theo lời chị Liên, từ đó gia đình chị không hề được biết thêm thông tin gì về vụ án dùng nhục hình này nên nhiều lần gửi đơn khiếu nại tới CQĐT VKSND Tối cao nhưng không được hồi âm. Đích thân chị Liên năm lần bảy lượt trực tiếp tìm đến trụ sở cơ quan đại diện phía Nam của Cục Điều tra VKSND Tối cao nhưng đều không gặp được người có trách nhiệm.
Ngày 10-11-2015, chị Liên lại tìm đến đơn vị này và nhận được văn bản thông báo với nội dung như sau: “Tuy nhiên, quá trình điều tra để làm sáng tỏ thêm các tình tiết vụ việc, CQĐT đã trưng cầu giám định một số vấn đề liên quan đến cái chết của anh Nguyễn Văn Đức. Trong khi chờ kết quả giám định, theo quy định của pháp luật, CQĐT VKSND Tối cao đã ra quyết định tạm đình chỉ vụ án”.
Không đồng tình với văn bản trả lời chung chung này, chị Liên tiếp tục khiếu nại. Ngày 9-12, chị tiếp tục tìm đến trụ sở cơ quan đại diện phía Nam của Cục Điều tra VKSND Tối cao và lần này chị mới nhận được quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án dùng nhục hình xảy ra tại Công an TP Vĩnh Long. Quyết định này được một phó thủ trưởng CQĐT VKSND Tối cao ký từ ngày 15-9-2014. Lý do đình chỉ là: Sau khi tiến hành điều tra xác định cần phải đợi kết quả giám định của Phân viện Pháp y quốc gia tại TP.HCM.
Chị Liên cho biết sẽ tiếp tục khiếu nại tới cùng bởi “vụ án có dấu hiệu chìm xuồng”. Theo chị, nguyên nhân cái chết của chồng chị đã rất rõ từ kết quả khám nghiệm pháp y của Cơ quan Kỹ thuật hình sự Công an tỉnh Vĩnh Long cùng kết quả họp của hội đồng khoa học BV Đa khoa tỉnh Vĩnh Long. “Phải có dấu hiệu dùng nhục hình thì CQĐT VKSND Tối cao mới khởi tố vụ án chứ. Vậy mà đã khám nghiệm pháp y rồi, giờ còn “giám định một số vấn đề” nữa là vấn đề gì? Tại sao đến nay vẫn chưa có kết quả giám định mới? Tại sao CQĐT ra quyết định tạm đình chỉ vụ án dùng nhục hình lại không gửi cho gia đình tôi mà để 15 tháng mới giao cho tôi dù tôi đã khiếu nại, tới lui rất nhiều lần?” - chị Liên bức xúc.
Những nhà báo thuộc PLTPHCM quyết định sẽ đeo đuổi vụ việc này đến khi làm rõ sự thật:
- Chúng tôi đã liên hệ với Cục Điều tra VKSND Tối cao để tìm hiểu về vụ án. Một lãnh đạo Cục Điều tra VKSND Tối cao cho biết ông cũng rất bức xúc nhưng đến nay vụ án vẫn bế tắc vì “không xác định được bị can” (?!). Chúng tôi sẽ tiếp tục làm việc với các cơ quan liên quan là Cục Điều tra VKSND Tối cao và Phân viện Pháp y quốc gia tại TP.HCM để có thông tin tới bạn đọc.
Những giọt nước mắt còn vương bên thềm báo PLTPHCM nhắc rằng chị Liên sẽ không bỏ cuộc cho dù buồn thân tủi phận lắm:
-  Người ta bị tù còn có ngày về với vợ con, chồng tôi ngày về chỉ là cái xác không hồn. Anh ấy là con lớn nhất trong gia đình có hai anh em. Sớm chiều vợ chồng tôi chiên bánh tiêu bỏ mối nuôi con ăn học. Ngoài ra, anh ấy còn phụ các tiểu thương trong chợ làm cá, nhặt rau. Vợ chồng tôi có được một con trai, nay cháu đã 14 tuổi, rất chăm chỉ, ngoan ngoãn. Nay anh ấy mất rồi, mẹ con tôi bơ vơ lắm!” – chị lại khóc.