Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 8 tháng 9, 2023

Nhớ lại cái gọi là “trăm hoa đua nở”

Hà Nhật

clip_image001

Từ giữ năm 1955, bỗng xuất hiện một thứ gọi là “trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng” (bách hoa tề phóng, bách gia tranh minh) do một đại gia họ Mao phát hành và cổ động. Vui quá, hay quá! Đúng là phải thế mà.

Cả mặt đất mà chỉ có một loài hoa, dù là hoa hồng thì có đẹp không! Trong không gian mà trước sau chỉ có một âm thanh, dù là tiếng hát của diva, thì nghe mãi cũng ngán!

Cách mạng thật sáng suốt. Lãnh đạo thật sáng suốt!

Văn học nghệ thuật phải đa sắc đa dạng chứ! Có thế thì tài năng mới xuất hiện và phát triển chứ.

Hoa nở ở Tàu, rồi hoa nở ở ta. Vui đáo để.

Trăm hoa đua nở, trăm nhà đua tiếng! Rộn ràng! Rộn ràng!

Tiếc rằng cái “trăm hoa đua nở ấy” chỉ nở ngắn ngủi.

Không ít người vì tưởng thật mà sập bẫy (giống như chim sẻ được vãi thóc, tưởng người ta cho mình ăn thật).

Trăm hoa à? Cứ nở đi, chúng mày lộ hết rồi nhé!

Đua tiếng à? Mày lộ diện tự thú rồi đấy nhé!

Quả nhiên, sau cái “khẩu quyết” hay ho ấy, rất nhiều con chim ngây thơ đã sập bẫy. Cả chim đại bàng cũng sập bẫy.

Mấy năm ấy, có một thứ gọi “chỉnh huấn”, đến nay nghĩ lại vẫn còn thấy sợ.

Được kêu gọi, mỗi người tự bộc lộ khuyết điểm và tội lỗi của mình. Có tội lớn mà tự giác bộc lộ, ấy là có tinh thần giác ngộ cách mạng cao.

Tôi nhớ hồi ấy có người còn bịa ra tội lớn của mình để chứng tỏ mình đã tự giác nhận ra lỗi lầm. Từng trải như Hoàng Cầm, Trần Dần, Lê Đạt mà cũng tưởng bở, tự giác kê khai.

Dại nhất là Phùng Quán tự giác khai ra tội cùng Hà Nhật mỗi tuần mấy lần đến nhà bà Thuỵ An, nhà văn “gián điệp” của Pháp.

Tôi mãi mãi không quên, cái buổi tối ấy, sau khi ăn cơm xong, tôi ngồi đọc bản tự khai của mình. Đọc xong thì tôi phải ngồi im để nghe tập thể phân tích (nói trắng ra là chửi rủa) cho đến tận 2 giờ sáng!

Bỗng nhớ một lời rao của gã họ Mao: Tự do ngôn luận, người nói cứ nói, người nghe lấy đó sửa mình.

Ai cũng tưởng thế thật.

Đúng là tự do dân chủ!

Vậy mà một hôm có người đã giảng cho tôi nghe câu ấy như sau:

Người nói cứ nói, nhưng người nghe sẽ lấy đó (căn cứ vào đó) mà “sửa” cho mình (trị tội mình). Hoá ra đúng thế thật.

Bạn bè tôi, và cả chính tôi, đã từng bị “sửa mình” nhiều lần chỉ vì hiểu sai lời họ nói!

Cái người đã giảng cho tôi câu ấy sau này cũng phải vào trại nghỉ mát khá nhiều năm.

Đừng ngây thơ nghe lời họ nhé!