Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 10 tháng 9, 2023

Đấu tranh giai cấp và huynh đệ tương tàn

(Suy nghĩ thêm khi đọc Văn chương về đề tài chiến tranh – phỏng vấn nhà văn Nguyên Ngọc – do Nguyễn Hồng Anh thực hiện))

Lê Học Lãnh Vân

Nguyễn Hồng Anh: Ông nhận thấy thế nào về sự khác biệt giữa cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ?

Câu trả lời của ông Nguyên Ngọc khá dứt khoát: “kháng chiến chống Pháp là cuộc kháng chiến yêu nước, ít nhất là cho đến năm 1950”.

Nếu xem giành độc lập là yêu nước, người ta dễ dàng chia sẽ nhận định này của Nguyên Ngọc. Nhưng tại sao lại chỉ “cho đến năm 1950”? Sau năm 1950 thì sao? Đó là vì, theo Nguyên Ngọc, sau năm 1950 “tư tưởng Mao Trạch Đông cũng được nhập khẩu, lý thuyết đấu tranh giai cấp khiến cuộc chiến ở Việt Nam ngày càng trở thành chiến tranh ý thức hệ, rồi đến huynh đệ tương tàn”.

Nếu nhận định của những dòng trên là chính xác thì thật đáng tiếc tới xót xa! Tư tưởng Mao Trạch Đông ngự trị trên Việt Nam quá lâu dài và tác hại cũng quá lớn! Sau năm 1975, có lúc Việt Nam chống lại Trung Cộng, chống lại Mao, nhưng đó là sự chống lại trên tinh thần cạnh tranh dân tộc, cạnh tranh chính quyền chưa cân nhắc kỹ các điều được và mất, chứ không phải vì muốn “thoát Mao” bởi thấy được tác hại của tư tưởng Mao trên đất nước chúng ta! Khi Việt Nam đã hòa bình và thống nhất, cuộc đấu tranh ý thức hệ kiểu Mao vẫn tiếp tục nghiệt ngã.

Liền sau khi cuộc chiến chấm dứt, Việt Nam có những chính sách được không ít người phê bình rất tai hại cho dân tộc, làm quốc gia càng suy kiệt. Bình tâm ngó lại, chính sách hậu chiến ấy có mang dấu ấn của tư tưởng Mao không?

Cùng lúc ấy, chính quyền của Pôn-Pốt, được Trung Cộng chống lưng, tiến hành chính sách diệt chủng chính người Cam-pu-chia và tấn công giết hàng chục ngàn người Việt trên biên giới Tây Nam. Chính sách hậu chiến ấy có mang dấu ấn của tư tưởng Mao không? Rất đánh tiếc là, khi Trung Cộng tấn công Việt Nam trên biên giới phía Bắc, Việt Nam vẫn ôm chủ nghĩa Mao dù thời cơ quốc tế năm 1990 tạo điều kiện khó thể tốt hơn cho sự “thoát Mao”!

Trong các nhà tư tưởng chính trị Việt Nam thời đó, tác giả tập Chính Đề thấy rõ tác hại của tư tưởng Mao, tác hại không chỉ bởi chính bản thân tư tưởng ấy, mà còn bởi vì tư tưởng ấy làm thành cái thòng lọng tròng vào cổ Việt Nam còn đầu kia thòng lọng thì Trung Cộng nắm. Thấy rõ nên tác giả mới trình bày rất rõ ràng, khúc chiết trong tập luận đề mang tên Chính Đề. Trung Cộng chỉ dùng chủ nghĩa Mao, biến thể của chủ nghĩa Mác-Lênin, làm thòng lọng trói đầu, làm suy yếu người Việt để thủ lợi. Kẻ hậu sinh không khỏi cảm khái và tiếc thương đọc những dòng tác giả năn nỉ dừng cuộc chiến, bởi chúng ta là anh em ruột thịt, không nên nồi da xáo thịt mà hãy để dành sinh lực xây dựng đất nước, tạo thế sẵn sàng giúp đỡ nhau phòng khi cường quốc phương Bắc tấn công hay uy hiếp tổ quốc chung của cả hai Miền! Cả Miền Bắc lẫn Miền Nam đều không nghe lời kêu gọi, một Miền tiếp tục lao vào cuộc chiến với hệ quả là Miền kia không thể dừng. Sự không thể dừng đó phải chăng là nguyên nhân khiến lãnh đạo Miền Nam là hai ông Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu bị thảm sát, Miền Nam dân chủ bị suy yếu đi tới kết cục mất cả nền dân chủ thực sự trên một nửa Việt Nam? Tác giả Chính Đề chỉ là một khuôn mặt đại diện cho không ít người Việt đã nhìn ra vấn đề từ thập niên 1950, 1960…

Nhà văn Nguyên Ngọc thực sự chuyển đổi cách nhìn về cuộc chiến, kể từ năm 1979, khi ông chứng kiến cuộc thảm sát người Cam-pu-chia bởi chính các nhân vật lãnh đạo Cam-pu-chia! Cụ thể hơn, ông đổi cách nhìn về tư tưởng Mao Trạch Đông từ nguồn gốc cuộc diệt chủng Cam-pu-chia trước mắt và cuộc cải cách ruộng đất tại Miền Bắc năm xưa. Ông giật mình nhớ lại, “Nghe nói đến thời chống Mỹ, khi ông Nguyễn Chí Thanh vào, lại đòi cải cách ruộng đất. Mấy ông Nam Bộ bèn bảo thôi để xin ý kiến cụ Hồ đã xem sao. May quá chưa làm gì…”. Vừa đau xót cho những nạn nhân của tư tưởng tai hại kia, vừa xót xa tiếc cho tổ quốc, tôi vừa thông cảm và kính trọng Nguyên Ngọc.

Để thoát khỏi vòng kim cô tư tưởng, một người phải vừa có kiến thức nhiều, vừa có lòng dũng cảm, không chỉ dũng cảm đương đầu với cái chết, mà dũng cảm đương đầu với niềm tin, chọn lựa suốt thời tuổi trẻ của chính mình. Dũng cảm chấp nhận khác biệt tư tưởng với những đồng đội từng một thời cùng sống chết! Với tôi, đó cũng là một sự hy sinh cao cả! Và, trên cả sự dũng cảm là tấm lòng vì tổ quốc, dân tộc. Tổ quốc, dân tộc là những điều đưa ông tới cuộc kháng chiến mà ông lao vào không tiếc máu xương, và cũng khiến ông phản tỉnh khi thấy chúng làm suy mòn sinh lực dân tộc, suy thoái dân khí!

Theo đại tá Nguyên Ngọc, sau năm 1973, khi Mỹ rút hết quân, “Cả năm 1974, không diệt gọn được đại đội quân Sài Gòn nào trên chiến trường”. Việc Miền Nam sụp đổ năm 1975 có thể do “sai lầm chiến lược của Nguyễn Văn Thiệu quyết định bỏ Tây Nguyên”.

Nguyên Ngọc kết luận: “Nếu không có sai lầm đó sự thể hẳn sẽ còn rất phức tạp”. Nhìn thời cuộc và vận nước sau gần nửa thế kỷ thống nhất, có ai nghe thoảng trong kết luận đó mơ hồ một nỗi niềm, một tâm sự gì không?

Ngày 22 tháng 3 năm 2023