Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 11 tháng 9, 2023

8 tổ chức xã hội dân sự Việt Nam thúc giục Tổng thống Joe Biden gây áp lực với Việt Nam về 03 vụ án tử hình oan sai

Tổng thống Joseph R. Biden Jr.

Tòa Bạch Ốc

1600 Đại lộ Pennsylvania NW

Washington, D.C. 20500

Ngày 9 tháng Chín năm 2023

8 tổ chức xã hội dân sự Việt Nam thúc giục Tổng thống Joe Biden gây áp lực với Việt Nam về 03 vụ án tử hình oan sai

Kính thưa Tổng thống Biden:

Đầu thư, chúng tôi gửi tới ông lời chúc sức khoẻ. Chúng tôi viết thư này cho ông với tư cách là những tổ chức xã hội dân sự và công dân Việt Nam có cam kết sâu sắc với các nguyên tắc công lý, bình đẳng và nhân quyền mà thế giới ủng hộ. Chúng tôi mong ông lưu ý đến một vấn đề cấp bách trong chuyến thăm Việt Nam sắp tới vào ngày 10 tháng Chín năm 2023.

Chúng tôi cần ông lên tiếng để giải quyết vấn đề khẩn cấp về các vụ án tử hình oan sai ở Việt Nam trong chuyến thăm Việt Nam của ông. Cụ thể, chúng tôi khẩn cầu ông kêu gọi chính phủ Việt Nam dừng ngay việc xử tử Nguyễn Văn Chưởng, một việc mà chính quyền Việt Nam có thể làm bất kỳ lúc nào.

Thêm vào đó, Việt Nam phải tiến hành xem xét lại về mặt pháp lý một cách nghiêm túc và kỹ lưỡng ngay lập tức đối với ba vụ án liên quan đến Nguyễn Văn Chưởng, Lê Văn MạnhHồ Duy Hải, nhằm cứu họ khỏi các bản án tử hình oan sai. Những cá nhân này đã phải sống và chịu đựng trong xà lim tử tù hàng chục năm vì những tội ác mà chính quyền đã không chứng minh được bằng bất kỳ bằng chứng đáng tin cậy nào.

Trong những năm gần đây, cộng đồng quốc tế rất quan tâm đến vấn đề kết án oan sai và án tử hình ở Việt Nam. Những bản án oan ở Việt Nam có cùng những đặc điểm đáng lo ngại, chúng thường xảy ra ở các vùng nông thôn, ảnh hưởng nhiều đến người nghèo và những người dân có trình độ học vấn thấp trong xã hội. Xu hướng đáng báo động về nạn bạo hành của công an và ép cung buộc nhận tội, cùng với việc thiếu luật sư bào chữa hiệu quả, đã dẫn đến những vụ xét xử oan sai trong hệ thống pháp luật Việt Nam. Có lẽ điều đáng lo ngại nhất là thực tế rằng nhiều cá nhân đã bị kết án tử hình dựa trên rất ít hoặc không có bằng chứng đáng tin cậy, chỉ dựa trên những lời nhận tội có được bằng vũ lực và tra tấn.

Nhu cầu cải cách pháp luật ở Việt Nam là thực tế và cấp bách. Một ví dụ điển hình là việc kết án oan và tuyên án tử hình Nguyễn Văn Chưởng, và ông có thể ngăn chặn cuộc hành quyết sắp xảy ra với tử tù này.

Nguyễn Văn Chưởng bị kết tội giết người vào năm 2008 và bị kết án tử hình mặc dù có tố cáo tra tấn trong thời gian tạm giam và thiếu bằng chứng cụ thể buộc tội anh. Chưởng có nhiều nhân chứng ngoại phạm nhưng cơ quan chức năng phớt lờ và không đưa ra tòa làm chứng.

Ngày 4/8/2023, gia đình Chưởng nhận được thông báo của tòa án làm đơn đăng ký nhận thi thể anh, cho biết anh sắp bị xử tử. Đáp lại, cả gia đình Chưởng và dư luận đều khẩn thiết kiến nghị Chủ tịch nước Việt Nam dừng việc xử tử anh và tiến hành xem xét kỹ lưỡng vụ án. Công chúng đã ủng hộ kiến nghị này với gần 6.000 cá nhân ký thỉnh nguyện thư, 13 tổ chức nhân quyền quốc tế gửi thư ngỏ yêu cầu tạm dừng thi hành án, và Văn phòng Cao ủy Nhân quyền Liên Hiệp Quốc cũng kêu gọi Việt Nam xem xét lại vụ án của anh. Đáng tiếc, hơn một tháng nay chính quyền vẫn im lặng, khiến tính mạng của Chưởng như chỉ mành treo chuông.

Chúng tôi cũng đề nghị ông lưu tâm tới hai thanh niên khác đã bị kết án tử hình oan sai trong thời gian qua. Câu chuyện của họ nêu bật những vấn đề nghiêm trọng trong hệ thống tư pháp Việt Nam và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giải quyết những bất công này.

Hồ Duy Hải: Vụ án Hồ Duy Hải là điển hình cho những thiếu sót mang tính hệ thống trong quá trình tiến hành tố tụng ở Việt Nam. Anh bị buộc tội cướp tài sản và giết người vào năm 2008, bị kết án vì những lý do không rõ ràng và bị tuyên án tử hình. Các cuộc điều tra sau đó đã dẫn đến những nghi vấn về việc kết tội anh, bao gồm việc thiếu chứng cứ vật chất và hung khí giết người. Mặc dù vậy, Hồ Duy Hải vẫn đang tiếp tục mòn mỏi chờ đợi một cuộc hành quyết rất có thể là bất công này.

Lê Văn Mạnh: Câu chuyện của Lê Văn Mạnh là một minh chứng bi thảm khác cho tính cấp thiết của cải cách tư pháp. Bị buộc tội hiếp dâm và giết người vào năm 2005, anh nhanh chóng bị kết án và bị tuyên án tử hình. Giống như những người khác, vụ án của anh có đầy rẫy những cáo buộc ép cung nhận tội và xét xử không công bằng.

Với tư cách là Tổng thống Hoa Kỳ, chuyến thăm Việt Nam của ông mang lại cơ hội vô giá để làm sáng tỏ những bất công nghiêm trọng này và thúc đẩy cải cách pháp lý. Bằng cách đề cập đến những trường hợp này và nêu lên mối lo ngại về các vấn đề rộng hơn như kết án oan sai và án tử hình, ông có thể tác động đáng kể đến cuộc sống của những người bị giam giữ oan sai và giúp thúc đẩy công lý ở Việt Nam.

Chúng tôi trân trọng đề nghị ông xem xét đưa trường hợp của Nguyễn Văn Chưởng, Hồ Duy Hải và Lê Văn Mạnh vào nghị trình thảo luận với các nhà lãnh đạo Việt Nam. Hơn nữa, chúng tôi mong ông nhấn mạnh đến nhu cầu cấp thiết phải cải cách pháp luật ở Việt Nam để đảm bảo công lý, bình đẳng và xét xử công bằng. Hoa Kỳ có cam kết lâu dài đối với nhân quyền và pháp quyền, và sự ủng hộ của ông với vấn đề này sẽ là một minh chứng mạnh mẽ cho những giá trị phổ quát này.

Cảm ơn ông đã dành thời gian và sự quan tâm đến bức thư này. Chúng tôi hy vọng sự lãnh đạo của ông sẽ mang lại những thay đổi tích cực và góp phần tạo dựng một thế giới công bằng và bình đẳng hơn.

Trân trọng,

Ban vận động Văn đoàn Độc lập

Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng

Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh

Câu lạc bộ Phan Tây Hồ

Diễn đàn Xã hội Dân sự

Lập Quyền Dân

Sáng kiến Pháp lý Việt Nam

Nhóm Làm việc vì Một Việt Nam Thay đổi

President Joseph R. Biden Jr.

The White House

1600 Pennsylvania Avenue NW

Washington, D.C. 20500

September 9, 2023

 

8 Vietnamese civil society organizations urge President Joe Biden to address 03 cases of wrongful death sentences

Dear President Biden:

We hope this letter finds you in good health and high spirits. We write to you today as civil society organizations and concerned citizens of Vietnam, deeply committed to the principles of justice, equality, and human rights that the world stands for. We would like to draw your attention to an urgent matter that deserves your consideration during your upcoming trip to Vietnam on September 10, 2023.

We need your resolute voice to address the pressing issue of wrongful death penalty cases in Vietnam during your visit to Vietnam. Specifically, we implore you to call for an immediate halt to the imminent execution of Nguyen Van Chuong, an action that authorities may execute at any moment.

Furthermore, it is imperative that Vietnam conducts a thorough and immediate legal review of the three cases involving Nguyen Van Chuong, Le Van Manh, and Ho Duy Hai, aiming to exonerate them from their wrongful death sentences. These individuals have endured decades of imprisonment on death row for crimes the Vietnamese legal system has failed to substantiate with any credible evidence.

In recent years, the issue of wrongful convictions and the death penalty in Vietnam has garnered international attention. Wrongful convictions share disturbingly similar characteristics in Vietnam, often occurring in rural areas and disproportionately affecting the poor and less educated members of society. The alarming trend of police brutality and coerced confessions, coupled with a lack of effective legal counsel, has led to miscarriages of justice in Vietnam's legal system. Perhaps most distressing is the fact that many individuals have been sentenced to death based on little to no credible evidence, relying solely on confessions obtained through force and torture.

The need for legal reforms in Vietnam is real and urgent. One of them is the wrongful conviction and death sentence of Nguyen Van Chuong, and you can halt his imminent execution.

Nguyen Van Chuong was convicted of murder in 2008 and sentenced to death despite claims of torture during his detention and a lack of concrete evidence against him. Chuong had several alibi witnesses that the authorities ignored and failed to bring up at his criminal trial and the appellate hearing so that they could convict, sentence him to death, and uphold that decision.

On August 4, 2023, Chuong's family received a notification from the court to collect his body, indicating that his execution was imminent. In response, both Chuong's family and the public have passionately petitioned the President of Vietnam to halt his execution and initiate a thorough review of his case. An impressive show of support has emerged, with nearly 6,000 individuals signing this petition, 13 international human rights organizations issuing an open letter demanding a halt, and the U.N. Human Rights Office calling upon Vietnam to reexamine his case. Regrettably, the government has remained silent for over a month, causing grave concern for Chuong's life.

We would like to bring two other wrongful cases to your attention involving two young men who have been convicted, sentenced, and incarcerated on death row for decades. Their stories highlight the critical issues within Vietnam's justice system and underscore the importance of addressing these injustices:

Ho Duy Hai: Ho Duy Hai's case epitomizes the systemic flaws in Vietnam's legal process. He was accused of robbery and murder in 2008, convicted on dubious grounds, and sentenced to death. Subsequent investigations have raised serious questions about his guilt, including the lack of physical evidence and the murder weapons. Despite this, Ho Duy Hai continues to languish on death row, awaiting an execution that may not be just.

Le Van Manh: Le Van Manh's story is another tragic testament to the urgency of reform. Accused of rape and murder in 2005, he was swiftly convicted and sentenced to death. Like the others, his case has been marred by allegations of coerced confessions and a lack of due process.

As the President of the United States, your visit to Vietnam provides an invaluable opportunity to shed light on these grave injustices and advocate for legal reforms. By addressing these cases and raising concerns about the broader issues of wrongful convictions and the death penalty, you can significantly impact the lives of those unjustly imprisoned and help advance the cause of justice in Vietnam.

We respectfully request that you consider including the cases of Nguyen Van Chuong, Ho Duy Hai, and Le Van Manh in your discussions with Vietnamese leaders. Furthermore, we urge you to emphasize the pressing need for legal reforms in Vietnam to ensure justice, equality, and fairness in every trial. The United States has a longstanding commitment to human rights and the rule of law, and your advocacy on this issue would be a powerful testament to these universal values.

Thank you for your time and consideration. We hope your leadership will bring about positive change and contribute to a more just and equitable world.

Sincerely,

Civil Society Forum

(Diễn đàn Xã hội Dân sự)

Independent Writers Association

(Ban vận động Văn đoàn Độc lập)

Lập Quyền Dân

Lê Hiếu Đằng Club

(Câu lạc bộ Lê Hiếu Đằng)

Legal Initiatives for Vietnam

(Sáng kiến Pháp lý Việt Nam)

Nguyễn Trọng Vĩnh Club

(Câu lạc bộ Nguyễn Trọng Vĩnh)

Phan Tây Hồ Club

(Câu lạc bộ Phan Tây Hồ)

Vietnamese Advocates for Change