Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 16 tháng 11, 2021

Quê nhà trong thế giới – Hồi ký của người được giải Nobel Amartya Sen (kỳ 18)

Nguyễn Quang A dịch

21. Giữa Cambridge và Calcutta

1

Vào tháng Sáu 1956, cuối năm đầu tiên của tôi với tư cách một nghiên cứu sinh, tôi đã có một tập các chương mà trông cứ như chúng có thể tạo thành một luận văn. Một số đáng kể các nhà kinh tế học tại các đại học khác nhau khi đó làm việc theo những cách khác nhau về việc chọn giữa những kỹ thuật sản xuất. Một số người đặc biệt tập trung vào việc tối đa hóa giá trị sản lượng (output) sản xuất, còn những người khác muốn tối đa hóa thặng dư (surplus) được tạo ra, và cũng có một số người tối đa hóa lợi nhuận. Phân tích những cách tiếp cận này – và cách tiếp cận khác –, và lưu ý đến sự thực rằng một thặng dư cao hơn, khi được tái đầu tư, có thể dẫn đến một tỷ lệ tăng trưởng cao hơn và qua đó đến một output cao hơn trong tương lai, các tiêu chuẩn khác nhau có thể được so sánh qua đánh giá các chuỗi thời gian thay phiên nhau của sản lượng và tiêu dùng.

Tôi chắc chắn rằng văn liệu ngỗ nghịch về tất cả chuyện này có thể được phân loại và đưa vào khuôn phép một cách thú vị qua sự đánh giá các chuỗi thời gian luân phiên nhau, mà hóa ra là vui để làm. Tôi gọi nó là ‘cách tiếp cận các chuỗi thời gian’. Tôi vui là có khả năng để phác họa một phương pháp luận chung dễ thảo luận cho các đề xuất thay thế khác nhau được đưa ra. Tôi mô tả bức tranh tổng quát trong một bài báo tôi gửi cho Quarterly Journal of Economics (một tạp chí kinh tế học hàng đầu – khi đó và bây giờ), mà đã khá tử tế để chấp nhận đăng bài báo ngay lập tức. Họ cũng đã chấp nhận một bài báo thứ hai được đăng không lâu sau đó.

Đã có vài vấn đề liên quan được xử lý trong những bài báo riêng biệt, cũng đã tìm được cách để được đăng. Vào lúc đó, cuối năm nghiên cứu thứ nhất của tôi, tôi bắt đầu tự hỏi liệu tôi đã có cái gì đó – trong các bài báo gộp lại – giống một luận văn tiến sĩ. Nhưng tôi cũng đã lo liệu đấy có là một ảo tưởng vĩ đại. Cho nên tôi yêu cầu thầy của tôi Maurice Dobb để có cái nhìn thoáng qua và cho tôi sự đánh giá của ông. Tôi đã quên rằng đối với Dobb chẳng có thứ gì như có một cái nhìn thoáng qua cả. Hai tuần sau tôi nhận được từ ông một đống bình luận hữu ích về làm thế nào để cải thiện sự trình bày của tôi. Nhưng đã cũng có kết luận chung an ủi của ông rằng chắc chắn trong các chương của tôi có nhiều hơn cái cần cho một luận văn tiến sĩ.

Maurice đã cảnh cáo tôi rằng các quy chế của Đại học Cambridge, tuy vậy, sẽ ngăn cản tôi nộp một luận văn tiến sĩ vào cuối năm thứ nhất của tôi. Các quy chế của đại học quả thực nói rằng một nghiên cứu sinh không thể nộp một luận văn tiến sĩ cho đến khi ba năm nghiên cứu đã được thực hiện. Cho nên tôi tự hỏi mình: tôi có nên đi khỏi để làm cái gì lý thú hơn chủ đề của luận văn tiến sĩ mà tôi đã, vì lý do này hay lý do khác, phải chọn? Và, nhờ các chương đã hoàn thành rồi, chẳng phải tôi có thể quay lại Calcutta và quên nghiên cứu tiến sĩ trong hai năm? Tôi muốn một sự nghỉ và, ngoài ra, tôi nhớ Ấn Độ.

Cho nên tôi đi đến Piero Sraffa mà, ngoài vai trò của ông tại Trinity, đã là một Giám đốc Nghiên cứu trong Khoa Kinh tế học, cho các sinh viên tiến sĩ lời khuyên. Tôi gửi cho ông một bản sao của cái được cho là luận văn mà ông đã xem qua và đã có vẻ chấp nhận. Như thế tôi hỏi ông liệu tôi có thể về Calcutta và quay lại sau hai năm. ‘Anh đúng,’ Piero nói, ‘Đại học sẽ không cho phép anh nộp luận văn của anh trong hai năm nữa, nhưng cũng sẽ chẳng cho phép anh bỏ đi trong thời gian đó, vì anh phải hiện diện ở Cambridge, chí ít giả vờ làm việc trên luận văn của anh ở đây cho yêu cầu nghiên cứu ba năm.’

Việc này rất gây thất vọng cho tôi, nhưng thế khó xử đã có một lời giải vui vẻ, được chính Sraffa nghĩ ra một cách khôn khéo. Theo lời khuyên của ông, tôi xin Khoa cho phép tôi để ở Calcutta trong hai năm còn lại của thời kỳ nghiên cứu của tôi sao cho tôi có thể áp dụng lý thuyết của tôi với dữ liệu kinh nghiệm từ Ấn Độ. Tôi đã phải có một người giám sát nữa ở Ấn Độ cho kế hoạch này vì tôi sẽ không được phép đi mà không có một người hướng dẫn. Nhưng đó là phần dễ nhất, vì Giáo sư Amiya Dasgupta là nhà kinh tế học xuất sắc ở Ấn Độ sẵn sàng giúp đỡ tôi. Ngoài ra, tôi biết rằng bất kể trao đổi nào với Amiyakaka về bất cứ chủ đề nào sẽ là thú vị cũng như hết sức có tính giáo dục. Cho nên tôi viết cho ông và nhận được trả lời đồng ý niềm nở của ông.

Sau khi giải quyết xong các vấn đề quy chế, với sự giúp đỡ của Sraffa, tôi bắt đầu chuẩn bị chuyến đi về Ấn Độ. Tôi cảm thấy rằng chí ít một pha liên kết của tôi với Cambridge sắp kết thúc – tôi sẽ quay lại chỉ để nộp luận văn của tôi và rồi lại ra đi. Tôi cũng rơi vào cái bẫy của một loại luyến tiếc sớm về nhớ Cambridge vì tôi đang lên kế hoạch để cắt sự hiện diện của tôi tại đại học cổ xưa ngắn đến vậy.

2

Tôi đã có thể có khả năng đi Calcutta bằng máy bay lần này, vì giữa 1953 (khi tôi đến nước Anh bằng đường biển trên tàu SS Strathnaver) và 1956 giá vé máy bay đã giảm rất nhiều, trong khi chi phí đi lại bằng tàu thủy đã tăng lên thậm chí còn nhanh hơn, bởi vì chi phí lao động tăng lên. Ngay trước khi tôi bay về Ấn Độ, tôi đột nhiên nhận được một lá thư từ Hiệu Phó của một đại học mới (Đại học Jadavpur) ở Calcutta, được thành lập lúc đó, nói rằng họ sẽ vui nếu tôi có thể dẫn đầu việc thành lập một bộ môn kinh tế học ở đó, và làm trưởng bộ môn. Tôi đã trẻ không phù hợp cho việc làm đó – tôi ít hơn hai mươi ba tuổi một chút – và có ít mong muốn để đột nhiên bị đẩy vào một vị trí hành chính hạn chế. Nhưng, cùng với mối lo, lời kiến nghị khó ngờ đã cám dỗ tôi để thử bắt tay vào việc xây dựng một bộ môn và chương trình giảng dạy của nó theo cách tôi tin kinh tế học phải được dạy.

Đã không phải là một quyết định dễ, nhưng sau sự lưỡng lự nào đó tôi đồng ý chấp nhận thách thức. Thế là tôi thấy mình ở Calcutta, làm việc siêng năng trong tháng Tám đầy mưa để tạo ra đề cương các khóa học để dạy cũng như thử chiêu mộ người tham gia giảng dạy với tôi tại Jadavpur. Vì sự thiếu nhân viên vào lúc đầu, tôi nhớ mình đã phải dạy rất nhiều bài giảng mỗi tuần trong những lĩnh vực khác nhau của kinh tế học. Trong một tuần cá biệt tôi nghĩ đã giảng hai mươi tám bài giảng đầy đủ thời gian một giờ mỗi bài. Việc này thực sự làm kiệt sức, nhưng tôi cũng học được nhiều thứ mới từ việc phải khép bản thân mình cho nhiều lĩnh vực khác nhau đến vậy của kinh tế học. Tôi hy vọng nó cũng đã có thể hữu ích nào đó cho các sinh viên của tôi. Thực ra, tôi học được rất nhiều từ việc dạy đến mức tôi cảm thấy thuyết phục tôi có thể không thực sự chắc chắn biết một chủ đề kỹ cho đến khi tôi thử dạy nó cho những người khác. Trong kinh tế học, việc này áp dụng đặc biệt cho các công cụ phân loại để được dùng trong nhận thức luận kinh tế, và ý nghĩ đặc biệt đó đã nhắc nhở tôi về cố nhân của tôi, nhà ngữ pháp và nhà ngữ âm học Panini từ thế kỷ thứ ba trước công nguyên mà sự phân tích phân loại của ông đã rất có ảnh hưởng đến tư duy của tôi.

Căn cứ vào tuổi trẻ của tôi và tin đồn lan rộng rằng tôi đã có được việc làm tại Đại học Jadavpur nhờ chủ nghĩa gia đình trị hơn là nhờ công trạng, đã có một cơn bão phản đối có thể tiên đoán được – và hoàn toàn có thể hiểu được – việc bổ nhiệm của tôi. Trên hết đã có các lý do cho sự nghi ngờ chính trị bởi vì các niềm tin cánh tả của tôi – những ngày của tôi trong hoạt động chính trị sinh viên tích cực ở Presidency College đã chỉ mới ba năm trước đó. Trong số những cuộc tấn công sắc bén nhất đã là một loạt lăng mạ được công bố trên tạp chí cánh hữu Jugabani. Giữa những thứ khác, tôi đã biết được từ chúng rằng, nhờ sự bổ nhiệm của tôi, sự kết thúc của thế giới sắp xảy ra đến nơi. Một trong những cuộc tấn công, mà tôi phải thú nhận tôi đã thích thú, được minh họa bởi một bức biếm họa được vẽ cẩn thận cho thấy tôi được chộp lấy từ một chiếc nôi để ngay lập tức biến thành một giáo sư, đứng trước một bảng đen, với viên phấn trong tay.

Tôi được ủng hộ bởi sự nhiệt tình của các sinh viên của tôi, mà tôi vô cùng biết ơn. Vài trong số họ thực sự tài giỏi, như Sourin Bhattacharya, người trở thành một học giả xuất sắc và một nhà văn. Thực ra, hầu hết sinh viên dám gia nhập đại học mới hoàn toàn này để học kinh tế học đã rất có tài năng. Ngoài Sourin, đã có Reba (sau đó đã lấy Sourin), Dhirendra Chakraborti, P. K. Sen và những người khác, tạo thành một nhóm ưu tú. Tôi giữ liên lạc với họ trong nhiều năm sau khi tôi rời Đại học Jadavpur.

Tôi đã thích thú cơ hội và thách thức tại Jadavpur, một chỗ kích thích trí tuệ. Thực ra nó đã là một trường kỹ thuật xuất sắc trong nhiều thập niên – xa trước khi nó được biến thành một đại học bằng việc đưa thêm các bộ môn (về văn học, lịch sử, các khoa học xã hội và ‘nghệ thuật’ nói chung) vào cơ sở kỹ thuật và khoa học tự nhiên sẵn có của nó. Các đồng nghiệp của tôi trong bộ môn – kể cả Paramesh Ray, Rishikesh Banerjee, Anita Banerji, Ajit Dasgupta và Mrinal Datta Chaudhuri, giữa những người khác – lúc nào cũng năng nổ.

Trừ tôi ra, tất cả những người được bổ nhiệm giáo sư, đứng đầu các bộ môn khác nhau tại Jadavpur, đã là các học giả nổi tiếng và già hơn tôi nhiều. Chủ nhiệm bộ môn lịch sử là Giáo sư Sushobhan Sarkar, đã là Giáo sư Lịch sử tại Presidency khi tôi học kinh tế học ở đó. Một giáo viên và nhà nghiên cứu xuất sắc, Giáo sư Sarkar đã có một ảnh hưởng lớn lên tư duy của tôi khi tôi là một sinh viên tại Presidency. Là một đặc ân tuyệt vời cho tôi để là đồng nghiệp của Sushobhanbabu và, nhờ sự yêu thương của ông đối với tôi, tôi cũng thường xuyên nhận được lời khuyên về tôi nên làm cái gì (và, còn quan trọng hơn, không được làm cái gì) với tư cách một giáo sư mới và trẻ một cách khó chấp nhận được.

Chủ nhiệm bộ môn văn học so sánh là Buddhadeb Bose – một trong những nhà văn Bengali hàng đầu, với một danh tiếng ghê gớm về thi ca cũng như về văn xuôi Bengali sáng tạo. Tôi hết sức ngưỡng mộ công trình của ông, nhưng tôi cũng đích thân biết ông vì ông là bố của bạn đại học của tôi Minakshi mà, với bạn trai (và muộn hơn chồng) của cô là Jyoti, đã xuất hiện sớm hơn trong hồi ký này. Chủ nhiệm bộ môn Bengali là học giả rất được kính trọng Sushil Dey. Cả Sushil Dey và Buddhadeb Bose đã dạy trước đó ở Đại học Dhaka, nơi họ đã là các đồng nghiệp của cha tôi. Đáng lo ngại hơn, Sushil Dey cũng đã biết kỹ Sharada Prasad Sen, ông nội tôi. Đôi khi ông nhắc nhở tôi rằng ông già hơn tôi hơn bốn mươi tuổi. Ông sử dụng sự nhắc nhở này chủ yếu khi chúng tôi có bất cứ sự bất đồng nào – Dey đã khá bảo thủ về các vấn đề đại học. Ông thường bổ sung cho các lý lẽ có lập luận của ông tranh cãi các đề xuất của tôi bằng việc viện dẫn đến gia phả của tôi, mà khiến tôi khá bất lực. ‘Ông nội cậu, một người thông thái đến vậy, và tôi biết ông rất kỹ, sẽ chẳng có bất cứ vấn đề chút nào để nhìn thấy điểm mà cậu gặp khó khăn.’ Giáo sư Dey đã thắng tất cả các cuộc tranh cãi mà tôi có với ông.

3

Trong số giáo viên chúng tôi cũng đã có một sử gia đổi mới sáng tạo nổi bật, Ranajit Guha – tôi gọi anh là Ranajitda vì anh hơn tôi vài tuổi, mặc dù vẫn tương đối trẻ. Khi tôi bất chợt gặp anh lần đầu tiên trên khuôn viên đại học không lâu sau khi các lớp bắt đầu, tôi đã vui mừng, vì tôi biết về anh và tư duy độc đáo phi thường của anh.

‘Cậu rất nổi tiếng,’ Ranajitda bảo tôi khi chúng tôi gặp nhau lần đầu. ‘Tôi liên tục nghe về những thiếu sót nghiêm trọng của cậu và về sai lầm Đại học phạm phải trong việc bổ nhiệm cậu. Cho nên hãy tụ họp ngay – thực ra hãy đi ăn tối đêm nay.’ Tôi đã đi đến căn hộ của anh ở Đường Panditiya tối đó mà chẳng bao lâu đã trở thành một trong những nơi thường lui tới thường xuyên của tôi. Ranajitda trước kia là một người Cộng sản tích cực, nhưng vào lúc chúng tôi gặp nhau anh đã quyết định rằng đấy đã là một sai lầm. Anh đã vẫn là một nhà cách mạng – theo cách yên lặng và bất-bạo động – làm việc cho những người bị thua thiệt, bị sao nhãng của xã hội, nhưng anh đã mất hoàn toàn niềm tin vào tổ chức Cộng sản, đặc biệt chủ nghĩa Stalin, mà đã rất mốt ở Calcutta lúc đó. Ranajitda sau đó đã kết hôn với Marta, gốc Ba lan với tổ tiên Do Thái, và cùng nhau họ thường xuyên tổ chức các cuộc tụ họp bạn bè.

Ranajitda vào lúc đó đang trong quá trình viết cuốn sách đầu tiên của anh, A Rule of Property for Bengal (Một Quy tắc Sở hữu cho Bengal), mà xác lập anh như một sử gia có sức tưởng tượng và tầm nhìn lạ thường. Cuốn sách nghiên cứu khảo sát cơ sở trí tuệ của sự Dàn xếp Ổn định (Permanent Settlement) định chế chiếm hữu đất chí tử của Lord Cornwallis, được áp đặt lên Bengal trong năm 1793, mà (như được thảo luận trong Chương 8) đã gây tai hại không thể tin được cho nền kinh tế.1 Nó là một công trình có tính độc đáo hết sức, khác với các công trình tiêu chuẩn về chính sách thuộc địa Anh ở Ấn Độ bằng việc tập trung vào vai trò của các ý tưởng ngược với lòng tham và tư lợi (mà đã trở thành rường cột của lịch sử phê phán vào lúc đó). Các quan chức Anh, mà đã có một tiếng nói trong sự lựa chọn các quy tắc đất đai ở Bengal, được thúc đẩy bởi quan điểm được cân nhắc kỹ của họ về làm thế nào để cải thiện nông nghiệp Bengal. Đạo đức học đằng sau lý do căn bản của sự dàn xếp ổn định, và về các ý tưởng có lập luận và nhân văn mà dẫn tới nó, đã thực sự là những sự hiểu khác nhau về cai quản tốt (good governance). Điều đáng chú ý là, bất chấp những cố gắng chân thành của họ để làm việc thiện, thỏa thuận Dàn xếp Ổn định đã tạo ra những kết quả khá tai hại. Tiêu điểm của Guha, khác thường trong lịch sử thuộc địa, đã không phải tập trung vào sự bóc lột đế quốc và thế thống trị của các lợi ích Anh trên những mối quan tâm của các thần dân, mà là những ý nghĩ có thiện chí nhưng đã dẫn đến một mớ lộn xộn của những dàn xếp được đề xuất cho sự dàn xếp đất đai ở Bengal – và sự áp dụng phiền toái, không có kết quả của chúng.*

A Rule of Property for Bengal, tuy vậy, không phải là công trình mà Ranajit Guha bây giờ nổi tiếng nhất. Tước hiệu đó thuộc về một loạt xuất bản phẩm dưới tiêu đề chung của Subaltern Studies (Nghiên cứu Hạ cấp), sản phẩm của một trường phái hết sức có ảnh hưởng của lịch sử thuộc địa và hậu thuộc địa mà anh đã khởi xướng và lãnh đạo. (Như tôi đã lưu ý trong Chương 4 nó đã có sự tương ứng nào đó với việc ông tôi Kshiti Mohan trao sự ưu tiên cho những bài thơ của Kabir mà những môn đồ nghèo hơn đã yêu thích.) Trường phái Subaltern Studies đã chống lại một cách toàn diện những sự diễn giải tinh hoa chủ nghĩa về lịch sử. Trong dẫn nhập của ông cho tập đầu tiên của nó, được xuất bản trong năm 1982, Guha phê phán sâu sắc sự thực rằng việc chép sử của chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ, trong thời gian dài, đã bị chi phối bởi cả chủ nghĩa tinh hoa thuộc địa và chủ nghĩa tinh hoa ‘dân tộc chủ nghĩa-tư sản’ – mà Ranajitda đã làm nhiều để hủy bỏ. Đây đã là một bước đi lớn để giải phóng việc viết sử Ấn Độ – và do đó lịch sử ở mọi nơi khác – khỏi một sự tập trung gây suy nhược đến những khía cạnh tinh hoa chủ nghĩa. Mặc dù Subaltern Studies đã chưa sinh ra khi tôi đầu tiên biết Ranajitda, những cuộc trò chuyện hàng ngày của chúng tôi đã làm rõ rằng anh đang suy nghĩ rồi về mặt sự đánh giá lại mang tính chống-tinh hoa chủ nghĩa về lịch sử.

Ranajitda và giới quanh anh đã không chỉ quan trọng về mặt trí tuệ đối với tôi; họ cũng đóng góp rất nhiều cho đời sống xã hội của tôi ở Calcutta. Những cuộc trò chuyện thường xuyên với nhóm, mà đã gồm Tapan Raychaudhuri, Jacques Sassoon, Mrinal Datta Chaudhuri, Paramesh và Chaya Ray, Rani Raychaudhuri và nhiều người khác, đã là một sự thêm vào khổng lồ cho cuộc sống của tôi với tư cách một giáo viên trẻ ở Calcutta. Khi Dharma Kumar đến thăm Calcutta và cùng tôi đến các adda (buổi tán gẫu) của Ranajitda, cô đã bày tỏ sự kinh ngạc về tầm của các vấn đề chúng tôi thảo luận trong những cuộc tụ họp buổi tối của chúng tôi. Ngay cả bây giờ, tôi cảm thấy rằng khi những cuộc thảo luận học thuật diễn ra, sẽ là khó sánh nổi với những cuộc thảo luận đó trong căn hộ nhỏ khiêm tốn ở Đường Panditiya trong giữa-những năm 1950.

4

Một khi tôi ổn định với việc làm mới của tôi và biết các sinh viên mới, tất nhiên tôi đã không quên nơi thường lui tới cũ của tôi – quán cà phê trên College Street, đối diện với Presidency College và không xa cơ sở của Đại học Calcutta. Đó là mùa hè 1956 và trong số những cuộc tranh luận mạnh mẽ diễn ra khi đó là những phản ứng tức thời với những tiết lộ của Nikita Khrushchev về những thực hành Stalinist, trong Đại hội lần thứ Hai Mươi của Đảng Cộng sản Liên Xô. Đại hội đã diễn ra trong tháng Giêng 1956, vài tháng trước khi tôi quay lại Calcutta, và các hệ lụy của cái đã nổi lên là sự chìm chầm chậm trong các giới chính trị cánh tả ở đó. Khi tôi hỏi một trong những người trung thành cũ, mà tôi biết kỹ, anh ta nghĩ gì, anh ta bảo tôi ngay lập tức, ‘tôi ghét Khrushchev hơn bất kể con sâu bọ nhỏ gây phẫn nộ nào’ và từ chối có bất kể thảo luận thêm nào. Khi tôi đánh bạo rằng những gì Khrushchev báo cáo đã gây sốc nhưng hoàn toàn không ngạc nhiên, tôi đã nhận được một luồng quở trách chính trị.

Sự thức tỉnh riêng của tôi đối với hệ thống Soviet chuyên chế đã đến một thập niên trước (như tôi đã nhắc đến trong Chương 12) với việc tôi đọc về ‘các vụ xử trình diễn’ và các cuộc thanh trừng Stalinist, kể cả sự đối xử với Bukharin, nhà triết học Leninist hàng đầu của thời ông, mà các tác phẩm của ông tôi biết kỹ. Như thế tôi đã không thấy một sự đứt gãy đột ngột trong cái đang xảy ra – chỉ một sự thay đổi về cái chính thức được phép. Khi một trong những môn đồ trung thành, tức giận với tôi, dẫn chiếu đến sự quan sát của nhà báo Mỹ John Gunther rằng ông (Gunther) đã có mặt trong phiên xử Bukharin và những người khác, và tất cả họ đều có vẻ rất khỏe mạnh và không bị quấy rầy – cho nên họ thực sự đã không thể bị tra tấn hay bị hạn chế – tôi đã thực bị kinh ngạc bởi sự gây thơ chính trị được phơi bày.

Tôi thích câu chuyện của Khrushchev, do ông kể vài năm sau, về việc ông thăm một trường học và hỏi các học sinh một câu hỏi thân thiện, ‘Hãy nói cho tôi, ai đã viết Chiến tranh và Hòa bình?’ Đầu tiên đã có sự im lặng, và rồi một trong những đứa trẻ trả lời với một vẻ mặt khiếp sợ, ‘Hãy tin tôi, Đồng chí Khrushchev, tôi đã không làm bất cứ thứ gì như vậy.’ Khrushchev đã phàn nàn với người đứng đầu mật vụ rằng trạng thái sợ hãi công khai này là không thể chấp nhận được và sự bắt nạt phải chấm dứt ngay lập tức. Câu chuyện kết thúc với chỉ huy mật vụ bảo Khrushchev vài ngày sau ‘Ông không cần lo lắng thêm nữa, Đồng chí Khrushchev – cậu con trai bây giờ đã thú nhận rồi rằng nó đã viết Chiến tranh và Hòa bình.’

Trong tháng Mười và tháng Mười Một 1956, khi cú sốc của Đại hội Hai mươi được các giới cánh tả hấp thu, cuộc khởi nghĩa Hungari chống lại sự cai trị Soviet đã xảy ra và đã bị quân đội Soviet đàn áp dã man. Đảng Cộng sản Ấn Độ đã không lên án chủ nghĩa độc đoán Soviet theo cách các đảng Cộng sản khác (đặc biệt đảng cộng sản Italia) đã lên án và đã trở nên ngày càng rõ rằng những ngày của một phong trào Cộng sản Leninist thống nhất trên thế giới đang tới sự chấm dứt. Tôi đã bị bối rối bởi tính tàn bạo của sự đàn áp ở Hungary cũng như bởi những sự tiết lộ gây sốc trong sự tố giác của Khrushchev tại Đại hội thứ Hai mươi. Những câu hỏi bây giờ được nêu ra đối với tôi là các vấn đề đã được đề cập sớm hơn nhiều. Trong khi tôi chưa bao giờ trong Đảng Cộng sản (tôi cũng chẳng bao giờ bị cám dỗ để gia nhập nó), tôi đã có nghĩ rằng tính chiến đấu dựa vào giai cấp có một vai trò rất tích cực để đóng ở Ấn Độ, như một nước bị những sự bất bình đẳng và những sự bất công kéo dài gây tai họa. Trong khung cảnh đó, tôi đã thử lập luận rằng khả năng của một Đảng Cộng sản để là có hiệu quả và có tính xây dựng sẽ được tăng cường nhiều nếu nó coi trọng loại những câu hỏi ủng hộ dân chủ mà cuối cùng đã được bộc lộ trong những năm 1950.

Phong trào Cộng sản ở Ấn Độ cuối cùng đã tiếp nhận vấn đề về tính tương thích của nó với nền dân chủ chính trị của Ấn Độ, và, trong khi quá trình phản ứng lại đã chậm một cách đau đớn, thật tốt rằng những cú sốc của năm 1956 và muộn hơn đã vẫn hiện diện trong những cuộc tranh luận chính trị ở trong nước. Tuy vậy, không giống các đảng Cộng sản ở Trung Quốc, Việt Nam và Cuba, đảng Cộng sản Ấn Độ đã chẳng bao giờ đủ mạnh để là một lực lượng chính trị quyết định, và nó đã chia rẽ nhiều lần, đầu tiên trong năm 1964.

5

Trong khi tôi trở thành một giáo viên tận tụy ở Calcutta, thích thú các lớp của tôi tại Jadavpur, nhưng đợi hai năm trôi đi trước khi tôi có thể nộp luận văn tiến sĩ của mình ở Cambridge, đã có một diễn tiến ở Trinity College đặt tôi vào sự bối rối nào đó. College có một số ít Prize Fellowships (Tư cách Thành viên Xuất sắc) – bốn trong thời của tôi – được trao trên cơ sở đánh giá cạnh tranh về công việc nghiên cứu của các sinh viên sau đại học. (Bạn có thể có nhiều hơn một sự thử, bên trong một giới hạn thời gian.) Một Prize Fellow, thực ra, là một Fellow (Thành viên) đầy đủ của College và nhận được thù lao cho bốn năm, mà không phải làm bất cứ công việc được xác định trước nào – nói cách khác, tự do làm việc về bất cứ chủ đề nào mình chọn.

Khi tôi rời Trinity về Ấn Độ trong mùa hè 1956, Piero Sraffa đã nhận xét, ‘Vì sao không nộp luận văn của anh cho cuộc thi giành Prize Fellowship? Anh sẽ không kiếm được nó mau đâu, nhưng anh có thể cải thiện luận văn của anh với bất kể bình luận nào anh có thể nhận được, và anh có thể có một cơ hội nghiêm túc vào năm sau.’ Như thế không suy nghĩ nhiều tôi đã gửi một bản sao của luận văn đang-chờ đợi của tôi từ Calcutta và quên khuấy mất chuyện đó.

Những kết quả của Bầu cử Fellowship được công bố trong tuần đầu của tháng Mười và, vì tôi không kỳ vọng được bàu, tôi đã không chú ý đến thời gian công bố. Thay vào đó, vì có một kỳ nghỉ dạy học ở Đại học Jadavpur cho cái gọi là kỳ nghỉ Puja ở Calcutta, tôi đã đi Delhi mà không để lại bất kể địa chỉ chuyển tiếp nào. Tôi đã có thời gian tuyệt vời ở Delhi, gặp lần đầu tiên với các nhà kinh tế học xuất sắc như K. N. Raj, mà muộn hơn sẽ là đồng nghiệp của tôi tại Trường Kinh tế học Delhi, I. G. Patel (kết hôn với Alakananda – hay Bibi – con gái của Amiyakaka, mà đã giống một em gái đối với tôi) và Dharm Narain, một nhà kinh tế học thực nghiệm xuất sắc người về sau tôi biết kỹ, cùng với vợ ông Shakuntala Mehra. Đã cũng có một phụ nữ trẻ sinh động, Devaki Sreenivasan, thăm Delhi từ Chennai (Madras), mà muộn hơn trở thành Devaki Jain sau khi kết hôn với Lakshmi Jain, một đảng viên tích cực theo truyền thống Quốc Đại cũ, trong khi bản thân cô trở thành một nhân vật hàng đầu trong phong trào nữ quyền. Tôi gặp Devaki lần đầu tại nhà của một người bạn: tại cuộc gặp đó cô có vẻ thích thú nhất bởi quần áo Bengali truyền thống của tôi, mà có lẽ cô đã chưa bao giờ thấy trước đó – trong nhiều năm cô trở thành một bạn thân. Như thế tôi có một chuỗi các buổi tối ba hoa vui vẻ ở Delhi, rất xa Đại học Jadavpur, mà trong thời gian đó nhận được một đống thông báo từ Trinity nói cho tôi rằng khá bất ngờ tôi đã được bàu vào một Prize Fellowship.

Vì Jadavpur đã không biết gì về tôi ở đâu, Trinity đã không nhận được trả lời nào – hay sự xác nhận nào – cho các điện tín họ (và các thầy của tôi – Sraffa, Dobb và Robertson) đã gửi cho tôi. Tuy vậy, Trinity đã quyết định chọn tôi một cách chính thức như một Fellow dù sao đi nữa, mà không đợi tôi ký vào. Vào lúc tôi thấy tất cả các thông báo tích tụ lại ở Calcutta, tôi đã là một Fellow của College trong vài tuần rồi, mà không biết về chuyện đó. Nhưng rồi tôi đã phải làm cái gì đó tôi đã không có kế hoạch, vì bây giờ tôi có hai việc làm toàn thời gian mà tôi nắm giữ đồng thời một cách không cố ý. Tôi phải chọn giữa việc tiếp tục ở Calcutta và quay lại Cambridge. Sau khi nói chuyện với cả Trinity và Jadavpur, tôi đã chia thời gian và quay lại Cambridge sớm hơn tôi đã dự định, vào mùa xuân 1958.

6

Tôi đã hết sức thích thú bốn năm Prize Fellowship của tôi. Vì tôi đã quyết định không làm thêm bất cứ công việc thêm nào về đề tài tiến sĩ của tôi – sự lựa chọn kỹ thuật – tôi nghĩ tôi phải sử dụng cơ hội này để học triết học nghiêm túc một chút. Thư viện có những kệ sách mở của Đại học Cambridge làm cho việc tìm kiếm một cuốn sách dẫn đến cuốn khác về bất kể chủ đề nào, là bổ ích nhất. Nhưng tôi cũng dự các cua về logic toán học và lý thuyết các hàm đệ quy như một môn toán, và lang thang trong các seminar và thảo luận triết học.

Tôi tìm gặp C. D. Broad, một nhà triết học tinh tế tại Trinity mà cuốn The Mind and Its Place in Nature (Trí óc và Chỗ của Nó trong Tự nhiên) của ông đã gây ấn tượng nhiều cho tôi. Tôi hỏi ông liệu ông có thể khuyên tôi đọc cái gì và có lẽ cả việc ngó tới vài tiểu luận tôi có kế hoạch viết. Broad sẵn sàng đồng ý và đã hỏi lại liệu tôi có thích nghe thơ nào đó ông muốn ngâm cho tôi (ông có trí nhớ phi thường). Cả triết học và thi ca đã hóa ra rất thú vị.

Tôi tự tin hơn khi vài tiểu luận tôi viết được chấp nhận đăng trong các tạp chí triết học tiêu chuẩn, và từ từ ngày càng dính líu đến những cuộc tranh luận triết học. Tôi đã thảo luận trong một chương trước việc tôi thử sử dụng lý thuyết trò chơi để bình luận, trong một cuộc họp của các Tông đồ, về các vấn đề triết học nêu ra bởi John Rawls. Một phần rất có giá trị khác của sự giáo dục triết học ban đầu đã là qua Isaiah Berlin, nhà triết học xã hội vĩ đại và sử gia về các ý tưởng. Tôi đã học được rất nhiều từ các tác phẩm của Berlin (như tôi đã học được từ các tác phẩm của Rawls) và bị ảnh hưởng mạnh bởi các ý tưởng của ông rằng giá trị của một lý lẽ nằm không chỉ trong quan điểm chiến thắng mà bên thắng cuộc đưa ra, mà cả trong sự xác đáng và sự khai sáng bất ngờ mà lý lẽ bị đánh bại có thể tiếp tục mang lại.

Như một nhà triết học trẻ, học việc, tôi đã quyết định để tranh luận quan điểm được trình bày trong cuốn sách Historical Inevitability (Tính không thể tránh khỏi lịch sử) của Berlin rằng chủ nghĩa tất định nhân quả phải đưa đến chủ nghĩa định mệnh (fatalism). Berlin cho rằng vì chủ nghĩa tất định (determinism) làm cho các thứ có thể tiên đoán được (chúng tôi có thể đoán trước cái bạn sẽ chọn), nó làm cho mọi người mất sự tự do lựa chọn của họ và – quan trọng nhất – mất quyền tự do để dẫn đến những thay đổi được quý trọng trên thế giới. Thuyết định mệnh này là một trong những vấn đề của chủ nghĩa Marx, Berlin xác nhận, và để khôi phục quyền tự do con người thì các nhà Marxist phải từ bỏ cách tiếp cận tất định của họ. Trong việc tranh cãi dòng lập luận này, tôi trình bày lý lẽ rằng việc có khả năng để tiên đoán cái tôi sẽ chọn không làm cho sự lựa chọn của tôi biến mất. Trong một sự lựa chọn về x, y và z, tôi có thể xếp hạng x tốt nhất, y thứ hai, và z cuối cùng, và sự hiểu biết của bạn về sự xếp hạng của tôi không cần làm giảm, theo bất cứ cách nào, quyền tự do của tôi để lựa chọn. Như thế tôi có thể tự do chọn x (lựa chọn tôi có các lý do tốt nhất để chọn), và bạn có thể có khả năng tiến đoán điều đó. Tính có thể tiên đoán đó là kết quả của việc tính toán của bạn về cái tôi sẽ chọn, hơn là tôi không có lựa chọn nào. Như thế ‘tính không thể tránh khỏi lịch sử’ không giam giữ một người trong một thế giới định mệnh chủ nghĩa.

Phê bình của tôi – trong một tiểu luận có tiêu đề ‘Chủ nghĩa tất định and Historical Predictions (Chủ nghĩa Tất định và những Tiên đoán Lịch sử)’ – được công bố năm 1959 trong một tạp chí mới được xuất bản ở Delhi gọi là Enquiry [Thẩm tra]. Tôi đã không biết Isaiah Berlin khi đó, nhưng với tư cách một người trẻ hỗn xược tôi đã tự ý gửi cho ông phê phán của tôi đối với các lý lẽ của ông. Tôi thật sững sờ nhận được một trả lời rất đúng mực và thân thiện. Còn đáng kinh ngạc hơn, trong ‘Dẫn nhập’ ông viết cho cuốn sách tiếp theo của ông, Four Essays on Liberty [Bốn Tiểu luận về Tự do] (1969), đã có bốn dẫn chiếu đến lý lẽ của tôi. Việc này đã rất thỏa mãn sự tự hào trẻ tuổi của tôi. Tôi đã đặc biệt hài lòng khi, như một phần của lý lẽ của ông, Berlin nói rằng ông phải không đồng ý với ‘Spinoza và Sen’. (Tôi đã nghĩ tôi có lẽ có thể treo nhận xét của Isaiah Berlin, trong dạng được phóng to của nó, lên tường văn phòng của tôi!) Nghiêm trang hơn, tôi đã vô cùng bị ấn tượng – đấy quả thực là một phần của sự vĩ đại của ông – bởi cách Berlin đã chú ý thật sự đến các lý lẽ đến từ chẳng đâu cả, trong trường hợp này một tác giả trẻ hoàn toàn xa lạ đối với ông, trong một bài báo được đăng trong một tạp chí hoàn toàn vô danh ở Delhi mà vừa được khởi động bởi vài học giả trẻ Ấn Độ. Đó là sự bắt đầu tình bạn dài của tôi với Isaiah, mà từ ông tôi đã tiếp tục học được rất nhiều thứ.

7

Trong khi tôi ngày càng dính líu đến triết học, Piero Sraffa đã nhắc nhở tôi rằng tôi phải nộp luận văn tiến sĩ của tôi – mà bây giờ tôi đã hoàn thành hơn ba năm rồi. Về cơ bản nó đã là cùng như luận văn fellowship của tôi cho Trinity (trừ các thí dụ Ấn Độ). Lord Adrian, khi đó là Hiệu trưởng của Trinity và đã chủ tọa cuộc họp bàu mà tại đó tôi được bàu thành một Prize Fellowship, đã bày tỏ sự ngạc nhiên nào đó sau khi nghe kế hoạch của tôi để làm bằng tiến sĩ. ‘Anh có thật cần nó khi anh đã có Prize Fellowship của mình rồi? Hay anh nghĩ về chuyện đi Mỹ?’ Tôi bảo ông tôi quan tâm đến thăm các trường đại học Mỹ vào giai đoạn nào đó, nhưng không có kế hoạch trước mắt nào. Tôi đã không chắc Adrian nghĩ gì về việc tôi cân nhắc một chuyến đi Hoa Kỳ. Nói chung, ông đã rất tử tế với tôi, và tôi hiểu từ một thành viên của Ủy ban Prize Fellowship rằng ông đã hậu thuẫn mạnh mẽ việc bầu tôi.

Tôi đã vui để nghe rằng David Champernowne và Nicholas Kaldor, những người đã là các phản biện được College tham vấn trong đánh giá luận văn fellowship của tôi, cũng sẽ là những người chấm thi tiến sĩ của tôi. Tôi đã kỳ vọng một thời gian dễ dàng, mà quả thật là cái đã xảy ra. Tuy vậy, cái tôi đã không lường trước là Champernowne và Kaldor không đồng ý với nhau suốt cuộc thi vấn đáp về những gì tôi nói trong luận văn của tôi. Tôi không chắc chắn ai trong hai người đã thắng, nhưng tôi vui rằng đấy đã là tiêu điểm của sự tranh luận của họ trong thi vấn đáp của tôi.

Tuần lễ sau khi luận văn của tôi được chấp nhận cho bằng tiến sĩ, Henry Schollick, một trong những giám đốc của nhà xuất bản Blackwell Publishing, một hãng ở Oxford, đã đột ngột thăm tôi và trao cho tôi một hợp đồng được soạn đầy đủ để ký cho việc xuất bản luận văn của tôi như một cuốn sách. Tôi đã bị ấn tượng bởi sự tin cậy của ông vì ông vẫn chưa đọc – hay thậm chí nhìn thấy – luận văn. Tất nhiên tôi đã chấp nhận, nhưng có việc phải làm. Piero Sraffa đã vui về đề nghị của Blackwell, nhưng bảo tôi, ‘Bây giờ anh phải thay đổi tiêu đề.’ Sraffa đã cho phép ‘Lựa chọn sự Thâm dụng Vốn trong lập Kế hoạch Phát triển (Choice of Capital Intensity in Development Planning)’ như tiêu để đăng ký của đề tài tiến sĩ của tôi (‘cho giới quan chức đại học’), nhưng ‘bây giờ công trình của anh sẽ đối mặt với thế giới’. Khi tôi hỏi ông liệu thực sự có cần thay đổi tiêu đề không, ông trả lời:

Hãy nghĩ công chúng sẽ hiểu thế nào chủ đề sách của anh từ tiêu đề của nó, ‘Choice of Capital Intensity in Development Planning’. Capital là thủ đô của một nước, như London, và phát triển (development) được hiểu như việc xây dựng các tòa nhà và các quận mới. Cho nên, hãy xem, luận văn là về tỷ lệ nào của các tòa nhà mới ở nước Anh phải được tọa lạc ở London. Tôi hiểu đúng chưa?

Tôi quay lại phòng làm việc của tôi ngay lập tức và viết cho Mr Schollick rằng tiêu đề phải được đổi thành ‘Lựa chọn Kỹ thuật’ (như ban đầu Sraffa đã gợi ý).

Tôi đã may mắn với sự quan tâm cuốn sách đã đánh thức – tôi nghĩ chủ yếu bởi vì chủ đề. Khi tôi bảo Blackwell dừng in lại cái tôi biết đã chỉ là một luận văn hay vừa phải về một chủ đề rất hạn chế (lúc đó là lần in thứ ba của lần xuất bản thứ ba), tôi tự hỏi liệu nó có được bán chút nào giả như nó đã giữ tiêu đề gốc. Tôi nhận ra rằng trong Piero Sraffa, bên cạnh nhiều đức tính khác của ông, tôi đã có một người bạn mà tôi có thể dựa vào để thuyết phục tôi ra khỏi những sự ngu ngốc của tôi.

8

Prize Fellowship đã cho tôi cơ hội để được hưởng bàn sang trọng tại Trinity vào bữa trưa và bữa tối. Nhiều cuộc trao đổi ở đó đã khá chung chung nhưng vài cuộc nhấn mạnh những cơ hội lạ thường tôi đã có do ở tại College. Một thí dụ tốt là sự cố gắng của tôi để hiểu các phương pháp lập luận cơ bản trong động học chất lỏng từ việc nói chuyện với Geoffrey Taylor, một nhà đóng góp tiên phong cho – hầu như là nhà sáng lập của – chủ đề, người cũng đã thết đãi tôi với những tường thuật lý thú của ông về những kinh nghiệm đi chơi thuyền của ông. Thí dụ khác là sự thử của tôi để có manh mối hơn về lịch sử phân hạch hạt nhân bằng việc trò chuyện với Otto Frisch, một nhà tiên phong khác trong lĩnh vực của ông – người cũng đã chia sẻ với tôi lý thuyết của ông về cần ngủ thêm bao nhiêu trong đêm tiếp theo để bù cho ‘sự mất ngủ đêm trước, có lẽ bởi vì những tiệc khiêu vũ suốt đêm’. Được trang bị bằng các mẩu kiến thức đa dạng đến với tôi từ nhiều hướng khác nhau, tôi cảm thấy tự tin tôi nhận được sự giáo dục khá cân đối.

Tôi cũng tận dụng sự tự do mà Fellowship cho tôi để thăm các bạn ở London, đặc biệt ở Trường Kinh tế học London, và ở Oxford, kể cả việc thăm các bạn cũ như Devaki Sreenivasan. Đã cũng có Jasodhara (Ratna) Sengupta học văn học Anh tại Oxford, và cô là em họ do bố cô là em họ của mẹ tôi. Cô có quan hệ với Amiya Bagchi, một sinh viên kinh tế học xuất sắc tại Trinity mà cũng đến từ Presidency College, và muộn hơn cô đã kết hôn với anh; tất cả chúng tôi đã thường gặp nhau ở Oxford hay Cambridge.

Qua Jasodhara tôi biết Priya Adarkar, người là em gái của bạn tôi Dilip Adarkar từ Cambridge. Priya là một phụ nữ trẻ thông minh, sáng tạo và duyên dáng nổi bật với trực giác sắc sảo về các mối quan hệ, mà tôi thiếu, và sự bầu bạn với cô đã làm phong phú tôi theo nhiều cách khác nhau. Ved Mehta, người đầu tiên làm nên danh tiếng của anh như một nhà bình luận (columnist) của tờ New Yorker, đã viết một tường thuật tự truyện rằng khi, ở Oxford, anh mê Priya, anh đã thấy tôi như một chướng ngại (thậm chí trích dẫn bản thân Priya cho ấn tượng đó). Khi trở nên rõ rằng cô và tôi phải xa nhau bởi vì tính mập mờ của mối quan hệ của chúng tôi, nó có thể là quyết định đúng, nhưng nó đã là một sự mất mát đáng kể cho tôi. Muộn hơn trong đời cô, Priya làm việc cùng với nhà soạn kịch lớn Vijay Tendulkar, kể cả dịch các vở kịch của ông. Những tài năng nhiều mặt của cô đã tìm thấy sự bày tỏ qua những kênh khác nhau – trong xuất bản, dịch và viết kịch.

9

Tôi cảm thấy tôi phải ghi lại ở đây một tường thuật về sự chạm trán đầu tiên – và duy nhất cho đến nay – với các quy định College, mà đã dạy tôi về phong cách khiển trách mà tôi thấy rất có tác dụng giáo dục. Không lâu sau khi quay lại Trinity từ Calcutta, tôi đã đối mặt với một sự lựa chọn khó khăn dính líu đến một xung đột giữa những nghĩa vụ xã hội của tôi và những quy định của College. Christine bạn gái của bạn tôi Michael Nicholson đã đến muộn bất ngờ một buổi tối để thăm anh ở Cambridge – họ, tôi tin, đang tính toán chi tiết đám cưới của họ. Bất chấp nhiều cố gắng, Michael đã không thể tìm được một khách sạn cho Christine ở Cambridge, nhưng các quy định College định rõ rằng không ai (trừ Hiệu trưởng) có thể cho phép một phụ nữ ngủ trong phòng College của mình, trong cái đã vẫn là một trường toàn-nam giới.

Michael là một nghiên cứu sinh khi đó, và mặc dù là một Fellow đã không làm nên sự khác biệt nào với các quy tắc liên quan, chúng tôi đã xác định rằng các sự trừng phạt trong sự kiện bị phát hiện sẽ không rất nghiêm trọng cho tôi hơn cho anh. Chúng tôi nghĩ rằng nếu Christine ngủ trong phòng dự trữ ở tầng dưới trong căn hộ của tôi ở New Court, tôi sẽ bị rắc rối ít hơn Michael nhiều nếu giả như cô bị phát hiện ở phòng của Michael. Như thế Christine được đưa đúng lúc vào phòng bi a trong set (séc, ván) của tôi (nó được gọi thế bởi vì nó chứa bàn bi a của nhà toán học lớn G. H. Hardy). Kế hoạch là ngay khi các cổng sau của Trinity mở vào lúc rạng sáng, Christine sẽ yên lặng lẻn ra qua đường bên kia sông đến cổng sau. Khi tôi đi ngủ ở tầng trên, tôi đã có thể nghe thấy Michael và Christine tán gẫu sôi nổi và tôi cảm thấy ngày càng bi quan về khả năng của Christine dậy kịp thời để ra đi mà không gây ra bất kể khủng hoảng nào.

Chao ôi bà dọn giường đã phát hiện ra cô – tôi không nghĩ Michael đã vẫn ở với cô – và khi, vài giờ sau, tôi thức dậy, bà nghiêm khắc thông báo cho tôi rằng bà đã báo cáo sự vi phạm nghiêm trọng các quy tắc Trinity này cho các nhà chức trách. Cho nên tôi đã tham vấn bạn và cố vấn của tôi, sử gia Jack Gallagher, một Fellow rất có kinh nghiệm, và hỏi ông ông nghĩ cái gì sẽ xảy ra. Ông nói, ông nghĩ rằng Hiệu Phó, Sir James Butler, sẽ la mắng tôi nghiêm khắc. Cho nên tôi đã chuẩn bị cho cái xấu nhất.

Trong nhiều tuần tuyệt đối chẳng gì đã xảy ra cả. Một hôm, khi tôi gần như đã quên tình tiết, Butler yêu cầu tôi sau bữa trưa tại Trinity liệu tôi có muốn đi dạo với ông trong Vườn của các Fellow. Tôi bảo ông rằng bình thường tôi không thích gì hơn thế, nhưng buổi chiều đó tôi muốn đi thư viện, và hỏi ông liệu tôi có thể đi dạo với ông vào một ngày khác. Sir James nhìn vào tôi rất kiên quyết và nói, ‘Sen, tôi sẽ coi nó như một ân huệ cá nhân lớn lao nếu anh đi dạo với tôi bây giờ trong Vường của các Fellow.’ Cho nên tôi nói, ‘trong trường hợp đó, tất nhiên.’ Khi chúng tôi đi dạo dọc con đường bên kia sông, Butler hỏi tôi liệu tôi có biết những cây cao xung quanh chúng tôi bao nhiêu tuổi. Tôi không biết, ông bảo tôi thế. Trong Vườn của các Fellow, ông hỏi tôi về những cây khác nhau, và liệu tôi có biết chúng là những cây gì. Tôi không biết, ông bảo tôi thế.

Khi chúng tôi tiến gần đến College trên đường quay lại của chúng tôi, Butler kể cho tôi về một Fellow đã sống trong College, trong khi vợ ông có một căn hộ ở gần tại Quảng trường Bồ Đào Nha. Khi Fellow già này hấp hối và đã là rõ ông chỉ có nhiều nhất vài ngày còn lại, ông đã yêu cầu cho phép vợ ông ở với ông trong College cho một hay hai ngày cuối cùng của ông. Rồi Sir James hỏi tôi, ‘Anh nghĩ gì, Sen, College quyết định thế nào về yêu cầu của ông?’ Tôi nói, ‘tôi cho rằng nó phải đồng ý.’ ‘Vô nghĩa,’ Butler nói, ‘yêu cầu phải bị bác bỏ – tất nhiên.’ Rồi ông thay đổi chủ đề, và khi chúng tôi đi quay lại qua đường, với Butler cho tôi sự hướng dẫn thêm về các cây, tôi biết tôi đã bị quở trách nghiêm khắc. Giáo dục, tôi xác định, đến theo nhiều hình thức khác nhau.

* Hiện tượng khá phổ biến trong hoạch định chính sách mà kinh tế học hiện đại gọi là các hậu quả không lường trước (unintended consequences), tức là bất kể một chính sách nào có thể có nhiều tác động; ý định của chính sách có thể rất tốt nhưng do không lường trước các hậu quả có thể dẫn đến kết quả khác xa với ý định ban đầu, thậm chí tai họa.