Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 5 tháng 7, 2020

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ Miền Nam (kỳ 109): Lê Mộng Bảo: Nửa đêm thức giấc

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2020)

clip_image001

clip_image002

clip_image003

clip_image004

Nửa đêm thức giấc – Sáng tác: Lê Mộng Bảo

Trình bày: Phương Dung (Pre 75)

Đọc thêm:

Nhật Thịnh:

Nhạc sĩ Lê Mộng Bảo

clip_image005

Cali Today News – Đó là tựa đề một nhạc phẩm của Lê Mộng Bảo sáng tác vào năm 1972 ký dưới bút hiệu Tùng Vân Tuyết Sơn theo thể Boléro (Chậm), tác giả coi như tâm đắc với ca khúc này và được Bạch Yến Thương Hà trình bày, phải công nhận xuất sắc, một giọng ca nữ mượt mà, khỏe khoắn đă lột tả trọn vẹn những gì tác giả ngầm ký thác bên trong.

Một câu chuyện tình lỡ, đôi thanh niên nam nữ yêu nhau, thề nguyền gắn bó trọn đời. Nàng động viên chàng lên tỉnh học nhạc, tới hồi chàng thành công trở về, người xưa đă vắng bóng, xa chàng với theo một hình bóng khác. Chàng thất vọng, đau khổ đem đập vỡ cây đàn, bởi tiếng đàn xưa mà chàng tan nát cõi lòng: “Đập vỡ cây đàn giận đời đập vỡ cây đàn – Người ơi người ơi, Tình ơi tình ơi – Đập vỡ cây đàn, giận đời bạc trắng như vôi, giận người điên đảo quên lời – Đập vỡ cây đàn, giận người con gái yêu đàn – Buồn ơi buồn ơi! Làm sao để nguôi – Đập vỡ cây đàn, giận người đổi trắng thay đen, giận đời trở như bàn tay.”

Đây gần như tâm trạng của Lê Mộng Bảo hiện nay, sau những tháng năm tù đày khổ nhục gọi là học tập cải tạo trở về, bởi một sự ngộ nhận không đâu, người bạn đường năm nào của Lê Mộng Bảo đă ngang nhiên cắt đứt t́nh chồng vợ khăng khít bấy lâu nay. Hương lửa êm ấm của dĩ văng giờ đây chỉ còn đống tro tàn nguội lạnh trong những đêm đông buốt lạnh làm khô héo tâm hồn đã cằn cối bởi những nhăn nhíu của đời và những trận thù hằn của những tháng ngày đi tù. Từ 20 năm nay họ sống ly thân trong một căn nhà diện nhà nước trợ cấp (housing) nhìn nhau không một lời thưa thốt, không cùng một mâm ăn và hai người con, một mới từ Việt Nam sang hiện đang theo học nghề và một bị thất nghiệp từ tháng 10.2001. Bốn người con mắc kẹt trong nước. Lê Mộng Bảo sống cô đơn – trong khi bà vợ lo tụ họp bạn bè chơi bất cho tàn thời giờ – trong một căn phòng diện tích 25 thước vuông ở Milpitas, Bắc California. Báo chí, đĩa nhạc và hình ảnh ngập tràn trên kệ, trên bàn không lấy gì làm rộng răi cho lắm và trên chiếc giường của hội từ thiện cung cấp. Dưới gậm bàn bỏ la liệt thùng mì gói, sữa bột, đồ hộp của các cơ sở xã hội và tôn giáo phân phát. Xé một gói mì, mở một hộp thực phẩm – bất cứ thứ gì – thả vào cắm điện nấu, ăn hỗn tạp bất kể ngon dở miễn xong bữa, no bụng. Ngày hai bữa không sai khác, vẫn cảm nhận thấy ngon, được vui miễn có người thương mến, không quên bỏ.

Mà ai quên nổi một con người có lối sống đôn hậu, không gây phiền muộn, phê bình một ai sau lưng. Đâu cọ̀n chiếc xe hơi Mazda di chuyển ngang dọc ngày nào khi đất nước chưa thay tên đổi chủ. Và phải công nhận nơi đầu óc và sức làm việc của ông trong những ngày còn hoa niên để lớp người sau trông vào đó mà ngẫm suy. Từ một chiếc xe đạp thời áo trắng học trọ̀, Lê Mộng Bảo bước lên chiếc Velo Solex đen thui, đầu xe máy nặng chình chịch, tới chiếc Mobylette màu vàng cam, đi xa một bước, xe Dauphine của hăng Renault và cuối cùng trước khi rơi xuống sự đau thương của đời người, chiếc Mazda của Nhật, mộng ước trong những năm 1970 của nhiều người giàu có.

Đi tù cộng sản 6 năm sau ngày 30.4.1975, được thả về năm 1981, mắt bị thương tật và qua tỵ nạn Hoa Kỳ cuối năm 1993 theo diện HO, suốt từ ngày đó cho tới nay Lê Mộng Bảo thường xuyên làm bạn cùng xe buýt, tới những khách phương xa, Lê Mộng Bảo, không dám nghĩ đến điện thoại đường dài, e tốn kém, trợ cấp già có giới hạn, không thể thiếu suy tính. Hơn nữa còn phải trích ra một số nhỏ tiền đóng cho một quỹ tương tế kể từ năm 1994, phòng khi ra đi còn có nơi chốn an táng. Không đến nỗi phải bó chiếu như lời cổ nhân vốn dạy mà không mấy ai ít ra được nghe nhắc tới trong đời một lần. Điều này Lê Mộng Bảo dường như đă linh cảm thấy một ngày nào đó ông không thể ngự trên đỉnh vàng son, nhưng dù trong hoàn cảnh nào, ông luôn luôn tỏ ra yêu đời và vững tin, khi sáng tác nhạc phẩm Phận Nghèo năm 1971: “Em ơi nghèo khó có gì là tội phải không em, hăy trả lời anh đi – Đừng nhẫn tâm làm thinh”. Vào thời kỳ đó các nhà xuất bản coi như hái ra bạc, vượt hẳn giới sáng tác và trình diễn, nhận định này nhiều nhạc sĩ và ca sĩ đều đồng một quan điểm. Cụ thể năm 1948, khi Lê Mộng Bảo đại diện cho nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam – chuyên xuất bản và phát hành những sáng tác mới cũ của các nhạc sĩ lên tới nhiều nghìn bản, phổ cập hóa tân nhạc về tới nông thôn – bản quyền ấn định 1000 đồng cho 3000 ấn bản in trong đợt đầu, tái bản tính thêm, đại để trong số đó có những nhạc sĩ Phạm Duy, Dương Thiệu Tước, Hoàng Trọng, Hoàng Thi Thơ, Nguyễn Hữu Thiết, Anh Việt Thu, Phạm Đình Chương, Trầm Tử Thiêng, Phạm Mạnh Cương, Đan Thọ, Từ Công Phụng, Y Vân, Văn Phụng, Hoàng Thi Thơ, Minh Kỳ, Đỗ Lễ, Nguyễn Văn Đông, Trường Hải, Châu Kỳ, Phan Huỳnh Điểu, Trần Thiện Thanh, Anh Bằng, Hoàng Giác, Trịnh Lâm Ngân, Lê Hoàng Long… Và kể từ năm 1970 mỗi ca khúc được nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam chi trả bản quyền từ 20.000 đến 50.000 đồng.

Tới khi miền Nam sụp đổ Lê Mộng Bảo có trong nhà tới 100 cây vàng, gửi gấm người thân, tới khi đi tù trở về coi như trắng tay, cuộc đời tuột dốc thê thảm kể từ đây, tiếp tới những ngày sống trên đất tạm dung. Ngay số phận của mấy căn phố lầu giữa trung tâm đô thành hoa lệ năm xưa cũng đă cất cánh bay xa. Đời bi thảm tới mức Lê Mộng Bảo không có nổi một ly cà phê đen đắng pha bằng bắp rang cháy để đăi những thân quen lui tới thăm hỏi. Lê Mộng Bảo chưa xuất hiện một lần trên sân khấu trước năm 1975 mà nay tình thế bắt buộc đă phải đi hát dạo, sống lây lất với nhóm Phi Thoàn – Khả Năng. Sau Khả Năng vượt biên, mất tích, Lê Mộng Bảo rời khỏi nhóm sống lây lất cho tới ngày sang Hoa Kỳ. Còn chăng một con người thể chất gầy mòn ngày ngày đi lang thang tựa một người mất trí, không may lại gặp một cái cưa từ trên gác cao nhà nọ rơi xuống trúng đầu, may có Tô Như kịp đưa vào bệnh viện, nếu không máu đã ra hết mà trút hơi thở dọc đường khi nào không hay. Hậu quả bi thảm của tai ương nọ khiến đôi mắt của Lê Mộng Bảo ngày một thêm lu mờ. Trong cảnh khốn cùng của đời người, Thượng Đế lại như trớ trêu đưa đẩy tới cho Lê Mộng Bảo một giai nhân tuyệt sắc, trở thành tri âm tri kỷ, tạo cho Lê Mộng Bảo một thế giới mới, tạm quên đi những phiền lụy của đời. Thế nhưng – vẫn chữ nhưng quái ác của định mệnh mà xưa nay người đời vốn kinh hoàng, lần tránh – mỹ nhân đă một lần rũ bỏ áo dạng, nay một lần nữa lìa xa Lê Mộng Bảo, đem theo giọt máu rơi của người tình tài hoa một thuở, qua Âu châu sống.

Kể theo lời Thanh Thanh quen biết Lê Mộng Bảo từ năm 14 tuổi. Ngày 6.8.2000 nhận thấy Lê Mộng Bảo đă dâng hiến cuộc đời cho nghệ thuật nay bởi tình hình chính trị, bệnh hoạn và nỗi buồn riêng tư sâu xé tâm hồn xô đẩy vào cơn chán nản triền miên, biến một con người hoạt động xă hội có tinh thần Hướng Đạo cao như Lê Mộng Bảo thành một nạn nhân tuyệt vọng của thời thế muốn tạo một cái giá cho Lê Mộng Bảo trước tuổi hoàng hôn, một nhóm khá quy mô, sau bởi nhiều nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp đã thu hẹp còn lèo tèo dăm ba người đứng tổ chức “50 Năm Âm Nhạc Lê Mộng Bảo” tại rạp Le Petit Trianon. Thoạt đầu chương trình đề ra bao gồm việc xuất bản một tập kỷ yếu gồm cuộc đời, sự nghiệp, h́nh ảnh tác giả và tất cả các nhạc phẩm của Lê Mộng Bảo, một buổi trình diễn ca nhạc quy tụ những ca sỹ đă một thời trình diễn nhạc phẩm của tác giả, một lưu niệm quý giá dành cho nhạc sĩ, và một khoản tiền bảo trợ của các mạnh thường quân và tiền bán vé trừ mọi chi phí còn lại dành cho tác giả. Dự tính đồ sộ đó kết quả đã trái ngược một cách phũ phàng, chỉ đạt được một phần thật khiêm nhường của chương trình đề ra. Nghĩ tới những buổi trình diễn của các nhạc sĩ Anh Việt và Phạm Mạnh Cương, gặt hái thành công ngoài sức tưởng, nhiều khi nghĩ lại trường hợp của Lê Mộng Bảo thấy thật buồn. Một con người đă suốt cuộc đời dâng hiến cho nghệ thuật, nay đã vượt quá độ tuổi “thất thập cổ lai hy”, lại không may sống đời lẻ loi, mắc chứng bệnh kinh niên về hô hấp, hai mắt bị mờ và trí nhớ như bỏ đi từ lâu. Ấy vậy mà không một sinh hoạt văn nghệ hay tiếp tân nào có đạt giấy mời mà vắng mặt Lê Mộng Bảo, thành thử người ta rất vui và cũng rất e ngại độ hành trình có bất trắc của Lê Mộng Bảo, mắt thấy không rõ tất nhiên đi không vững, lại còn vận chuyển bằng xe công cộng. Nhiều lần chia tay, nhìn Lê Mộng Bảo bước lần vào nhà, chập choạng như muốn ngã trước mỗi bậc thềm, không ai khỏi lặng người suy nghĩ trầm lắng trong thoáng phút, bâng khuâng man mác.

Lê Mộng Bảo có khá nhiều bút hiệu, bởi thế mà tới nay nếu chỉ căn cứ những tên đó in trên các nhạc phẩm, nhiều người không thể ngờ đó là của Lê Mộng Bảo, một người gốc người Minh hương, tương tự nhà thơ Hồ Dzếnh hay Lưu Thị Hạnh tức Hà Triệu Anh gốc người Quảng Đông bên Trung Hoa. Xuất thân trong một gia đình Nho học, Lê Mộng Bảo sinh năm 1925 tại cố đô Huế. Năm 1890, thân sinh Lê Mộng Bảo qua Việt Nam là một thương hồ, rất mê cổ nhạc miền Trung, thường hội họp đàn ca xướng hát thâu đêm sau những chuyến trẩy hàng, sau kết hôn với một cô lái đò người địa phương trên bến sông Ghếp, Thanh Hóa. Cả hai sinh sống trên con thuyền xuôi ngược, đổi chác hàng hóa tại mỗi bến sống. Các danh ca danh cầm đất cố đô khi đó như cô Nhơn, cậu Tôn Út… mà không ai còn xa lạ đã thường xuyên có mặt tại đây mỗi khi có buổi họp mặt văn nghệ. Nhờ sống trong bầu không khí rộn ràng tiếng đàn lời ca đó Lê Mộng Bảo đă sớm làm quen với thanh âm từ thuở thiếu thời và tỏ ra đam mê âm nhạc. Ngoài ra Lê Mộng Bảo còn là phóng viên báo Tiếng Dân của Huỳnh Thúc Kháng năm 1939 khi đó mới 17 tuổi – thời gian 1974 – 1975 là chuyên viên báo chí, phụ tá thứ trưởng đặc trách báo chí bô Thông Tin Dân Vận Chiêu Hồi, sinh hoạt trong Hội Báo Chí Kư Giả Sài G̣n – yêu đắm đuối nàng Ly Tao, ký bút hiệu Mộng Quỳnh cho những bài thơ in rải rải trên các tạp chí xuất bản tại đất Thần Kinh vào khoảng những năm 1950. Thanh Thanh cho biết từ ngày ra tù trở về năm 1987, mỗi tuần đều tiếp nhận được một bài thơ khá dài của Lê Mộng Bảo san sẻ những nỗi niềm bi phẫn trong đáy sâu tâm hồn. Ngoài ra Lê Mộng Bảo đă một thời cầm bút cầm cọ viết báo, vẽ tranh hay bấm máy chụp hình, phóng viên nhiếp ảnh thể thao và sinh hoạt trong Hội Nhiếp Ảnh Nghệ Thuật Quận 1 Sài Gòn.

Lê Mộng Bảo trầm lặng, nhiều suy tư trăn trở, nặng mang một tâm hồn nghệ sĩ. Chỉ sáng tác những khi thấy cần, không thể im lặng khi có một sự kiện nào thôi thúc, đặc biệt những khi giao động tâm hồn. Nhạc của Lê Mộng Bảo chuyên chở tình cảm quê hương, diễn tả những quặn thắt khía cạnh tâm linh của con người muôn thuở, những vỡ lở của chiến tranh, nông nỗi tan hoang của thế hệ, những suy tư ngao ngán mặc cảm trải dài trên kiếp sống. Lê Mộng Bảo sáng tác mạnh từ năm 1946, đă lưu lại cho đời nhiều nhạc phẩm như Dư Hương, Tình Đàn, Đàn Bướm Trắng, Chiều Viễn Xứ, Cô Gái Miền Nam, Ảo Ảnh Tình Yêu, Bước Vào Thế Kỷ, Nhớ Thương Hàn Mặc Tử, Nửa Đêm Thức Giấc, Sao Không Về Thăm Quê, Nguyện Cầu Cho Tuổi 20, Con Mẹ Đã Về, Tìm Lại Quê Hương, Tình Chỉ Đẹp Khi Mùa Xuân Đến, Để Kỷ Niệm, Về Thăm Em, Giọng Hát Tìm Em, Đổi Thay, Thân Phận, Thương Về Quán Trọ, Tiếc Thương, Từ Chối, Bọt Bèo, Mùa Ve Sầu, Lời Yêu Thành Phố, Xa Anh Rồi, Phận Nghèo, Sao Lừa Dối Em, Không Hiểu Tại Sao, Thân Phận, Tìm Được Người Yêu, Bông Hồng Của Anh, Lời Mẹ Dạy, Đập Vỡ Cây Đàn, Nếu Tôi Yêu, Hãnh Diện, Đi Tìm Anh, Nghe Loài Chim Hót, Những Đợt Sáng Mang Tên Ḥa Bình, Thông Cảm, Còn Gì Cho Em, Chỉ Còn Cây Đàn Này Thôi, T́nh Đẹp Thiên Thu… hợp soạn với Lam Phương, Tô Kiều Ngân, Phạm Mạnh Cương, Mạnh Phát, Văn Phụng qua một số nhạc phẩm như Sầu Ly Hương, Ngày Về Chiến Thắng, Dâng Hoa, Bến Nước Tình Quê, Tàn Một Đêm Vui.

Ngoài ra Lê Mộng Bảo còn soạn tân cổ nhạc giao duyên như các bản Đổi Thay, vọng cổ Loan Thảo, Phương Bình và Mỹ Châu ca (Đĩa hát Việt Nam), Ảo Ảnh Tình Yêu, vọng cổ Viễn Châu và Thanh Tuyền ca (Đĩa hát Hồng Hoa). Năm 1948, Tăng Duyệt thành lập nhà xuất bản Tinh Hoa tại Huế, có sự cộng tác của Lê Mộng Bảo.

Năm 1952, Lê Mộng Bảo vào Sài Gòn lập cơ sở chi nhánh, đại diện tại miền Nam. Năm 1956 nhà xuất bản Tinh Hoa tại Huế đình chỉ hoạt động, Lê Mộng Bảo nắm lấy thời cơ, mở nhà xuất bản riêng, lấy tên Tinh Hoa Miền Nam tại 51 đường Trần Hưng Đạo. Đă được ghi danh trong tự điển chỉ nam của nhà xuất bản quốc tế Worldwide Music Trade Directory (Catalogue Mondial Professionel) gồm 5 ngôn ngữ do Sven G. Winquist xuất bản tại Thụy Điển. Ngoài công việc tái bản những nhạc phẩm được nhiều thính giả ưa chuộng, Lê Mộng Bảo còn xuất bản trên 200 nhạc phẩm mới của nhiều nhạc sĩ được đông đảo quần chúng hâm mộ.

Năm 1955, Lê Mộng Bảo hợp tác với Tô Kiều Ngân chủ trương giai phẩm Sóng Nhạc cổ súy cho nền tân nhạc Việt Nam. Lê Mộng Bảo đă công bố thiên biên khảo “Thử Nhìn Lại Các Dạng Ca Khúc Việt Nam Trước Và Sau Năm 1945 Qua Các Giai Đoạn”. Trước đó trên các báo Tin Nhạc (1947), Thư Thần Kinh (1950), và Rạng Đông (1958) tài liệu ”Lịch Trình Tiến Hóa Của Nền Tân Nhạc Việt Nam Qua Các Giai Đoạn” của Lê Mộng Bảo đã trình bầy nền tân nhạc Việt Nam từ thời kỳ phôi thai năm 1930 nghĩa là vào sau giai đoạn Phạm Đăng Hinh, Nguyễn Văn Giệp, Nguyễn Xuân Khoát và Đỗ Tịnh tốt nghiệp Đông Dương Nhạc Viện, và điệu hát cải lương Nam Kỳ đang trong thời kỳ được quần chúng hâm mộ, cho đến giai đoạn nền tân nhạc Việt Nam đi tới chỗ đa dạng. Giai đoạn của khuynh hướng thanh niên, lịch sử tiêu biểu bằng những bài Ải Chi Lăng, Sông Bạch Đằng, Hờn Sông Gianh của Lưu Hữu Phước, Tiếng Chim Gọi Đàn của Hoàng Quý, Nhà Việt Nam của Thẩm Oánh, Gò Đống Đa, Thăng Long Thành của Văn Cao, Một Buổi Chiều Mơ của Dzoăn Mẫn, Sáng Trăng, Đồ Sơn của Đặng Thế Phong. Giai đoạn với trào lưu giải phóng dân tộc mở đầu loại nhạc hùng tráng, tiêu biểu bằng các bản Chiến Sĩ Không Quân, Rạng Đông, Khỏe Vì Nước của Hùng Lân, Việt Nam Phục Quốc của Thẩm Oánh, Hùng Tiến của Nguyễn Văn Ba, loại trầm hùng có Đêm Trong Rừng của Hoàng Quý, Chiến Sĩ Hải Quân, Bắc Sơn của Văn Cao, Chiến Sĩ Vô Danh của Phạm Duy, Hòn Vọng Phu của Lê Thương, loại nghệ thuật có Thiên Thai, Trương Chi của Văn Cao, Suối Mơ, Đàn Chim Việt của Văn Cao – Phạm Duy, Chinh Phụ Ca, Nợ Xương Máu của Phạm Duy, Mơ Hoa của Hoàng Giác, Giọt Mưa Thu của Đặng Thế Phong và loại thiếu nhi có Tập Em Yêu của Văn Cao, Con Cò Mà Đi Ăn Đêm, Thằng Bờm của Nguyễn Xuân Khoát, Đồng Vọng của Hoàng Quý, Đàn Bướm Trắng của Lê Mộng Bảo… Đây là một dịp để Lê Mộng Bảo liên lạc lại với những ai thân quen cũ, vui vẻ được đóng góp trong quá trình và công trình khai phá nền tân nhạc buổi khai sinh. Đan Thọ nhận định Lê Mộng Bảo ngoài tính cách một nhạc sĩ có chân tài còn là một nhà truyền giáo âm nhạc tài ba của thời đại. Nhờ vậy mà nhiều ca khúc của các nhạc sĩ sáng tác trong khoảng thời gian các năm 1950 – 1975 đă được phổ biến sâu rộng từ thành thị đến nông thôn và trở thành bất tử. Giới tiêu thụ nhạc phẩm thời đó phần lớn thuộc thành phần thanh thiếu niên, quân đội và lao động, bận rộn với học hành, công việc ngày đêm, khi rảnh rang lại đem những nhạc phẩm ḿnh tâm đắc ra ca, tạo sự sảng khoái cho tâm hồn. Trên báo Bách Khoa khi trả lời cuộc phỏng vấn của Nguyễn Ngu Í, Lê Mộng Bảo phân tích sự kiện này cho rằng: “Người mua nhạc, thích những lời thuộc loại tâm tình, gợi lại một kỷ niệm êm buồn. Và nhạc điệu đừng rắc rối, mà giản dị, cho nên anh thấy nhiều bài hát “có tiếng” được ưa chuộng, đều có một điệu nhạc tương tự. Điệu nhạc có “bà con” với nhau, thì người chơi nhạc mới dễ đàn, người học hát mới hát mau.”

Khi điều khiển nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam, Lê Mộng Bảo nhiều khi gặp khó khăn, nhưng đã có thái độ đối xử đẹp. Thường 10 nhạc phẩm khi xuất bản, chỉ có 3 nhạc phẩm tiêu thụ nhanh, thu được lời, nhưng hễ nhận được bản thảo của bất cứ nhạc sĩ nào gửi đến, Lê Mộng Bảo ít có từ chối và tính trả đầy đủ tác quyền, không quan tâm tới số phận của nhạc phẩm xảy ra sau đó ra sao. Những nhạc phẩm rời này đã rất tiện dụng cho các ca sĩ và dàn nhạc khi chơi, dễ dàng theo dõi, chưa nói tới vấn đề chọn lựa nhạc phẩm. Bây giờ người ta thường luyện tập nhạc theo các đĩa, dễ bị sai chệch. Lê Mộng Bảo có óc tự lập, bay nhảy đây đó từ nhỏ, năm 1941 xa rời đất thần kinh, nơi đă được nhà cách mạng Huỳnh Thúc Kháng truyền dạy chữ Hán, ra Hà Nội theo học vĩ cầm nhạc sĩ Đặng Thế Phong – tốt nghiệp trường Cao Đẳng Mỹ Thuật Hà Nội, chết bởi bệnh lao phổi, tác giả các bản Con Thuyền Không Bến, Đêm Thu, Giọt Mưa Thu – năm 1943 trở vào Sài G̣n theo học nhạc lý cùng nhạc sĩ Nguyễn Văn Thương và tới năm 1945 cho xuất bản nhạc phẩm đầu tay mang tựa đề Không Làm Nô Lệ ghi dấu ngày toàn dân kháng chiến chống Pháp. Lê Mộng Bảo nhận định một nhạc phẩm ngoài giá trị nội dung và hình thức, còn phải có hồn thì mới quyến rũ được người nghe, tuy nhiên định luật này đôi khi có thể uyển chuyển: “Rõ ràng hơn là từ năm 1958 trở lại đây, nhà xuất bản không còn cung cấp món ăn nhạc”cho công chúng nữa, mà ngược lại, chính công chúng đi hỏi nhà xuất bản những bài mà họ thích. Chúng tôi từ năm năm nay đóng vai trò của kẻ trung gian và công việc của chúng tôi hoàn toàn là nghề nghiệp. Phòng trà chỉ có ảnh hưởng phần nào đó thôi, vì chỉ trong phạm vi thủ đô. Ảnh hưởng lớn lao và quyết định do đài phát thanh. Những bài hát được đài phát thanh giới thiệu, rồi hát đi hát lại nhiều lần, dễ khiến người nghe ưa thích. Họ đ̣i hỏi những bài hát ấy để học theo đài phát thanh. Nhà xuất bản phải chiều theo luật “cầu” ấy, mới mong duy trì cơ sở của mình trong buổi tranh sống gắt gao này.”

Lê Mộng Bảo không những nắm bắt được nhu cầu người thưởng ngoạn, biết rõ từng giai đoạn cho từng loại nhạc, ngay tới giai đoạn nặng mang sắc thái chính trị, chẳng hạn trong thời kỳ kêu gọi quân dịch, phát động chính sách chiêu hồi, phải làm sao dung ḥa được cả hai mặt đấu tranh và nghệ thuật, nhằm đẩy mạnh nhà xuất bản Tinh Hoa Miền Nam ngày một vượt xa và phát triển sâu rộng nền tân nhạc trong mọi giai tầng xã hội, Lê Mộng Bảo thường ví von “Tân nhạc đối với dân ta như rau và mắm vậy.” Ngoài ra, Lê Mộng Bảo đã cùng Phương Hồng Quế, Thiên Trang, Trang Mỹ Dung và Giang Tử thực hiện Chương trình Hoa Tình Thương của Song Ngọc trên Đài Truyền Hình Sài Gòn và thường xuyên đi lưu diễn tại các tiền đồn heo hút nằm rải rải khắp các Vùng chiến thuật khét lẹt mùi thuốc súng, đem tiếng đàn lời ca sưởi ấm tâm hồn các chiến sĩ phương xa, năm tháng hầu như không biết tới mái ấm gia đình. Cùng Văn Giảng, Kim Tước, Thanh Nhạn, Mộc Lan phụ trách lớp nhạc do Sư huynh Mai Tâm điều hành tổ chức tại viện Khoa học Giáo dục Chợ Lớn năm 1973 và cùng Lê Thương, Phạm Duy, Nguyễn Hữu Ba, Xuân Phát sáng lập Hội Nhạc Sĩ Việt Nam mục đích bảo vệ tác quyền và đời sống của những người cùng chung nghiệp dĩ hầu nuôi dưỡng và phát triển nền tân nhạc. Lê Mộng Bảo đã nhiều năm lăn lộn trong nghề nên đã hiểu rõ mọi sự thương đau của vấn đề, có nhiều kinh nghiệm: “Một bản nhạc đã được Hội Đồng Kiểm Duyệt Trung Ương ở Nha Tổng Giám Đốc Thông Tin cấp giấy phép để in, mà Ban Kiểm Duyệt Nhạc của Đài Phát Thanh lại không cho phổ biến qua làn sóng điện, ngược lại có bài hát được phép hát ở Đài Phát Thanh mà khi xuất bản, Nha Tổng Giám Đốc Thông Tin lại không cho. Lại còn có trường hợp một bài được Đài Phát Thanh Sài Gòn cho hát, mà Đài Phát Thanh Quân Đội lại kiểm duyệt, hoặc là ngược lại. Sự không đồng tâm nhất trí này của các cơ quan hữu trách nói trên gây thắc mắc không ít trong giới sáng tác cũng như trong giới xuất bản tân nhạc.”

Giờ đây trên đất nước người nhiều nhạc phẩm của Lê Mộng Bảo tự bản thân đã không in được bởi nhiều điều kiện không cho phép, lại có người tự tiện đem in hay thu đĩa cho phát hành công khai, không cần biết tới tác quyền, đă vậy có đĩa nhạc c̣n bị lăng quên luôn tên tác giả. Điều này hiện nay khi giới thiệu các nhạc phẩm cho ca sĩ tŕnh bày, người ta như quên cả tên tác giả khi giới thiệu, đặc biệt nếu những nhạc phẩm đó lại xuất xứ từ những bài thơ hay lời của một người khác đặt.

Lê Mộng Bảo vẫn mong ước được xuất bản tại Hoa Kỳ tập nhạc Những Khúc Tình Ca Viết Trên Lưng Ngựa Hoang gồm 50 phụ bản chân dung các ca nhạc sĩ đă một thời sinh hoạt và hợp tác với Lê Mộng Bảo tại Hà Nội từ trước năm 1954 đến năm 1975 tại miền Nam. Lê Mộng Bảo ngày nay trong lớp tuổi hoàng hôn của đời người, thể lực đă quá mỏi ṃn bởi những năm tháng miệt mài lao động, chiến tranh và tù đầy cướp mất đi đôi mắt tinh anh sáng tác thuở nào, lưu lại cho đời nhiều nhạc phẩm tình tự dân tộc, chất ngấy yêu đương, vẫn thường xuyên có mặt trong các buổi trình làng sách, ra mắt băng thơ nhạc, trình diễn nhạc và các buổi tiếp tân những văn nghệ sĩ từ địa phương xa tới. Một tâm hồn nghệ sĩ phóng khoáng, một tình cảm nối kết, Lê Mộng Bảo đã cống hiến cho nghệ thuật những bông hoa tươi thắm và dành cho tình đời những nét son thắm đượm tính nhân bản của con người luôn mãi nở trên đôi môi không biết héo phai.

Jan 07, 2005

(Nguồn : Đặc Trưng)