Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2019

Chân Nhân (kỳ 2)

Tiểu thuyết của Trần Thanh Cảnh

HAI

Làng Cùng là một làng cổ lớn nằm ở tít tận cuối phía nam vùng Kinh Bắc. Chính vì vậy nó mới có tên là Cùng: làng cuối cùng của đất Kinh Bắc. Cũng như mọi ngôi làng khác trong vùng, làng vốn có một cái tên tự khá sang: Thiên Thai Xá - làng Thiên Thai! Hàm ý nơi đây như là cõi thiên thai. Thế nhưng lâu lắm rồi chả thấy ai gọi cái tên hết sức hoa mỹ này ra. Hình như ngay người làng cũng đã quên mất là làng mình vốn có cái tên tự đẹp thế. Thường khi giao tiếp chuyện trò dân làng và dân quanh vùng chỉ gọi làng Cùng, dân Cùng. Đến mức nhiều khi văn tự của hào lý chức dịch trong làng trình quan trên cũng xưng thế. Làng Cùng, dân Cùng. Vắn tắt thế thôi. Cũng chả thấy ai thắc mắc, bắt bẻ gì.

Ngày xưa. Khi con sông Dâu nối từ sông Thiên Đức chảy qua vùng nam Kinh Bắc, xuống tỉnh Đông rồi đổ vào sông Cái chưa bị mất dòng. Sông rộng sâu, chảy vòng vèo trong miền lau sậy rừng rú hai bên. Những rừng thông, rừng muỗm, rừng dâu gia vẫn còn di tích đến ngày nay. Những cây cổ thụ còn sót lại đã trở thành thần cây trong vùng. Thành Luy Lâu bên bờ sông Dâu khi ấy còn là lỵ sở của nước ta. Có bến cảng san sát thuyền đỗ. Thương nhân các nơi trong ngoài nước đổ về buôn bán tấp nập. Họ đã lập nên chùa chiền phố thị nguy nga. Thế rồi vật đổi sao dời, cửa sông Dâu qua một trận lũ lụt kéo dài dữ dội chưa từng thấy bị phù sa lấp kín. Sông Dâu mất dòng. Cả một ngôi thành tráng lệ dần tàn phai. Quan quân bỏ về Long Biên gần bờ sông Cái xây thành khác. Thợ thuyền đi theo, thương nhân đi theo, để lại cả một vùng thành đô xưa hoang tàn với thời gian… Con sông Dâu không còn chảy nữa, lòng sông cũ xưa biến thành cả một dải những đầm hồ, ao chuôm mênh mông nối nhau cùng miên man những cánh đồng lau sậy hoang hóa ngút ngàn, nước tù đọng lưu cữu. Cứ một dải đầm hồ lại xen vào một cánh đồng rộng. Một trong những cánh đồng đó, ở chỗ tiếp giáp giữa xứ Đông với xứ Kinh Bắc là cánh đồng Mê. Đây là cánh đồng hoang rộng nhất trong vùng. Thấy các cụ cao niên nói, rộng tới bốn vạn chín ngàn mẫu. Dân xứ Đông và dân Kinh Bắc có nhiều chuyện kể về cánh đồng này. Họ nói sở dĩ có tên là cánh đồng Mê là do nhiều người đi kiếm tôm cá, thấy nhiều quá, cứ mê mải đi theo rồi lạc mãi sâu trong đó không biết đường về nữa. Có người nói là không phải thế, nếu đi sâu, sâu mãi vào trong đồng, qua hết vùng lau sậy ngút ngàn sẽ tới một cái đầm mọc cơ man những sen là sen. Toàn sen trắng, sen hồng thơm ngát. Ở giữa đầm sen mênh mông ấy, có một tòa nhà thuyền nổi to như lâu đài nhà vua, trên đó có những nàng tiên trẻ đẹp khỏa thân cả ngày, mình mẩy trắng hồng, muốt như cánh những bông sen, ngồi vầy nước chơi hoa. Người nào mà trót đi tới đó, nhìn thấy cảnh ấy, đều thành ngẩn ngơ quên tiệt lối về.

Nhưng cũng có người lại nói, trong những cái đầm nước đen sâu thẳm ấy, chả có tiên nữ gì cả mà rặt một giống thủy quái vốn ngày xưa sinh sống ở sông to bể lớn nay bị mắc lại trong đồng. Không có lối ra chỗ nước lớn vẫy vùng cho thỏa chí, chúng đâm bí bách hung dữ. Gặp người mon men đến gần là chúng nhảy lên bờ lôi tuột xuống dìm chết ăn thịt. Không rõ thực hư thế nào. Nhưng dân vùng nam Kinh Bắc thấy lâu lâu có người, hoặc chán nản chuyện tình duyên, hoặc phẫn chí vì chốn thi cử quan trường mãi chả thành danh lại bỏ đi sâu vào trong cánh đồng đó. Hoặc cũng có người chỉ vì tò mò muốn đi vào cánh đồng Mê xem lời đồn thổi đúng sai ra sao. Nhưng rồi tất cả không thấy một ai trở lại bao giờ. Không một ai. Cánh đồng Mê thì vẫn âm u bí hiểm. Chiều chiều dân vùng nam Kinh Bắc hay trèo lên núi Thiên Thai nhìn sâu về phía đó, dù trời đẹp hay xấu thì phía xa xa cũng chỉ thấy một màu lam sẫm của những hơi chướng khí cuồn cuộn bốc lên nghi ngút không ngừng nghỉ trên chân trời mờ đục…

Cách đây lâu lắm rồi, lâu đến nỗi những người già nhất trong làng chỉ biết truyền ngôn nhau, bảo đó là chuyện xảy ra từ thời thượng cổ. Có một đại nhân là thày phù thủy nổi tiếng cao tay ấn cưỡi diều từ kinh thành đến chơi vùng nam Kinh Bắc. Ngài ấy cũng lên núi Thiên Thai đứng nhìn ngắm rất lâu và rất sâu vào cánh đồng Mê mờ ảo phía xa. Ngài ngồi ngẫm nghĩ ở trên núi một ngày. Thế rồi ngài huy động quân dân cả vùng và còn chế ra một cái thuyền máy kéo vào khai một con sông nối các đầm hoang với nhau, khơi thông các lạch nước cho chảy về phía bể để tháo nước tù đọng, mở rộng đất đai trồng cấy cho dân. Con sông này nối liền ba huyện vùng nam Kinh Bắc nên gọi là sông Ba Huyện. Có điều lạ là khi quân của đại nhân khơi sông vào sâu mãi trong cánh đồng Mê thì đã thấy có một ngôi làng to ở trong đó tự bao giờ mà quan lại tứ xứ đều không ai hay biết gì. Một ngôi làng to, khi ấy đã có hàng nghìn người với hàng trăm ngôi nhà. Xung quanh ngôi làng là một lũy tre gai dày đặc bao phủ kín mít. Chỉ có một lối ra vào duy nhất là cái cổng làng bằng gạch nung xây cất khá qui mô. Đứng từ xa, nếu không nhìn thấy cái cổng thì người ta không thể biết là đằng sau lũy tre rậm rì kia lại là một ngôi làng rất sầm uất. Mà chỉ nghĩ đó là một rừng tre hoang. Thật lạ. Còn dân trong làng ấy cũng chả biết mình đang là con dân của nhà vua triều nào. Khi đại nhân hỏi, thì họ đều nói, từ bé sinh ra đến lớn lên, già đi, rồi chết, không ai đi ra khỏi làng. Nên chả biết gì về thời thế xung quanh. Chỉ một người duy nhất trong làng là một cụ cao tuổi, được gọi là Chân Nhân Tiên Sinh đi giao dịch mua bán mọi thứ cần thiết bên ngoài. Dân làng tin tưởng tuyệt đối Chân Nhân. Bởi đó là một người mà kẻ khôn lanh đến đâu trong thiên hạ cũng không dùng lý lẽ để thuyết phục lừa mị được. Tiền của không thể mua chuộc được Chân Nhân. Nữ sắc thì càng không có ý nghĩa gì. Mà những kẻ xấu xa hay cường quyền bạo ngược lại càng không có cơ hội để bén mảng đến bên ngài. Ngài vốn có thiên nhãn đặc biệt để nhìn ngay ra người tốt kẻ xấu giữa chợ đời. Với mọi sự tốt đẹp, xấu xa, hỷ nộ ái ố xảy ra trong làng ngài đều bình thản soi xét, luận ra lý lẽ. Bậc Chân Nhân vốn không ham sống sợ chết, coi mọi mất mát được thua ở đời chỉ là ý trời muốn thế. Coi cái chết chỉ là sự trở về với Thiên Đạo. Bởi người Làng Cùng khi ấy một mực thờ Thiên Đạo - Đạo trời, họ coi mọi sự trên đời này do ông trời trên tít muôn tầng cao xanh kia đã quyết định và thấu tỏ cả. Con người xuống trần gian làm người chỉ là thế thân cho một lỗi lầm đã mắc phải trên chốn thiên thai vĩnh cửu. Hết hạn trần gian lại trở về chốn ấy... Khi một bậc Chân Nhân chết đi, thì làng sẽ cử một người khác xứng đáng để làm Chân Nhân Tiên Sinh. Họ bảo đây là lời nguyền của các bậc tiền nhân khi lập đất. Các cụ truyền rằng, cứ trong lũy tre làng mình với nhau cũng đầy đủ, cũng vui rồi, cần gì phải giao du nơi đâu nữa cho phiền phức. Làng có đầy đủ mọi thứ, có con người, có Thiên Đạo, hỏi còn cần gì nữa? Mà ra khỏi đồng Mê, dính dáng với quan quyền nhân gian còn phiền phức hơn. Thế cho nên từ không biết bao đời nay dân làng cứ yên vui trong cánh đồng Mê với nhau mà chả cần đi đâu, chả biết đến ai. Và cũng không ai biết đến họ.

Thế nhưng ngay hôm Đại Thánh Nhân kéo thuyền máy và quan quân đến khai phá cánh đồng Mê thì Chân Nhân Tiên Sinh của Làng Cùng đã treo cổ tự tử. Ngài bất lực trước uy vũ hùng mạnh của quan quyền. Ngài nói, cảnh tiên bồng của làng từ nay chấm dứt. Thiên Đạo dứt mạch, ta về sớm với đấng cao xanh cho khỏi đau lòng...

Dân làng khi ấy đang mê tơi sung sướng với những cái sự mới lạ do Đại Thánh Nhân mang tới chả ai để ý đến lời Chân Nhân Tiên Sinh nữa. Họ bỗng dưng đổ đốn mê mị trước những lời rao giảng du dương. Họ hoa mắt trước những phép thuật của phù thủy đại nhân. Cả làng Cùng đồng thanh tôn là Đại Thánh Nhân. Họ bỗng sung sướng cười khanh khách chân tay nhảy múa như trẻ thơ khi được những đồ hào nhoáng lóng lánh mà Đại Thánh Nhân mang tới. Đại Thánh Nhân cũng thấy vừa lòng và yêu quý những người dân nơi đây, toàn những người khỏe mạnh đẹp đẽ, nhưng có điều trông mặt ai nấy đều ngơ ngơ, mê mê tỉnh tỉnh. Họ chả biết chữ nghĩa là gì, quần áo thì xấu xí, đồ đạc thô ráp, nhưng thức ăn thì dồi dào vô cùng. Cá vơ tay bắt dưới nước lên. Mạ cấy xuống ruộng là thành bông lúa. Dâu trồng trên bãi lá to như lá sen dưới đầm. Lợn gà trâu bò nuôi chạy đầy ngoài đường ngoài sân. Chiều đến gái trai khỏa thân bơi lội tung tăng đùa nghịch vờn nhau như cá dưới đầm. Đại Thánh Nhân cũng lấy làm thú vị, ngài bảo đây đúng là cõi thiên thai, bèn sai người cất nhà cửa trong làng rồi ở lại đấy. Ngài mở trường dạy dân làng chữ viết, dạy đạo lý thánh hiền. Ngài lại đặt tên tự cho làng là Thiên Thai Xá thay cho cái tên làng Cùng mà dân vẫn tự gọi xưa nay với nhau. Khơi xong sông Ba Huyện, dạy dỗ xong dân chúng, Đại Thánh Nhân lại cưỡi diều bay đi. Dân làng Cùng nhớ ơn dạy dỗ khai sáng, bèn bảo người khéo tay lấy đất sét nặn tượng ngài, đem nung bảy ngày bảy đêm, sơn son thếp vàng rồi làm lễ hô thần nhập tượng, tôn làm thành hoàng để thờ cúng hương khói quanh năm. Bởi dân Làng Cùng ngoài việc coi trọng Thiên Đạo vốn rất tín vào việc thờ cúng tổ tiên. Nước có quốc tổ. Làng có thành hoàng. Nhà có cha ông cụ kỵ... cao tằng tổ khảo cao tằng tổ tỷ, cao lắm. Không biết cao đến đâu nữa. Cơ mà người nào người nấy, nhà nào nhà nấy truyền nhau câu, “Sống về mồ về mả đâu về cả bát cơm”. Cho nên ban thờ từ nhà giàu nứt đố đổ vách, cho đến hàng bố cu mẹ đĩ trong làng đều được chăm nom chu đáo. Tuần rằm mùng một, giỗ chạp, tết nhất khói hương đèn nến tưng bừng. Và nhất là luôn phải có một tay đàn ông con trai chủ trì việc cúng tế này. Đấy là lệ chả biết có từ bao giờ. Thế nên cho đến bây giờ, việc tế lễ ở đình làng vẫn chỉ do giới các cụ ông trong làng đảm nhiệm. Tuy thỉnh thoảng trong làng cũng có sinh ra một bà lẫm liệt, bà ấy đứng lên tuyên bố, không có các ông thì các bà ấy cũng nghi thức trang hoàng đầy đủ cho thánh, kém gì? Thế nhưng lập tức bị các ông gạt bay ra ngay, nói giống đàn bà đái không qua ngọn cỏ biết gì mà cúng lễ thánh thần. Mà việc này thánh đã truyền lại rồi, cấm cãi lại ngài, đi ra chỗ khác cho sạch sẽ...

Chuyện lai lịch làng Cùng thấy bảo còn ghi lại cả trong quyển sách cổ mà thày Bút độc quyền giữ. Nghe nói trong đó có đủ mọi chuyện kể từ khi lập làng đến nay, thế nhưng bằng một thứ chữ rất lạ. Không phải Hán. Không phải Nôm. Cũng không phải thứ chữ loằng ngoằng như con giun của nước Tây Vực. Rất bí hiểm mà chỉ có dòng họ truyền đời làm thày mới hiểu nổi. Và chỉ mở ra đọc tại đình cho các bậc cao niên trưởng thượng nghe vào hai dịp xuân thu nhị kỳ khi làng vào đám, làm lễ tế thánh. Còn như loại bố cú mẹ đĩ thì chỉ nghe hóng rồi thì là rì rầm đồn thổi sang tai nhau. Thế cho nên gia tộc nhà thày cúng duy nhất trong làng rất được trọng vọng. Đến đời thày Bút nối nghiệp cha ông, tuy do thời thế có hơi nhạt một tí, nhưng vẫn oách ra phết...

Thày Bút năm nay năm mươi tám tuổi ta, năm mươi bảy tuổi Tây. Tức là thày đẻ năm Tân Sửu, cầm tinh con trâu. Tuy chưa đầy sáu chục, hay nói theo cách của thày là chưa tròn lục thập hoa giáp, nhưng tóc râu thày đã bạc trắng như cước. Đấy cũng là sự lạ. Bởi ở tuổi thày nhiều tay đàn ông trong làng tóc vẫn đen như râu dê, ra đường vẫn liếc gái như chảo chớp... Con nhang đệ tử nói thày có mệnh thánh linh độ nên lao tâm khổ tứ, lo nghĩ cho chúng sinh nhiều nên tóc râu bạc sớm. Nghe cũng có lý. Bởi các thần tượng tiên thánh khắp nơi dân ta vẫn thờ phụng, có ngài nào mà râu tóc đen sì đâu? Ngài nào chả trắng phơ phơ! Thế nhưng cũng có lời đồn trong làng là, sở dĩ thày Bút tóc bạc sớm là do máu xấu, lại trải qua một biến cố gì ghê lắm trong rừng Tây Nguyên từ hồi trẻ. Chỉ có một đêm mà tóc bạc trắng luôn. Thày phải nhuộm tóc mới lấy được vợ kia. Đến khi nổi lên, thì thày Bút thôi không nhuộm tóc nữa nên mọi người mới biết... Thày Bút mệnh thổ, bích thượng thổ, nghĩa là đất trên vách, thực ra là không được đẹp lắm. Cơ mà phần can của thày đứng ở chữ Tân, mà Tân biến vi toan, luận ra là người phải lo nhiều việc nhưng mà được việc. Việc gì vào tay thày rồi cũng xuôi chèo mát mái cả. Thế nhưng cái vụ bị bà Hạnh Thục bất ngờ xông ra đàn áp ngay giữa thanh thiên bạch nhật thì thày bó tay hoàn toàn, không kịp toan tính gì. Quyển sách thánh thày cầm tay, vội vàng che mặt cũng bị bà ấy kẹp luôn cả với đầu vào chỗ hiểm, tí nữa mấy thằng trai đinh không xông vào trợ kịp thì có mà bà ấy xé tan.

Hôm đó, sau khi đám rước về đến đình làng thì thày Bút đùng đùng cầm sách bỏ về phủ thờ của mình, ngay ngoài rìa xóm Ngo. Nghe lời ông trưởng ban khánh tiết Giang Đình Cửu, thày đã cố nuốt nhục dẫn đoàn rước đi thẳng về đình, không qua các ngõ xóm như đã định nữa. Thày rất tức giận. Buổi sáng nay khi thày lâm nạn thì dân làng chả hô hoán trợ giúp mà chỉ mải đứng cười và nhìn… Cho nên thày nói, cần phải về ngay phủ để làm lễ tẩy uế. Thày đi thẳng lên tầng bốn, vào trong mật thất ngồi suốt từ đầu giờ Ngọ đến cuối giờ Tuất không thèm xuống. Không thấy tiếng trống chiêng, thanh la, não bạt gõ như thường lệ khi thày làm lễ thăng. Có mùi hương trầm bay ra thơm nức cả xung quanh. Mấy nữ tử trẻ tuổi được thày triệu đến hầu lễ cũng biệt không thấy xuống. Không ai biết thày đang làm phép thuật gì trên đó.

Nhưng đến giữa giờ Tuất thì có ba cái xe ô tô to đen sì, chạy rất êm đi từ hướng Hà Nội về, vào làng, rồi lừ lừ chui tọt luôn vào trong sân phủ thờ. Thày Bút đang ngự trong mật thất trên tầng bốn, vội xuống ngay tầng một tiếp khách. Cùng tiếp khách với thày có nam nhân Khang.

Khách VIP. Phu nhân của một trong mười ba sứ quân đứng đầu nước Việt. Cụ Bốn. Các sứ quân này thực tế đang cai quản đất nước bằng việc lâu lâu đưa ra những bản văn ý chỉ rất quan trọng. Họ là thành viên của Hội Đồng Mật. Trong Hội Đồng Mật thì lại do bốn ngài có hàm cụ chủ trì. Lần lượt là cụ Nhất, cụ Nhị, cụ Ba, cụ Bốn. Thường thì cụ Nhất có quyền tối cao, ý kiến của cụ gần giống với ý thiên tử ngày xưa. Hội đồng này thường họp kín với nhau để quyết định mọi việc, kể từ việc định cho dân dậy lúc mấy giờ cho đến việc chiến tranh hay hòa bình. Thực ra thì Sứ quân là cái từ rất cũ trong sử sách, giờ chả ai còn dùng, thế nhưng từ khi hiển hách xưng thày, thì thày Bút cho rằng, phàm đã là thày có pháp lực cao cường thâm hậu, giao du được với cả thánh thần thì không thể như người đương thời được. Mà ngay cả việc nói năng cũng phải dùng những từ ngữ bí hiểm cao siêu cũ kỹ và hơi tối nghĩa để cho dân gian khó biết thực sự là thày định nói gì. Thậm chí đến chữ trên hoành phi câu đối trong điện thờ, Thày Bút cũng dùng một thứ chữ mà theo như thày nói, đó là thứ chữ của thần linh thủa khai thiên lập địa truyền lại cho. Không phải Hán. Chả phải Nôm. Ngoằn ngoèo như chữ bên Ai Cập, Ấn Độ cũng chả phải nốt. Đến nỗi một tay tiến sĩ ngôn ngữ học thông thạo ba mươi sáu thứ tiếng cổ trên thế giới, trong một dịp ghé qua làng Cùng, đến xem cũng chịu chết không đọc được nửa chữ. Nghe đâu ông này về nhà xé tan cái bằng tiến sĩ ngôn ngữ của mình đi, ném vào sọt rác, bỏ nghề luôn.

Nam nhân Khang là đệ tử thân tín của Thày Bút. Hồi mới về theo hầu thày, nam nhân Khang đã thắc mắc: “Sao thày lại dùng những từ cũ như vậy để gọi các ông lãnh đạo nước mình? Bây giờ đương là chế độ dân chủ cộng hòa, ông nào ông nấy hàm cấp ngôi vị rõ ràng cả mà. Thày gán cho các ông ấy những danh vị đời xửa đời xưa, y như thủa còn hỗn quân hỗn quan, chẳng có quá lắm không?”

“Nhà ngươi tiếng là chăm đọc sách báo, nghe đài xem tivi, quan sát tình hình chính trị xã hội đều mà không thấy gì sao?”

“Là thấy gì, thưa thày?”

“Nhà ngươi không thấy nước ta bây giờ, tiếng thì là dân chủ cộng hòa, thế nhưng quan chức to bự trong kinh thành thì ông nào ông ấy quyền sinh quyền sát như sứ quân. Quan chức bên ngoài thì hành xử như đầu lĩnh đứng đầu một phương thời xưa. Ta gọi họ thế liệu có chuẩn ngữ pháp tiếng Việt không hay là có phép tu từ, hoán dụ, phiếm chỉ chi đó ở đây?”

Nam nhân Khang thêm trà vào chén thày rồi cũng tự rót cho mình một chén trà sen thơm nức. Nhấm nháp. Ngồi suy nghĩ một lúc lâu, rồi mắt bỗng sáng lên như người đốn ngộ, gật gù mà rằng:

“Bẩm thày, quả thật là đúng như lời thày dạy. Nước ta bây giờ quả là Ngô chả ra Ngô mà Sở chẳng ra Sở! Đến đầu Ngô mình Sở cũng chả phải nốt. Rất khó định nghĩa. Thày đặt cho như thế là chí phải. Mà lại tiện cho thày trò mình nói chuyện giao tiếp với nhau, dễ hiểu!”

Thế cho nên khi Thày Bút bảo có phu nhân của sứ quân về phủ là nam nhân Khang vội vào pha trà tiếp khách cùng thày ngay.

Phu nhân là một người đàn bà năm nay khoảng trên dưới năm mươi, nét mặt nhẹ nhõm ưa nhìn, dáng vẻ cao sang quyền quý. Sau tuần trà như lệ thường tiếp khách ở xứ ta, phu nhân nói:

- Bạch thày, tôi từ kinh về đây có chút việc nhờ thày.

- Vâng, có việc gì thí chủ cứ biện lễ đủ các điện, thắp đủ hai mươi mốt nén hương. Rồi tự mình cầu với Thần Thánh Tiên Phật và Đức Thượng Thiên. Các ngài chứng cho rồi trở lại đây, bản đạo sẽ xin lệnh Thượng Thiên cho gia chủ khởi sự xuất hành. Lại kêu xin các ngài cho quân binh đi theo phò trợ, mọi việc hanh thông, công thành đức vẹn.

- Được thế thì hay quá. Xin thày cho người giúp tôi hành lễ ạ.

Thày Bút khẽ bảo: “Nam nhân Khang, đưa thí chủ lên làm lễ đủ các ban nghe!”

Phủ thờ nhà Thày Bút là một tòa nhà bốn tầng rất nguy nga hoành tráng. Tầng một là nơi thày ngự để phán bảo và ban lệnh cho các thí chủ sau khi làm lễ xong. Tại đây thày cho làm một thư phòng kiêm luôn phòng khách rộng rãi được trang hoàng cực kỳ lạ mắt và cầu kỳ chưa từng thấy ở đâu: Gồm rất nhiều bức đại tự sơn son thiếp vàng, những bức tranh khảm khắc gỗ hình rồng, long ly qui phượng và những họa tiết tùng cúc trúc mai, hồng huệ đào sen dát kín các bờ tường. Những đôi câu đối bằng gỗ quý treo trên những cột gỗ lim to như cột đình. Ngay dưới bức đại tự là một cái lư hương đồng to được đúc tinh xảo. Từ trong đó luôn tỏa ra mùi trầm hương thượng hạng. Bộ bàn ghế để ngồi tiếp khách được thày đặt làm bằng gỗ sưa đỏ, thợ Đồng Kỵ đích thân về làm hàng năm trời mới xong. Còn cái án thư và chiếc ghế thửa riêng để thày ngồi viết lệnh ban cho các thí chủ, được Thày Bút sai làm bằng gỗ đàn hương thửa từ trên vùng cao Tây Bắc nên khi bước chân vào thư phòng, người ta luôn thấy một mùi hương rất dễ chịu. Thứ mùi kết hợp của trầm, của gỗ thơm luôn cho người ngửi một cảm giác khó tả. U u minh minh. Như dìu dặt đưa đẩy con người ta vào một cõi mơ hồ xa xăm nào đó…

Tầng hai, Thày Bút đặt ban thờ Hội Đồng Các Thần. Đó là một ban thờ lớn, cũng sơn son thiếp vàng rực rỡ. Bên trên là một bức đại tự với những nét chữ cực kỳ bí hiểm dường như được một tay họa sĩ nào đó trong cơn phê thuốc phóng bút, loằng ngoằng và rối rắm nhưng với những nét bay khá phóng túng. Hai bên ban thờ là cơ man những cặp câu đối treo la liệt cùng một thứ chữ như trên bức hoành phi. Còn trên ban thờ, rất nhiều bức tượng các vị thần linh: Thần đất, thần rừng, thần nước, thổ công hà bá, thanh long bạch hổ. Tản Viên sơn thánh, Quan Công, Tôn Ngộ Không. Còn có cả mấy vị thần tóc vàng mũi lõ đội vòng nguyệt quế chiến thắng của núi Olympia… Thày Bút nói, thày đã xin được bề trên, mời cả hội đồng các thần từ Á sang Âu, từ Tây sang Đông, từ Thổ Nhĩ Kỳ cho đến Gia Nã Đại về ngự trên ban thờ Hội Đồng Các Thần tại phủ để phò trợ thày. Nam nhân Khang dẫn phu nhân đến trước ban hội đồng với nét mặt cực kỳ thành kính, nói nhỏ: “Tâm động quỷ thần linh. Thí chủ có lòng nào xin cứ trình lên ban. Muốn cầu xin gì cứ nhẩm trong lòng. Không cần gõ mõ khua chuông. Lòng thành là các ngài chứng cả!”.

Lễ xong tầng hai, phu nhân theo nam nhân Khang lên tầng ba.

Tầng này có hai ban. Ban dưới là nơi thày Bút thờ Phật Mẫu Tiên Thánh. Cũng ỷ ngai cửa võng, cũng sơn son thếp vàng hoành phi câu đối với những con chữ bí hiểm. Có đủ thần tượng của Tam Thế Thích Ca Mâu Ni, Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nhìn tay, của Tứ Phủ Thánh Mẫu, của Lão Tiên Nhân và Đức Thánh Trần tụ hội trên ban khói hương nghi ngút. Trong không khí tĩnh lặng của buổi tối làng quê xứ Kinh Bắc thanh bình, phu nhân đặt lên ban thờ những tờ một trăm đô còn mới cứng, rồi thắp hương, chắp tay, nhắm mắt quỳ trước ban hết sức thành kính lẩm nhẩm trong miệng cầu khấn.

Cao hơn một chút về ngay phía sau ban Phật Mẫu Tiên Thánh, là ban thày Bút dành riêng để thờ Đức Thượng Thiên. Theo như thày d giảng cho các Nam Nhân, Nữ Tử cùng các con nhang đệ tử là, Đức Thượng Thiên, tức Ngọc Hoàng Thượng Đế như dân gian truyền tụng là tối cao của muôn loài muôn vật. Chính là ngài đã sáng tạo ra cả thế giới, từ vật, người, muông thú, núi sông rừng rú cho đến thần linh và quỷ dữ. Mọi sự đều ở nơi ngài. Làm xong mọi sự, ngài bèn vân du trên tầng trời thứ chín vui chơi ca hát cùng một trăm linh tám nữ tiên trẻ đẹp muôn năm. Thế nhưng Đức Thượng Thiên vẫn không quên giám sát mọi chuyện trong trời đất. Ngài vẫn để một Linh Nhãn trông coi mọi chuyện, có sự gì trái ý là ngài lập tức giáng họa ngay! Trên ban thờ Đức Thượng Thiên có tượng Ngọc Hoàng Thượng Đế cùng hai vị đồ đệ thân tín Nam Tào, Bắc Đẩu đứng hai bên. Tất nhiên như thông lệ, Nam Tào lúc nào cũng kè kè quyển sổ sinh tử còn Bắc Đẩu thì nhởn nhơ với cái phất trần trắng xóa. Trên cả cái ban thờ rộng mênh mông mà chỉ có tượng Ngọc Hoàng và hai đồ đệ của ngài được đúc bằng đồng và phun nhũ vàng óng ánh nên trông cũng hơi cô đơn. Dù gì thần tiên cũng giống người, cô đơn là cái điều nên tránh, bởi có hại cho sức khỏe và cả tâm linh. Nên Thày Bút đã cho tạc thêm ít tượng nam nữ đứng ngồi các kiểu, gọi là Tiên Đồng và Ngọc Nữ xung quanh ba vị. Lại cho lắp một hệ thống đèn thờ cực kỳ tinh xảo trên ban đó, khiến cho ba bức tượng to bằng người thật kẻ ngồi ngai, kẻ đứng hầu cùng với dàn tiên, trông cứ như thiên đình đang triều hội bàn việc xóa sổ thế gian. Người yếu bóng vía nhìn thấy cũng rờn rợn...

Khi xây phủ thờ này, thấy thày Bút dựng bốn tầng lầu. Có vài ông ra vẻ biết chữ thánh hiền trong vùng nói: “Từ thời thượng cổ đến nay người hiểu biết không ai lại đi xây nhà bốn tầng cả. Vòng đời là Sinh - Lão - Bệnh - Tử, thế nên người ta tránh cái tứ, ứng với chữ tử ấy. Thày Bút nổi tiếng biết được sự đời, biết hết cả cơ trời mà lại làm vậy sao?”.

Thày Bút nghe được những lời ấy, cười nhạt nói với các nam nhân, nữ tử thân tín cùng các con nhang đệ tử của mình rằng: “Mấy tay hủ nho hết thời ấy biết cái gì mà nói. Ta đây được nhận chân mệnh của Đức Thượng Thiên, quyền thông tam giới: Người, Quỷ, Thần. Hỏi ta có cần phải theo lẽ thường tình hay không?”.

Trên mái tầng bốn của điện thờ, thày Bút cho xây thu vào giữa thành cái tháp bốn mặt, vút lên ở trên cùng là một vật như cái tháp bút ở ngôi chùa nổi tiếng trong vùng. Con nhang đệ tử của thày thì gật gù khâm phục, thày mình thật là thông tuệ hiểm hóc, bởi tên là Bút nên thày cho tạc hình cái bút lông của các cụ xưa đặt trên đỉnh tháp để thờ. Thế nhưng lại có vài kẻ xấu bụng trong làng, lại xấu cả mồm xấu cả mắt bảo, đấy đếch phải bút. Bút gì mà tù tù, lù lù như cặc. Có mà mù dở cũng nhìn ra đấy là cái Linga. Chỉ có cái ấy mới là đáng thờ. Cái đấy linh diệu hơn cả Đức Thượng Thiên, mới thiên niên vạn đại mãi mãi về sau. Cái làm ra con người ấy... Bên ngoài của bốn mái tháp ấy, thày Bút cho đắp bốn mặt trời đang tỏa sáng bằng các tia hào quang tô xanh đỏ tím vàng, nhưng ở giữa những vầng mặt trời rực rỡ ấy, thày cho vẽ hình con mắt với đầy đủ lòng đen lòng trắng và lông mi rất sống động. Bốn mắt nhìn ra bốn hướng Nam, Bắc, Tây, Đông. Trong tháp chỉ có duy nhất một căn phòng gọi là mật thất. Thày Bút nói, mình theo tu luyện theo cả trường phái Mật Tông, khi cần song tu với nữ tử là phải tuyệt đối tĩnh lặng mới thăng lên được cõi niết bàn cực lạc. Vây quanh bốn xung quanh mật thất là một hệ thống kì hoa dị thảo, giàn cây xanh mát và một nơi như cái vườn treo, để thày ngồi nghỉ ngơi hóng mát, tiếp khách đặc biệt. Cầu thang từ tầng ba lên tầng bốn luôn được khóa chặt bằng những bộ cửa gỗ lim dày tám tấc. Không ai được phép lên tầng bốn và vào mật thất nếu không do tự tay thày Bút mở cửa. Kể cả nam nhân Khang. Đây là nơi thày để quyển sách cổ và cũng là nơi thày tu luyện phép thuật thông tam giới. Nơi thày giao tiếp với quỷ thần nếu cần.

Nam nhân Khang đưa phu nhân trở xuống thư phòng.

Hôm qua khi nhận được điện thoại của một người xưng là thư ký của Cụ Bốn - Sứ quân thứ bốn, theo cách gọi của thày Bút, đặt hẹn cho phu nhân về làm lễ, thày đã lập tức sai đệ tử ngoài đó cập nhật tình hình và gửi thông tin về ngay. Có cả hình ảnh rất sống động.

Thông tấn xã vỉa hè ngoài kinh đang râm ran tin đồn, đại triều hội quần hùng sắp mở nay mai có biến lớn. Không tuần tự nhi tiến theo thông lệ: cụ Nhì lên thay cụ Nhất về hưu. Mà cụ Bốn sẽ lên thẳng cụ Nhất, thống lĩnh cả mười ba sứ quân và hai trăm đầu lĩnh, đứng đầu thiên hạ.

Cụ Bốn người gốc tỉnh Nam. Dân cả vùng vịnh Bắc Bộ biết rõ tông ti gốc tích. Hồi nhỏ, vốn là cậu trai thông minh dĩnh ngộ, lại được thân sinh là nhà giáo trường làng quan tâm dạy dỗ nên sự học của cụ Bốn rất tấn tới. Cậu nhanh chóng trở thành gà nòi của các lớp theo học. Hàng năm giải thưởng học sinh giỏi mang về treo đầy nhà. Thế nhưng trải qua những cuộc đào luyện thi thố, trường văn trận bút như vậy nên cậu học trò trường làng cũng học thêm được nhiều điều ngoài sách. Có điều do chính các thày cô dạy, có điều do bạn bè rỉ tai nhau. Gọi chung là thủ thuật thi cử. Tất cả để cho mục đích là đi thi làm sao được điểm cao, ẵm giải. Đỉnh cao là ở kỳ thi tuyển sinh vào các trường đại học, tại đó cậu gặp lại một thằng bạn đã cùng có nhiều năm ăn cơm đội tuyển. Là do hai đứa có tên cùng vần nên giám thị vô tình xếp ngồi một bàn cạnh nhau. Với thâm tình quen biết, lập tức hai thằng bạn tranh thủ thống nhất với nhau được ngay chiến thuật thi cử tối ưu: Một thằng làm bài từ phần trên xuống, một thằng làm bài từ phần dưới lên, sau đó kín đáo hé bài cho nhau nhìn để nhanh chóng chép, kiểm tra, khớp lại thành một bài thi hoàn chỉnh. Kết quả là cả hai thằng đều đạt điểm cao, đều cùng được nhà nước cử đi học nước ngoài. Tuy mỗi thằng đi một nước, học một ngành nhưng họ vẫn giữ mối liên hệ với nhau. Sau này về nước họ lại nhanh chóng kết nối, thành một đôi bạn cùng tiến. Và rồi ông bạn cũ của cụ Bốn tuy không đứng trong mười ba sứ quân, nhưng cũng lên tới hàng đầu lĩnh có thế lực cai quản cả một vùng.

Ngày bên nước bạn, cụ Bốn học cũng khá. Đến năm thứ hai thì có một nữ giảng viên đại học mà sau này trở thành đệ nhất phu nhân sang làm luận văn tiến sĩ. Phu nhân năm đó ba mươi lăm tuổi, chưa chồng. Tuy nhiên do nền giáo dục gia đình vốn dĩ hấp thu văn hóa phương Tây từ nhỏ, nên nàng giảng viên mặc dù chưa chọn được ý trung nhân, nhưng vấn đề sinh hoạt tình dục cũng không kiêng dè bó buộc gì cho lắm. Với nàng nó cũng chỉ là một thứ nhu cầu của con người, như cơm ăn nước uống hàng ngày mà thôi. Nàng ở cùng ký túc xá với cụ Bốn khi đó. Chàng trai trẻ lọt vào mắt nàng. Nàng có tiền. Mà khi đó sinh viên du học bằng học bổng nhà nước đời sống khá eo hẹp, nếu không bùng ra ngoài buôn bán thêm. Nhưng chàng thì vẫn tâm niệm lời dạy của cha là ông giáo già trường làng, ra đi kiểu gì cũng phải học hành và mang tấm bằng về cho tử tế. Nên mặc kệ thiên hạ xung quanh xôn xao đánh quả kiếm tiền, chàng quyết ngồi đọc sách. Nàng nói khâm phục ý chí của cậu trai trẻ, trong thời buổi lộn xộn thế mà vẫn quyết học hành đến nơi đến chốn chứ không theo đồng hương đi xưng hùng xưng bá ngoài chợ. Nàng chăm sóc cậu, mới đầu như là chị chăm sóc em trai. Cậu bổ túc thêm tiếng bản địa cho chị. Chị nấu ăn cho cậu… Có một tay nhà văn ba xu nào đó đã từng nói, con đường đến với tình yêu của người đàn ông đi qua cái dạ dày. Hơi thô. Còn các cụ nhà ta ngày xưa thì nói, có vẻ hình ảnh gợi cảm hơn là, no cơm ấm cật dậm dật mọi nơi. Thế cho nên khi cơm ngon, thêm chút rượu ngà ngà, cả chị và cậu đều có lúc cùng dậm dật một chỗ. Mà cái chỗ ấy, một khi cơn dậm dật lên thì nó cũng chả có sự phân biệt nào về cách sử dụng kính ngữ hàng ngày...

Sau này khi cậu đã công thành danh toại, có nhiều tay ở cùng khu ký túc xá ngoại ô lạnh lẽo hồi đó tỏ ra tiếc nuối. Giá lúc đó mà mình chịu khó hầu l… bà ấy thì bây giờ có phải đổi đời không? Cơ mà ai bảo kiếm được tí tiền thì còn mải đi hít hà các em da trắng tóc vàng có cái đám râu ngô non mơn mỡn ra kia cơ, biết ra thì đã muộn. Thật đúng là biết trước thì nước đã giàu.

Khi chị tốt nghiệp tiến sĩ thì cậu cũng xong cái cử nhân. Không hiểu bằng cách nào, chị tác động để cậu được ở lại làm luôn cái tiến sĩ cho sau này có gì thì nó tương xứng và về nước cũng dễ bố trí công việc. Bởi chị vừa lòng với cậu lắm, nên còn có cả ý tứ xa xôi sau này. Chị về nước trước, họ vẫn hẹn hò sẽ còn gặp gỡ vì thật ra là cả hai bên vẫn cùng lưu luyến nhớ nhung, nhất là cái khoản tình tính tang…

Ba năm sau, cậu tốt nghiệp tiến sĩ về nước.

Thế nhưng vật đổi sao dời nhanh như chớp mắt. Chớp mắt một cái, chị đã trở thành phu nhân của Cụ Nhớn, một khai quốc công thần, người đứng thứ hai trong Hội Đồng Mật. Là bởi vì Cụ Nhớn chết vợ đã lâu, từ hồi chiến tranh. Đến lúc trở thành sứ quân, rồi lên đứng đầu nội các thì cánh hẩu mới chợt nhận thấy rằng không thể để cụ là bộ mặt quốc gia lại chăn đơn gối chiếc lẻ bóng như thế được. Ngay cả vấn đề giải quyết sinh lý bình thường của người đàn ông cũng vậy, không thể cứ nay điều một em, mai điều một em ra vào chỗ nghiêm cẩn, nhỡ ra xảy chuyện gì thì nhục mặt quốc gia chứ không đùa được. Thế là bộ máy văn phòng của Cụ Nhớn bèn tìm kiếm ý trung nhân cho cụ. Và nàng tiến sĩ giảng viên được giới thiệu. Nàng đồng ý ngay. Dù nàng biết thừa Cụ Nhớn chắc xí quách cũng chả còn bao nhiêu. Nhưng cái danh đệ nhất phu nhân thật hấp dẫn, một ngày tựa mạn thuyền rồng, hơn nữa đây là cưới xin danh chính ngôn thuận đàng hoàng.

Nhưng phu nhân không quên người tình trẻ tuổi năm xưa.

Chàng tiến sĩ trẻ tuổi tài cao lập tức được bố trí làm thư ký cho Cụ Nhớn. Thật vẹn cả đôi đường. Chàng cặp kè Cụ Nhớn và phu nhân ngày đêm. Bọn vô công rồi nghề suốt ngày lê la ngoài vỉa hè kinh thành khi ấy đồn rằng, tiến sĩ trẻ ngày hầu bút giấy cho Cụ Nhớn, tối vẫn hầu lồn cho phu nhân, là vì Cụ Nhớn năm ấy đã gần thất thập, phu nhân mới trên bốn mươi, đang rừng rực, nên… Nhưng miệng lưỡi thế gian là không biết đâu mà tin được. Chả thế mà người ta đã phải đúc kết “dân thì gian quan thì tham”. Mà trường hợp này có vẻ dân vỉa hè gian xảo thật, bằng cớ là sau ba năm làm thư ký cho Cụ Nhớn thì bỗng một ngày đẹp trời, thư ký trẻ trở thành cháu rể của cụ: Cô cháu Cụ Nhớn du học bên Thụy Sĩ từ lúc bé, chán các trò chơi Châu Âu bèn về nước. Năm ấy cô cũng gần ba mươi, gia đình Cụ Nhớn cũng muốn gả chồng cho cô lắm rồi. Thế nhưng khi Cụ Nhớn nảy ra ý tưởng gả cháu yêu cho anh thư ký chưa vợ thì phu nhân cũng có hơi choáng váng. Đang một mình sở hữu con “trym” trẻ mà nay phải chia sẻ. Mà không, là có đứa nó chiếm cả thì cũng choáng thật. Phu nhân nói để suy tính chút cho vẹn mọi bề đã, vì dù sao thì tiến sĩ cũng vẫn là con nhà thường dân. Mặc dù nay đã là chế độ dân chủ cộng hòa rồi nhưng ngan thì vẫn cứ là ngan, có hóa thành công cũng còn lâu lắm.

Phu nhân còn đang lưu luyến tính chưa xong thì cô cháu gái đã đến văn phòng, gặp anh thư ký tiến sĩ trẻ trung khá đẹp trai. Họ trò chuyện thân mật với nhau, lẽ dĩ nhiên của trai chưa vợ gái chưa chồng. Với tư duy của con nhà nòi, cô thấy ngay đây quả là một đám hay ho. Anh thư ký cũng nhìn thấy ngay tiềm năng to lớn rực rỡ nơi cô nếu mình thành cháu rể chứ không chỉ là anh cạo giấy. Thế là họ đến với nhau như định mệnh. Và họ cưới nhau liền tay. Và con đường tiến thân của cháu rể Cụ Nhớn mở ra thênh thang. Và rồi trước khi về hưu, Cụ Nhớn cũng đã kịp thời đặt cháu rể của mình vào đường ray phát triển. Bằng sự nâng đỡ, gửi gắm của Cụ Nhớn và sự khôn khéo thính nhạy của bản thân, chả mấy chốc thì ngài tiến sĩ đã vươn lên hàng đầu lĩnh. Đến đây thì ngài tiến sĩ mới phát huy hết tiềm năng và những chiêu đã âm thầm học hỏi bấy lâu. Nhờ cả Cụ Nhớn tác động tiếp, ngài được về làm đầu lĩnh tại một vùng giàu có bậc nhất nước ta hiện thời. Chỉ hơn một khóa nắm quyền, ký toàn những cái dự án tỷ đô, ngài đầu lĩnh trẻ đã trở thành một hiện tượng, bứt phá đi đầu đổi mới, được các phương tiện truyền thông tung hô đưa lên tận mây xanh. Có tiền rủng rỉnh trong tay, đầu lĩnh trẻ nhanh chóng thiết lập được một đội. Trong chuyện này, công lao của vợ ngài không nhỏ, vốn đi Châu Âu học về một cái ngành rất chi lạ lẫm khó hiểu với đông đảo dân Việt khi đó: Quản lý truyền thông, Phan Lan (tên vợ ngài) lập tức phát huy sở trường, ra tay hỗ trợ chồng hết sức đắc lực. Ngài đầu lĩnh trẻ theo chiến thuật của vợ vạch ra, kết giao với các đầu lĩnh khác và không tiếc tiền bỏ ra quà cáp hầu hạ các sứ quân đương thời.

Có thế lực. Có tiền. Có sự thông minh thính nhạy. Chưa hết khóa thứ hai, ngài đã được điều về một vị trí quan trọng trong triều. Mà quan trọng nhất là vị trí ấy thường được quy hoạch cho một chân sứ quân. Thế là đến kỳ đại triều hội, ngà đã đủ phiếu để trở thành một sứ quân trẻ nhất trong mười ba sứ quân! Xếp luôn hàng thứ bốn, lĩnh việc bổ nhiệm quan chức cấp cao trong cả nước. Hàm cụ!

Ngày xưa tay Lã Bất Vi bên Tàu nói, không có sự gì lợi nhiều như cái sự bán quan buôn vua. Quyền trong tay, cụ bốn phát huy mạnh. Phu nhân Phan Lan lập luôn ra một công ty tư vấn đầu tư làm chỗ giao dịch, không tiếp khách ở nhà, mang tiếng. Không hổ danh là tiến sĩ, cụ Bốn nghĩ ra rất nhiều trò hay ho tân tiến phù hợp với thời buổi kinh tế thị trường. Ví dụ như qui trình bổ nhiệm cán bộ chẳng hạn. Cái này được hoan nghênh lắm, cả nước trên dưới đồng lòng phát huy. Quy trình bỗng trở thành một phép thần thông biến hóa khôn lường, đến nỗi một tay thủ trưởng, có mỗi thằng con trai bị đao, thế mà hắn làm quy trình xong, ra ngay thành lãnh đạo! Thị trường mua quan bán chức nước Việt thời ấy hình thành vô cùng nhộn nhịp: Trưởng phòng bao nhiêu, phó sở bao nhiêu, chánh sở bao nhiêu, trên trên nữa bao nhiêu, bao nhiêu… Đều có giá rõ ràng cả, cứ tới văn phòng tư vấn của công ty Phan Lan là xong hết. Nước Việt mình đang là kinh tế thị trường nên mọi người đều cho rằng cái sự tất lẽ dĩ ngẫu nó phải thế. Cái gì chả có giá của nó? Đến nỗi bên Phật giáo, một số chùa cũng đang định sẽ áp dụng qui trình bổ nhiệm sư và qui trình cúng lễ cầu khấn chuẩn hóa. Nếu qui trình mà được áp dụng thì sẽ rất tuyệt: dâng lễ vật cúng vào cửa chùa và ra ngay đít bụt là những điều mong muốn. Đấy mới là cầu được ước thấy.

Thấm thoắt thoi đưa, cụ Bốn đã sắp xong nhiệm kỳ một, chuẩn bị vào đại triều hội quần hùng bầu bán nhiệm kỳ hai. Trong nhiệm kỳ của mình, cụ Bốn cùng phu nhân Phan Lan triệt để hình thành thị trường bán quan cho cả nước, rất phù hợp với thời đại. Sau này nghề buôn quan bán tước mà được nhà nước vinh danh thì chắc chắn vợ chồng cụ Bốn sẽ được thờ làm sư tổ. Thế nhưng sau khi bán rất rất nhiều chức quan rồi, thu nhiều nhiều tiền rồi thì vợ chồng cụ Bốn thấy mình cần phải được lưu danh sử sách. Bởi cụ Bốn vốn là một tiến sĩ xịn học Tây về, vẫn cho rằng tiền của chỉ là vật ngoại thân, rồi thì tan hết, danh tiếng mới để lại cho đời sau. Mà để lưu danh muôn thủa thì phải lên chức vua - tức là cái ghế cụ Nhất, chứ cái chức sứ quân thứ bốn, kiếm thật, nhưng còn xa mới được lưu danh thiên cổ, về hưu dăm mười năm sau chả còn thằng nào nhắc đến nữa. Tiền thì quý thật, nhưng cụ nhiều tiền quá rồi, cụ đang tính không biết tiêu gì cho hết. Con cái gửi đi du học nước ngoài, mua luôn cửa nhà xe pháo bên đó. Mấy thằng doanh nghiệp thì đã tư vấn cho cụ đầu tư tiền vào một vài doanh nghiệp có tiềm năng ở bển. Cụ hiểu rằng để một đống tiền cho con cháu không cẩn thận chỉ làm hư hỏng chúng, triệt tiêu động lực làm việc của chúng. Thế nên cụ thấy đấy cũng vẫn chưa phải là giải pháp xứng đáng với tầm cỡ của mình. Cụ đứng hàng tứ trụ rồi, muốn phải lưu danh sử sách chói lòa kia.

Chính trường nước ta có qui định bất thành văn là không ai được làm quá hai nhiệm kỳ ở một chỗ. Đã thế lại còn lèo thêm quy định tuổi tác lằng nhằng. Thế nhưng lại vẫn ngấm ngầm giữ cái qui ước tuần tự nhi tiến rất cổ hủ, nghĩa là sau khi cụ Nhất về thì cụ Nhị thay, cụ Ba sẽ lên thay cụ Nhị…Mà cụ Nhất, cũng mới ngồi ghế chót đỉnh có một nhiệm kỳ, nếu cứ đợi tuần tự thế, ghế chót đỉnh ấy khi đến lượt thì cụ Bốn cũng hết tuổi. Thế nên cụ Bốn phải tính.

Dân Hà Thành bình luận, cái việc bầu bán trong triều là hết sức phức tạp, không như mọi người tưởng. Mấy cái chức con con như sở, ban, ngành cho đến tổng đốc thượng thư hay thậm chí, đầu lĩnh, thì còn có thể áp cái bảo bối được mệnh danh là tứ bất tử của thời nay, “Thứ nhất hậu duệ, thứ nhì tiền tệ, thứ ba quan hệ, thứ tư trí tuệ” vào được. Chứ đã lên đến hàm cụ trong mười ba sứ quân đứng đầu cả nước thì nó cao siêu bí hiểm và kinh khủng lắm. Không đơn giản như mọi người nghĩ đâu…

Hậu duệ rất quan trọng, vì các cụ nguyên lão khai quốc công thần đã từng lo lắng, không cẩn thận thì đời sau chúng nó đổ hết công lao bọn mình xây đắp xuống sông xuống bể. Thế nên các cụ ấy hay ủng hộ những đầu lĩnh thuộc hàng con cái công thần lập quốc lên chấp chính. Các cụ ấy bảo, chả lẽ những thằng ấy nó lại xổ toẹt công lao của bố nó đi? Thế nhưng có hậu duệ do ngày xưa ăn uống kém, có hơi thiếu iode thì cũng gay, lên không làm được cái trò trống gì thì cũng hỏng đại sự.

Tiền là quan trọng, nhưng chưa phải là tất cả. Nhưng không có tiền thì không thể làm gì được, kể cả là động một ngón tay út cũng khó, xưa nay ai mà chả biết thế. Muốn tạo ê kíp, tạo mối quan hệ đều phải có tiền. Mà phải là rất nhiều tiền. Nên phải kiếm tiền. Kiếm ngon nhất là chạy được chân đầu lĩnh, về đứng đầu vùng nào màu mỡ hoặc ngành nào có nhiều dư địa phát triển. Nhưng muốn làm ra tiền thì cũng phải có đầu óc, phải biết vẽ ra các dự án tiêu tiền dân và sau đó bật đèn xanh cho các công ty cánh hẩu đàn em của mình làm, chúng nó sẽ tự động trích trả phần trăm hậu hĩnh. Rồi thì ký các dự án đầu tư địa ốc, nhà máy của các doanh nghiệp. Rồi thì bán các chức quan dưới mình được quyền bổ nhiệm. Cũng ra tiền tấn cả. Chốn quan trường nước ta hồi đó đã truyền khẩu, “chủ tịch ăn đầu tư, bí thư ăn đảo ngói”. Đầu tư thì rõ rồi, cơ mà đảo ngói ở đây không phải là ở cái câu cánh cường hào kỳ bá ngày xưa dạy nhau, “đói đảo ngói đình mà ăn” đâu. Mà đảo ngói ở đây là luân chuyển, điều động, quy hoạch, cơ cấu kia. Toàn theo đường lối nghị quyết của trên cả. Kiên định lập trường tư tưởng vững vàng lắm. Cứ thế mà thực thi. Khắc làm khắc ăn. Khắc ra tiền.

Có tiền rồi là tạo được mối quan hệ. Vấn đề là phải biết đầu tư đúng và trúng, phải chịu chơi. Một khi anh em cùng cạ đã cùng làm cùng ăn, cùng chơi, thậm chí đã từng nhường bồ sẻ gái cho nhau thì nó còn hơn cả ruột thịt ấy chứ. Nhất hô bách ứng. Em ngã anh nâng dìu nhau đi trên đường công danh tấn tới.

Còn như trí tuệ thì khỏi bàn. Ở đời muốn thành công việc gì chả cần đến trí tuệ? Một khi đã leo lên được đến quan chức kha khá thì đầu óc cũng không phải dạng vừa rồi. Nhưng càng lên cao, càng dễ làm việc, bởi khi đó sẽ có cả bộ máy tham mưu giúp việc hùng hậu. Vấn đề chỉ là chọn người giúp mình cho ngon. Và khi đăng đàn thì ít chém gió ngoài lề những bài phát biểu bọn nó chuẩn bị sẵn cho là ổn. Cơ mà cũng nên dành thời gian đọc tí tài liệu sách vở cần thiết, cái gì không biết rõ nên hỏi qua chúng nó một câu, cái bọn trợ lý giúp việc ấy… Cái này thì cụ Bốn có kinh nghiệm xương máu lắm! Chả là hồi mới về nhậm chức đầu lĩnh tại vùng ấy, hôm đầu tiên đọc bài phát biểu trước hội đồng nhân dân, cụ rất tự tin. Cụ biết thừa là bọn đại biểu chủ yếu xôi thịt mà mình thì tiến sĩ đi học nước ngoài về, bằng xịn cẩn thận. Cụ hùng hồn: “…việc triển khai thuế giao thông giao thông còn nhiều bất cập…” Đại biểu ngơ ngác nhìn nhau, nhìn vào bản in ban tổ chức phát chả hiểu thuế giao thông giao thông là cái sắc thuế gì! Mãi sau có người biết rỉ tai cho, cả hội trường mới vỡ lẽ đấy là thuế giá trị gia tăng (VAT) nhà nước mới cho triển khai. Nhưng tay trợ lý soạn bài phát biểu viết tắt tiếng Việt là “thuế GTGT”, nên cụ vốn thông minh nhanh nhạy bèn đọc luôn ra là thuế giao thông giao thông, giời ạ!

Một ngày không đẹp cũng không xấu.

Mà thực ra đó là một ngày không rõ ràng. Bởi cụ Bốn ngồi trong phòng điều hòa hai chiều nên nóng hay lạnh, mưa hay bão, cũng mặc kệ con mẹ chúng nó. Không cần để ý đến thời tiết làm gì. Đã thế dạo này thằng đầu lĩnh phụ trách truyền hình tuyển đâu toàn gái trẻ xinh mọng ra thông báo thời tiết thì bố thằng nào nghe lọt vào tai chuyện mưa nắng? Chỉ những đờ ra mà ngắm chỗ cong, chỗ lồi, chỗ lõm, sao mà biết được ngày đẹp hay xấu! Hay gọi điện cho nó bảo điều vài đứa về văn phòng mình nhỉ… Chậc chậc, sắp đại triều hội quần hùng rồi, cái món bươm bướm xinh có lẽ nên hoãn lại. Để xong rồi tính toán hưởng thụ cũng chưa muộn. Giờ phải ủ mưu đã. Cụ Bốn bèn ngồi ngẫm nghĩ. Cụ ngồi ngẫm nghĩ rất lâu.

Cụ tự thấy mình có đầy đủ cả tứ bất tử: “Hậu duệ, tiền tệ, quan hệ và trí tuệ”, nên cụ cho rằng mình hoàn toàn có khả năng để lên ngôi nhất. Ngày còn trẻ cụ đọc được một câu ở đâu đó viết, đại thể, phàm đã là người lính tốt thì luôn phải có khát vọng lên đến đại tướng! Đã làm quan rồi là phải có khát vọng lên làm vua! Cụ tâm đắc điều này lắm, vẫn ghi trong lòng từ lâu. Cụ mang tâm sự kín đáo he hé với đám chiến hữu, quân sư thân tín. Nào ngờ cụ chưa thốt nửa lời ra khỏi miệng thì bọn chúng cũng nhất tề: “Ghế nhất đứng đầu triều đình kỳ này chỉ có anh là xứng đáng!” Được lời như cởi tấm lòng. Thày tớ bèn chụm đầu âm mưu. Rất nhiều âm mưu. Vài quả bóng thăm dò được bắn về các nguyên lão, tín hiệu tốt. Hội Đồng Mật họp, phương án nhân sự nhiệm kỳ tới đưa ra thăm dò trong nội bộ các sứ quân cụ Bốn cũng được phiếu cao. Đưa ra cho các đầu lĩnh tham khảo, cụ cũng ok! Thế là cụ Bốn vào cuộc chạy đua chiếm ghế nhất. Cụ lập tức ra nhiều đòn phép.

Với các nguyên lão, cụ hết sức kính cẩn và thỉnh thị xin ý kiến, thăm hỏi sức khỏe quà cáp hậu hĩnh thường xuyên. Và cụ luôn hứa hẹn kiên định lập trường, bảo vệ tư tưởng, kế thừa di sản vân vân và vân vân. Cụ còn sai trợ lý viết vài bài, mình ký tên đăng báo khẳng định chắc nịch vấn đề con đường và chống diễn biến của các thế lực thù địch. Rất đanh thép.

Với các sứ quân sẽ còn tại vị, cụ kín đáo bày tỏ lòng thành muốn cùng nhau cộng tác chặt chẽ, đẩy nhau tiến lên. Con bài anh ủng hộ tôi, tôi ủng hộ anh được ngấm ngầm đưa ra.

Với các sứ quân về nghỉ kỳ này, cụ hứa hẹn sẽ cất nhắc con cháu họ. Và cả những bổng lộc khi về hưu trí mà các cụ sẽ được hưởng nếu ủng hộ cụ Bốn lên ngôi nhất. Cụ Bốn còn kín đáo triệu tập đội hình của mình gồm các đầu lĩnh thân thiết như thằng bạn thủa học trò và những tay đầu lĩnh mà cụ cất nhắc trong nhiệm kỳ cùng các doanh nghiệp đã được cụ nâng đỡ từ những thằng buôn thúng bán mẹt dặt dẹo, nay đã trở thành những ngôi sao trên thương trường, họp bàn. Chiến lược tấn công tổng lực kỳ cuối được thống nhất. Nhân tài vật lực được huy động. Một loạt các đoàn công tác mang danh nghĩa giao lưu học hỏi, tham quan mô hình, tiếp cận đầu tư… được tung về các vùng miền tiếp cận các đầu lĩnh sẽ dẫn đoàn đại biểu vùng về dự đại triều hội quần hùng. Đặt thẳng vấn đề ủng hộ cụ Bốn lên ghế nhất. Các đầu lĩnh này sẽ định hướng đoàn của mình bỏ ai, gạch ai trên lá phiếu trong các cuộc bầu bán khốc liệt nơi đại triều hội quần hùng. Mỗi cuộc viếng thăm như vậy, luôn luôn kèm theo những lời hứa chắc nịch về tương lai rạng rỡ cho tất cả. Và những món quà đầy sức nặng là những tệp tờ xanh mong manh có xuất xứ từ tận bên kia đại dương, được để kín đáo trong những cái cặp số xịn. Các quầy hàng chuyên bán cặp số ngoại nhập trên Đồng Xuân - Bắc Qua và chỗ Bờ Hồ dịp ấy nhập hàng bán không kịp. Thậm chí họ đã cùng nhau thuê hẳn hãng hàng không một chuyến bay gấp ra nước ngoài, chỉ để chở cặp số về nước…

Cụ Bốn và phu nhân Phan Lan đã chuẩn bị cho cuộc tiếm ngôi này rất chu đáo.

Dân cả nước Việt khi ấy đều thì thào là, chức cụ Nhất đứng đầu mười ba sứ quân kỳ này không thể thoát khỏi tay cụ Bốn được! Có mà bỏ cối giã không trệu!

Thế mà khi chỉ còn có bảy ngày nữa đại triều hội quần hùng khai mạc, vào cuộc đấu quyết định ngôi nhất thiên hạ, bỗng làm sao cụ lại thấy lo lắng, không an. Phu nhân Phan Lan biết. Phu nhân tự tin bảo chồng:

- Mình có tứ bất tử trong tay, có thiên thời địa lợi nhân hòa. Chắc thắng như thế mà ông cứ lo lắng quá làm gì?

- Ồ… bà nói tôi mới ngộ ra điều này! Địa và nhân thì mình nắm chắc rồi. Còn thiên, đây mới là cái khó lường. Tôi đã qua tuổi tri thiên mệnh tôi biết, không có gì khó lường như thiên! Tưởng là biết nhưng mà có khi thực ra lại không biết gì. Cơ trời huyền bí lắm bà ạ!

- Này, tôi nghe nói bên Kinh Bắc có một thày rất cao cường. Thấy họ bảo thày này thông tam giới, xin lệnh Đức Thượng Thiên huy động được cả thiên binh thiên tướng lẫn âm binh quỷ sứ phò trợ. Hay là ông để tôi về đó một chuyến xem sao?

- Bà cứ nghe thiên hạ đồn thổi linh tinh làm gì, không cẩn thận rơi vào bẫy của chúng nó đấy.

- Ông thấy tôi dễ tin người lắm sao? Tôi đã cho thằng Xuân thư ký của ông kín đáo điều tra. Xe sang biển trắng của bọn hầu cận phủ nhị, phủ ba… lũ lượt kéo về đó cả rồi!

- Thôi được, bà cứ về lễ xem sao. Không gì thì cũng giải quyết khâu tư tưởng. Nhưng mà bà bảo văn phòng nó bố trí đi cho kín đáo, đừng để lộ cho ai biết kẻo lại ô rô.

Thế là phu nhân về phủ của thày Bút làm lễ.

Lễ xong, phu nhân xuống thư phòng, kính cẩn đặt lên đĩa, trình thày Bút cả tập dollar đã thắp hương trên ba ban. Thày Bút lim dim mắt, để cho hàng lông mày dài rậm trắng xóa rợp xuống cùng hàng mi che bớt đi cái sự hài lòng. Quả là không bõ công chi tiền cho bọn chim lợn ngoài kinh thành tô vẽ về ta! Thày thong thả mở quyển sách cổ. Mắt lim dim. Tuồng như là đọc và suy tính rất kỹ lưỡng. Đoạn thày rút trong ngăn kéo ra một tờ giấy màu vàng nhạt, có những hoa văn lạ mắt, với lấy cây bút vàng chóe để gác sẵn ở một cái giá nhỏ tiện gỗ cầu kỳ trên mặt bàn, phóng tay viết liền năm nét chữ rất lạ, gần giống với những chữ trên mấy bức đại tự treo trên điện. Ở dưới góc tờ giấy, thày ghi bằng Việt ngữ rất rõ ràng: 0h15’. Ngày xuất sư. Đốt. Tại hòn đá mới dựng. Phía tây nam kinh thành.

Đêm hôm trước khi đại triều hội quần hùng mở. Công an phường Hàng Dưa lập biên bản một vụ làm mất trật tự công cộng. Nửa đêm về sáng, có một phụ nữ đến đốt gì đó tại vườn hoa giữa phường. Nơi đó nguyên là chỗ cầu cúng của các bậc vua chúa xưa. Nhà nước mới cho đặt một hòn đá có khắc chữ để làm kỷ niệm. Quần chúng nhân dân nhìn thấy có người khấn vái xì xụp rồi lửa cháy lên, cho là có sự chẳng lành, liền báo chính quyền. Cái sự cầu cúng phóng hỏa tại chỗ linh thiêng ấy là liên quan đến cả vận mệnh quốc gia, không đùa được. Công an bèn bẩm báo lên trên.

Hôm sau tại đại triều hội quần hùng, cụ Bốn bị ngay một cú nốc ao, bay luôn từ vòng gửi xe!

Một tay sứ quân cũng đang nhăm nhe cái ghế nhất, đăng đàn, chỉ thẳng mặt cụ Bốn:

“Đồng chí Bốn! Đồng chí lúc nào cũng rao giảng phải kiên định con đường lập trường giai cấp. Kiên định chủ nghĩa duy vật vô thần. Tại sao đồng chí cho vợ đến cầu cúng, đốt yểm bùa ngải tại Đàn Tế Trời? Đồng chí định làm gì? Có phải định trù yểm cho tất cả mọi người ngồi đây u mê lú lẫn để mặc sức tung hoành không? Định làm cho nhân dân này đất nước này diệt vong sao? Một người cầm quyền mà không tự tin được vào trí tuệ, bản lĩnh của mình, phải đi cầu viện ở cõi mơ hồ thì sẽ dẫn nhân dân này, đất nước này đi đến đâu? Đồng chí nói một đằng, làm một nẻo, không còn xứng đáng đứng trong đội ngũ của chúng ta nữa”…

Trước chứng cứ rõ ràng, đầy đủ cả video, ảnh chụp, biên bản… cụ Bốn uất hộc máu không cãi được lời nào.

Cụ bị cách tuột.

Không những bên phía đối thủ, mà các sứ quân, đầu lĩnh, đại biểu chiến hữu… đều giơ tay biểu quyết đồng thanh tiễn cụ.

Cũng không trách ai được. Thì xưa nay, chính trường luôn là một nơi vô cùng khắc nghiệt. Được ăn cả ngã về không là cái sự thường. Người nào tham gia vào nó luôn phải biết lựa theo chiều gió mà xoay cờ đúng lúc. Còn trong lý luận, người ta đúc kết đó là khả năng tự điều chỉnh. Nhận thấy bất lợi lập tức các chiến hữu đồng minh của cụ Bốn điều chỉnh nhanh, kịp thời đưa chân đạp bồi cho cụ văng hẳn ra xa khỏi chính trường nước Việt.

Vụ này râm ran lan truyền cả nước.

Dân làng Cùng thì cho là tại sách của thày Bút đã hết thiêng. Là bởi sáng hôm ấy đã bị bà Hạnh Thục dí lồn vào.

Dân vỉa hè kinh thành thông thạo hơn, bảo chả phải. Chuyện cụ Bốn không lên ghế nhất là do ý trời. Bằng cớ là mấy tay lăm le đấu đá cụ cũng có ai ăn giải gì đâu. Đại triều hội quần hùng mở ra mấy năm một lần, om xòm làng nước nhưng rồi nguyễn y vân, chán chết! Cụ Nhất vẫn yên vị khóa nữa, cụ lên ngay ti vi chém gió nói đồng bào nước Việt cứ yên tâm mà chọn nuôi cây gì, trồng con gì cho nhanh giàu. Dân giàu nước mạnh. Nước ta luôn định hướng, tương lai tươi sáng và chói lọi. Tích cực học tập làm theo và quán triệt. Mọi mặt. Cứ thế mà tiến lên.

Nhưng các bình luận viên của thông tấn xã vỉa hè khẳng định chắc nịch, buổi sáng hôm khai hội có một chuyến bay đặc biệt từ phương Bắc tới. Một sứ giả thiên triều mặt lạnh như đít bom đi thẳng vào phòng họp Hội Đồng Mật, trù bị cho đại triều hội quần hùng của các sứ quân nhà ta lần cuối. Mà còn lạnh hơn bom, cái mặt sứ giả ấy. Bởi cùng lúc sứ giả vào phòng họp thì Bộ tổng tham mưu nhận được tin báo động: Quân thiên triều cùng pháo, máy bay, tên lửa tàu chiến đang rầm rập tập trận chĩa hết cả mũi nhọn vào bên mình. Sứ giả chỉ nói có mỗi một câu ngắn gọn:

“Các tồng chí! Quan điểm của chúng tôi là tồng chí Nhất ngồi thêm một khóa nữa! Còn tùy các tồng chí quyết định!”

Xong. Về thẳng.

Các sứ quân nhà ta lúc đó đã được Bộ tổng tham mưu thông báo tình hình, ngồi đơ như ngỗng hồi lâu. Ngân khố cạn kiệt. Vũ khí cà tàng. Tướng tá bị thịt chỉ giỏi uống rượu chơi gái. Xảy ra chiến trận bây giờ thì chỉ hăm bốn đồng hồ tiếng họ xơi gọn. Nước thì chả đi đâu mà mất được. Dân cũng chả mất đi đâu được. Mấy ngàn năm cai trị còn chả làm gì nổi nữa là trong thời buổi này. Nhưng mà chỗ ăn trên ngồi chốc đè đầu cưỡi cổ thiên hạ thì có khi hỏng cả. Hỏng cả đám ấy chứ. Thôi nhịn. Một sự nhịn là chín sự lành. Hơi nhục một tí, nhưng mà còn có ghế mà ngồi. Có chỗ mà cấu véo. Nay mai no nê rồi, ta đi tìm đất mới ở cho nó lành. Đek thèm cái dải đất địa đầu sóng gió quần ngư tranh thực này nữa. Cả mười ba sứ quân tính nhanh với nhau như thế. Gọi là thống nhất đường lối chiến lược. Xong. Thế là ra khai mạc đại triều hội quần hùng, đương kim cụ Nhất múa tay trong bị, rung đùi ngồi thêm khóa nữa trên ghế cao nhất trị vì nước Việt.

Thật đúng là thành bại tại trời!

Sau vụ ấy cụ Bốn hưu trí. Cụ chán đời nên suốt ngày uống rượu. Không ai can nổi. Rượu nhiều quá nên cụ đột tử. Nghe nói đám ma cũng to và vẻ vang.

T.T.C.