Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 24 tháng 4, 2019

Quyền được buồn

Dạ Ngân

44 năm đã qua. Những ngày trăng mật với Tháng 4 kết thúc cuộc chiến cũng đã qua lâu rồi. Nhiều thập kỷ hoan ca bởi một bên được biết đến và tổng kết. Nhưng nói như cố thủ tướng Võ Văn Kiệt “triệu người vui cũng có triệu người buồn”. Cần nhìn sâu và công bằng với thực tế để lòng người có bình tâm, từ đó có gắn kết và sức mạnh.

Chiến tranh không phải nhu cầu. Con người luôn muốn chỗ ở, công ăn việc làm và tình yêu đôi lứa, tình yêu gia đình. Nhưng lịch sử nhân loại hình thành và định hình các quốc gia bằng vô vàn các cuộc chiến. Chuyện máu xương ấy xem ra vẫn chưa chấm dứt và sẽ không bao giờ chấm dứt.

Địa chính trị của nước ta ở vào thế mà những cuộc chiến “như cơm bữa” nói theo cách nói dân gian. Bắc thuộc – thoát ra, rồi thống nhất những sứ quân, rồi liên miên những cuộc kháng chiến chống xâm lược, cuối cùng lại có phân tranh. Rồi vùng lên chống thuộc địa và bị chia cắt. Thế kỷ 20 với liên miên những cuộc chiến ra sao, hầu như người Việt ở phía nào cũng biết, cũng ngấm và nói tận cùng, chúng ta thảy đều “nếm mùi” hậu quả.

Không thể nhiều bằng người Mỹ viết về cuộc chiến Việt Nam nhưng sách của chính người Việt viết về cuộc chiến của người Việt cũng không ít. Sách về hậu chiến do người ở lại viết chưa nhiều thì đã lại cuộc chiến mười năm ở hai đầu đất nước. Một thế kỷ liên miên trận mạc nhưng không thực nhiều những tác phẩm tầm vóc tương xứng với thực tế cắt chia, loạn lạc, gồng mình, núi xương sông máu.

Có gì buồn hơn chiến tranh, ai người Việt đều thấm thía chân lý ấy. May mà Bảo Ninh với "Nỗi buồn chiến tranh" đã làm hay lên nỗi buồn ấy. Nghe như nghịch lý, nỗi buồn mà hay ư? Vâng, mọi bi kịch đều khủng khiếp cho cá nhân ấy, hoặc gia tộc ấy, hoặc quốc gia ấy. Nhưng một khi bi kịch đã thành ký ức, thành hành trang, thành vết sẹo thì nhìn lại nó một cách trang trọng và thấu đáo không chỉ đòi hỏi tài năng.

Thế giới có nhu cầu nhìn vào cuộc chiến Việt Nam với người Mỹ như một sự khám phá. Sự phức tạp và khốc liệt không chỉ bởi thời gian dài nghẹt thở mà còn vì những nước lớn trên bàn cờ. Tiểu thuyết trên bình diện thể loại sẽ thoả mãn được nhu cầu cái nhìn nếu người viết thực sự tài năng và sâu săc trải nghiệm. Ta nhìn thấy cái cây nếu ngước lên sẽ là những khe sáng của bầu trời, nhìn gần hơn là bông trái lá hoa chim chóc, gần nữa sẽ là sự xù xì và cả sâu bọ, nhìn sâu xuống là mặt đất, gờ rễ, hang và hốc.

Không dưng mà "Nỗi buồn chiến tranh" được người Việt hai phía tìm đọc, đồng thời được đối phương tấm tắc và việc chuyển ngữ nó lan nhanh ngoài mong đợi của tác giả. Đã được dịch ra gần như hầu hết các ngôn ngữ quan trọng. Và ở Trung Quốc dù chuyển ngữ muộn nhưng thực sự nó đã là một cú sửng sốt cho bộ phận người đọc tinh hoa của quốc gia hàng tỷ dân này. Nhà văn sừng sỏ Diêm Liên Khoa đã phải thốt lên “Một tác phẩm cực hiếm của một nhà văn châu Á phương Đông, hiếm có trong những miêu tả, nhận thức, phê phán thẩm mỹ đối với chiến tranh, hiếm có trong những lý giải về tình yêu đối với con người, những suy tư về nhân tính, hiếm có cả trong biểu đạt nghệ thuật – một phương diện cá tính nhất, quan trọng nhất đối với một nhà văn”.

Thế nhưng, buồn thay, thậm chí đau lòng thay, "Nỗi buồn chiến tranh" không sống như tầm vóc mà nó xứng đáng được sống. Do đâu? Do người học và người đọc ở trong nước luôn bị định hướng. Viết về chiến tranh mà mất mát quá, buồn quá, sốc quá, ai chịu được? Hàng triệu cựu binh soi hiện thực của chính họ vào tác phẩm và bảo không như thế. Và hai thế hệ học trò đã trưởng thành từ sau 1975 đến nay, không mấy người trong số ấy cảm nhận cuộc chiến của cha ông qua những tác phẩm giá trị bởi học đường cho họ môn Văn khác.

Truyền thông luôn thiên về hô hào nhân dịp kỷ niệm. Các nhà phê bình bận rộn với những tác phẩm báo chí đặt hàng cho mục Điểm sách. Số phận những tác phẩm chân chính giống như số phận những con người chân chính ở xứ này, nghĩa là giá trị thì phải bị thử thách, cống hiến thì dễ bị hoài nghi mà tử tế thì …hãy đợi đấy. Năm tháng qua mau, cái gì chìm thì đã chìm, cái gì lấp lánh sẽ sáng hơn và cuối cùng, người thiệt thòi vẫn là độc giả trẻ. Họ cần đọc để vào đời, để hiểu lịch sử và nhân phẩm người Việt qua chiến tranh nhưng vẫn chỉ là “đường ra trận mùa này đẹp lắm”.

Không bao giờ chiến tranh là đẹp. Nó không khác một vụ cháy nhà. Mùi chết chóc và đói nghèo đeo bám mãi. Đã đến lúc Nỗi buồn chiến tranh nên là cuốn sách gối đầu giường của bạn trẻ. Để hiểu, để nhạy cảm hơn, để yêu con người và để sống. Không nhà văn đích thực nào PR cho mình, Bảo Ninh không lấy làm buồn với nghịch lý bụt chùa nhà không thiêng. Thiệt thòi này thuộc về những thứ lớn hơn bản thân nhà văn và nằm ngoài nhà văn.