Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 18 tháng 4, 2019

Hồi ký Triệu Tử Dương (kỳ 3)

Nguyễn Quang A dịch

Cuộc tuyệt thực sinh viên đã nhận được sự cảm thông và sự ủng hộ rộng rãi. Hàng ngàn người từ các phòng ban chính phủ và các tổ chức khác cũng như các dân cư đô thị bình thường đã tổ chức các cuộc biểu tình ủng hộ. Những con số đã tăng từ ngày này sang ngày khác. Số những người tham gia tuyệt thực cũng đã tăng lên, đạt giữa hai và ba ngàn người tại đỉnh điểm của nó. Các sinh viên đã bị mê hoặc bởi tình hình, làm cho còn khó hơn để thuyết phục họ rời đi.

Lúc đó, các hành động của các sinh viên đã vẫn hầu như tự phát. Mặc dù họ đã lập một trung tâm chỉ huy, không một lãnh tụ nào trong số họ đã có thể đưa ra một quyết định bình tĩnh. Ngay cả khi một quyết định được đưa ra, nó đã không có uy quyền theo bất cứ cách nào. Các lãnh tụ đã được thay đổi thường xuyên tại trung tâm chỉ huy, và các thứ đã tiếp diễn theo các ý tưởng của bất cứ ai mà tiếng nói đã to nhất và gây hào hứng nhất. Chúng tôi đã thử thuyết phục các lãnh tụ sinh viên bằng việc huy động các nhà lãnh đạo đại học và các giáo sư để nói chuyện với họ, nhưng các cố gắng này rơi vào những cái tai điếc. Bởi vì Lí Bằng và các đồng sự của ông, các hướng dẫn cơ bản về giảm bớt căng thẳng, mở đối thoại, và thuyết phục đã không được thực hiện.

Vào ngày thứ tư của cuộc tuyệt thực, một số sinh viên đã bắt đầu lả đi. Tôi đã cực kỳ lo rằng nếu việc này tiếp tục, một số sinh viên có thể chết. Chúng ta sẽ có một thời gian khó nhọc trả lời nhân dân của chúng ta.

Vào đêm 16 tháng Năm, sau khi gặp Gorbachev, tôi đã triệu tập một cuộc họp Ban Thường Vụ Bộ Chính trị để thảo luận việc đưa ra một tuyên bố công khai nhân danh năm uỷ viên để thúc giục các sinh viên ngừng tuyệt thực. Bản dự thảo đã chứa câu “Lòng yêu nước nồng nhiệt của các sinh viên là đáng hâm mộ và Uỷ ban Trung ương và Quốc Vụ Viện tán thành các việc làm của họ.”

Lí Bằng đã phản đối, nói, “Nhắc đến ‘đáng hâm mộ’ là hoàn toàn đủ. Chúng ta có phải cũng thêm rằng chúng ta ‘tán thành’ không?”

Dương Thượng Côn đã trả lời, “Các sinh viên đề xuất hành động chống lại tham nhũng. Chúng ta có thể nói chúng ta tán thành việc này.”

Tôi đã hoàn toàn bị khó chịu bởi thái độ của Lí Bằng, và đã nói, “Nếu chúng ta không nhắc tới ‘tán thành,’ cứ như chúng ta đã chẳng nói cái gì cả. Thế thì mục đích của việc đưa ra một tuyên bố là gì? Nhiệm vụ hiện thời của chúng ta là để đưa ra một tuyên bố mà sẽ làm dịu đi các xúc cảm của các sinh viên. Bây giờ chúng ta không được lý sự cùn về việc hành văn.” Một đa số của các uỷ viên Ban Thường Vụ đã đồng ý để gồm dòng này, như thế nó đã được thông qua một cách sít sao.

Tuy vậy, vào thời gian này tôi đã tin rằng tình hình đã tiến tới một giai đoạn nơi thậm chí tuyên bố này sẽ không chấm dứt cuộc tuyệt thực, vì đòi hỏi mạnh nhất đã là một sự đảo ngược sự mô tả đặc trưng về các cuộc biểu tình của xã luận 26 tháng Tư. Tôi đã cảm thấy rằng đấy đã là một vấn đề mà chúng ta đã không còn có thể phớt lờ nữa. Nếu vấn đề then chốt này không được giải quyết, sẽ không có con đường nào để chấm dứt cuộc tuyệt thực và tiếp tục với đối thoại. Nếu cuộc tuyệt thực tiếp tục, thì những hậu quả không tiên đoán được nhưng cực kỳ nghiêm trọng sẽ tiếp theo.

Như thế lần đầu tiên, tôi đã đề xuất chính thức việc xét lại đánh giá của xã luận 26 tháng Tư trong một cuộc họp Ban Thường Vụ Bộ Chính trị. Lí Bằng ngay lập tức đã phản đối điều này.

Ông đã nói việc định rõ chứa trong xã luận 26 tháng Tư đã được soạn nghiêm ngặt theo những lời của chính Đặng Tiểu Bình và vì thế không thể bị thay đổi. Sự bác bỏ của tôi đã là, bài xã luận đã được soạn theo biên bản của cuộc họp Ban Thường Vụ Bộ Chính trị ngày 24 tháng Tư và rằng Đặng đã chỉ lên tiếng ủng hộ việc thảo luận mà xuất phát từ buổi họp đó.

Dương Thượng Côn đã cảnh cáo rằng việc xét lại xã luận 26 tháng Tư sẽ làm tổn hại hình ảnh của Đặng Tiểu Bình. Tôi đã trả lời rằng chúng ta có thể dàn xếp các vấn đề theo một cách sao cho tránh gây ra bất cứ sự tổn hại nào cho uy tín của Đặng bằng việc Ban Thường Vụ Bộ Chính trị chịu trách nhiệm tập thể. Tôi cũng đã nói rằng vì tôi đã gửi điện tín từ Bắc Triều Tiên đồng ý với quyết định của Đặng, tôi phải chịu trách nhiệm về xã luận 26 tháng Tư. Nếu cần thiết, có thể nói thêm rằng tôi đã chuẩn y nó.

Lí Bằng đã nói đột ngột, “Đấy không phải là thái độ thích hợp của một chính trị gia!” Kết quả đã là, một sự xét lại xã luận 26 tháng Tư đã không có khả năng để tiến hành.

Tôi đã không có sự lựa chọn nào khác trừ bày tỏ các quan điểm của tôi cho đích thân Đặng, trong một cuộc gặp mặt-đối-mặt. Vào ngày 17, tôi đã điện thoại để yêu cầu gặp Đặng. Muộn hơn, một thành viên trong số nhân viên của Đặng đã yêu cầu tôi đến nhà Đặng Tiểu Bình vào buổi chiều cho một cuộc gặp.

Tất cả các uỷ viên Ban Thường vụ Bộ Chính trị cộng [Dương] Thượng côn đã ở đó rồi. Vào lúc đó, Vạn Lí, người lẽ ra đã tham dự, đã vẫn ở nước ngoài. Vì tôi đã yêu cầu một cuộc gặp riêng với Đặng, cuối cùng Đặng lại triệu tập một cuộc họp toàn bộ Ban Thường Vụ tại nhà ông, tôi đã nhận ra rằng tình hình đã chuyển sang một hướng xấu rồi.

Đầu tiên, tôi đã bày tỏ quan điểm của tôi, đại thể như sau:

Tình hình với các cuộc biểu tình sinh viên đã xấu đi, và đã trở nên cực kỳ nghiêm trọng. Các sinh viên, các giáo viên, các nhà báo, các học giả, và thậm chí một số nhân viên chính quyền đã xuống đường để phản kháng. Hôm nay, đã có khoảng 300.000 đến 400.000 người. Một số khá lớn công nhân và nông dân cũng đồng tình. Bên cạnh các vấn đề nóng bỏng về tham nhũng và chính quyền minh bạch, sự thúc đẩy chính cho tất cả các nhóm xã hội khác nhau này là họ muốn một sự giải thích về làm thế nào Đảng và chính phủ có thể nhẫn tâm đến vậy đối mặt với các sinh viên tuyệt thực, chẳng làm gì để thử cứu họ. Vấn đề then chốt cản trở đối thoại với các sinh viên là sự đánh giá được chuyển qua bởi xã luận 26 tháng Tư. Bài xã luận, mà đã gây ra nhiều sự hiểu lầm đến vậy, phải đã được bày tỏ không rõ ràng hay sai theo cách nào đó. Cách duy nhất để dẫn đến giải pháp loại nào đó sẽ là để làm nhẹ bớt một chút đánh giá từ bài xã luận này. Đấy là chìa khoá và, nếu được chấp nhận, sẽ có được sự ủng hộ xã hội rõ ràng. Nếu chúng ta loại bỏ việc gán nhãn của phong trào sinh viên, chúng ta sẽ lấy lại được sự kiểm soát đối với tình hình. Nếu cuộc tuyệt thực tiếp tục và một số người chết, nó sẽ như dầu đổ vào lửa. Nếu chúng ta lấy một lập trường đối đầu với quần chúng, một tình hình nguy hiểm có thể xảy ra sau đó mà trong đó chúng ta mất hoàn toàn sự kiểm soát.

Trong khi tôi bày tỏ quan điểm của mình, Đặng đã tỏ ra rất nôn nóng và bực mình. Ngay sau khi tôi chấm dứt nói, Lí Bằng và Diêu Y Lâm lập tức đã đứng lên để chỉ trích tôi.

Họ đã đổ lỗi về sự leo thang của các cuộc biểu tình hoàn toàn cho bài phát biểu Ngũ Tứ tôi đã trình bày với Ngân hàng Phát triển Á châu. Đó là lần đầu tiên tôi nghe thấy họ cất tiếng nói chỉ trích bài phát biểu ADB của tôi. Mặc dù họ đã phản đối nó trong thực tế, họ đã chẳng bao giờ nói công khai như vậy trước đây. Tính dữ dội của các sự buộc tội của họ đã làm tôi hoàn toàn ngạc nhiên. Từ cách không bị kiềm chế mà theo đó hai người này đã tấn công tôi, tôi đã có thể thấy rằng họ đã có được sự tán thành ngầm của Đặng Tiểu Bình rồi.

Hồ Khởi Lập đã bày tỏ quan điểm của ông rằng bài xã luận phải được xét lại. Kiều Thạch đã nói nước đôi. [Dương] Thượng Côn đã phản đối việc xét lại bài xã luận, bằng cách ấy có một tác động rất xấu lên tình hình. Ông đã nói, “Liêu Hán Sanh tin rằng quân luật phải được áp đặt. Có lẽ chúng ta phải xem xét việc áp đặt quân luật . . .” Trước đây, Thượng Côn đã luôn luôn phản đối quân luật, nhưng lần này ông đã trích Liêu Hán Sanh [nhà lãnh đạo quân sự kỳ cựu], khi thực ra bản thân ông đã thay đổi lập trường của mình.

Cuối cùng, Đặng Tiểu Bình đưa ra quyết định cuối cùng. Ông đã nói, “Sự phát triển của tình hình đã chỉ xác nhận rằng đánh giá của xã luận 26 tháng Tư đã là đúng. Lý do để các cuộc biểu tình sinh viên đã không lắng đi là cái gì đó ở bên trong Đảng, và đó là bài phát biểu Ngũ Tứ của Triệu tại cuộc họp ADB. Vì không có con đường nào khác để thoái lui bây giờ mà không làm cho tình hình xoáy hoàn toàn ra ngoài vòng kiểm soát, quyết định là để đưa quân đội vào Bắc Kinh để áp đặt quân luật.”

Ông cũng đã chỉ định Lí Bằng, Dương Thượng Côn, và Kiều Thạch như một nhóm ba người để thực hiện việc áp đặt quân luật.

Khi Đặng chấm dứt, tôi đã nói rằng có một quyết định đã luôn luôn tốt hơn không có quyết định nào, nhưng tôi cực kỳ lo về những hậu quả nghiêm trọng việc này sẽ có. Với tư cáchTổng Bí Thư, sẽ là khó cho tôi để quản lý và thực hiện hiệu quả quyết định này. Đặng đã nói, “Nếu đây hoá ra là một quyết định sai, tất cả chúng ta sẽ chịu trách nhiệm.”

Trong cuộc họp, Lí Bằng cũng đã cho rằng các nội dung của các cuộc họp Ban Thường Vụ Bộ Chính trị đã bị để lọt ra cho công chúng, và rằng đã có một số phần tử xấu ở bên trong, Bảo Đồng [Bí thư Chính trị của BTV BCT] là một trong số họ. Tôi đã trả lời, “Anh phải có trách nhiệm khi đưa ra những lời xác nhận như vậy! Anh có bằng chứng gì?” Ông ta đã nói, “Tôi có bằng chứng mà tôi sẽ tiết lộ cho anh muộn hơn.”

Tôi đã đi ra khỏi ngay khi cuộc họp chấm dứt. Nếu Đặng có yêu cầu những người khác để ở lại hay đã thảo luận các vấn đề khác, tôi đã chẳng bao giờ biết.

Vào lúc đó, tôi đã cực kỳ tức. Tôi bảo mình bất luận điều gì xảy ra, tôi từ chối để trở thành Tổng Bí thư người huy động quân đội để đàn áp thẳng tay chống lại các sinh viên. Ngay khi trở về nhà, dưới những xúc cảm tăng cao, tôi đã gọi Bảo Đồng để soạn một bức thư từ chức cho tôi để gửi cho Ban Thường Vụ.

Tại cuộc họp tối đó để chỉ dẫn Ban Thường Vụ, tôi đã từ chối để chấp nhận sự phân công để chủ toạ cuộc họp của các cán bộ để công bố thiết quân luật. Tôi đã nói, “Có vẻ sứ mệnh của tôi trong lịch sử đã chấm dứt rồi.” Dương Thượng Côn đã trả lời tôi, “Loại vấn đề này không được nêu lên bây giờ. Không được có sự thay đổi nào về lãnh đạo.” Ông đã muốn nói vị trí của tôi với tư cách Tổng Bí Thư sẽ không được thay đổi.

Ngay khi lá thư từ chức của tôi đến Cục Phục vụ của Văn phòng Trung ương Đảng, Thượng Côn đã biết về nó. Ông đã gọi điện cho tôi và lặp đi lặp lại cầu xin tôi huỷ bổ quyết định của tôi. Thượng Côn đã nói, “Nếu thông tin này lộ ra, thì tình hình sẽ còn nguy hiểm hơn. Chúng ta không được đổ dầu vào lửa.”

Tôi đã thừa nhận lý lẽ của ông vào 18 tháng Năm đã thông báo cho Văn phòng Trung ương để dừng phân phát bức thư. Thư ký của tôi [Lí Thụ Kiều] muộn hơn đã lấy lại nó.

Ở đây tôi muốn làm rõ cái gì về cuộc họp này do Đặng triệu tập mà đã quyết nghị để áp đặt quân luật và đàn áp thẳng tay các sinh viên. Đã có lời đồn công khai rằng cuộc họp Ban Thường Vụ Bộ Chính trị đã dẫn đến một cuộc bỏ phiếu của ba chống lại hai, nhưng trong thực tế đã không có cuộc bỏ phiếu “ba đối lại hai” nào. Đã chỉ có vài người dự. Trong số các uỷ viên của Ban Thường Vụ, đã có hai chống lại hai: Hồ Khởi Lập và tôi đã thuận cho việc xét lại bài xã luận, Diêu Y Lâm và Lí Bằng đã phản đối mãnh liệt, và Kiều Thạch đã vẫn trung lập bằng việc không bày tỏ bất cứ quan điểm rõ ràng nào.

Đã không có thứ gì như một cuộc bỏ phiếu “ba đối lại hai”. Tất nhiên, nếu ý kiến của Đặng và Dương, những người không là uỷ viên Ban Thường vụ, được cộng vào, trong việc tính tổng tất cả những người đã dự cuộc họp đó, họ chắc chắn đã là đa số. Tuy vậy, trong thực tế, Ban Thường Vụ đã không tổ chức cuộc bỏ phiếu chính (hình) thức nào.

Trong những ngày ít ỏi đó, nhiều người xuất chúng và các Đồng chí Đảng viên cao niên đã điện thoại hay đã viết thư cho tôi và cho Uỷ ban Trung ương, kêu gọi chúng tôi đối xử với các sinh viên đúng mực, để công nhận các hành động của các sinh viên đã là yêu nước, và để thay đổi thái độ sai được mệnh danh là đúng đối với các sinh viên. Trong số họ đã có những người mà Đặng Tiểu Bình đã luôn luôn hết sức tôn trọng, như các Đồng chí cao niên như Lí Nhất Manh.

Vào ngày 18 tháng Năm, tôi đã gửi chuyển tiếp một bộ tuyển chọn của những lá thư này cho Đặng và đã viết cho ông để lặp lại lập trường của tôi, hy vọng ông sẽ xem xét. Mặc dù tôi đã biết có rất ít hy vọng về việc này, tôi đã phải làm một cố gắng cuối cùng. Văn bản gốc của bức thư của tôi là như sau:

Đồng chí Tiểu Bình,

Tôi đã gửi chuyển tiếp vài lời thỉnh cầu từ các Đồng chí cao niên có ảnh hưởng. Tôi hy vọng ông sẽ đọc chúng.

Tình hình hiện thời là cực kỳ nghiêm trọng, vấn đề khẩn cấp nhất trong số đó là để ngưng cuộc tuyệt thực sinh viên (mà nhân dân cảm thấy sự thương cảm lớn) để tránh bất kể cái chết nào. Yêu cầu cốt yếu mà phải được đảm bảo nhằm để ngưng cuộc tuyệt thực là sự đảo ngược việc gán nhãn và đánh giá được đưa ra về họ trong xã luận 26 tháng Tư, và sự thừa nhận các hành động của họ là yêu nước.

Tôi đã xem xét việc này một cách cẩn trọng, và cảm thấy chúng ta phải quyết tâm, dẫu đau đớn, để đưa ra sự nhượng bộ này. Chừng nào những lãnh đạo chủ chốt của chúng ta đích thân đi ra giữa quần chúng và thú nhận điều này, thì cường độ của những xúc cảm sẽ giảm đi nhiều, và sau đó các vấn đề khác có thể được giải quyết. Cho dù rốt cuộc ông phải đưa ra một số biện pháp kiên quyết để duy trì trật tự, chúng ta phải tiến hành bước đầu tiên này. Khác đi, việc áp đặt các biện pháp cứng rắn trong khi một đa số nhân dân cương quyết phản đối có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng đe doạ số phận của Đảng và nhà nước.

Với sự lo lắng sâu sắc, tôi lần nữa cầu khẩn ông xem xét gợi ý này.

Triệu Tử Dương

Ngày 18 tháng Năm

Đấy đã là lá thư thứ nhất mà tôi gửi cho ông sau cuộc họp 17 tháng Năm tại nhà ông mà đã quyết định về sự áp đặt quân luật. Như tôi đã kỳ vọng, đã không có trả lời nào.

Vào tối 17 tháng Năm, Văn phòng Uỷ ban Trung ương đã dàn xếp cho các lãnh đạo của Uỷ ban Trung ương để thăm các sinh viên đang tuyệt thực những người ở trong bệnh viện. Lí Bằng ban đầu đã nói ông sẽ không đi, nhưng ngay trước khi xe bắt đầu chạy, ông đã xuất hiện. Hoá ra là ông ta đã đổi ý sau khi nghe rằng tôi sẽ đi.

Cùng việc đã xảy ra vào sáng sớm ngày 19 tháng Năm khi tôi đi thăm các sinh viên ở Quảng trường Thiên An Môn. Ông đã phản đối việc tôi đi và đã thúc Văn phòng Trung ương chặn tôi. Tôi đã cảm thấy rằng nhiều sinh viên như thế trong cuộc tuyệt thực kéo dài đến bảy ngày, trở nên không thể biện hộ được rằng chẳng ai trong số lãnh đạo của Uỷ ban Trung ương đã đến thăm. Tôi đã kiên quyết đi, nói rằng nếu không ai khác đi, tôi sẽ đi một mình. Một khi ông ta đã thấy rằng tôi có ý định đi và đã không thể bị làm cho nhụt chí, ông ta đã đổi ý. Nhưng ông đã bị làm cho khiếp sợ và đã chuồn rất mau sau khi tới quảng trường.

Bên cạnh việc chào hỏi các sinh viên, tôi đã ngẫu hứng một bài phát biểu mà kết thúc đã được in trong tất cả các báo lớn ở thủ đô. Khi tôi nói, tôi đã chỉ thử thuyết phục họ để chấm dứt cuộc tuyệt thực, bảo họ rằng họ vẫn trẻ và phải quý trọng cuộc sống của họ. Tôi đã biết rất kỹ rằng tuy các hành động của họ đã có được sự đồng cảm rõ ràng cả khắp trong nước và ngoài nước, là vô ích chống lại nhóm những người già những người đã lấy một lập trường cứng rắn. Sẽ không quan trọng nếu cuộc tuyệt thực tiếp tục hay nếu một số người chết; họ [những người già] sẽ không mủi lòng. Tôi cảm thấy đã là hoang phí cho các sinh viên trẻ này kết thúc cuộc sống của họ như thế.

Tuy nhiên, các sinh viên đã không hiểu những gì tôi muốn nói. Họ có thể tưởng tượng còn ít hơn đến sự xử lý sẵn sàng để dùng cho họ. Tất nhiên, muộn hơn tôi đã là mục tiêu của những chỉ trích thô bạo và những sự kết tội vì bài phát biểu này với các sinh viên.

Sau cuộc họp tại nhà Đặng vào ngày 17 tháng Năm, Lí Bằng và các đối tác của ông đã hành động bất thường theo nhiều cách. Dù tôi đã sắp đi đến bệnh viện hay đến quảng trường để thăm các sinh viên, ông đã lặp đi lặp lại thử chặn tôi. Khi tôi đã đến và đã ra khỏi xe, ông đã vội chạy đến đằng trước tôi, mà đã ngược với tập quán. Ai đó muộn hơn đã bảo tôi rằng ông ta đã hướng dẫn mọi người để gợi ý những người cầm camera đừng lấy hình ảnh của tôi, bởi vì nó sẽ trở nên “bất tiện” trong trường hợp thay đổi lãnh đạo tương lai.

Từ tối 17 tháng Năm đến 19 tháng Năm, chẳng vấn đề nào liên quan đến quân luật được truyền đạt cho tôi. Tôi đã chỉ biết về cuộc đối thoại của Lí Bằng với các sinh viên vào ngày 19 từ việc xen nó trên truyền hình.

Vào chiều ngày 19, tuy vậy, tôi đột nhiên được giao một thông báo cho một cuộc họp mà sẽ tuyên bố việc áp đặt quân luật và cho văn bản bài phát biểu của ông [của Lí Bằng], và được yêu cầu để chủ toạ và nói tại cuộc họp. Thế nhưng tôi đã không được thông báo về cuộc họp này được tiến hành ra sao, nó được tổ chức ở đâu, ai sẽ tham dự, hoặc các khoản mục khác nào sẽ có trên chương trình nghị sự.

Bài phát biểu của ông thậm chí đã gồm tuyên bố, “Các cuộc biểu tình sinh viên đã leo thang sau Bốn tháng Năm (Ngũ Tứ).” Muộn hơn, họ hẳn phải đã cảm thấy rằng tuyên bố đã đổ lỗi một cách quá trắng trợn lên bài phát biểu Ngũ Tứ của tôi, như thế khi nó được xuất bản trong các báo, nó đã được thay bằng “Các cuộc biểu tình sinh viên đã leo thang vào đầu tháng Năm.” Đấy đã là một điều ngụ ý công khai là bài phát biểu Ngũ Tứ đó của tôi đã gây ra sự leo thang của các cuộc biểu tình. Lí Bằng cũng đã công bố cho các thành viên của Quốc Vụ Viện rằng tôi đã phạm một sai lầm lớn. Họ cũng đã tổ chức một cuộc họp riêng biệt trước cuộc họp lớn hơn để công bố quân luật.

Tất cả việc này đã thêm vào sự hiểu rõ của tôi rằng tôi đã bị loại khỏi việc ra quyết định. Cho đến ngày này, tôi vẫn không biết khi nào quyết định đó được đưa ra. Vào ngày 17 tại nhà của Đặng, khi việc quyết định để áp đặt quân luật, cho dù Lí Bằng, Dương Thượng Côn, và Kiều Thạch đã được chỉ định để tiến hành công việc, Đặng cũng đã lưu ý rằng “Triệu vẫn là Tổng Bí thư.” Nhưng trong thực tế, trong mấy ngày tiếp theo, tôi đã hoàn toàn bị đẩy sang bên lề.

Vào ngày 19, tôi đã xin nghỉ phép ba ngày từ Bộ Chính trị. Tôi đã gợi ý rằng Lí Bằng chủ toạ Ban Thường Vụ Bộ Chính trị và đã từ chối dự cuộc họp huy động để công bố quân luật.

Vào lúc đó, số những người biểu tình ủng hộ cuộc tuyệt thực ở Quảng trường Thiên An Môn đã trở nên nhỏ hơn nhiều. Cuộc tuyệt thực đã được bỏ và đã biến thành một cuộc toạ kháng. Nhiều sinh viên đại học Bắc Kinh đã quay lại các trường của họ rồi. Những người vẫn ở lại quảng trường đã hầu hết là các sinh viên từ các thành phố khác.

Việc tuyên bố quân luật vào [đêm] 19 tháng Năm [thực sự 20 tháng Năm] đã là một tác nhân kích thích khác, một lần nữa huy động quần chúng. Những người tham gia toạ kháng đã tăng lên và những người ủng hộ từ các nhóm xã hội khác đã đổ đầy đường phố. Các dân cư Bắc Kinh đã đặc biệt bị phiền muộn bởi quyết định để triệu quân lính đến Bắc Kinh để thực thi quân luật. Quân lính mà nhận được lệnh đã bị chặn dọc đường của họ, ở mọi nơi. Các nhóm bà già và trẻ con đã ngủ trên đường. Binh lính đã bị chặn ở ngoại ô Bắc Kinh, không có khả năng đi vào thành phố. Sự bế tắc đã kéo dài hơn mười ngày.

Vào ngày 21 tháng Năm, Kiều Thạch đã đến nhà tôi để thảo luận tình hình. Ông đã nói, “Khá nhiều người đang cảm thấy giống họ ‘đang ngồi trên lưng cọp, không có khả năng xuống.’ Nếu đã không phải vì sự khăng khăng của Đặng và quyết định của ông để triệu nhiều binh lính hơn đến Bắc Kinh, một thảm kịch lớn đã có thể được tránh. Nhưng bây giờ binh lính đã bị chặn khỏi việc đi vào [thành phố], quân luật là không có hiệu quả, và hàng triệu sinh viên, cư dân, công nhân, và cán bộ từ các tổ chức chính quyền đổ ra đường phố hay đã tụ tập trên Quảng trường Thiên An Môn. Nếu việc này tiếp tục, thủ đô trong mối nguy hiểm về trở nên bị tê liệt.”

Vào lúc đó, tôi đã nghĩ rằng có lẽ nếu chúng ta tổ chức cuộc họp Ban Thường Vụ Quốc Hội trước lịch biểu, chúng ta có thể cho phép Quốc Hội, tổ chức với thẩm quyền thích hợp, để sử dụng các công cụ dân chủ và luật để xoay chuyển tình hình. Vào 21 tháng Năm, tôi đã nói với Diêm Minh Phúc [ủy viên Ban Bí thư Trung ương] về ý tưởng này, và yêu cầu ông nói chuyện với [Dương] Thượng Côn để xem nếu có khả thi.

Trước việc này, Bành Xung [phó chủ tịch Quốc hội] đã đến để nói chuyện. Ông đã nói rằng vì Vạn Lí ở nước ngoài, ông ta [Bành Xung] đã tổ chức một cuộc họp với những người đứng đầu (các) uỷ ban Quốc Hội. Tất cả họ đã cảm thấy rằng một cuộc họp Ban Thường Vụ Quốc Hội phải được tổ chức. Ông cũng đã đi Ngọc Tuyền Sơn [Núi Ngọc Xuân, phía tây Bắc Kinh] để thăm Bành Chân [lão thành Đảng có ảnh hưởng], người cũng đồng ý rằng việc này phải được làm. Họ đã viết một báo cáo cho Uỷ ban Trung ương yêu cầu rằng Vạn Lí quay về nước trước kế hoạch.

Vào chiều ngày 2, Hồ Khởi Lập [uỷ viên BTV BCT] đến nhà tôi để báo cáo rằng không ai đã trả lời yêu cầu rằng Vạn Lí trở về. Nó đã ở trong tình trạng lấp lửng. Tôi đã yêu cầu Hồ Khởi Lập bảo Bành Xung đánh điện trực tiếp cho Vạn Lí nhân danh Đảng Bộ Quốc Hội để yêu cầu sự trở về của ông. Hồ Khởi Lập đã hỏi nếu ông ta có thể nói rằng tôi đã đồng ý với việc này, và tôi đã nói, “Đồng ý.”

Rồi tôi đã điện thoại cho [Phó Thủ tướng] Ngô Học Khiêm và yêu cầu ông ta tìm một cách để chuyển điện tín. Muộn hơn tôi được biết rằng Lí Bằng đã gửi một bức điện khác cho Vạn Lí bảo ông ta đừng về. Có thể là ông ta đã có sự tán thành trước của Đặng, như thế Vạn Lí đã không có khả năng quay về sớm.

Vào đêm mùng 3 tháng Sáu, trong khi đang ngồi trong sân với gia đình tôi, tôi đã nghe súng bắn dữ dội. Một thảm hoạ gây sốc thế giới đã không được ngăn chặn, và rốt cuộc đã đang xảy ra.

Tôi đã chuẩn bị tư liệu thành văn trên ba năm sau thảm họa Bốn tháng Sáu. Bây giờ nhiều năm đã trôi qua kể từ thảm hoạ này. Trong số các nhà hoạt động đã dính líu đến sự cố này, trừ ít người đã trốn ra nước ngoài, hầu hết đã bị bắt, bị kết án tù, và đã bị thẩm vấn lặp đi lặp lại. Đến bây giờ sự thật hẳn phải được xác định. Chắc chắn ba câu hỏi sau đây đã phải được trả lời cho đến bây giờ.

Thứ nhất, đã được xác định khi đó rằng phong trào sinh viên đã là “một âm mưu có kế hoạch” của các phần tử chống-Đảng, chống-xã hội chủ nghĩa với bộ phận lãnh đạo. Như thế bây giờ chúng ta phải hỏi, ai đã là các lãnh đạo này? Kế hoạch đã là gì? Âm mưu đã là gì? Có bằng chứng nào để hỗ trợ điều này? Cũng được nói rằng đã có “những bàn tay đen tối” bên trong Đảng. Thế họ đã là những ai?

Thứ hai, đã được nói rằng sự kiện này đã nhắm đến việc lật đổ nền Cộng hoà Nhân dân và Đảng Cộng sản. Bằng chứng ở đâu? Tôi đã nói lúc đó rằng hầu hết người dân đã chỉ đòi chúng ta sửa các sai lầm của chúng ta, không thử lật đổ hệ thống chính trị của chúng ta.

Sau nhiều năm như thế, đã nhận được bằng chứng nào qua các cuộc thẩm vấn? Có phải tôi đã tỏ ra đúng, hay họ?

Nhiều trong số các nhà hoạt động dân chủ lưu vong nói rằng trước Bốn tháng Sáu, họ đã vẫn tin rằng Đảng có thể tự cải thiện. Sau Bốn tháng Sáu, tuy vậy, họ đã thấy Đảng là vô vọng và chỉ khi đó họ đã lấy một lập trường để chống Đảng. Trong các cuộc biểu tình, các sinh viên đã nêu lên nhiều khẩu hiệu và đòi hỏi, nhưng vấn đề lạm phát rõ ràng đã vắng, mặc dù lạm phát đã là một chủ đề nóng mà đã có thể dễ dàng cộng hưởng với và kích động toàn xã hội. Nếu các sinh viên đã có ý định chống Đảng Cộng sản khi đó, vì sao họ đã không sử dụng chủ đề nhạy cảm này? Nếu ý định về huy động quần chúng, chẳng phải đã dễ hơn để nêu những câu hỏi như câu hỏi này? Nhìn lại, là hiển nhiên rằng lý do các sinh viên không nêu vấn đề lạm phát đã là, họ đã biết rằng vấn đề này đã liên quan đến chương trình cải cách, và nếu công nhiên được nêu ra để huy động quần chúng, nó đã có thể hoá ra để cản trở quá trình cải cách.

Thứ ba, có thể chứng minh rằng phong trào Bốn tháng Sáu đã là “náo động phản cách mạng,” như nó đã được gọi tên hay không? Các sinh viên đã có trật tự. Nhiều tường thuật cho biết rằng vào những dịp khi Quân đội Giải phóng Nhân dân (PLA) bị tấn công, trong nhiều sự cố chính các sinh viên đã là những người đã đến để bảo vệ nó. Số đông dân cư đô thị đã cản PLA khỏi việc đi vào thành phố. Vì sao? Có phải họ có ý định lật đổ nền cộng hoà?

Tất nhiên, bất cứ khi nào có những đám đông người dính líu, sẽ luôn luôn có thiểu số bé tí nào đó bên trong đám đông những người đã có thể muốn tấn công PLA. Đã là một tình huống hỗn loạn. Hoàn toàn có thể rằng một số hooligan đã tận dụng tình hình để gây rối, nhưng làm sao có thể quy các hành động này cho đa số các công dân và các sinh viên? Cho đến bây giờ, câu trả lời cho câu hỏi này hẳn phải rõ.

5. Những Lời tố cáo Tới tấp

Triệu bị thanh trừng khỏi vai trò lãnh đạo của ông vì các lão thành Đảng siết chặt hàng ngũ để chống lại ông. Triệu cho rằng các chiến thuật của họ vi phạm các quy chế của Đảng, nhưng ông bất lực để chống lại. Dù sao hệt như ông đã từ chối bày tỏ sự tán thành với quyết định đưa quân đội vào Bắc Kinh, ông khước từ đòi hỏi của Đảng để viết một bản “tự kiểm điểm”—một công cụ quan trọng trong các nỗ lực của Đảng để duy trì một phiên bản sự thật chính thức. Triệu có bày tỏ sự lo ngại về một bình luận ông đã nói với Mikhail Gorbachev đã bị hiểu lầm thế nào như một sự tấn công che đậy chống lại Đặng.

Tôi muốn nêu một vấn đề khác ở đây, tức là, sự đối xử bất công mà tôi đã chịu bởi vì tình trạng náo động ở Bắc Kinh.

Tôi đã từ chối dự cuộc họp 19 tháng Năm công bố quân luật. Việc này đã làm cho Đặng và những lão thành khác cực kỳ tức giận. Vào ngày 20, Đặng triệu tập Trần Vân, Lí Tiên Niệm, Vương Chấn, Bành Chân, Dương Thượng Côn, Lí Bằng, Kiều Thạch, và Diêu Y Lâm đến họp tại nhà ông. Tất nhiên, tôi đã không được thông báo. Họ cũng đã chẳng báo cho Hồ Khởi Lập, như thế ông đã không dự.

Tôi nghe rằng trong cuộc họp, Vương Chấn đã điên cuồng phỉ báng tôi như là phản cách mạng. Lí Tiên Niệm đã kết tội tôi về lập ra “tổng hành dinh thứ hai.” Cuối cùng, Đặng đã quyết định cách chức tôi khỏi chức Tổng Bí Thư, nhưng nói thêm rằng việc công bố công khai phải được trì hoãn cho đến sau khi hoàn tất một vài thủ tục cần thiết. Tôi đã bị quét sang bên lề chỉ vậy thôi.

Đấy đã không phải là một cuộc họp Ban Thường Vụ Bộ Chính trị, vì chỉ ba trong số năm thành viên của nó đã có mặt. Cả Hồ Khởi Lập lẫn tôi đã không bị cách chức trước khi cuộc họp bắt đầu, như thế chúng tôi vẫn đã là các uỷ viên BTV. Theo ý kiến tôi, nó không thể được xem là hợp pháp để đưa ra một quyết định như vậy khi hai uỷ viên của BTV đã không thậm chí được thông báo.

Tôi đã lấy ba ngày nghỉ phép, từ ngày 19 đến ngày 21. Không ai thực sự đã bảo tôi rằng tôi đã bị cách chức khỏi chức vụ của mình. Tất nhiên, chẳng ai đã liên hệ với tôi về bất kể vấn đề liên quan đến công việc nào. Các kênh liên lạc cốt yếu đã bị cắt, và tôi đã bị cách ly. Tôi đã nghe qua các kênh khác rằng Lí Bằng, Dương Thượng Côn, Diêu Y Lâm, và [Trưởng Ban Tổ chức] Tống Bình mỗi người đã tổ chức những cuộc họp với các ban khác nhau công bố “tội” của tôi. Họ cũng đã tổ chức các nhóm và đã soạn các văn kiện để chuẩn bị cho cuộc họp sắp tới của Uỷ ban Trung ương mà tại đó họ đã lên kế hoạch để công bố vụ của tôi. Trong lúc đó, tại Bắc Kinh họ đã tập hợp các lãnh đạo cấp thứ nhất và thứ nhì của tất cả các tỉnh và thành phố trực thuộc để thông báo tóm tắt cho họ.

Suốt tất cả những sự sắp xếp quan trọng này, Bộ Chính trị đã không tổ chức một cuộc họp duy nhất nào; Ban Thường Vụ BCT cũng đã chẳng đưa ra bất kể quyết định nào. Ban Thường Vụ đã gồm năm uỷ viên; với Hồ Khởi Lập và tôi bị loại trừ, đã không có cuộc họp BTV hợp pháp nào. Tất cả những sự sắp xếp này đã thiếu thẩm quyền pháp lý.

Điều lệ Đảng đưa ra các quy tắc này: “Khi Uỷ ban Trung ương không họp, Bộ Chính trị đảm nhiệm quyền lực nhân danh nó. . . Các cuộc họp Bộ Chính trị do Tổng Bí thư chủ toạ.” Hiển nhiên rằng chẳng cái nào trong số những sự sắp xếp này đã được tiến hành qua các cuộc họp Bộ Chính trị, và tất nhiên chúng không được tôi chủ toạ. Vì thế, bất luận tổ chức nào đã tổ chức các cuộc họp, hoặc ai đã chủ toạ chúng, tất cả chúng đã đều vi phạm Điều lệ Đảng.

Dưới những hoàn cảnh này, mà trong đó không ai đã công bố rằng tôi đã bị cách chức khỏi chức vụ của mình, thế nhưng tôi đã không có thể sử dụng quyền hạn của mình, tôi đã lo rằng cuối cùng tôi sẽ bị kết tội bỏ vị trí của tôi. Vì thế tôi đã nói chuyện với [chánh Văn phòng Trung ương Đảng] Ôn Gia Bảo để gợi ý một cuộc họp Bộ Chính trị. Ôn Gia Bảo đã trả lời rằng, trong thực tế, Văn phòng Uỷ ban Trung ương Đảng (Văn phòng Tổng hợp) cũng đã bị quét sang bên lề. Tất cả các sự sắp đặt đã do Lí Bằng và Dương Thượng Côn tiến hành, bỏ qua Văn phòng Tổng hợp. Ông đã nói rằng nếu tôi thực sự muốn triệu tập một cuộc họp, Văn phòng Tổng hợp sẽ gửi thông báo đi, nhưng ông tin rằng các hệ quả sẽ không tốt và hy vọng tôi xem xét kỹ lưỡng.

Vì tôi đã không thể triệu tập một cuộc họp, tôi đã yêu cầu thư ký của tôi điện thoại cho Dương Thượng Côn để yêu cầu ông đến nói chuyện. Ý định của tôi đã là yêu cầu ông làm rõ liệu tôi đã bị cách chức khỏi vị trí của tôi hay không. Tôi cũng đã muốn giải thích cho ông vì sao tôi đã nói chuyện với Gorbachev về vị trí của Đặng Tiểu Bình bên trong Đảng [Triệu trình bày chi tiết về điều này trong Chương 7].

Vào ngày 2 tháng Sáu, [Phó Chủ tịch Chính Hiệp Nhân dân] Vương Nhâm Trọng và [Phó Chủ nhiệm (Uỷ ban) Kế hoạch Nhà nước] Đinh Quan Căn đã đến nhà tôi và nói rằng đáp lại yêu cầu của tôi để nói chuyện với Dương Thượng Côn, hai người họ được cử bởi Uỷ ban Trung ương và được giao phó với cuộc thảo luận này. Họ đã nói rằng Uỷ ban Trung ương sắp tổ chức các cuộc họp Bộ Chính trị và Uỷ ban Trung ương để xử lý vụ của tôi và rằng tôi phải xem xét cẩn trọng việc chuẩn bị một bản tự-kiểm điểm.

Tôi đã bắt đầu bằng việc giải thích cho họ cuộc thảo luận của tôi với Gorbachev. Rồi tôi đã nêu vấn đề làm sao tổ chức của Uỷ ban Trung ương có thể vận hành khi hai trong số năm uỷ viên của Ban Thường Vụ đã bị đẩy sang bên. Ai đã tham gia các cuộc họp? Vương Nhâm Trọng đã nói đã không có việc bầu lại Ban Thường Vụ, cũng đã chẳng có bất cứ cuộc họp nào được tổ chức gần đây.

Tôi đã nói rằng sau khi lấy ba ngày nghỉ bệnh, tôi đã có thể hiểu nếu tôi đã không được tiếp tục lại công việc. Tôi đã không có vấn đề gì với việc bị yêu cầu đứng sang bên, nhưng muộn hơn tôi không thể bị cáo buộc về đã sao lãng công việc của mình và đã bỏ vị trí của mình. Đó là lý do tôi đã yêu cầu nói chuyện với Dương Thượng Côn. Liên quan đến chuẩn bị một bản tự kiểm điểm, tôi đã nói rằng tôi đã không được thông báo bất cứ thứ gì. Những lời chỉ trích tôi được đưa ra ở mọi nơi mà không có cố gắng nào để kiểm tra với tôi về các sự thực. Các văn kiện chỉ trích đang lưu hành ở mọi nơi, nhưng chẳng bản nào được đưa cho tôi. Làm sao tôi có thể viết một bản tự kiểm điểm dưới những điều kiện như vậy? Giả như nếu tôi được tạo một cơ hội để nói trong tương lai, về các vấn đề mà tôi thú nhận đã sai, tôi sẽ làm tự kiểm điểm.

Đã là một cuộc nói chuyện dài, kéo dài hơn hai giờ. Tôi đã nói hầu hết. Tôi đã nói về các điều kiện và quan điểm của tôi về xã luận 26 tháng Tư, bài phát biểu vào ngày 3 tháng Năm cho các đại biểu thanh niên, bài phát biểu Ngũ Tứ tại hội nghị ADB, và sự từ chối dự cuộc họp 19 tháng Năm để công bố quân luật.

Và cuối cùng, tôi đã mạnh mẽ phản đối cách mà họ đã giam giữ Bảo Đồng. Vào ngày 28 tháng Năm, Bảo Đồng đã được Ban Tổ chức (TW) gọi đến cho một cuộc nói chuyện, từ cuộc đó ông đã chẳng bao giờ quay trở lại. Trong khi đó, họ đã khám văn phòng của ông ta. Tôi đã lập tức yêu cầu thư ký của tôi để gọi [Trưởng Ban Tổ chức] Tống Bình để nêu sự phản đối của tôi. Với Vương Nhâm Trọng và Đinh Quan Căn tôi đã nói, “Nếu họ tin Bảo Đồng đã làm bất cứ thứ gì sai, tổ chức Đảng thích hợp phải tiến hành một cuộc điều tra, nhưng họ phải tiến hành theo Điều lệ Đảng và luật. Các tổ chức Đảng, nói chi Ban Tổ chức (TW), không có quyền hạn nào để tước đoạt quyền tự do cá nhân của ông ta. Bây giờ chúng ta ở trong những năm 1980; chúng ta không thể sử dụng những phương pháp cũ này của các chiến dịch chính trị quá khứ.” Tôi đã đòi rằng họ chuyển thông điệp của tôi tới Uỷ ban Trung ương.

Trong đánh giá của họ về cuộc nói chuyện này, họ đã cho rằng thái độ của tôi quả thực đã rất xấu. Vương Nhâm Trọng và Đinh Quan Căn đã quay lại nhà tôi vào 17 tháng Sáu. Họ đã nói rằng vào 19 tháng Sáu Uỷ ban Trung ương sẽ tổ chức một cuộc họp Bộ Chính trị để xử lý vụ của tôi, và họ yêu cầu rằng tôi tỏ ra khiêm tốn, thể hiện sự kiềm chế, và giữ bình tĩnh cho dù một số lão thành có dùng những lời lẽ thô bạo. Tôi có thể chọn để nói hay giữ im lặng, nhưng tôi không được tranh cãi quá trớn.

Tôi đã trả lời, “Nếu đấy là một cuộc họp để xử lý vụ của tôi, tôi phải được trao cơ hội để nói một cách tự do.”

Đinh Quan Căn cũng đã yêu cầu tôi suy ngẫm nghiêm túc về những sai lầm của tôi và có một thái độ thích hợp cho cuộc họp. Vương Nhâm Trọng đã tiết lộ rằng về nội bộ họ đã quyết định giữ tư cách uỷ viên Uỷ ban Trung ương của tôi và tư cách uỷ viên Bộ Chính trị của Hồ Khởi Lập.* Ông cũng đã nói rằng họ đã chuyển rồi ý kiến của tôi về “việc cách ly và điều tra” của Bảo Đồng cho Uỷ ban Trung ương; Bảo Đồng bây giờ dưới “sự giám sát và quản thúc tại gia,” mà [họ nói] phù hợp với các thủ tục pháp lý đúng.

Có vẻ mục đích của cuộc viếng thăm của họ đã là: một, để thông báo cho tôi về cuộc họp sắp tới, và hai, để thuyết phục tôi đừng đưa ra một thách thức, hoặc để giữ các lý lẽ của tôi ở mức tối thiểu. Khi Vương Nhâm Trọng và Đinh Quan Căn lần đầu tiên đến nhà tôi vào 2 tháng Sáu để thông báo cho tôi về cuộc họp được dàn xếp để xử lý vụ của tôi, họ đã nói rằng Đặng Tiểu Bình đã nhắc rằng việc xử lý vụ của Hồ Diệu Bang đã dẫn đến những chỉ trích cả ở trong lẫn ngoài nước, cho nên lần này với vụ của Triệu, chúng ta phải theo các thủ tục thích hợp. Ông đã chỉ đạo họ chuẩn bị tư liệu thích hợp; ngay khi nào các tài liệu này sẵn sàng, một cuộc họp sẽ được tổ chức.

Tất cả đã là một sự mỉa mai khủng khiếp. Thực ra, tôi đã bị họ giam giữ và bị cách ly rồi mà không có sự biện minh hay tính hợp pháp. Thứ nhất họ đã phế truất tôi một cách bất hợp pháp khỏi chức vụ của tôi là Tổng Bí Thư, rồi họ đã cho rằng phù hợp với các thủ tục. Điều này cho thấy rằng họ đã sợ hãi; sợ sự chỉ trích từ những người khác.

Họ đã có thể tổ chức cuộc họp sớm hơn, nhưng nó đã bị làm chậm bởi các sự kiện Bốn tháng Sáu.

6. Chiến dịch Chống lại Triệu

“Chiến thắng” quân sự đối với những người biểu tình ôn hoà ở Quảng trường Thiên An Môn không mang lại một ý nghĩa chiến thắng chính trị. Các lãnh đạo Đảng, bị phỉ báng quanh thế giới, hoạt động nhanh để trừng phạt Triệu, triệu tập một cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng trước cuối tháng Sáu để đưa ra những lời buộc tội của họ. Sau khi bị chỉ trích vì việc xử lý của họ về sự sa thải Hồ Diệu Bang hai năm trước, các lãnh đạo Đảng làm một cuộc trình diễn về việc đi qua các bước thích hợp lần này. Nhưng Triệu chỉ ra những sự vi phạm phổ biến thủ tục của Đảng và ông là nạn nhân của các chiến thuật kiểu Cách mạng Văn hoá như thế nào. Ông cũng suy ngẫm về những rủi ro có tính toán mà ông bị khi bám chặt vào những niềm tin của ông ngay cả khi các đồng nghiệp của ông quay sang chống lại ông.

Bộ Chính trị đã tổ chức một cuộc họp mở rộng từ 19 đến 21 tháng Sáu. Đầu tiên, Lí Bằng, đại diện bốn uỷ viên Ban Thường Vụ, định giọng của vụ tố tụng bằng trình bày một báo cáo kết tội tôi đã phạm những sai lầm nghiêm trọng về “chia rẽ Đảng” và “ủng hộ sự náo loạn.” Ông đã đề nghị rằng tôi bị cách chức Tổng Bí Thư, uỷ viên Bộ Chính trị, và uỷ viên Ban Thường Vụ Bộ Chính trị. Ông cũng đã nói rằng những cuộc điều tra thêm đối với tôi sẽ được tiến hành.

Rồi thì, đến lượt những người tham gia nói, mỗi người trình bày chi tiết những chỉ trích đó. Những sự tấn công cá nhân xấu xa và phỉ báng nhất đã đến từ Lí Tiên Niệm. Vào lúc đầu của cuộc họp chỉ trích, Đặng Tiểu Bình đã vắng. Trần Vân cũng đã không xuất hiện, nhưng đã cung cấp một tuyên bố thành văn chứa hai dòng. Nó nói rằng tôi đã không đáp ứng được những kỳ vọng của Đảng và rằng ông ủng hộ quyết định của Đảng để trừng phạt tôi. Những nhận xét của Vương Chấn đã chủ yếu về Đặng đã quá nhân hậu thế nào trong việc trừng phạt [Hồ] Diệu Bang, cho phép ông giữ tư cách uỷ viên của ông trong Bộ Chính trị và cho ông một quốc tang, bằng cách ấy cổ vũ chủ nghĩa tự do tư sản.

Trong nửa sau của ngày cuối cùng của những bài phát biểu phê phán, Diêu Y Lâm đã chủ toạ cuộc họp. Đã có vẻ rằng họ đã không có ý định nào để cho tôi nói.

Lần đầu tiên Vương Nhâm Trọng và Đinh Quan Căn đến nhà tôi, họ đã yêu cầu rằng tôi chuẩn bị một bản tự kiểm điểm. Lần thứ hai họ đến, họ đã hiểu rõ tôi sẽ không viết một bản (kiểm điểm), cho nên họ đã thử thuyết phục tôi yên lặng. Khi cuộc họp đi đến kết thúc, tôi đã yêu cầu một cơ hội để nói.

Ông ta [Diêu Y Lâm] nhìn vào đồng hồ của mình và nói, “Chúng ta đã hết thời gian. Nếu ông phải nói, hãy nói dưới mười phút.”

Tôi đã rất bực. Tôi đã nói, “Rốt cuộc lần này là phiên họp để để xử lý vụ của tôi, sau cả hai ngày phê phán, bây giờ làm sao ông cho tôi ít thời gian như vậy để trả lời?!”

Không đợi ông ta bật đèn xanh, tôi đã bắt đầu đọc to một bài phát biểu mà tôi đã chuẩn bị. Tôi đã kiểm tra đồng hồ của tôi sau đó: tôi đã đọc hai mươi phút. Trong bài phát biểu của mình tôi đã đưa ra sự thật và bối cảnh thực của các cuộc tranh luận và đã bác bỏ những cáo buộc đã được đưa ra chống lại tôi trong cuộc họp. Nó đã đến như một sự ngạc nhiên đối với những người dự họp. Một vài trong số họ đã có những biểu hiện căng thẳng trên mặt họ, tỏ ra cáu kỉnh và bồn chồn trong lúc tôi đang nói.

Ngay khi tôi chấm dứt nói, Diêu Y Lâm đột ngột hoãn cuộc họp. Tôi lập tức rời khỏi hiện trường. Không ai khác đã di chuyển. Hiển nhiên rằng họ đã được chỉ đạo trước rằng họ được kỳ vọng để bày tỏ sự thống nhất với sự không vừa lòng đối với bài phát biểu và thái độ của tôi.

Cuộc họp đã tiếp tục lại ngày tiếp theo. Một cuộc bỏ phiếu đã được tổ chức để quyết định vụ của tôi. Họ đã đưa ra một tuyên bố chứa một nghị quyết để tước tất cả các chức vụ chính thức của tôi. Báo cáo ban đầu của Lí Bằng và của những người khác tất cả đã đề xuất sa thải tôi khỏi chức Tổng Bí Thư và chấm dứt tư cách uỷ viên Bộ Chính trị và uỷ viên Ban Thường Vụ của tôi, nhưng giữ tư cách uỷ viên Uỷ ban Trung ương. Nhưng trong tuyên bố này, tư cách uỷ viên Uỷ ban Trung ương của tôi cũng đã bị xoá bỏ.

Hiển nhiên rằng sau khi tôi đã trình bày bài phát biểu của tôi ngày hôm trước, tất cả họ đã ở lại cho một cuộc thảo luận và sau đó đã quyết định điều đó bởi vì thái độ xấu của tôi, một sự trừng phạt nghiêm khắc hơn đã là thích đáng. Vì Đặng Tiểu Bình và Trần Vân đã không có mặt trong thời gian bài phát biểu của tôi, họ hẳn đã phải báo cáo cho Đặng và Trần sau đấy.

Thực ra, tôi đã không thực sự quan tâm liệu tôi có giữ tư cách uỷ viên trong Uỷ ban Trung ương hay không, vì nó chẳng tạo ra sự khác biệt nào. Tuy vậy, Điều lệ Đảng xác định rõ ràng rằng bất kể uỷ viên nào từ chối chấp nhận sự trừng phạt hành chính có một quyền để khiếu nại. Văn kiện, có tiêu đề “Vài Quy tắc Cai quản Đời sống Chính trị trong Đảng,” cũng nói rõ ràng rằng về những sự trừng phạt hành chính, các Đảng viên có quyền để đưa ra một tuyên bố, để yêu cầu một sự kháng án, để đưa ra một khiếu nại, và để tiến hành sự bảo vệ. Hành động trả đũa của bên nguyên chống lại bên bị hoặc chống lại những người đưa ra khiếu nại bị cấm. Tuy vậy, tôi đã bị phạt thêm vì đã nói để tự vệ. Đấy là sự vi phạm hoàn toàn Điều lệ Đảng và các quy tắc của Đảng. Báo cáo ban đầu của Lí Bằng và các bài phát biểu khác đều kiến nghị giữ lại tư cách uỷ viên Uỷ ban Trung ương của tôi, nhưng khi nó bị chấm dứt muộn hơn, đã không có dấu hiệu hay lời giải thích nào về cái gì đã thay đổi. Điều này là hết sức trái khoáy.

Trước khi việc bỏ phiếu bắt đầu, tôi suýt nữa đã đưa ra một tuyên bố: “Bởi vì tôi nói thẳng trong sự tự bảo vệ, sự trừng phạt của tôi đã bị tăng thêm, đặt ra một tiền lệ xấu bằng việc vi phạm trắng trợn Điều lệ Đảng, một sự cố đầu tiên như vậy kể từ Hội nghị Toàn thể lần thứ Ba của Uỷ ban Trung ương khoá Bảy.” Tuy vậy, tôi đã xem xét lại: nếu giả như tôi đưa ra một tuyên bố với tất cả các lão thành có mặt, Đặng Tiểu Bình và Nguyên soái Nhiếp [Vĩnh Trăn] và các lão thành khác, họ sẽ còn bị xúc phạm hơn. Như thế, đúng khi những lời này đến môi tôi, tôi đã tự kiềm chế mình.

Khi việc bỏ phiếu xảy ra về nghị quyết, tuy vậy, tôi đã không chỉ từ chối bỏ phiếu thuận, tôi đã giơ tay tôi lên để bỏ phiếu chống lại biện pháp và đồng thời tuyên bố, “tôi chẳng nêu sự phản đối việc bị bãi các chức của tôi, nhưng tôi không đồng ý cũng chẳng chấp nhận hai sự buộc tội!” Sau khi tôi nói điều này, không ai, ngay cả Đặng hay Lí Bằng, người đang chủ toạ cuộc họp, đã nói một lời nào. Có lẽ họ đã lường trước nó rồi.

Cuộc họp Bộ Chính trị này mà đã bỏ phiếu để áp đặt sự trừng phạt hành chính lên tôi đã vi phạm Điều lệ Đảng và các quy tắc theo nhiều cách hơn tôi đã vừa nhắc tới. Trước tiên, thủ tục nào đã được tuân theo trong quyết định để tổ chức cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng? Không cuộc họp Bộ Chính trị nào đã được tổ chức để bàn trước vấn đề. Việc loại trừ Hồ Khởi Lập và tôi khỏi cuộc họp Ban Thường Vụ đã cũng là bất hợp pháp. Khi Vương Nhâm Trọng đến nhà tôi, ông đã nói rằng không cuộc họp Bộ Chính trị nào đã được tổ chức. Vì thế, các cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng này đã được quyết định như thế nào, và ai đã đưa ra quyết định—tất cả điều này đã có vấn đề.

Điều lệ Đảng quy định rõ ràng rằng các cuộc họp Bộ Chính trị do Tổng Bí thư chủ toạ. Tuy vậy, trước khi danh hiệu của tôi bị loại bỏ một cách bất hợp pháp, tôi đã bị tước mất quyền của mình rồi để chủ toạ các cuộc họp Bộ Chính trị, mà đã được chuyển cho Lí Bằng. Việc này cũng đã phi pháp.

Điều đã đặc biệt mỉa mai là, khi việc bỏ phiếu sắp bắt đầu, Đặng Tiểu Bình thực sự đã nói, “Tất cả những người tham gia, dù là một uỷ viên Bộ Chính trị hay không, có quyền biểu quyết.” Tại các cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng, những người không là uỷ viên tham gia được phép nghe và nói, nhưng làm sao họ có thể được phép tham gia biểu quyết? Hiển nhiên, họ đã muốn tập hợp nhiều sự ủng hộ hơn. Lí Tiên Niệm đã giải thích rằng quyền biểu quyết này đã được Lí Bằng, chủ toạ của cuộc họp chấp thuận. Đấy đã hoàn toàn là sự cai trị bằng bạo lực! Họ đang theo Điều lệ hay các quy tắc Đảng nào?! Các lão thành, từ lâu đã quen tập quán của Đảng về “không công nhận các luật cũng chẳng công nhận các ràng buộc trên trời,” tất nhiên, đã không lo âu.

Bây giờ tôi đã nói về vấn đề này; tôi không biết điều này sẽ được ghi lại thế nào trong lịch sử Đảng.

Một cuộc họp Uỷ ban Trung ương đã được tổ chức từ 23 đến 24 tháng Sáu để thông qua đánh giá chính trị và hành chính được đưa ra chống lại tôi tại cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng. Tôi đã được thông báo về cuộc họp và đã tham dự nhóm mà tôi đã được phân vào, Nhóm Bắc Trung Quốc. Tôi đã nghe khi vài Đồng chí chỉ trích tôi, rồi tôi đã nói ngắn gọn.

Tôi đã nói, “Cảm ơn tất cả vì lời khuyên của các vị. Tôi có một tuyên bố thành văn mà là phiên bản được xét lại của tuyên bố tôi đã chuẩn bị cho cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng. Tôi đã nộp rồi cho Ban Phục vụ. Tôi hy vọng các bản sao của tuyên bố được viết của tôi sẽ được phát cho tất cả các Đồng chí dự họp.”

[Trưởng Ban Tuyên truyền] Vương Nhẫn Chi đã cũng ở trong nhóm này, và đã nói rằng Uỷ ban Trung ương đã đồng ý để phân phát các bản sao của tuyên bố cho tất cả những người tham gia. Nhưng, thực ra, tuyên bố đã được phân phát cho những người tham gia chỉ khi cuộc họp sắp kết thúc, và sau đó được thu hồi lại nhanh chóng. Tuy vậy, văn bản của Trần Huy Đồng [thị trưởng Bắc Kinh] và Lí Thết Ánh [giám đốc Uỷ ban Giáo dục Nhà nước] bác bỏ tuyên bố của tôi đã được phân phát sớm hơn. Như thế, trong cuộc họp, đã là một tình huống kỳ quái mà trong đó những người tham dự đã đọc bài chỉ trích tuyên bố của tôi mà đã không thấy tuyên bố của tôi, rồi cuối cùng được cho thấy tuyên bố của tôi vào cuối cuộc họp chỉ để ngay lập tức bị thu hồi lại. Như một kết quả, tôi lấy làm tiếc nhiều người đã phải lướt qua tuyên bố của tôi, hoặc đã không có cơ hội để đọc nó chút nào.

Cái gọi là “thông tin nền” về Bốn tháng Sáu cũng đã được phân phát, nhân danh Văn phòng Tổng hợp (TW). Nó đã cóp nhặt một lượng lớn tài liệu từ khắp nước và hải ngoại, ngụ ý rằng tôi đã là một kẻ âm mưu đại diện cho các lực lượng phản cách mạng ở trong nước và hải ngoại nhắm tới việc lật đổ Đảng Cộng sản Trung quốc và Đặng Tiểu Bình. Nó cũng gồm tài liệu đưa ra những lời cáo buộc giả rằng nhân viên của tôi đã hợp tác với các sinh viên, đã gửi thông tin cho họ, và đã tiết lộ bí mật quân sự về kế hoạch để áp đặt quân luật. Đã hiển nhiên rằng điểm trọng tâm của việc in “tài liệu nền” như vậy đã là để tạo ra một ấn tượng chung rằng tôi quả thực đã phạm tội cực kỳ tàn ác và đã đồi bại một cách không tha thứ được.

Họ đã tìm cách để huỷ hoại hoàn toàn địa vị chính trị và đạo đức của tôi. Một số trong số các bài phát biểu được trình bày tại cuộc họp đã hoàn toàn theo phong cách của Cách mạng Văn hoá: đổi trắng thay đen, thổi phồng tội lỗi cá nhân, đưa các trích dẫn khỏi ngữ cảnh, đưa ra những lời phỉ báng và lừa dối—tất cả theo ngôn ngữ Cách mạng Văn hoá. Lúc đó, tôi tự nghĩ, nếu hồ sơ của cuộc họp này không được đánh dấu rõ “Hội nghị Toàn thể thứ Tư của đại hội Đảng Cộng sản Trung Quốc khoá thứ Mười ba,” thì người ta có thể dễ dàng lẫn với các văn kiện từ Cách mạng Văn hoá.

Theo Điều lệ Đảng, việc sa thải một uỷ viên Uỷ ban Trung ương đòi hỏi một đa số hai phần ba trong Hội nghị Toàn thể thông qua. Đã hiển nhiên rằng các lãnh đạo chóp bu đã không tin chắc họ có thể đạt điều đó. Nếu việc bỏ phiếu kín đã xảy ra, đã là có thể rằng họ sẽ không đạt được đa số hai phần ba cần thiết. Thay vào đó họ đã bỏ việc bỏ phiếu kín và yêu cầu biểu quyết bằng giơ tay. Hiển nhiên, trong bầu không khí loại này và dưới áp lực loại đó, bằng việc phải giơ tay công khai, nhiều người đã cảm thấy không có khả năng để biểu quyết theo ý kiến thật của họ. Tất cả mọi người đang theo dõi và các camera đang chạy, một số người buộc phải giơ tay của họ lên cho dù họ phản đối. Vì thế, nghị quyết đã được nhất trí thông qua.

Tôi phải chỉ ra rằng trong quá khứ, dù cho chức Tổng Bí Thư hoặc cho tư cách uỷ viên Bộ Chính trị hay Ban Thường Vụ Bộ Chính trị, tất cả các cuộc bầu đã được thực hiện qua bỏ phiếu kín. Biểu quyết theo kiểu này, với việc giơ tay, đã là khá dị thường. Trong bầu không khí loại đó, dưới áp lực loại đó, và với những sự điều tra các sự kiện và những người có quan hệ với tôi đang được tiến hành rồi, làm sao người ta có thể cảm thấy tự do để bày tỏ ý kiến của họ trong khi giơ tay?

Bằng việc khăng khăng giữ quan điểm của tôi về các cuộc biểu tình sinh viên và từ chối chấp nhận quyết định để đàn áp thẳng tay bằng vũ lực, tôi đã biết những hệ quả nào sẽ đến và sự xử lý nào tôi sẽ nhận. Về mặt tinh thần, tôi đã hoàn toàn sẵn sàng. Tôi đã biết rằng nếu tôi kiên quyết giữ quan điểm của mình, cuối cùng tôi sẽ bị buộc để từ chức. Tôi đã cân nhắc việc này rồi. Nếu tôi đã muốn giữ vị trí của mình, hay từ bỏ vị trí của tôi theo cách giữ thể diện nào đó, tôi sẽ phải từ bỏ quan điểm của mình và tuân theo. Nếu tôi vẫn kiên trì, thì tôi đã phải sẵn sàng để từ chức.

Sau cân nhắc lặp đi lặp lại và cẩn trọng, tôi đã quyết định tôi thà từ chức hơn là tuân theo quan điểm của họ. Tôi đã nói với vợ và các con tôi ở nhà về tôi đang nghĩ gì, và đã yêu cầu họ sẵn sàng.

Tôi cũng đã sẵn sàng về tư tưởng cho các hậu quả của bài phát biểu của tôi tại cuộc họp Bộ Chính trị mở rộng. Tôi đã nghĩ tôi có thể bị đuổi ra khỏi Đảng, vì đã là cần cho một cá nhân đã phạm sai lầm để cúi đầu nhận tội nhằm để được đánh giá như có thái độ thành khẩn đúng đắn. Tôi đã nghĩ rằng có lẽ tôi sẽ không bị nhốt vào nhà tù, vì tôi đã chẳng làm gì sai. Đối với những người như tôi, những người đã có mức độ ảnh hưởng nào đó ở trong và ngoài nước, họ có lẽ không thể tìm được cách để tiến hành một vụ xử án hoàn toàn bí mật. Vì thế tôi đã xác định rằng việc từ chức là chắc chắn, sự khai trừ ra khỏi đảng Đảng là cái tồi nhất có thể xảy ra, và bị nhốt tù chắc không xảy ra.

Dưới một hệ thống chính trị như của chúng ta, có rất ít sự khác biệt dù tôi vẫn ở trong Đảng hay bị đuổi ra khỏi Đảng. Những người trong tình trạng của tôi mà đã giữ lại tư cách Đảng viên không có các quyền bình thường của đảng viên dẫu sao đi nữa. Hơn nữa, việc khai trừ ra khỏi Đảng sẽ không tác động đến các niềm tin và lý tưởng của tôi.

Sau Hội nghị Toàn thể thứ Tư của Uỷ ban Trung ương khoá thứ 13, các chiến thuật kiểu Cách mạng Văn hoá đã bị lên án và bị bỏ từ lâu đã được lục lại để sử dụng chống lại tôi. Những chiến thuật này đã gồm làm tràn ngập các báo với các bài chỉ trích biến tôi thành một kẻ thù, và tuỳ tiện không đếm xỉa đến các quyền tự do cá nhân của tôi. Ngay sau Cách mạng Văn hoá, sau khi đã học từ những kinh nghiệm đau xót của nó, Đảng đã thông qua một Điều lệ Đảng mới tại đại hội Đảng lần thứ 12, “Vài Quy tắc Cai quản Đời sống Chính trị trong Đảng.” Các quy tắc đã nhắm tới việc ngăn cản Cách mạng Văn hoá xuất hiện lại.

Sau Bốn tháng Sáu, họ đã hoàn toàn xem thường các quy tắc này trong việc họ xử lý tôi, thay vào đó vi phạm tắng trợn chúng và dùng lại các chiến thuật cực tả của Cách mạng Văn hoá. Đấy là cái gì đó tôi đã không lường trước.

7. Cuộc Trò chuyện của Triệu với Gorbachev

Một trong những bí ẩn về các sự kiện dẫn đến cuộc Tàn sát Thiên An Môn là, chính xác khi nào Đặng Tiểu Bình đã quyết định để chấm dứt quan hệ với đồng minh cải cách của ông, Triệu Tử Dương. Khi Triệu gặp Gorbachev, ông đã nhấn mạnh rằng Đặng, bất chấp thiếu các chức danh chính thức, đã vẫn phụ trách. Trong khi Triệu nói ông đã có ý định chỉ để nêu bật tầm quan trọng của cuộc gặp của Gorbachev với Đặng, những kẻ gièm pha ông đã buộc tội ông về việc ông thử đổ lỗi, một cách tinh vi, vì sự náo động chính trị lên vai Đặng. Không rõ liệu bình luận của Triệu có thực sự làm ông mất sự tin cậy của Đặng hay không. Nhưng nếu đã có, những sự mất mát của hàng trăm sinh mạng rốt cuộc đã có thể truy nguyên về bệnh hoang tưởng và sự thiếu suy xét của một người, Đặng, trong một thời khủng hoảng. Tường thuật riêng tư của Triệu đã không rọi ánh sáng nào lên sự bí ẩn, tuy nó tiết lộ cảm giác hối tiếc sâu sắc vì bất kể sự hiểu lầm nào, và lòng biết ơn liên tục của ông cho mối quan hệ của ông với Đặng.

Ở đây tôi muốn bình luận về vấn đề cuộc trò chuyện của tôi với Gorbachev vào 16 tháng Năm.

Đặng đã khá bực mình với bài phát biểu Ngũ Tứ của tôi tại hội nghị Ngân hàng Phát triển Á châu. Tuy vậy, tôi e rằng cuộc trò chuyện của tôi với Gorbachev đã không chỉ làm ông tức giận, mà thực sự làm tổn thương ông. Sau Bốn tháng Sáu, ông đã bảo Giáo sư Lý Chính Đạo [nhà vật lý Mỹ gốc Hoa được giải Nobel] rằng tôi đã đẩy ông ta ra tuyến đầu trong cuộc náo loạn sinh viên. Những gì ông thực sự muốn nói đã là, tôi đã bỏ ông một mình để đối mặt với công chúng. Những quan niệm thuộc loại này cũng đã lưu hành giữa công chúng.

Khi tôi đàm đạo với Gorbachev, tôi đã nói về vai trò của Đặng Tiểu Bình trong nước chúng ta và trong Đảng. Những nhận xét này đã hoàn toàn có ý định để nâng cao uy tín của Đặng, nhưng đã dẫn đến một sự hiểu lầm lớn. Người ta đã nghĩ tôi đã đang lẩn tránh trách nhiệm, đẩy Đặng ra tuyến đầu [và buộc ông] đối mặt với công chúng tại một thời khắc quan trọng. Tôi đã tuyệt đối không dự kiến trước điều này.

Kể từ Đại hội Đảng thứ Mười ba [trong năm 1987], bất kể khi nào tôi gặp các nhà lãnh đạo nước ngoài, nhất là các lãnh tụ Đảng bạn, tôi đã luôn luôn thông báo cho họ rằng cho dù Đặng không còn ở trong Ban Thường Vụ Bộ Chính trị nữa, vai trò của ông như người quyết định chính trong Đảng chúng ta đã không thay đổi. Điều này đã gần như trở thành một quy ước. Trong tháng Tư, tôi đã thông báo cùng điều đó cho Kim Nhật Thành ở Bắc Triều Tiên. Điều khác với cuộc trò chuyện này đã là, thông điệp đã có được sự chú ý đặc biệt qua sự đưa tin của TV và báo chí.

Vì sao tôi đã làm việc này?

Việc Lí Bằng và các cộng sự của ông công bố những nhận xét của Đặng ngày 25 tháng Tư đã dẫn đến một sự phản đối kịch liệt của công chúng. Các sinh viên và thanh niên đã đặc biệt không vui với Đặng. Bởi vì sự không hài lòng với các nhận xét của ông, họ đã tập trung vào và đã tấn công địa vị đặc biệt của ông. Tôi đã nghe nhiều nhận xét như “Vì sao Ban Thường Vụ Bộ Chính trị phải báo cáo cho Đặng Tiểu Bình, người không là một uỷ viên? Điều này không phù hợp với các nguyên tắc của tổ chức của Đảng!” Cụm từ “buông rèm nhiếp chính” đang lan ra. Giữa tất cả thứ này, tôi nghĩ tôi phải xuất hiện với một sự làm rõ và một sự giải thích.

Vào ngày 13 tháng Năm, hai ngày trước khi Gorbachev đến, tôi đã tổ chức một cuộc đối thoại với các đại biểu công nhân và cán bộ từ các nghiệp đoàn lao động chính thức. Một người nào đó đã nêu một câu hỏi theo những hướng này. Tôi đã trả lời bằng việc giải thích rằng điều này đã phù hợp với một nghị quyết được thông qua tại Hội nghị Toàn thể thứ Nhất của Uỷ ban Trung ương khoá 13. Hội nghị Toàn thể này đã quyết định rằng chúng ta phải tham vấn Đặng Tiểu Bình về bất cứ vấn đề có tầm quan trọng lớn nào. Điều này đã vì lợi ích của toàn Đảng bởi vì sự sáng suốt chính trị và kinh nghiệm của Đặng đã phong phú hơn của bất cứ uỷ viên nào của Ban Thường Vụ Bộ Chính trị. Câu trả lời đã có vẻ suôn sẻ, vì công nhân ấy đã không theo đuổi câu hỏi thêm nữa. Vì thế, tôi đã nghĩ rằng nếu chúng ta đưa ra cùng sự giải thích qua báo chí, nó sẽ có một tác động tích cực lên hình ảnh công chúng của Đặng. Chí ít nó sẽ làm rõ rằng đấy không phải là việc Đặng chiếm quyền lực, mà đúng hơn là một quyết định tập thể được đưa ra tại Hội nghị Toàn thể Đầu tiên của Uỷ ban Trung ương.

Vì thế, khi tôi gặp Gorbachev, tôi đã bảo ông ta rằng Hội nghị Toàn thể thứ Nhất của Uỷ ban Trung ương khoá 13 của Đảng chúng tôi đã quyết định một cách chính thức rằng về các vấn đề lớn, chúng tôi vẫn cần Đặng cầm bánh lái. Kể từ đại hội Đảng lần thứ 13, chúng tôi đã luôn luôn thông báo cho ông và hỏi ý kiến của ông về các vấn đề lớn. Đặng đã luôn luôn hoàn toàn ủng hộ công việc của chúng tôi và các quyết định tập thể của chúng tôi. Thực ra, nghị quyết ban đầu đã không chỉ nói rằng chúng tôi phải thỉnh cầu ý kiến của ông và cho ông biết, mà cả rằng ông có thể triệu tập một cuộc họp và đưa ra quyết định cuối cùng về các vấn đề lớn. Tính đến những gì công chúng sẽ có khả năng chấp nhận, tôi đã cố ý không nhắc tới điểm cuối cùng này. Tôi đã tin sự giải thích công khai mà tôi đã đưa ra sẽ có lợi cho Đặng, và chí ít làm rõ rằng nó đã không phải là một tình huống bất hợp pháp, mà thực ra là một tình huống hợp pháp.[1]

Đã có một lý do khác nữa cho tôi để đưa ra những nhận xét này: cuộc viếng thăm của Gorbachev là một thượng đỉnh giữa giữa Trung Quốc và Liên Xô. Người nào thực sự gặp Gorbachev đã có tầm quan trọng biểu tượng trong việc xác định một thượng đỉnh. Tất nhiên, cả trong lẫn ngoài nước, mọi người đã đều biết rằng “Thượng đỉnh Trung-Xô” đã là giữa Gorbachev và Đặng Tiểu Bình. Nhưng Gorbachev là Chủ tịch Liên Xô và Tổng Bí Thư của Đảng Cộng sản, trong khi Đặng đã không là Chủ tịch nhà nước cũng không là Tổng Bí thư của Đảng, mà chỉ là chủ tịch Hội đồng Quân sự Trung ương. Ý định chân thành của tôi đã là để tuyên bố một cách nổi bật rằng thượng đỉnh đã được xác định bởi cuộc gặp giữa Gorbachev và Đặng, không phải giữa Gorbachev và bất kỳ ai khác.

Ban đầu, Bộ Ngoại Giao đã đặt kế hoạch để pha loãng thông điệp, chẳng tránh vấn đề hoàn toàn cũng không quá hình thức (formal) về nó; nó đã không được bao gồm trong tuyên bố hay bất kỳ thảo luận chính thức nào giữa hai bên. Họ yêu cầu tôi nói với Gorbachev, “Cuộc gặp của chúng ta với tư cách các Tổng Bí thư của các đảng tương ứng của chúng ta một cách tự nhiên báo cho biết sự khôi phục quan hệ giữa hai đảng chúng ta.” Nhưng vào ngày 13 tháng Năm, hai ngày trước khi tôi gặp Gorbachev, trong khi tôi đang nói chuyện với Đặng tại nhà ông về cuộc viếng thăm của Gorbachev, Đặng đã tuyên bố rằng mối quan hệ giữa hai đảng sẽ được khôi phục sau khi ông gặp Gorbachev. Việc này đã trệch khỏi kế hoạch ban đầu của Bộ Ngoại Giao. Tôi đã lưu ý cụ thể đến nhận xét này của Đặng.

Bởi vì tất cả những cân nhắc này, sau khi Gorbachev đã gặp Đặng rồi, tôi đã bắt đầu cuộc gặp của tôi với ông ta bằng việc nói rằng quan hệ giữa hai đảng chúng ta đã được khôi phục bởi cuộc gặp của ông ta với Đặng, rằng cuộc gặp của ông ta với Đặng đã là đỉnh cao của chuyến thăm của ông ta. Một cách tự nhiên, sau đó tôi đã tiếp tục với việc thảo luận vị trí của Đặng và quyết định của Hội nghị Toàn thể thứ Nhất của Uỷ ban Trung ương khoá thứ 13.

Bình luận của tôi đã có ý định giải thích hai vấn đề đồng thời: vì sao cuộc gặp của Gorbachev với Đặng đã xác định cuộc gặp thượng đỉnh và sự thực rằng vị trí tiếp tục của Đặng với tư cách người ra quyết định tối cao cho Đảng Cộng sản Trung Quốc đã là một sự quyết định của Uỷ ban Trung ương, do đó hợp pháp. Vào lúc đó, tôi đã cảm thấy nhận xét của tôi đã cực kỳ thích hợp, giải quyết các vấn đề theo một cách tự nhiên.

Sau cuộc nói chuyện, ban đầu tôi đã nhận được những phản ứng tích cực. Muộn hơn, tôi biết rằng, ngược lại, Đặng và gia đình ông đã không chỉ không vừa ý với các nhận xét của tôi, mà đã bị nó chọc tức cực kỳ. Điều này đã nằm ngoài cái tôi đã có thể lường trước. Chính xác vì sao Đặng đã có ý tưởng rằng tôi đã chủ ý đẩy ông vào sự đối đầu với công chúng, trong khi tôi đang né tránh trách nhiệm riêng của tôi? Tôi còn phải tìm hiểu ai đã hay làm thế nào người đó đã tìm được cách kích động Đặng.

Những ý định của tôi đã là tốt: để duy trì và bảo vệ uy tín của ông, và để gánh vác phần trách nhiệm của tôi. Tuy vậy, nó đã bất ngờ dẫn đến một sự hiểu lầm to lớn và khiến ông cảm thấy rằng tôi đã cố ý gây tổn thương cho ông. Tôi quả thực cảm thấy buồn phiền sâu sắc bởi câu chuyện này. Tôi đã có thể chọn chẳng làm gì cả. Trong thực tế, nó đã không cần thiết. Tôi thực sự, hối tiếc sâu sắc.

Vì sao tôi đặt sự chú ý đặc biệt cho vấn đề này? Bởi vì các vấn đề khác đã do một sự khác biệt về ý tưởng và quan điểm gây ra. Vì tôi đã kiên định với lập trường của tôi, ngay cả sự sa thải tôi khỏi vị trí Tổng Bí Thư đã là có thể hiểu được. Tôi đã bắt đầu chỉ với những ý định tốt. Không quan trọng những loại bất đồng nào tôi đã có với Đặng về vấn đề Bốn tháng Sáu, nó đã là một sự bất đồng về ý kiến chính trị.

Trước sự cố Bốn tháng Sáu, tôi đã luôn luôn cảm thấy rằng, nhìn tổng thể, Đặng đã đối xử với tôi rất tốt và đã cho thấy nhiều sự tin cậy vào tôi. Là một truyền thống Trung Quốc để coi trọng tính chính trực của danh tiếng và tính trung thực trong mối quan hệ của chúng tôi. Nếu giả như tôi đã cho Đặng ấn tượng rằng tôi đã đánh lạc hướng sự đổ lỗi giữa một khủng hoảng, thì điều này không chỉ là một ấn tượng hết sức sai về tôi, mà nó cũng đã có thể làm cho ông bất hạnh sâu sắc hoặc thậm chí sự đau đớn xúc cảm. Suy nghĩ của một người ở tuổi ông, có lẽ không lâu sẽ rời thế giới này, đau khổ vì một ấn tượng như vậy đã thực sự là không thể chịu nổi đối với tôi.

Vì thế, tôi đã viết cho Đặng vào ngày 28 tháng Năm cụ thể để giải thích các nhận xét của tôi với Gorbachev. Tuy vậy, tôi đã chỉ nói với ông một trong những cân nhắc của tôi, mà tôi đã nhắc tới ở trước, rằng tôi đã khẳng định rằng cuộc thượng đỉnh đã là chính thức giữa Đặng và Gorbachev, và bởi vì điều này, một cách tự nhiên tôi đã bình luận rằng Đặng đã vẫn là người ra quyết định chính. Tôi đã không nhắc đến sự cân nhắc thứ hai của tôi, tức là, để bác bỏ quan điểm phổ biến rằng ông đã là người khát quyền lực, tiếp tục kiểm soát Ban Thường vụ Bộ Chính trị mặc dù không là một uỷ viên của nó. Giữa sự chỉ trích công khai này, loại nào đó của sự giải thích đã là cần thiết. Đã không có trả lời nào cho bức thư tôi đã gửi đi.

Tôi vẫn hy vọng rằng trước khi ông rời thế giới này (đấy là những gì tôi đã viết xuống bảy năm trước [trong 1992]), ông hiểu ý định thật của những nhận xét của tôi với Gorbachev. Không phải bởi vì sau khi biết điều này có thể làm giảm nhẹ bất cứ thứ gì liên quan đến vụ của tôi: tôi không có mong muốn như vậy. Tôi biết rằng cho dù ông có­­­ biết sự thật, ông sẽ không thư giãn tí nào. Tôi chỉ muốn Đặng biết rằng, sau khi nhận được sự tin cậy lâu dài và sự ủng hộ mạnh mẽ của ông, cho dù tôi đã từ chối chấp nhận quyết định của ông về đàn áp thẳng tay chống lại các cuộc biểu tình sinh viên, tôi không phải là một người mà hy sinh những người khác để bảo vệ bản thân mình trong một cuộc khủng hoảng.

Tôi tin rằng với một sự hiểu như vậy về tình hình, ông sẽ cản thấy khoẻ hơn. Tôi chân thật không muốn thấy ông rời thế giới này với sự hiểu sai này. Thế nhưng tôi biết các cơ hội của việc ông hiểu điều này là rất, rất mỏng manh.

Đặng đã chết trong tháng Hai 1997. Triệu đã chẳng bao giờ nhìn thấy ông lần nữa sau 1989.


* Hồ Khởi Lập, người đã đứng về phía Triệu trong đường lối mền đẻo đối với các cuộc biểu tình sinh viên, người cũng đã bị thanh trừng khỏi cấp chóp bu của Đảng, mất chỗ của ông trong Uỷ ban Thường vụ Bộ Chính trị.

[1] Chính vì nghị quyết này mà Đặng đã có thể triệu tập họp và quyết định về các việc mà Triệu phê phán, ở hai chương trước, là vi phạm Điều lệ, và các Quy tắc hoạt động của Đảng (một phê phán hoàn toàn đúng và chính xác giả như không có nghị quyết này). Đáng tiếc chính nghị quyết này đã tạo tính “hợp pháp” cho những việc làm bất hợp pháp ấy. Đó là mâu thuẫn chí tử của ban lãnh đạo ĐCSTQ, kể cả của Triệu. Nói cách khác Triệu thật xuất chúng và rất đáng kính phục, nhưng ông cũng tỏ ra ấu trĩ. Chính ông phải biết hơn ai hết rằng ĐCSTQ, và nhất là Đặng Tiểu Bình, ngồi xổm lên luật và các quy định của chính nó mà ông đang dự tính dẹp bỏ với các ý định cải cách của ông mà giả như được thực hiện chúng cũng chẳng thể giải quyết được vấn đề! Triệu phải nhớ hơn bất kỳ ai về việc Đặng lập Nhóm-Năm-Người mà Triệu là trưởng nhóm thay thế BTV BCT, Nhóm-Bảy-Người để sắp xếp nhân sự sau khi buộc Hồ từ chức, và chỉ tổ chức phiên họp BCT mở rộng, chứ không phải Hội nghị toàn thể Uỷ ban Trung ương để thông qua sự từ chức của Hồ đầu năm 1987, tất cả đều vi phạm quy định của ĐCSTQ. (Xem Phần 4.)

Sự cố với Gorbachev cũng cảnh cáo tất cả chúng ta về “những hệ quả không lường trước” của bất kể chính sách, thậm chí “phát ngôn” nào, mà những hệ quả tai hại “không lường trước” luôn có thể tồn tại, nhưng hẳn là có thể giảm bớt trong môi trường tự do báo chí và minh bạch hơn là trong môi trường ngược lại.