Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 1 tháng 12, 2017

Tình cờ của những tình cờ…

Ngô Thị Kim Cúc

imageThế giới nhân vật của Vũ Thành Sơn là một tập hợp những tình cờ.

Những kẻ ấy như thể đã tình cờ sinh ra, họ đã tình cờ sống (hay chết) và tình cờ lọt vào vùng-tưởng-tượng của Vũ Thành Sơn.

Dù có hiện ra với vài phác vẽ ngoại hình hay không, dù có tự bộc lộ một trạng thái tâm hồn/tâm linh nào đó hay không, có vài thông tin về tiểu sử hay vẫn vô danh một cách hoàn hảo, thì họ đều chỉ tạt ngang qua thế giới văn chương của Vũ Thành Sơn trong khoảnh khắc rồi biến mất vô tăm tích vào một cõi bâng quơ nào đó sau những mẫu tự cuối cùng.

Những cõi người ấy hầu như chẳng có gì đặc biệt, những cuộc đời ấy thật sự chẳng có gì khác thường. Họ đúng là số đông, là “công chúng nói chung” theo nghĩa chính xác/thông thường nhất, nhưng bằng cách nào đó, họ khiến những kẻ đọc Vũ Thành Sơn bỗng giật mình chột dạ, tự hỏi dường như những-kẻ-ấy sao thấy quen quen…

Những câu chuyện đời thường ấy được diễn tiến ra sao? Đều đều, lành lạnh, không có cao trào, đôi khi buồn tẻ và thậm chí lười lĩnh… Những đời người cứ trôi qua như thế, tưởng như sẽ chẳng bao giờ thay đổi mà cứ tiếp diễn bất biến, rồi bỗng dưng có gì đó rơi tuột vào thinh không, kéo theo thật nhiều bất an, nảy sinh một loạt những câu hỏi…

Những thứ có vẻ rất khác biệt, rất đối nghịch, vậy mà trong phút chốc bỗng đổi chỗ cho nhau như một trò đùa dễ dãi, một đánh đố khôn lường. Có và không, thật và ảo, sống và chết… cứ lẫn lộn vào nhau, hoặc chỉ cách nhau một sợi tóc mong manh. Té ra cuộc sống không có gì chắc chắn, mọi sự đều hư ảo, tạm bợ, và con người thật nhỏ bé, mong manh. Vô số những tình cờ đặt cạnh nhau hay gộp lại bằng phép cộng, bỗng làm bật ra một thứ gì như sự “tất yếu”…

Một Con cừu có mái tóc màu hạt dẻ bỗng tình cờ bộc lộ bi kịch cuối đời cho người bạn cũ vừa gặp lại, còn người đó thì lại đang thả trôi mình cho những nhàm chán cũ kỹ trong cuộc sống ngày thường.

Một tình yêu (tình cờ) nảy nở và (tình cờ) bị phớt lờ, nhưng cuộc bố ráp khẩn cấp bắt đi cô gái chạy bàn nghèo kiết xác kia liệu có phải chuyện tình cờ… (Em có hay trời buồn trời chuyển mưa đó không?).

Cuộc trò chuyện vô vị giữa hai người đàn bà đứng tuổi và sự hưng phấn kỳ quặc nào đã xui người đàn ông đứng tuổi quăng cả con người/cuộc sống mình xuống nước, vì con cá đang mắc câu hay hay vì mối liên quan nhân-quả nào khác? Có phải vì cả mùa thu của họ đã trôi qua trong chán chường bất lực? (Mùa thu).

Một không gian đờ đẫn, những con người tẻ nhạt, những câu chuyện tầm phào, và thời tiết cũng hùa vào kéo dài sự mệt mề tưởng như bất tận ấy ấy. Rồi cái chết bỗng rơi xuống, nhưng nó cũng chẳng đủ sức gây nên bất kỳ khuấy động nào. Cái chết cũng thờ ơ, vô vị và bất toàn như chính cuộc sống (Mưa).

Những cái chết khác nhau của những cuộc đời khác nhau không làm cho cuộc sống khác đi. Nó chỉ khiến cuộc sống càng uể oải đờ đẫn hơn, trôi dạt lơ mơ hơn. Những đời người cứ trôi qua mà chẳng kịp bám vào bất cứ nơi chốn nào để “làm tổ”, vì vậy đã bị “trụy” đi, mất hút, như một cái thai chưa bao giờ thật sự là Con Người (Thức dậy, bỗng nhớ, Có một nơi như thế, Một giấc mơ khác).

Nhà văn có vẻ dứt khoát không nhận vai trò gì trong thế giới nhân vật của mình. Mọi chuyện tự phơi bày, người đọc muốn thấy gì thì cứ tự-do-thấy bên trong và ở giữa những dòng chữ. Nhà văn không giải quyết, không làm nhiệm vụ to/nhỏ nào cả…

Phần còn lại của đối-thoại-văn-chương, tác giả hào phóng dành cả cho người đọc.