Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 15 tháng 11, 2017

Phim “Mười một người đàn ông” của Nguyễn Trinh Thi

‘Mười một người đàn ông’ kết hợp các thước phim từ một loạt các bộ phim kinh điển do Hãng phim truyện Việt nam sản xuất với truyện ngắn ‘Mười một người con trai’ của Franz Kafka. Tập trung vào một diễn viên duy nhất là Như Quỳnh với khoảng thời gian ba thập kỷ trong sự nghiệp diễn xuất của cô, ‘Mười một người đàn ông’ chuyển đổi mối quan hệ gia đình của một người đàn ông trong câu chuyện của Kafka thành một phân tích của một người phụ nữ về những người đàn ông trong cuộc đời cô.

Magdalena Magiera: Điều gì khiến chị sử dụng truyện ngắn ‘Mười một người con trai’ của Franz Kafka (1917) như một mô hình cho phim ‘Mười một người đàn ông’? Điều gì đã kích hoạt sự quan tâm của chị?

Nguyễn Trinh Thi: Ý tưởng ban đầu của tôi là khảo sát các vai của Như Quỳnh qua nhiều thập niên nghề nghiệp của cô từ cuối thập niên 1960 khi cô 18 tuổi cho đến ngày nay. Tôi giả thiết rằng thông qua việc quan sát các vai diễn của cô qua nhiều năm, đồng thời với các đổi thay của xã hội Việt nam, ta có lẽ sẽ thấy được cách người phụ nữ được nhìn và miêu tả ra sao trong điện ảnh và truyền thông Việt Nam.

Tôi cũng muốn bằng cách nào đó cố gắng trao lại tính độc lập và khả năng chủ động cho các diễn viên và người phụ nữ - cũng có thể sẽ là một sự lật đổ nào đó.

Sau khi xem lại một số bộ phim do Như Quỳnh đóng và nắm được rõ hơn những khả năng mà các tư liệu này có thể đem lại, tôi bắt đầu tìm kiếm một cấu trúc có thể giúp gắn kết các tư liệu này lại với nhau trong một tổng thể. Tôi tìm kiếm một văn bản ví dụ có thể do phụ nữ viết về đàn ông chẳng hạn. Có một truyện ngắn viết cách đây khoảng 30 năm bởi một nữ nhà văn Việt Nam, Phạm Thị Hoài, về những người đàn ông trong cuộc đời cô, cũng đã lấy cảm hứng từ truyện ‘Mười một người con trai’ của Kafka. Tôi rất thích cấu trúc đơn giản của truyện ngắn này, truyện chỉ đơn giản liệt kê những người đàn ông khác nhau và đi vào chi tiết của mỗi người.

Tôi biết đến truyện của Kafka sau văn bản của Phạm Thị Hoài. Điều tôi thích về truyện ngắn của Kafka là sự mở và mơ hồ của nó khiến nó giống như một bức toan trắng mà tôi có thể sử dụng chất liệu riêng của mình để vẽ lên đó. Hơn nữa, việc câu chuyện là của một người cha kể về các con trai mình khiến cho tính chất của lời kể trở nên khó nắm bắt hơn nữa khi tôi hoán đổi mối quan hệ này thành mối quan hệ của một người phụ nữ với những người đàn ông của cô. Tôi muốn góc nhìn của phim có tính mở và bao hàm tính nhân bản nói chung hơn là mang tính nữ quyền một cách định sẵn. Một điểm tôi cũng rất thích ở truyện của Kafka là mặc dù cách người cha viết về các con trai của ông mang nhiều tính phê phán, nhưng tính chất của việc đánh giá lại không đơn giản bởi ta luôn thấy thấp thoáng trong đó một tình yêu vô điều kiện.

Có lẽ đó là một cảm giác mà người ta có thể có đối với đất nước hoặc đồng bào mình. Ít nhất thì với tôi là như vậy.

MM: Mười một nhân vật này có nói về những người hay tình huống cụ thể nào ở Việt Nam không? Và họ đại diện cho cái gì?

NTT: Tôi sử dụng các phim ít nhiều theo thứ tự thời gian, vì vậy một cách tự nhiên thì những nhân vật đàn ông này sẽ đại diện cho từng thời kỳ khác nhau của lịch sử Việt Nam, từ Thế chiến Thứ II, ví dụ người đàn ông thứ hai theo quân Nhật, trong khi một số người khác tham gia Việt minh, rồi sau đó là một người khác chiến đấu cho quân đội Sài Gòn ở miền Nam; một người còn là cố vấn Mỹ; rồi sau này khi Việt Nam đã chuyển đổi sang một hệ thống mang tính tư bản chủ nghĩa hơn từ cuối những năm 1980 / đầu những năm 90, thì ta thấy một nhân vật là thương gia, và một thì làm nghề dắt gái. Nhưng tôi nghĩ điều này xảy ra một cách tự nhiên trong phim.

MM: Ngôn ngữ được lựa chọn để sử dụng trong tác phẩm của chị là rất đặc thù và có thể không phải là quen thuộc với tất cả mọi người, vì vậy tôi tự hỏi tầm quan trọng của việc phải hiểu lịch sử để hiểu được phim của chị là như thế nào?

NTT: Việc hiểu lịch sử chỉ là một nửa quan trọng đối với tôi, có lẽ thậm chí không tới một nửa. Tôi thường làm việc trên các lớp khác nhau, do đó, lịch sử địa phương và quốc gia chỉ là một trong các lớp này. Nếu bạn không quen thuộc với điện ảnh Việt Nam hoặc lịch sử Việt Nam, bạn vẫn có thể hiểu và thưởng thức tác phẩm từ một quan điểm khác, một quan điểm mang tính nhân loại và phổ quát.

Đó cũng là một lý do vì sao tôi muốn sử dụng một văn bản từ 100 năm trước và từ một bối cảnh hoàn toàn khác.

MM: Vai trò của phụ nữ trong điện ảnh Việt Nam là gì?

NTT: Tôi nghĩ rằng phụ nữ - không chỉ trong điện ảnh Việt Nam - thường có đó để được nhìn vào. Trong chiến tranh và thời xã hội chủ nghĩa, hình ảnh phụ nữ được sử dụng cho mục đích tuyên truyền, để thu hút sự ủng hộ của mọi người, bất kể giới tính của họ, cho những nỗ lực chiến tranh và xây dựng xã hội chủ nghĩa. Và hiện giờ thì cũng không khá hơn trước là bao.

MM: Chị đã nói rằng chị luôn phản tư trong sáng tác của mình. Vậy việc phản tư của chị trong tác phẩm cụ thể này là gì?

NTT: Tôi nghĩ rằng sự phản chiếu bản thân trong tác phẩm của tôi thường là khá gián tiếp. Có lẽ nó được thể hiện nhiều hơn trong cách tôi nghĩ về quyền lực và cấu trúc trong xã hội. Tôi mong muốn đem lại tính tự chủ và độc lập cho những tiếng nói bị đè nén. Vì vậy, tôi nghĩ rằng cái quan trọng nhất trong tác phẩm này là việc để cho người phụ nữ được là người nói. Giọng nói của cô chính là giọng nói của bộ phim. Đó là điều chính yếu nhất. Còn lại thì việc những nhân vật đàn ông này là ai và họ đại diện cho điều gì có lẽ không quan trọng bằng.

MM: Chị đã từng là nhà báo một thời gian trước khi trở thành nhà làm phim, vậy chị mô tả việc nghiên cứu nghệ thuật của mình như thế nào, cũng như vai trò của một nghệ sĩ là như thế nào?

NTT: Tôi nghĩ tôi đã sử dụng tất cả những kỹ năng mà mình có, bao gồm các kỹ năng nghiên cứu và điều tra, kết hợp với các mối quan tâm của tôi. Nhưng có lẽ là cách nghiên cứu và điều tra của tôi mang tính chủ quan và trực cảm thay vì là học thuật hay mang tính hệ thống.

Phim ‘Chuyện thày Đức’ và ‘Những lá thư Panduranga’ của Nguyễn Trinh Thi đang được triển lãm với sự hợp tác của Trung tâm Nghệ thuật Đương đại NTU Singapore, trong "Bóng ma và Lịch sử", cho tới ngày 19 tháng 11 năm 2017

Credits

Văn bản được chuyển thể từ

‘Mười Một Con trai’ của Franz Kafka

(dịch bởi Willa và Edwin Muir)

Cảnh phim lấy từ:

"Đến hẹn lại lên" (1974, đạo diễnTrần Vũ)

"Ngày lễ thánh" (1976, Bạch Diệp)

"Bài ca ra trận" (1973, Trần Đắc)

"Mối tình đầu" (1977, đạo diễn Hải Ninh)

"Nổi gió" (1966, Huy Thành)

"Hy vọng cuối cùng" (1978, Trần Kiều Ân)

"Mùa hè chiều thẳng đứng" (2000, Trần Anh Hùng)

"Xích lô" (1995, Trần Anh Hùng)

https://www.facebook.com/ntu.ccasingapore/posts/1374176122711767?pnref=story.unseen-section