Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 29 tháng 9, 2017

Những chuyện nực cười trong cái chết của Stalin

IFC Films

Bộ phim mới của tác giả series phim The Thick of It, In the Loop và Veep được đánh giá bốn sao, Caryn James cho điểm.

Bộ phim Cái chết của Stalin của đạo diễn Armando Iannucci đặt ra một câu hỏi có thể ứng với nhiều quốc gia khác trong lịch sử, nhưng có lẽ cũng cho thấy sự hoang mang chính đáng của những người đang quan sát thế giới của ông Trump – Trumpland: bao nhiêu điều trong số những gì đang xảy ra trong chính phủ là nhờ vào sự dễ mua chuộc, nhờ vào sự hèn nhát cá nhân, và bao nhiêu điều là do thói huênh hoang tự mãn?

Tuy nhiên, bộ phim mang tính trào phúng chính trị này không nhắm trực tiếp vào vị tổng thống Hoa Kỳ hay bất kỳ nhà lãnh đạo nào. Nó đề cập tới quan điểm toàn cầu mà Ianucci đã lồng vào cách hành xử chính trị của Anh và Mỹ trong phim In the Loop, bộ phim hài dựa trên nguyên mẫu có thật, và trong series Veep, một trong những loạt phim châm biếm sâu cay nhất, nghiệt ngã nhất từ trước tới nay.

Ông xác nhận những nỗi sợ hãi tồi tệ nhất về những gì các chính trị gia nói và làm phía sau hậu trường, và đưa ra những tin xấu theo cách gây cười rất hài hước nhưng sắc sảo.Phim Cái chết của Stalin (The Death of Stalin) lấy bối cảnh Liên Xô hồi 1953, đem lại sự hài hước bất tận nhưng cũng lột tả sự lố bịch ở mức mạnh mẽ hơn những tác phẩm trước đó.

Câu chuyện xoay quanh các sự kiện có thật.

Khi Josef Stalin bị đột quỵ và ngã gục, các nhân viên bảo vệ đã sợ phải vào phòng ông tới mức để bỏ mặc ông nằm trên sàn nhà, giữa vùng nước tiểu trong hàng tiếng đồng hồ.

Sau khi ông chết, các bộ trưởng thân cận nhất, những người từng run sợ trước mỗi cái liếc mắt của ông, nay bắt đầu lao vào cuộc chiến tranh cướp quyền lực. Iannucchi đã hòa trộn vô cùng tài tình những tình tiết hài hước có thật về một chế độ độc tài với sự khôi hài lố bịch tới nực cười diễn ra khi đó.

Đời sống dưới chế độ của nhà độc tài được mô tả ngay ở đầu phim, khi Stalin nghe trên đài phát thanh một chương trình hòa nhạc và gọi điện cho đài đòi phần ghi lại buổi diễn. Nhưng chương trình hòa nhạc đó lại chưa hề được thu âm hay ghi hình lại, cho nên nhà sản xuất chương trình (Paddy Considine) vốn đã rất lo lắng nay rơi vào tâm trạng hoảng loạn.

Chạy trên phố chèo kéo tất cả những ai qua đường vào dự buổi hòa nhạc thứ hai, được tổ chức chỉ để ghi hình phục vụ yêu cầu của Stalin, anh vui sướng trấn an mọi người, “Chớ lo, sẽ không có ai bị giết đâu.” Dưới những tình huống này, đó chính là sự bảo đảm mà mọi người cần có.

Iannucci đã khéo léo thể hiện sự sợ hãi với sự lố bịch của tình huống dở khóc dở cười này với những hình ảnh ‘độc’, chẳng hạn như trong số những vị khách ngơ ngác có một nông dân ôm theo con gà sống vào khán phòng xem buổi diễn.

Khi các vị bộ trưởng được báo tin rằng nhà lãnh đạo của họ đang ốm bệnh, họ vội chạy tới nhà nghỉ của ông. Họ tụ tập xung quanh Stalin, khúm núm trước ông khi đó vẫn ở giữa vũng nước trên sàn nhà, ai cũng sợ hãi không dám có hành động gì thất thố.

Steve Buscemi hầu như nổi bật nhất trong phim với vai Nikita Khrushchev, với cách diễn xuất rất thông minh trong vai một kẻ xun xoe. Nhân vật này bắt vợ ghi lại hết những câu nói đùa ông ta nói ra khiến Stalin thích thú, và những câu không được tán thưởng. Khi phản ứng về tin Stalin chết bằng câu “Đây là một tai họa,” Buscemi đã thể hiện câu thoại vô cùng tuyệt vời, đủ để lột tả sự giả dối và tham vọng leo cao của Khrushchev.Đối thủ chính của ông ta trong cuộc đua quyền lực là Beria, người đứng đầu các lực lượng an ninh, người nắm trong tay danh sách những người bị xử tử theo ý của Stalin. Simon Russel Beale thủ vai hung thần khát máu, tàn bạo này.

Cuộc chơi quyền lực

Dàn diễn viên của Iannucci đều rất xuất sắc, với mỗi gương mặt đều thể hiện được một khía cạnh khôi hài khác nhau.

Jeffrey Tambor trong vai Malenkov xấu xa, một cái tên nằm trong danh sách lên kế nhiệm Stalin nhưng thật ra chỉ là một quân cờ trong tay Beria.

Michael Palin trong vai Molotov gặp nhiều xui xẻo, bị chủ nghĩa Stalin tẩy não tới mức sẵn sàng giả đò tin rằng vợ mình là một kẻ phản bội, chỉ để nhằm cứu lấy mạng sống của chính mình.

Stalin

Phương pháp lãnh đạo kiểu Stalin dùng bộ máy an ninh để khủng bố nhân dân và cán bộ đảng cộng sản

Andrea Riseborough thủ vai Svetlana, người con gái điềm đạm, bình tĩnh và đa nghi của Stalin, người nhìn thấy được rằng những chuyện rắc rối đang kéo đến.

Người anh trai của cô là Vasily (Rupert Friend) thì nốc vodka như hũ chìm và không hề ý thức được rồi đây cuộc sống sẽ có gì khác trước sau cái chết của cha mình. “Tôi muốn đọc diễn văn tại tang lễ cha,” Vasily, một gã luôn không đáng tin cậy, nói. Và Buscemi trong vai Khrushchev độp lại rằng ông ta muốn ngủ với Grace Kelly, diễn viên người Mỹ về sau trở thành hoàng hậu Monaco nhờ cuộc hôn nhân với ông hoàng Rainer đệ tam. Tất nhiên là cả hai điều đó đều là chuyện không thể xảy ra.

Bộ phim được dựa trên một cuốn tiểu thuyết hình ảnh (graphic novel), và Iannucci đã phát triển từ những hình vẽ hoạt hình trong đó. Khi các vị cố vấn khiêng xác Stalin vào phòng và quăng lên giường, đó là hoạt cảnh ngắn đầy tếu táo. Những nét chấm phá thể hiện sự lố bịch khiến bộ phim tạo cảm giác hài hước dễ chịu chứ không nghiệt ngã như trong phim In the Loop.Ngữ điệu của các diễn viên là giọng Anh pha giọng Mỹ – không hề giả giọng Nga ở đây, khiến độ lố bịch càng được thể hiện rõ nét. Cảnh phim trông không giống như đời thật mà trông rõ là được thực hiện trong trường quay, giống như các phim được làm trong thời kỳ mà phim này mô tả.

Trong phim cũng có một số khoảnh khắc châm chọc sắc bén. Khrushchev, như ở phần giới thiệu cuối phim ghi rõ, trở thành nhà lãnh đạo duy nhất của Liên Xô vào năm 1956. Những cảnh cuối cùng của phim về nhân vật này cho thấy sự tàn nhẫn ẩn giấu của ông ta.

Được bấm máy trước khi ông Trump trở thành tổng thống Hoa Kỳ, Cái chết của Stalin là một trong nhiều bộ phim được thực hiện vào giai đoạn bối cảnh toàn cầu đã có những thay đổi, đã trở nên rất khác so với những gì các nhà làm phim có lẽ đã dự đoán.

Có một sự cộng hưởng mới ở cảnh Khrushchev nói về tầm quan trọng của việc cần phải kể đúng chuyện vào đúng thời điểm, bất kể chuyện đó có phải là sự thật hay không. “Con người ta bị giết chết khi các câu chuyện mà họ kể ra không phù hợp,” ông ta nói.

Sự hài hước trong phim có thể ứng với bất kỳ ý kiến chính trị nào. Đây là một trong những bộ phim của Iannucci có tính thuyết phục nhất, nhất quán nhất trong việc thể hiện rằng vào những thời điểm khác nhau, bất kỳ ai nắm quyền lực đều trông có vẻ đần độn.

Bài tiếng Anh đã đăng trên BBC Culture.

Nguồn: http://dannews.info/2017/09/27/nhung-chuyen-nuc-cuoi-trong-cai-chet-cua-stalin/