Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 6 tháng 9, 2017

Hội thảo giới thiệu sách Sự xây dựng cái thực ở trẻ của Jean Piaget tại Hà Nội

NXB Tri Thức và Trung tâm Văn hóa Pháp trân trọng kính mời quý độc giả đến tham dự:

Tọa đàm giới thiệu tác phẩm
SỰ XÂY DỰNG CÁI THỰC Ở TRẺ

Vào lúc 18:00, thứ Bảy, ngày 09/09/2017, Hội trường l’Espace, 24 Tràng Tiền, Hà Nội

Tác giả Jean Piaget (9/8/1896-16/9/1980): là triết gia, nhà tâm lí học người Thụy Sĩ sử dụng tiếng Pháp, nổi tiếng thế giới qua sự nghiệp nghiên cứu quá trình nhận thức của trẻ em. Lí thuyết về phát triển nhận thức và quan điểm tri thức học của ông được gọi chung là “tri thức học sinh-triển” (genetic epistemology).
Ông hết sức coi trọng việc giáo dục trẻ em. Là Giám đốc Văn phòng Giáo dục Quốc tế, năm 1934 Piaget đã tuyên bố: “Chỉ có giáo dục có khả năng cứu các xã hội của chúng ta khỏi sự sụp đổ có thể xảy ra, sụp đổ dữ dội hay từng bước”.


Ông lập ra Trung tâm Tri thức học Sinh-triển tại Genève vào năm 1955, và lãnh đạo Trung tâm cho đến khi qua đời.
Tác phẩm Sự hình thành cái thực ở trẻ nằm trong bộ ba công trình nghiên cứu cơ sở của Jean Piaget về Tâm lý học phát triển (Bộ ba tác phẩm Sự ra đời trí khôn ở trẻ em, Sự hình thành biểu tượng ở trẻ em, Sự xây dựng cái thực ở trẻ đã được xuất bản ở Nhà xuất bản Tri thức).
Sự cố kết tăng dần giữa các cấu trúc sơ khai đi song đôi như thế với việc tạo thành một thế giới vật thể và các mối quan hệ không gian, nhân quả và thời gian, nói tóm gọn là với sự kiến tạo một vũ trụ “rắn chắc” và thường trực.

… Trong những tháng đầu tiên của đời người, chừng nào sự đồng hóa vẫn tập trung vào hoạt động của chủ thể, thì vũ trụ không thể hiện vật thường trực lẫn không gian khách quan, cũng không thể hiện thời gian liên kết các sự kiện đúng với tư cách sự kiện lẫn tính nhân quả nằm bên ngoài chính hành động.

…Việc tổ chức cái thực này được thực hiện khi cái tôi tự thoát khỏi chính mình trong quá trình tự khám phá, và như thế tự định vị mình như một sự vật giữa các sự vật, một sự kiện giữa các sự kiện.”

Diễn giả:
Nhà giáo dục Phạm Toàn: người sáng lập & điều hành nhóm Cánh Buồm
GS. Chu Hảo: Giám đốc Nhà xuất bản Tri thức

clip_image001