Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 16 tháng 7, 2017

Thơ Vũ Thành Sơn

Đô th


Ở thành phố hơn 8 triệu dân này, nơi mỗi người chỉ có khoảng 1 mét không gian di chuyển trên đường phố, bạn phải thật khéo léo để không bị kẻ chạy xe phía trước phun nước bọt – môn thể thao dân tộc – bắn vào mặt, nơi sự bài tiết thơ ca và làm tình không còn là chuyện riêng tư nữa.

Tôi thường thức dậy với với cảm giác bị nhìn trộm. Và như một người thức giấc bỗng phát hiện căn nhà của mình bị mở toang hết cửa, tôi vùng dậy kiểm tra lại tài sản còn hay mất: từ giấc mơ, ý nghĩ, lí tưởng, cái chết, đến dương vật của mình.

Có lẽ đã đến lúc tôi phải nhờ người đo lại giấc ngủ để lắp cho nó một cánh cửa và một ổ khoá.


Martin Heidegger

Trước mắt chúng ta là tấm ảnh chụp Martin Heidegger năm 1933. Lúc ấy ông bốn mươi bốn tuổi, vừa nhậm chức Hiệu trưởng Trường Đại học Fribourg và danh tiếng của ông đã vượt ra ngoài biên giới nước Đức sau khi công bố tác phẩm “Hữu Thể và Thời Gian”. Tấm ảnh trắng đen, có lẽ được chụp trong phòng làm việc. Chúng ta thấy Martin trong bộ suit đen, bên ngoài khoác chiếc áo dạ, loại trang phục mà các sĩ quan Đức thời ấy thường mặc. Ba chiếc khuy đồng trên áo sáng lấp lánh bên cạnh chiếc huy hiệu Đức Quốc Xã. Phía sau Martin, trong ánh sáng mờ nhạt, là dãy kệ chất đầy sách. Martin không nhìn thẳng vào ống kính, mắt ông hướng về phía sau chúng ta.

Tấm ảnh giới thiệu một lát cắt trong một cái nhìn toàn thể về cuộc đời của ông: Martin Heidegger với chế độ Đức Quốc Xã và Triết học. Nó được thể hiện bởi sự hiện diện của ba biểu tượng: con người ông, chiếc áo khoác và sách. Sau khi ông mất hơn ba mươi năm, người ta vẫn không ngớt tranh cãi về mối quan hệ và tầm quan trọng của ba biểu tượng ấy trong tấm ảnh.

Nhiều người kết án Martin đã cộng tác với Hitler. Ông là nhà lập thuyết cho Nhà nước Đức Quốc Xã; ông sùng bái bạo lực và giết chóc; ông ca tụngnhng khtính nn tng ca nòi ging thun chng Nht Nhĩ Man ngay cả khi đề cập đến những vấn đề có vẻ thuộc về lĩnh vực Siêu hình học và Lịch sử Triết học. Ông dè bỉu Karl Jaspers có vợ là người Do Thái; ông so sánh những phòng hơi ngạt như công cụ kĩ thuật được sử dụng trong nền nông nghiệp cơ giới hoá. Trong cái nhìn này, Martin xuất hiện với dáng vẻ một sĩ quan trong tư thế ngồi ở vị trí tiền cảnh.

Một góc nhìn khác từ hậu cảnh, lại cho nhiều người thấy Martin xuất hiện trong tư thế một nhà tư tưởng đang lắng nghe tiếng gi ca Hu thể” vang vọng đến từ hơn hai ngàn năm bị Triết học phương Tây lãng quên. Những ý niệm về Thời gian, Chủ thể, Lịch sử được ông suy tư lại. Ông muốn thay thế sự ngự trị của Lí tính bằng ngôn ngữ của Thi ca. Martin đã nhầm lẫn trong thời gian ngắn ngủi về bản chất của chế độ Quốc Xã; ông từ chức sau đó một năm, rồi bị thất sủng và ngược đãi hơn mười năm cho đến ngày nó sụp đổ.

Trên thực tế, tuy mâu thuẫn nhau, đó lại là hai phiên bản của cùng một cái nhìn đối với tấm ảnh. Trong cái nhìn đó, tấm ảnh mang tính trùng phức: Martin Heidegger là Martin Heidegger. Người ta không nhận thấy tấm ảnh là một thực tại đã được hư cấu. Nó là một bí ẩn về một bí ẩn khác. Dù nó cho thy bt ccái gì và bng bt ccách nào, tm nh luôn luôn vô hình: người ta không nhìn chính tm nh. (Roland Barthes).


Nghthut làm vườn

Tôi học cách chế tạo giấc mơ

từ một người làm vườn.

Từ sáng sớm,

với cây kéo trên tay

tôi cắt tỉa và tạo dáng cho chúng

thành hình ngọn tháp, hình quả cầu,

hình con rồng với đôi mắt bằng quả bóng nhựa màu đỏ

hay con nai, con voi…

rồi treo chung quanh tường;

chúng sống động như thật

dưới ánh sáng ban ngày.


Trước lúc đi ngủ,

tôi khoan khoái ngắm nhìn ý nghĩ của mình

đã được tỉa gọn vuông vức.


Virus

Trong cái hộp diêm này đang cất giấu những ý tưởng chờ được loé sáng. Tôi tự hỏi nếu tôi kiên nhẫn cuộn tròn mình lại như con cá ướp dầu gói trong giấy aluminium nằm yên trong ngăn đá thì điều gì sẽ xảy ra. Tôi đã xê dịch bàn ghế để chọn một chỗ ngồi không quá lộ liễu. Tôi đã cắt hết tất cả những hình ảnh trong tờ hoạ báo dán chung quanh để tránh vượt qua những ranh giới quy định. Tôi thực hành nguyên lí đối xứng bằng cách giữ thăng bằng khi di chuyển qua khoảng trống giữa các đồ vật, mặc dù đôi khi tôi cũng dung túng mình bằng một vài bất cẩn không chết người. Tôi coi đàn bà là những tai nạn nho nhỏ thỉnh thoảng làm tôi tổn thương (lần đầu tôi bị mất bộ da và lông, lần sau mất tất cả nội tạng và lần gần đây nhất, tôi chỉ còn một nửa linh hồn). Thế nhưng tôi không thể cải thiện được tình trạng của mình tốt hơn. Hay thực ra, cái cần thiết cho tôi vào lúc này chính là một cái click đủ mạnh, để ném tôi đi thật xa, thật cao, để tôi bùng cháy trên tất cả các mặt phẳng?


Chut và người

Trong phòng đèn chong sáng,

hai ngọn néon 1,2 mét

và một mẩu thịt mỡ đặt dưới gậm bàn,

nơi nó vẫn thường chạy qua lại.

Tôi ngồi canh chừng.


Một đêm.

Một đêm.

Rồi nhiều đêm.

Đèn vẫn chong sáng,

miếng mồi đã nhiều lần thay mới.

Nhưng tuyệt nhiên không thấy nó đâu,

chỉ nghe tiếng nó kêu suốt đêm.

Đâu đó.


Tôi vẫn kiên nhẫn ngồi canh chừng mỗi đêm.


Mặc cho cái bóng tôi trên tường cứ ngắn lại,

đầy vết răng chuột nham nhở.


Lý do tôi không ung cà phê sáng nay

1. Bàn tay phải của tôi mất trí nhớ. Có thể nó đã quá già, cần phải nghỉ hưu. Hoặc nó có quá nhiều giấc chiêm bao dữ

2. Vợ tôi thường hay quan trọng hoá những chuyện nhỏ nhặt. Chẳng hạn nàng nói cần phải diệt trừ kiến, gián, bởi vì chúng làm cho tư duy của chúng ta không thể liên kết thành một hệ thống hợp lí

3. Tôi đọc thấy câu này trên một tờ báo: Ttin hơn vi làn da sáng kho!

4. Một con ốc sên đi qua cửa. Tôi không biết nó có phải là con ốc sên trong vườn nhà tôi hay của bà hàng xóm. Ngày hôm qua chúng tôi sang bên nhà bà chơi, bà than phiền về giá xăng và một vài thứ cần thiết khác quá đắt đỏ

5. Không lẽ chỉ nhìn bằng một mắt

6. Vòng tròn hoàn hảo là sản phẩm của trí tưởng tượng

7. Tôi thú nhận điều ấy

8. Raymond Federman nói chủ nghĩa hậu hiện đại chết khi hàng loạt những họa sĩ lớn của New York như Stella, Johns, Rauschenberg,… bỏ đi làm cho tờ Women’s Wear Daily vào năm 1960, năm mà chủ nghĩa hậu hiện đại được khai sinh

9. Chiếc váy của người đàn bà ấy xẻ quá cao

10. A rose is a rose is a rose 1

----------------------

1 Mt bông hng là mt bông hng là mt bông hng (Gertrude Stein)


Scám dca màu đỏ

Những cánh cửa chỉ mở được về một phía

trên con đường một chiều

tôi bước đi cảnh giác trước cái nhìn đe doạ

của con chó bằng đất nung


Năm phút nữa trên bãi xe này

một ả mang giày cao gót đỏ

sẽ xuất hiện

và nếu có một chút may mắn

ả sẽ không mất tiền cho giấc mơ lúc rạng sáng


Tôi không thể cưỡng lại

sự cám dỗ của màu đỏ

và đã vấp ngã sấp mặt

một cách ngoạn mục

khi chỉ còn cách một sải chân


Chính lúc đó

tôi bất ngờ nhìn thấy

qua một ô kính vỡ

gương mặt của người đàn ông

chạy vòng vòng quanh chiếc bàn

cố đuổi con ong bay ra khỏi căn phòng


Trong bóng tối

chiếc áo ông ấy sáng rực

như một cây đuốc.


Chlà vn đề phương pháp

Tôi cần ngay thẳng,

trong mọi tình huống,

tôi được bảo như thế.

Tôi chải tóc rẽ đường ngôi thẳng,

uống cà phê trong cái tách vuông.

Tôi thường xuyên đeo cà vạt, thường xuyên

xem đồng hồ và rửa tay.

Tôi được khuyên không nên sử dụng phép ẩn dụ,

chỉ nên xem tranh của Frank Stella.

Khi gặp gỡ phụ nữ chốn riêng tư,

mắt phải nhìn thẳng về phía trước,

không được hạ thấp xuống các phần cơ thể khác

và chỉ nói chuyện tư tưởng.

Đêm ngủ, nằm ngửa, hai bàn tay bắt chéo nhau

đặt lên bụng.

Bằng cách đó, tôi sẽ sớm được lên thiên đàng.


Mt sóng

Tôi nhận ra giọng nói của chính mình khác lạ như của một người không quen biết ở bên kia đường dây viễn liên. Thông thường chúng ta sẽ trả lời “Ông/Bà đã gọi nhầm số” rồi gác máy. Nếu buổi sáng này là một tập hợp vô số những khoảnh khắc mà trong đó mỗi khoảnh khắc là tấm gương phản chiếu một khoảnh khắc khác, thì chúng ta có thể rút ra những điểm tương đồng của hai tình huống hoàn toàn trái ngược nhau. Khi tôi nói điều đó ra, nhiều người chế giễu. Họ liên tưởng đến những cuốn phim kinh dị, trong đó kẻ giết người hàng loạt là những con búp bê và đồ chơi bằng nhựa. Thú thật, tôi hoàn toàn không khoái những bi kịch kiểu “hai trong một”, nhưng bạn không thể làm gì hơn trong môi trường mất tín hiệu, bạn không thể chuyển sang một tình huống khác “Thưa quý khán giả, ngay sau bản tin này là chương trình ca nhạc tạp kĩ”, ngay cả khi bạn tự trang bị một cái remote đời mới.


Trò chơi tàng hình

Từ bé Orhan đã mơ hồ nhận ra thế giới còn nhiều thứ

khác hơn những gì Orhan có thể nhìn thấy. Ở đâu đó trên

những đường phố Istanbul, trong một căn nhà giống hệt

của Orhan, luôn luôn có một cậu bé Orhan khác giống y

hệt mình như là hai giọt nước. Mỗi lần chán cảnh cha mẹ

cãi nhau, Orhan lại chơi trò chơi tàng hình bằng cách ngồi

vào bàn phấn của mẹ xoay chiếc gương ba chiều cho đến

khi có nhiều Orhan hiện ra, những Orhan này phản chiếu

những Orhan khác, cứ như thế cho đến khi có vô số Orhan.

Đó là lí do vì sao khi lớn lên Orhan chọn học ngành kiến trúc

và sau đó chọn nghề viết văn. Trong những cuốn tiểu thuyết

của Orhan, có rất nhiều bóng dáng, giọng nói và những

thứ có tên gọi là Orhan. Và không có gì lạ khi được dịch ra

hơn bốn mươi thứ tiếng, các tác phẩm của Orhan đã được

tiếp nhận bằng những cách hoàn toàn khác nhau. Đó là lí do

vì sao khi Horace Engdahl, thư kí Viện Hàn Lâm Thuỵ Điển,

gọi điện thoại thông báo Orhan được trao giải thưởng Nobel,

thì vào buổi sáng đó một Orhan đang nằm trên giường ở

New York, đã ngồi bật dậy vui vẻ đón nhận tin mừng, nói

đó là một vinh dự cho ngôn ngữ và văn hoá Thổ Nhĩ Kì;

trong lúc những Orhan khác lại tức giận, đã kết án Orhan

là “tên phản bội”, “nỗi ô nhục Thổ Nhĩ Kì”, là “kẻ thù số một”,…

của Orhan.

--------------

Nguồn: dựa theo trả lời phỏng vấn của Orhan Pamuk đăng trên tờ nhật báo Anh The Guardian ngày 3/4/2007


Cn cnh

Sau Paul Klee, người ta không thể vẽ một đường thẳng ra một đường thẳng. Đường thẳng chỉ còn là sản phẩm suy lí. Cho nên chúng ta chỉ cần bận tâm đến hình thức của ý tưởng hơn chính ý tưởng. Ví dụ, trong một cuốn phim, quân lính Đức Quốc Xã dùng một cây que xuyên qua người thằng bé bốn tuổi từ lỗ đít lên tới miệng rồi nướng trước mặt của mẹ nó, sau đó xẻo cho bà một miếng. Bạn hãy tưởng tượng nỗi tuyệt vọng của loài động vật ăn cỏ xếp hàng trước lò sát sinh. Chúng là nhân vật chính của một bức tranh siêu thực. Duy nhất ý nghĩ còn tự do. Tôi đã bước vào khi cửa để mở. Tôi không nghe thấy tiếng bước chân ai. Không có tiếng điện thoại reo trọn một ngày. Cho đến khi người phục vụ đến bên nói “Thưa ông, suất chiếu đã hết, chúng tôi phải đóng cửa.” Trong lúc ấy một người đứng đợi dưới cơn mưa chuyến xe buýt cuối cùng để trở về nhà và một người khác đang hấp hối. Nhưng tất cả những điều đó chúng ta không thể chia sẻ. Nhất là khi ngôn ngữ của chúng ta có quá nhiều âm điệu trầm bổng: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng. Tôi đã làm tất cả. Mặc bộ quần áo thổ dân. Trét bơ lên mặt. Châm lửa đốt bộ sofa. Nhưng vẫn không phá vỡ được tình trạng đông cứng của bộ não. Trong vở kịch, cuối cùng nhân vật chính dùng một lưỡi dao cạo tự cắt vào thân thể mình, như cách của Gina Pane thực hiện năm 1974, một cách đầy cảm hứng và sáng tạo.


(Rút từ tập thơ 40 km/h, NXB Giấy Vụn, Sài Gòn, 2008)