Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 8 tháng 7, 2017

Chúng ta sẽ để lại gì cho tương lai?

Nguyễn Thị Hậu

Di sản văn hóa đô thị, có thể hiểu một cách cụ thể, là tập hợp các địa điểm, vị trí, khu phố, các công trình và tập quán mà một xã hội được kế thừa từ quá khứ, muốn bảo tồn và truyền lại cho các thế hệ tương lại.

Kinh nghiệm phát triển của nhiều quốc gia đã cho thấy: Bảo tồn di sản đô thị thực chất là “kết quả dàn xếp các xu hướng mâu thuẫn” mà mâu thuẫn lớn nhất là di sản đô thị được coi là tài sản của công đồng dân cư nhưng thường bị coi là “gánh nặng” của chính quyền đô thị. Vì thế các thỏa thuận đạt được thường bấp bênh và nhạy cảm một khi có thay đổi dù là rất nhỏ về các giá trị. Để hạn chế mâu thuẫn này việc tối thiểu cần phải làm là đưa bảo tồn vào chiến lược phát triển. Có thể tránh nguy cơ nảy sinh các xung đột khi chính quyền đô thị thực tâm hiểu và coi di sản chính là “nguồn vốn xã hội đặc thù” tham gia vào chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đô thị.

Vấn đề bảo vệ di sản văn hóa thực chất là việc ban hành chính sách và thực thi chính sách quản lý đô thị không chỉ về văn hóa mà cả về kinh tế. Khi những di sản đang được quản lý và sử dụng bởi người chưa có đầy đủ kiến thức và ý thức, khi luật pháp và các biện pháp chế tài chưa đủ mạnh thì ý chí và năng lực của chính quyền đô thị cực kỳ quan trọng để từ đó có những quyết sách và giải pháp hữu hiệu nhằm thực thi việc bảo vệ di sản văn hóa một cách cụ thể, đồng thời còn là biện pháp quan trọng để giáo dục ý thức của người dân. Hoặc ngược lại, khi người dân đã có ý thức bảo tồn di sản thì chính quyền cần hết sức thận trọng khi thực hiện những dự án “phát triển” bằng cách phá hủy các công trình cổ xưa có giá trị, xóa bỏ lịch sử hiện hữu bằng “vật chất” tức là vứt bỏ tài sản của cộng đồng dân cư được thừa kế từ quá khứ.

Nói cách khác, “tầm nhìn” hướng đến tương lai của một chính quyền đô thị nếu hạn hẹp về không gian trong khu trung tâm “đất vàng” thì việc xây dựng đường giao thông, công trình hiện đại sẽ phải phá bỏ những kiến trúc có giá trị lịch sử của đô thị. Nhưng nếu tầm nhìn rộng hơn thì việc mở ra những khu đô thị mới để giải quyết nhu cầu ngày càng tăng của thành phố là giải pháp phù hợp, chứng tỏ cả tầm nhìn xa hơn về văn hóa. Bởi vì bảo tồn khu vực này đồng thời xây dựng các khu đô thị mới chính là “phát triển bền vững”, bao gồm việc mang lại và làm tăng thêm giá trị đất đai và giá trị văn hóa của những khu vực khác, đồng thời bảo toàn di sản của cha ông cho những thế hệ sau còn được kế thừa.

Khu vực trung tâm thành phố Hồ Chí Minh tập trung nhiều công sở được xây dựng từ khi đô thị Sài Gòn hình thành. Đó là những công trình đẹp về kiến trúc và ẩn chứa trong nó biết bao câu chuyện về lịch sử và con người thành phố. Từ khoảng hai mươi năm nay “quá trình hiện đại hóa” đã làm mất đi và biến dạng quá nhiều di sản ở khu vực này. Đấy là sự “lấy đi” nguồn vốn xã hội dưới dạng di sản văn hóa. Nếu chúng ta chỉ biết lấy mà không biết giữ gìn hay đền bù trở lại thì e rằng có ngày sẽ phải trả giá cho sự phá hủy di sản văn hóa một cách bừa bãi.

Sài Gòn 2015
Cũng như bùng binh Nguyễn Huệ, bùng binh Chợ Bến Thành không còn nữa! Mai mốt không chừng cái từ "bùng binh" cũng sẽ biến mất!

Nguồn: https://www.facebook.com/haukhaoco/posts/1785452944803552?pnref=story


clip_image002

clip_image004


https://www.facebook.com/haukhaoco/posts/1785452944803552