Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

Cái quần què!

Mình thật sự không thích chửi thề, nói tục, dù là trong các câu chuyện tiếu lâm. Đó là chuyện riêng của mình, có thể vì khi còn nhỏ mình đã được dạy như thế là xấu, là bẩn miệng. Và mình cảm thấy ghê người khi nhìn thấy các từ tục tỉu do bọn trẻ viết trên tường, trong nhà vệ sinh...Nhưng mình cũng không chỉ trích thói quen hay ý thích của người khác. Đó là quyền của họ. Dài dòng vậy để nói về cái "quần què", một đề tài mình không thích nhưng phải nói tới vì cần thiết.
Khi vào Sài gòn sống, mình hay nghe ví von, chửi rủa bằng từ này. Nếu không hỏi rõ ngọn nguồn thì chắc mình cũng nghĩ như rất nhiều người vẫn nghĩ: đó là cái quần cụt hoặc cái quần lửng. Nhưng không, mình được các lão bà giải thích như thế này: Hồi xưa khi chưa có Bạch Tuyết, Diana có cánh không cánh gì đó, và cũng không có nhiều áo quần để thay đổi, thì mỗi kỳ kinh nguyệt các cô các bà phải nằm một chỗ, mặc một cái quần, cho đến khi hết kỳ mới tắm giặt, cái quần đó dĩ nhiên là nó thật kinh khủng...( tùy theo trí tưởng tượng của từng người), và người ta gọi nó là cái quần què. Chính vì ý nghĩa kinh tởm đó mà nó trở thành câu chửi, sự ví von rất...kinh tởm!

Cái quần què tưởng đâu chỉ tồn tại trong chế độ phong kiến thối nát tương ứng với nó. Ai cũng nghĩ thời nay làm gì còn cái quần què để ví von. Cái thời tả lót đủ các kiểu các cỡ cho mọi người sử dụng, sao lại không thay đi, vất cái thứ đã nhiễm bẩn đi, mà lại để cho nó bê bết, bốc mùi phân hủy...?!
Có một câu thành ngữ "chính trị gia như tả lót", nếu bạn tra tự điển, sẽ được giải thích: Cả hai thứ đều cần được thay mới thường xuyên. Chính trị gia khi mới có quyền lực cũng tinh sạch như miếng tả lót chưa sử dụng. Trong thời gian sử dụng nó sẽ bị nhiễm bẩn, bẩn mà không thay thì sẽ chuyển qua quá trình phân hủy và tồn tích thêm cái bẩn. Bẩn chồng bẩn, tàng tích bao nhiêu loại vi trùng vi khuẩn, bốc mùi khó ai chịu nổi!
Đừng nghĩ rằng ai cũng thích tinh sạch, ai cũng muốn thay tả lót thường xuyên nếu có điều kiện. Họ vẫn tung hô loại chính trị gia quần què đấy thôi ( gấu Nga mặc tả 19 năm không thay vẫn được hoan hô). Họ còn muốn mặc một cái tả đến muôn năm cơ. Họ có thể hít thứ tả lót lưu cửu đó và nồng nhiệt khen thơm tho, nhưng khó mà buộc người khác cùng hít ngửi, cùng khen ngợi.
Đích thực đó là thái độ chính trị quần què.

FB Lien Nguyen