Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 4 tháng 5, 2017

Văn học miền Nam 54-75 (308): Vũ Hạnh (7)

 

 

Người Việt cao quý

A. Pazzi

Dịch giả: Hồng - Cúc

Chương III

VẺ UYỂN CHUYỂN VÀ NÉT TẾ NHỊ CỦA NGƯỜI VIỆT

Có lẽ chính óc thiết thực làm rõ rệt thêm tính cách uyển chuyển và nét tế nhị ở trong tâm hồn người Việt.

Ngôn ngữ Việt-Nam là ngôn ngữ duy nhất trên thế giới có nhiều giọng điệu như những cung bậc. Tiếng nói của họ chia ra hai thanh bằng, trắc, nhưng mỗi thanh lại có những mức độ cao, thấp, dài, ngắn khác nhau. Đứng trên phương diện âm nhạc, khi người Việt nói là họ đang hát, cổ họng và các đường gân phát thanh của họ vốn được kiến trúc một cách tinh vi. Chỉ có các điệu hát hò bình dân của người Việt-Nam là vận dụng được các dấu của họ một cách rõ ràng, còn những bản nhạc chịu các ảnh hưởng Tây Phương phần nhiều đều có giọng điệu lợt lạt vì không khai thác đúng mức cái sở trường ấy của ngôn ngữ họ. Phải nghe người dân mỗi miền, dù Bắc, hoặc Trung hay Nam hát những dân ca quen thuộc, với cái tiếng nói thuần túy và giọng thuần túy của họ, chúng ta mới thấy ý vị của giọng nói ấy đậm đà chừng nào.

Sự phong phú trong âm thanh được thể hiện qua nhiều miền đất của quê hương họ. Dấu bằng hay là dấu trắc không còn giống. nhau, mà tùy địa phương lại biến đổi nữa. Nhiều vùng miền Bắc, giọng nói cũng pha trộn nhiều cung bậc như là miền Nam hay là miền Trung, nhưng ở miền Trung sự thay đổi ấy lại rõ rệt hơn và phong phú hơn, có lẽ là vì miền này quá dài lại bị địa thế ngăn chắn thành nhiều khu vực nhỏ hẹp. Nếu phải tô màu các giọng nói ấy, người ta có thể vẻ một bản đồ Việt-Nam chắc đẹp. Có miền màu xanh, có miền màu hồng, có miền màu trắng, màu vàng, đấy là chưa nói mức độ đậm lợt khác nhau cũng như nặng nhẹ không đều.

Sự uyễn chuyển được xem như là phong phú đưa đến một tính cách khác, là sự tế nhị. Tôi nghĩ đến câu thơ Bát ở trong thể điệu lục bát: chưa có một dân tộc nào trên thế giới đi đến một sự phân biệt tinh vi đến thế.

Ở câu thơ này. Tiến thứ sáu và tiếng thứ tám cùng là thanh Bình, nhưng nó phải được phân biệt khác nhau, nghĩa là một tiếng Đoản Bình (không có dấu) một tiếng Trường Bình (có dấu huyền) thì mới thành âm điệu được Thật chưa có lỗi thơ nào mà trong một câu chứa đựng đến hai tiếng vần cùng thanh lại được phân biệt tế nhị như vậy. Chúng ta có thể nêu lên ở đây một câu của nhà thi hào lỗi lạc nhất dân tộc Việt - một thi hào kết tụ được cả tinh hoa của mấy ngàn năm phát triển văn học dưới thời phong kiến – để mà chứng minh cho sự nhận xét trên kia :

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.

Sự tế nhị ấy ở trong thi ca có nghĩa là sự tế nhị ở trong ngôn ngữ và trong tâm hồn. Bởi vậy tiếng nói của người Việt-Nam, ngoài cái yếu tố âm nhạc như là căn bản, còn là tiếng nói của các hình sắc, của sự cảm xúc. Tất cả những vần, những âm của người Việt-Nam đều gợi tả được một thứ hình thể, một thứ trạng thái, chẳng hạn vần 1 cho thấy những vật bé nhỏ (LI TI) và nếu biến giọng, nó chỉ định một trạng thái (LÍ NHÍ) hay một động tác (RỈ tai, NHỈ giọt) và cứ như thế người ta có thể xét đến vần Ô qua tiếng LÔ NHÔ, LỐ NHỐ, LỔ ĐỔ …, v.v... và các vần khác. Tôi tưởng về điểm này chúng ta có thể phát hiện được khá nhiều điều thú vị nhưng tốt hơn hết là nên dành sự khai thác cho những người Việt chuyên về khảo cứu ngôn ngữ dân tộc, vì đó mới đúng khả năng của họ, thẩm quyền của họ. Một điều đáng tiếc là tôi chưa đọc được quyển nghiên cứu văn phạm nào về tiếng Việt nói lên được hết đặc tính của ngôn ngữ họ, và người trí thức Việt-Nam còn mang nhiều bệnh hình thức theo lối Tây phương nên chưa khai phá được hết tinh thần đặc biệt của ngôn ngữ mình. Tuy vậy, ta nên thêm một điều này: hơn bất cứ tiếng nói nào ở trên thế giới, tiếng Việt đòi hỏi người nghe một sự chú ý toàn diện. Bởi vì chúng ta không chỉ nghe bằng lý trí mà còn nghe bằng cảm xúc, thấy bằng hình tượng. Ngôn ngữ Việt-Nam, ngoài sự vận chuyển, ý tưởng, còn là tiếng nói rất giàu âm điệu cũng như khả năng tượng thanh tượng hình hơn tiếng nào hết trên thế giới này. Một ngày gần đây, tôi tin những nhà chuyên môn về ngôn ngữ học có uy tín nhất sẽ xác nhận lại điều này một cách khoa học và đầy đủ hơn. Ở trong phạm vi hiểu biết hẹp hòi của mình, tôi muốn được nói thêm một vài lời về cái tính cách uyển chuyển lạ lùng của tiếng Việt ở trên phương diện văn phạm cũng như ở sự biến hóa âm từ. Văn phạm Việt-Nam là một văn phạm phân tích, rất sáng, nhưng là văn phạm có nhiều tính cách tương đối. Tiếng nói thường không biến dạng nhưng cái vai trò của tiếng thì lại thay đổi tùy câu. Có tiếng vừa là túc từ, vừa là chủ từ, và khi là một danh tự, khi là động tự. Tiếng Việt chỉ có thể hiệu hoàn toàn trong những câu nói và có lẽ đó cũng là một biểu hiệu của tinh thần tập thể vốn đã có sẵn nơi Người Việt-Nam.

Ngoài ra, tuy không rắc rối như tiếng La-tinh nhưng tiếng Việt-Nam vẫn có khả năng biến hóa đặc biệt trong những tiếng đệm thêm vào các tiếng chính yếu (chẳng hạn đất ĐAI, nước Nôi) và cách chuyển đổi vần sau như HỌC thành HIẾC, NÓI thành NIẾC một cách dễ dàng, để ngầm biểu lộ một sự phê phán chỉ trích. Tiếng Việt, như trên đã nói, là một ngôn ngữ xúc cảm và THIÊN NHIỀU VỀ CHỐNG Đối.

Nhưng sự uyển chuyển và cái tinh thần phân tích của ngôn ngữ đó làm cho nó dễ trở nên cụ thể, vừa là tế nhị đặc biệt.

Một vài người Việt đã thử so sánh tiếng « porler » rất tổng quát của tiếng Pháp với hàng dãy tiếng Việt, để dịch tiếng ấy ra từng trường hợp, chẳng hạn như : bế, bồng ẵm, mang, nịch, xách, khiêng, v.v... và mỗi từ ngữ gợi lên riêng biệt một số dáng điệu, trạng thái khác nhau.

Người Việt có quá nhiều tiếng để dịch một tiếng « porter » nhưng lại không có tiếng nào tiện dụng như là tiếng ấy, tổng quát như thế, Tôi tưởng cái ví dụ ấy có thể tìm thấy rất là dồi dào ở trong ngôn ngữ Việt-Nam, chẳng hạn để nói về một nụ cười, người Việt có thế chỉ định bằng rất nhiều cách, như : cười mỉm, cười ruồi. cườí trừ, cười gằn, cười nịnh, cười rửa bát. v v . Tất nhiên tinh thần phân tích ở trung ngôn ngữ phải có liên quan mật thiết đến óc thiết thực của người dân Việt, bởi vì có sự gắn bó tha thiết vào trong cuộc sống, lời nói mới đạt được sự chi ly, đến sự cụ .thể. Ngay đến xưng hô, đối xử, người Việt cũng làm chúng ta bối rối ! Một nhà khảo cứu Việt-nam đã từng bảo rằng người Anh có tiếng « you », người Pháp có tiếng « vous », thì người Việt phải gọi từng loại hạng người, từng thử bậc người ,như là : anh, chị, bác, dì, chú, thím... và sự lầm lẫn trong xưng hô ấy có thể gây nên rất nhiều khó chịu ở trong gia đình. Điều đó không thể cắt nghĩa đơn giản, là vì sinh hoạt Việt-Nam thiên về công nghiệp, thiếu hẳn khoa học để có ý niệm tổng quát về mọi vấn đề. Người ta phải nhìn thấy cái khả năng khiếu thực tế và cái bản chất tinh vi của người Việt-Nau thì mối giải đáp mới được sát đúng hơn.

Tính cách uyển chuyển của người Việt-Nam không chỉ ở trong tiếng nói, trong cách xưng hô. mà trong đối xử, sự uyển chuyển ấy đã gần thành một chính sách mềm dẻo lạ thường. Ở cái thế yếu của một dân tộc nhỏ bé nhưng giàu tự trọng bị sự chèn ép thường xuyên, người Việt bao giờ cũng sẵn sàng để đứng lên đối đầu với kẻ thù địch, và sau khi đã chiến thắng, vẫn sẵn sàng đem những món bảo vật khó tìm để mà triều cống. Cái lễ lạt ấy có lẽ không gì đáng nên chú ý nhưng nếu người ta hiểu rằng đó là thái độ của kẻ đã từng tỏ ra bất khuất, đó là thái độ của kẻ chiến thắng vẻ vang thì thật là một hành động đáng cho các dân tộc ở Tây Phương suy ngẫm. Tôi ngạc nhiên về sự mềm dẻo mà cương quyết ấy, khuất phục mà kiêu hãnh ấy của nguội Việt-nam. Ngoài cái phương thức uyển chuyển để được tự tồn, chính sách ấy còn nói lên cái tinh thần trách nhiệm của người cầm quyền đối với dân chúng, không vì những lối cao ngạo, tự ái nhất thời mà quên quyền lợi lâu dài của dân tộc mình, không vì một chút thiệt thòi nhỏ mọn mà đem phung phí xương máu nhân dân. Một dân tộc chưa đạt đến trình độ văn minh, tế nhị tất không có sự phân biệt rạch ròi như vậy, và nếu chúng ta biết rằng ngày xưa nho sĩ Việt Nam tỏ ra sùng bái thánh hiền Trung Hoa đến chừng mức độ nào, vậy mà khi cần giữ sự độc lập quốc gia, bảo toàn dân tộc,họ không ngần ngại một sự hy sinh nào hết để mà tiêu diệt kẻ thù. Người Việt nhận định tinh xác được mối tương quan giữa phần chính trị và phần văn hóa đồng thời cũng nhìn thấy được những sự phân biệt giữa hai phần ấy trong một mức độ phải chăng.