Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 22 tháng 5, 2017

Nghiên cứu Ông Cụ

(s8: nỗi niềm Tống Văn Sơ)

Nguyễn Xuân Hưng

Vào khoảng năm 2007- 2008, tôi chuẩn bị sản xuất bộ phim “Vượt qua bến Thượng Hải”, lúc đầu định quay ở Quảng Châu như “NAQ ở HK”. Nội dung phim nói về sự kiện Ông Cụ thoát vụ án 193, năm 1933 bị trục xuất, bí mật đến Hạ môn, rồi đi Thượng hải, được Tống Khánh Linh giúp gặp Vai-ang Cutuere (Paul Vaillant Couturier – Văn Việt), rồi đi Nga qua ngả Vladivostoc.

Tôi được giới thiệu với một ông nghiên cứu ở Quảng Châu (ông Quảng) vốn là người Hoa ở VN về năm 1978, ông dẫn vào Phủ Tống, gặp một vài ông già khác biết chuyện tôi quan tâm. Chuyện liên quan đến phim phò thì ít ỏi, toàn những chuyện văn chương là nhiều. Sau mấy ngày tạm gọi vui là ra tuyên bố chung.

1. Ai là người thuê ông Luật sư Lodobi bào chữa cho Ông cụ. Tài liệu trong nước có nhiều người nói rất sai là ông Hồ Tùng Mậu làm việc đó. Sai, vì khi đó ông Mậu đang ở trong tù. Ông Q và mấy ông già nói, hồi Ông Cụ mất, báo chí TQ có bài nói việc thuê ông Lodobi là do người của phủ Tống thuê, sau đó và có thời gian trước đó nữa, Ông Cụ ở ngay trong phủ Tống, nên mới có tên Tống Văn Sơ.

Tôi rất muốn nhìn thấy tư liệu, nhưng bấy giờ chỉ còn người nhớ lại. Một người hai người thì bảo nhầm, nhiều người cùng nói thế, tức là có thời báo chí TQ người ta viết thế, lại có nhiều nhân chứng khi đó còn sống nói lại. Tuy vậy, trong quá trình thẩm định kịch bản ở TQ (chuyện này bác Hà Phạm Phú phát ngôn chính thức hơn) thì phía chức sắc TQ nói không thấy tài liệu nào nói đến quan hệ HCM và Tống Khánh Linh.

Tài liệu chính thức nói, Lodobi là do Quốc tế Cứu tế Đỏ thuê. Hội này tên đầy đủ là Quốc tế Cứu trợ các chiến sĩ cách mạng, hoạt động theo đường lối của Quốc tế Cộng Sản. Bất ngờ là Ông Cụ tham gia đại hội lần thứ nhất thành lập tổ chức này, năm 1923. Trong tác phẩm Đường cách mệnh viết huấn luyện cán bộ Thanh niên CM đồng chí hội có 1 bài giảng về Quốc tế cứu tế đỏ, nhưng tổ chức này không có hội viên người Việt.

Nhưng vì sao lại có chuyện liên quan đến phủ Tống?

Năm 1927 -1928, sau khi chạy khỏi Quảng Châu vụ Quốc Cộng bắn nhau cùng với Borodin, Ông Cụ về Pháp và qua Áo, khi đó Tống Khánh Linh đang ở Vien để vận động thành lập một tổ chức mặt trận quốc tế chống đế quốc. Nói chung bà Tống là người say mê con người Tôn Trung Sơn, ra sức tiếp nối con đường của ông ấy, nhưng con đường ấy cứ trắc trở rồi cuối cùng dính vào Cộng Sản. Ông Cụ rõ ràng là người mê tư tưởng Tôn, biến nó thành dòng văn tự quốc túy "độc lập- tự do -hạnh phúc". Ông Cụ gặp bà Tống năm 1928 ở Viên, khi đó bà Tống 35 tuổi vừa góa chồng được 3 năm. Chính sách thân cộng của Tôn Trung Sơn vừa mới bị QDĐ TQ xé bỏ. Bà Tống cả đời hoạt động mặt trận không mệt mỏi, muốn vận động đâu thì cũng sẽ gặp Ông cụ, người chính thức tham gia mấy hội đoàn bên cạnh QTCS. Như vậy, cái Quốc tế cứu tế đỏ, hay cả Quốc tế nông dân, cũng là dưới cờ của bà Tống. Năm 1934, nguy cơ chiến tranh thế giới kề cận, bà Tống triệu tập hội nghị quốc tế chống chiến tranh ở Thượng hải, nên Ông Cụ được bà Tống cứu một lần nữa.

Bỏ qua mọi suy diễn về quan hệ cá nhân, việc bà Tống cứu giúp người sáng lập tổ chức Quốc tế cứu tế đỏ là hợp lý. Ngoài ra, với tình thân hữu, thì mới ra được những giúp đỡ từ giới thượng lưu Hồng Công. Phó thống đốc HK và một người là nhà tư sản họ Long đã cải trang Ông Cụ thành đại gia để đi Hạ Môn. Từ trước, cứ nói do đạo đức và uy tín Ông Cụ mà người ta ngưỡng mộ abc xyz. Nhưng những câu hỏi cứ nảy ra. Tài của Ông Cụ là khiến bà Tống hết lòng giúp đỡ, thế không tôn thêm Ông Cụ, hơn những kiểu nói vì đạo đức mà cảm hóa nọ kia. Vào năm bà Tống sang thăm VN, có chuyện Ông Cụ lấy mũ mình đang đội chuyển sang đầu bà Tống, bà ấy là Phó chủ tịch nước TQ, nhưng Ông Cụ trong một giây ngẫu hứng, biến bà ấy thành em Tống.

2. Ông Quảng Châu tôi nói ở trên không coi ông Hoàng Tranh ra gì. Ông Q nói với tôi: những điều về Tăng Tuyết Minh mà HT kể ra, có 7 phần thật, 3 phần ảo. Tôi hỏi: chỗ nào ảo? Ông Q: nó ở ngay câu chuyện đó.

Ông Q đã gặp bà Tăng và không có cảm tình với bà già đó. Ông nói bà Tăng có phần hơi hoang tưởng, con cá mất hoặc bỏ đi là con cá to.

Ông Q bảo tôi: một thời tôi là người cuồng Cụ Hồ, nhưng sau này tôi nghiệm ra, nghề nghiệp viết lách, nghiên cứu, chỉ có xem Ông Cụ là của chính ông cụ, thì mới thấy hết nhiều điều, ví dụ Ông Cụ đã thất tình, đã bị đá, bị phụ tình, chứ không phải như sau này, ai cũng nói yêu Ông cụ, rốt cuộc chả ai yêu.

Trong những phần trước, tôi đã cố ý gợi ý, gợi mở bạn đọc bằng những câu hỏi, bằng cách đặt nghi vấn. Nếu bảo Ông Cụ sống hạnh phúc với bà Tăng, hôn nhân tuyệt vời, sao lúc rút đi, bà Tăng không đi ngay theo đoàn Borodin với ông cụ, câu chuyện thư không đến tay, bị đốt nói vạy thì biết vậy, có thai sao lại phải phá, mặc dù là người công giáo? Đầy mâu thuẫn.

Có một tình tiết trong sách tiểu sử mà bà Sophie Quinn lướt qua, đó là Lâm Đức Thụ báo cáo với mật thám Pháp là Tăng Tuyết Minh chê Ông Cụ là già, đại ý kết hôn chưa suy nghĩ nên bỏ. Chỉ có thể dựng lại một mắt xích thiếu trong bức tranh sự kiện hôn nhân của Ông cụ. Đó là cuộc hôn nhân này tan vỡ và bà Tăng bỏ Ông Cụ không thương tiếc vào năm 1927. Có thể cuộc hôn nhân này do sắp đặt, hay nói đúng hơn là do yêu cầu nhiệm vụ, là hôn nhân giả. Trong đời cách mạng, nhiều người đã làm thế. Bối cảnh hồi đó, cả cộng sản lẫn quốc dân đảng đều cần có tay trong trong phái đoàn Borodin, việc giao nhiệm vụ có thể có.

Nhưng có thể với Ông Cụ, cũng có tình cảm thật, còn bà Tăng thì chưa chắc, nên năm 1930, Ông Cụ về lại Hồng Công, không liên hệ với bà Tăng nữa. Chuyện sau này những người cao cấp ở TQ biết chuyện đã ngăn cản bà Tăng tìm lại Ông Cụ, chỉ khi ghép giả thiết trên đáy vào, nó trở nên hợp lý. Có gì thật mà tìm? Bỏ rồi thì thôi đi.

Người ta cứ cho Ông Cụ cái áo không phải người, nên không nghĩ đến Ông Cụ cũng thất tình, cũng bị bỏ rơi. Có thể không chỉ một lần. Sau này, bà Minh Khai vào thời điểm Ông Cụ khó khăn ở LX, thì lấy Lê HP đang ở cương vị cao chót vót, hotboy lái máy bay, trong khi ở An Nam ít người nhìn thấy cái ô tô.

Thời kỳ Tống Văn Sơ, là thời kỳ nhân vật đầy nỗi niềm.

Vì sao chuyện vợ con của ông Cụ năm 2001 mới được bộc lộ ra? Đó cũng có thể là một bí ẩn.

FB Nguyễn Xuân Hưng: https://www.facebook.com/nguyenx1/posts/1708428232503948