Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 17 tháng 4, 2017

Những chuyện ngược đời

FB Nhan Vuong Tri

1/ HỌC ÍT CÒN HƠN HỌC NHIỀU

Đi lại trên đường phố Sài gòn tôi thường trông vào các ông xe ôm. Vì bao giờ tôi cũng nhân dịp này, hỏi thêm họ vài chuyện có liên quan tới tình cảnh dân nghèo trong thành phố, nhất là chuyện đi học của con cái.

Sau khi nghe họ kể lể về gia cảnh, tôi thường bảo:

-- Thời buổi này bác ạ, trừ phi gặp đứa thật giỏi giang không kể, còn đừng có cho chúng nó đi học nhiều làm gì. Xong độ trung học cơ sở là thôi, cho đi học nghề. Các nghề linh tinh nhận tiền của dân ấy. Lam lũ nhưng chắc chắn. Bị coi khinh có khi lại sống.

-- Học lên đến đại học chỉ phí tiền mà ra vẫn thất nghiệp?

-- Đúng vậy. Các ông ấy có dạy được đâu. Mà lại hay xoay sở trường nào cũng xoay cấp nào cũng xoay. Mình không phải dân cán bộ sống bằng của tham nhũng được. Cứ kệ họ đua với nhau.

Gặp ông biết nghe và hiểu tình hình, tôi còn nói thêm vài chuyện nữa.

Bây giờ cho trẻ đi học là chuốc lấy các loại kiến thức cũ mèm và nhiều thói xấu, mà xấu nhất là gian dối.

Cả đi làm nhà nước cũng vậy.

Âu là cứ trở về với dân gian. Chính dân gian lại dạy bảo nhau những điều tử tế (nhất là ở Sài Gòn, dân chưa bị làm hỏng nhiều như ở Hà Nội)

Những lần đầu, sau khi không ngại vô duyên buông ra một lời khuyên như vậy, tôi cũng hối hận. Sao mình ăn nói như một kẻ vô lại vậy?

Nhưng rồi tự nghĩ vẫn thấy mình đã tự bác bỏ mình mà không bác nổi.

Chính với những họ hàng xa gần tôi cũng hay nói vậy và không ít trường hợp nhận được sự đồng tình.

Còn truy nguyên ư, nó xuất phát từ cái cảm giác tuyệt vọng của tôi về nền giáo dục đương thời. Làm sao mà có thể cải tạo cái bộ máy giáo dục hiện nay để chúng ta có thể yên tâm gửi con gửi cái cho họ được. Tương lai là mù mịt.

2/ CHẾT CÒN HƠN SỐNG

Từ khoảng những năm 1980, hồi còn ở khu Thành Công Hà Nội … tôi đã được nghe nhà văn Ma Văn Kháng kể lại mẩu chuyện sau đây:

Có một bà mẹ có hai người con tham gia chiến tranh. Một hy sinh. Và một trở về. Người trở về nhân danh có công và sức khỏe suy tàn, mang theo bao nhiêu thói xấu, bắt cụ nuôi báo cô. Trong khi đó, người đã hy sinh mang lại cho cụ cái thẻ liệt sĩ, cụ được hưởng một ít quyền lợi, mà lại đỡ phải hứng chịu những chuyện đau lòng.

Và anh Kháng bảo, đấy cậu xem, cái sống cái chết bây giờ khác nhau là thế, chết lại hơn sống.

Từ sau 4-1975, tình cảnh những gia đình trên đây có những diễn biến mới.

Sau một thời gian bế tắc, một số người trở về lấy ngay cái thành tích chiến đấu của mình ra mà ăn vạ, không việc gì mà không dám làm, ban đầu còn chỉ tính truy lĩnh cái phần mình thiệt thòi, sau tha hồ làm những chuyện bất nhân bất nghĩa.

Trong cơn khốn quẫn, có những bà mẹ thấy con làm vậy cũng chấp nhận xui con làm tiếp.

Nhưng tôi biết có những bà mẹ càng thấy con vô cớ mà nhà cửa cứ giàu lên đùng đùng thì càng phiền lòng. Một bà đã kể lại với Ma Văn Kháng cái cảm giác kỳ cục của mình, rồi nhà văn của chúng ta mới gia cố nó thành "chết lại hơn sống".

Khi nói với các bác xe ôm Sài Gòn những lời có vẻ vô trách nhiệm về sự học thời nay, tôi thường nhớ tới câu chuyện trên của Ma Văn Kháng.

Chúng ta đang phải sống trong cái thời cay đắng quá.

https://www.facebook.com/permalink.php?story_fbid=1865066827101913&id=100007958417043