Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Bà hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Trung Yên và 'Luật im lặng'

Trương Anh Ngọc

Rốt cuộc thì bà hiệu trưởng trường Tiểu học Nam Trung Yên đã bị cách chức. Chủ tịch UBND Hà Nội nói rằng, sau việc cách chức ấy là tiếp tục tiến hành cuộc điều tra và dư luận ủng hộ ông. Họ nức lòng vì cuối cùng, công lý cũng đã được tiệm cận, và bà hiệu trưởng, một ví dụ điển hình về sự tha hóa, dối trá và lạm dụng quyền lực, đã bị mang ra chỉ trích một cách nặng nề.

Nhưng câu chuyện không thể chỉ dừng ở đó. Bà hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc bị cách chức cũng sắp về hưu, và sự kết thúc của bà trong ngành giáo dục cần phải có thêm những góc nhìn khác, không chỉ trên góc độ giáo dục. Những câu hỏi sẽ được đặt ra, không chỉ ở mức gần, mà ở mức bao quát hơn về mặt xã hội, liên quan đến việc ai sẽ chi trả cho gia đình cậu bé trong quá trình chữa trị, chăm sóc cũng như các trách nhiệm khác khi cháu lớn lên, với cái chân khó phát triển bình thường. 


Buổi công bố quyết định cách chức hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên. Ảnh: Gia Hoàng

Cụ thể: Tại sao một bà hiệu trưởng có thể áp đặt “luật im lặng” lên các học sinh cũng như giáo viên trong trường, để rồi vụ việc tày trời liên quan đến của một cậu bé chỉ có thể được dư luận biết đến khá lâu sau khi xảy ra? Tại sao người ta sẵn sàng sử dụng quyền lực để áp đặt sự giả dối lên tất cả và không sợ dư luận, không ngại bị quả báo? Tại sao điều ấy đã xảy ra không chỉ ở một ngôi trường nhỏ thủ đô mà còn ở nhiều nơi khác, lĩnh vực khác nữa? 

Bởi vì người ta im lặng và sợ hãi khi cảm thấy quyền lợi của họ có thể bị mất nếu nói sự thật. Im lặng trở thành đồng lõa. “Luật im lặng” chính là luật mà mafia đã áp đặt lên những ai trực tiếp hoặc gián tiếp can dự đến những tội ác của chúng.

Chỉ có sự dũng cảm của họ, cùng một cơ chế đủ mạnh và hiệu quả để bảo vệ họ, mới có thể đưa tội ác ra ánh sáng. Bà hiệu trưởng không phải mafia, nhưng ban đầu đã khiến nhiều người không thể lên tiếng. Lên tiếng có thể mất danh hiệu, mất thành tích, chỗ làm, chỗ học... lắm chứ. Đấu tranh có thể đồng nghĩa với mất mát. Biết bao câu chuyện đau lòng khác đã xảy ra trong những ngôi trường mà chúng ta không hề được biết, vì sự im lặng có chủ đích của những người quản lí nhằm bảo vệ họ khỏi tai tiếng và kỉ luật.

Biết bao nhiêu sự việc sẽ chìm trong bóng tối và sẽ không ai biết được nếu như không có những người dũng cảm lên tiếng, trên báo chí, trên mạng xã hội. Ông bố phải lên tiếng, đương nhiên, bởi đấy là con anh. Nhưng những giáo viên đã dũng cảm lên tiếng mới đáng nói. Họ không phải là người hùng. Họ chỉ không muốn đồng lõa với sai trái và lạm dụng quyền lực.

Nhưng trong sự việc, bao trùm tất cả vẫn là một không khí bi quan, dù dư luận đã hả hê, vì cái xấu vẫn lởn vởn quanh ta, và bạo lực và đe dọa, chứ không phải lí lẽ và luật pháp đã được thực thi. Và cả sự tổn thương của niềm tin nhiều người. Ai sẽ trả lại cho con cái chúng ta những ngôi trường mà ở đó, chúng được học điều hay, lẽ phải và hành xử văn minh như trong chuyện Totochan và Những tấm lòng cao cả mà chính chúng ta đã mơ ước được như thế? 

Ai sẽ bảo vệ chúng ta khi dám nói lên lẽ phải, trước một số đông vẫn chọn cách im lặng để được an toàn, như một ví dụ đơn giản, là buộc những kẻ đi ngược chiều hoặc vượt đèn đỏ không dám lớn tiếng gây gổ đe dọa khi một người bình thường nào đó nhắc nhỏ?

Nếu những người tử tế không lên tiếng, hệ thống pháp luật không thể bảo vệ được họ và các giá trị sống không được tôn trọng, “luật im lặng” sẽ ngự trị.

Nguồn: http://thethaovanhoa.vn/dien-dan-van-hoa/ba-hieu-truong-truong-tieu-hoc-nam-trung-yen-va-luat-im-lang-n20170221163936367.htm

Sau khi đăng bài viết "Hiệu trưởng trường Nam Trung Yên và luật im lặng", mình nhận được khá nhiều message của một số giáo viên. Họ đều là các cô giáo và đều đề nghị xin giấu tên nếu như mình viết về họ. Đơn giản là họ sợ, một nỗi sợ hãi rất dễ hiểu và cảm thông cho những người đã sống cùng với cái ác, cái xấu mà không thể đủ lực, đủ lượng để chống lại chúng, ở đây là trong môi trường giáo dục. Một môi trường có thể sản sinh ra những hiệu trưởng như ở trường Nam Trung Yên, bởi cơ chế đã tạo ra họ, cho họ quyền lực và lạm dụng nó.

Một cô giáo viết rằng, cô chỉ gửi message riêng cho mình, vì thấy rằng, việc cô vào like hay comment bài về "luật im lặng" của mình là "nhạy cảm" và khiến cô có thể bị "này nọ". Cô viết: "Em cũng là một giáo viên ở vùng quê. Em sợ. Sợ lắm anh ạ". Theo cô, "chuyện về hiệu trưởng kiểu như vậy em thấy đầy anh ơi. Cũng có kiện. Có tố cáo rồi cũng thanh tra nhưng đâu lại vào đấy. Cuối cùng cũng bị lãnh đủ kiểu như thầy Đỗ Việt Khoa hồi ấy. Bởi vì có một hệ thống từ phòng giáo dục đến hiệu trưởng rồi Sở giáo dục. Hệ thống ấy rất kiên cố. Giáo viên rất sợ". Cô viết tiếp: "Họ rất tài, có thể biến trắng thành đen trong nháy mắt. Nói và làm là hai việc rất khác nhau. Em cũng làm việc với một cô hiệu trưởng có ô dù lớn nên phần nào hiểu được. Không hề có sự dân chủ nào cả. Nếu có ý kiến thì bị cho là chống đối, hoặc quy về tội tư tưởng chính trị".

Một cô giáo viết rằng, trong trường học của Việt Nam, hiệu trường bây giờ giống như một ông vua, bà chúa. "Họ có tất cả mọi quyền, từ đuổi cho đến tuyển chọn giáo viên. Nhiều khi đơn giản họ thấy thích giáo viên đó là vì họ đẹp, biết hát, biết múa, còn năng lực từ từ bồi dưỡng sau", cô viết. Ngoài ra, theo cô giáo đang dạy ở thành phố Hồ Chí Minh này, Quyết định 03 của UBND TPHCM đã tạo thêm nhiều quyền lực sinh sát cho các hiệu trưởng, biến các ngôi trường thành một nơi đặc biệt của họ. Với quyết đinh ấy, "giáo viên muốn chuyển sang nơi khác phải thi tuyển và chấp nhận mức lương lại từ đầu. Vì vậy giáo viên phải làm ngơ (trước các tiêu cực-A.N) là điều dễ hiểu! Anh có biết bây giờ giáo viên suy nghĩ rất đơn giản, là chỉ cần cho anh em hoặc con cái sau này biết hát, múa, giao tiếp là làm được tất cả mọi việc không?". Cô viết tiếp, "việc giáo viên thi tuyển lại càng khó, không quen biết, không có Bác chỉ đường cũng thua, nên Quyết định 03 ra là khoá miệng giáo viên lại. Việc giao quyền hết cho hiệu trưởng lại càng tiêu cực"

Đấy chỉ là hai trong số các message mình nhận được. Và có lẽ mình sẽ còn nhận được nhiều nữa, vì câu chuyện vị hiệu trưởng lạm dụng quyền lực và dối trá vẫn chưa dừng lại, và cần phải được làm tới cùng để không phải chỉ để làm sạch môi trường giáo dục như có ai đã comment cho mình, mà là để con cái chúng ta không lây nhiễm sự bẩn thỉu từ những người mà lẽ ra phải truyền cho chúng sự tử tế và điều tốt đẹp. Và hiểu thêm nữa về những gì đang xảy ra phía bên trong những ngôi trường mà phía ngoài luôn dán đầy những khẩu hiệu to tát...

Nguồn: FB Trương Anh Ngọc