Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 28 tháng 9, 2016

Today: Triển lãm mỹ thuật Trẻ

Trin lãm mĩ thuât: TODAY
Khai mc: 18h00 ngày 18. 9. 2016
Địa đim: Tng 5, Hanoi Creative City s 1 Lương Yên, Hà Ni
Trin lãm m ca t do

Đi xem TODAY (phần 2): các tác phẩm trình diễn, sắp đặt, và điêu khắc

Bài và ảnh: Tịch Ru

(Tiếp theo bài 1)

1.

clip_image002

Đầu tiên là tác phẩm tương tác của nghệ sĩ Vũ Bạch Liên với tên gọi “Hồi Sinh”

Lời giới thiệu về tác phẩm:

“Tác phẩm trình diễn này tiếp tục là một khám phá mới của nghệ sĩ Vũ Bạch Liên trong mạch sáng tác các tác phẩm đồ họa của mình từ năm 2012 cho tới nay về chủ đề Cuc đời dưới hình thức Vân tay.

“Hồi sinh” là quá trình tìm kiếm, hàn gắn và kết nối những mảnh số phận bị ruồng bỏ và lãng quên…

“Không cuộc đời nào là bỏ đi“Không sự tồn tại nào là lãng phí

clip_image004

Trước khi bước vào triển lãm, bạn sẽ được các cộng tác viên phát cho một “tờ vân tay” như thế này

… và một tờ giấy nhỏ có lời nhắn nhủ:

“’S phn’ca mt ai đó đang nm trong tay bn

“Hãy tác động lên ‘cuc đời’ ca h theo cách nào đó mà bn mun.

“Xin hãy đem nhng chiếc vân tay bn nhn được v không gian ca ‘Hi sinh’ – tác phm trình din ca ngh sĩ Vũ Bch Liên ti TODAY.

“Thi gian trình din: liên tc trong 10 ngày, t ngày 18. 9 ti ngày 28. 9. 2016”

clip_image005

Và sau đó bạn muốn làm gì với nó cũng được. Trong ảnh là một người đang xâu những que tăm lên vân tay

clip_image007

Sau khi từng người “xử lí” xong vân tay, họ sẽ đem vứt vào cái sọt ở khu vực trình diễn.

clip_image009

Sọt đầy những vân tay được vứt vào.

clip_image011

Sau buổi khai mạc, Vũ Bạch Liên bắt đầu màn trình diễn của mình. Chị lấy những miếng vân tay bị vứt bỏ với muôn hình vạn trạng, dán lên mặt sau của vân tay và sau đó dán lên tấm nền trắng sau lưng.

clip_image013

Rất nhiều người lúc này mới hiểu rõ về tác phẩm, và tham gia vào tác phẩm.

clip_image015

Bức tranh sẽ dần được hoàn thiện.

Càng ngày càng nhiều những tờ vân tay với nhiều hình dạng khác nhau.

clip_image017

Tác phẩm của Vũ Bạch Liên sau ngày trình diễn đầu tiên.

Còn rất nhiều vân tay chờ được xuất hiện.

clip_image019

Bên cạnh đó, có những dấu vân tay mang theo những lời tâm sự.

2.

clip_image021

Tác phẩm tổng hợp “Giấc mơ 1” và “Giấc mơ 2” của Phạm Hồng. Chất liệu: Video, trình diễn và sắp đặt “Váy cưới, trầu không”. Toàn bộ tác phẩm là trên phông đen, với váy cưới loang màu trầu không (hơi giống máu khô trong mấy bộ phim ma) và hai màn hình tivi chiếu những giấc mơ của Phạm Hồng.

clip_image023

Hai giấc mơ là hình ảnh Phạm Hồng mặc váy cưới và nhai trầu ở hai bối cảnh khác nhau.

clip_image025

Chị cố gắng nhồi nhét những miếng trầu cho đến khi bị nôn ọe ra tấm váy cưới.

clip_image026

Tấm váy cưới bị nhuộm trầu.

3.

clip_image028

Tác phẩm sắp đặt “Bên trong – Sắp đặt sợi” của Nguyễn Duy Mạnh.

clip_image030

Những sợi len cuộn thành những hình thù kì quái đủ màu sắc

clip_image032

Cá nhân tôi thấy tác phẩm sắp đặt này hơi giống một cái bao tử.

ĐIÊU KHẮC

clip_image034

Tác phẩm điêu khắc “Chuyến đi 960” của Trần Trọng Tri. Chất liệu: Thép không gỉ, gỗ, sơn – 189 x 90 x 50cm

clip_image036

“Tam Bạc” của Nguyễn Viết Thắng. Chất liệu: gốm.

clip_image038

“Phẫu thuật” của Lương Đức Hùng. Chất liệu: nhựa. Kích thước: 90 x 90cm

clip_image040

Cận cảnh tác phẩm.

clip_image042

“Tỷ phú đỏ” của Đặng Xuân Trường. Chất liệu: ảnh in kỹ thuật số, khổ 150 x 150cm

clip_image044

“Vũ điệu” của Trần An. Chất liệu: Sắt hàn – 108 x 128 x 80cm

clip_image046

“Ruột con châu chấu” của Lê Giang. 40 x 40 x 15cm

clip_image048

Từ trên nhìn xuống, con châu chấu cổ vàng.

clip_image050

“Hậu chiến” của Thái Nhật Minh. Chất liệu: Nhôm đúc. Đa kích thước.

clip_image052

Tác phẩm là những hình nhân kì quái với đủ các kích thước khác nhau, đa phần những đôi chân đứng với nhiều tư thế khác nhau. Bên trong ô chữ nhật trắng thì các hình nhân có vẻ đều đặn hơn được xếp đều nhau, bên ngoài nền đen thì rất loạn, không theo trật tự gì.

clip_image054

“Cấu trúc mầm” của Trần Thức. Chất liệu tổng hợp. 185 x 140 x 255cm

clip_image056

“Mr Nguyễn Thị” của Nguyễn Văn An. Chất liệu tổng hợp. 45 x 60cm

clip_image058

“Phố cũ” của Lương Trịnh. Chất liệu đá. 98 x 32 x 32cm

clip_image060

Mặt bên kia của tác phẩm “Phố cũ”.

clip_image062

“Chuyện cua” của Kù Kao Khải. Chất liệu tổng hợp

clip_image064

Mặt sau của tác phẩm. Tôi thấy tác phẩm này khá dễ thương.

clip_image066

“Suối nguồn” của Hoàng Mai Hiệp. Chất liệu: gỗ, nhôm đúc, dây thép. Đa kích thước. Đây là một tác phẩm mà cá nhân tôi thấy rằng “giá như không có lời giới thiệu”.

clip_image067

Lời giới thiệu: “Lấy cảm hứng từ cấu trúc cây phả hệ của các dòng họ ở nông thôn, tôi muốn thể nghiệm một hình thức khác của điêu khắc trong khả năng liên kết với các không gian kiến trúc đa dạng. Các phù điêu đúc nhôm chân dung đàn ông, đàn bà nông thôn được treo trong những hộp gỗ gắn kết dàn trải trên bức tường lớn, sắp xếp không theo trật tự. Mỗi chiếc hộp là một gương mặt, thân phận, cá thể trống rỗng, những khối hộp chồng lẫn, hỗn loạn, lẩn khuất, có là sự phản ánh của những quan hệ chồng chéo phức tạp giữa con người và con người?!”

clip_image069

Tác phẩm được trẻ con thích nhất trong triển lãm: “Om Mani Padme Hum” của Nguyễn Đức Phương. Chất liệu gỗ, đồng, màu tự nhiên. 200 x 200 x 300cm

clip_image071

Căn phòng của họa sĩ mang lại một cảm giác hồn nhiên đến kì lạ. Vài ba miếng gỗ thừa, hay khung cửa sổ bỏ đi nào đó đều được họa sĩ tái chế lại và đưa những hình minh họa rất đáng yêu.

clip_image073

Những bức vẽ vừa rất dân gian và cũng rất đương đại.

clip_image075

Mặt sàn thì được “chơi” rất tự nhiên.

clip_image077

Ở mỗi góc còn có những bức tượng đất đáng yêu.

clip_image079

Tượng đất trên hộp thư báo.

Hôm nay xin tạm dừng với các tác phẩm điêu khắc, tương tác và sắp đặt, để mai tiếp tục với tác phẩm hội họa trong TODAY nhé.

Phn tiếp theo: các tác phm hi ha trong Today

Nguồn: http://soi.today/?p=219527&cat=14