Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2015

Xứng đáng chỉ có tình xót thương

Quand on n'a que l'amour

Chân Minh

10:30 sáng nay (17/11) Paris chính thức thức trả lời bạo lực làm 130 người chết hàng trăm người bị thương bằng ngôn ngữ của tình yêu và chỉ bằng tình yêu mà thôi. 

Vâng, chỉ có tình thương mới xóa tan được hận thù. Jacque Brel, nghệ sĩ người Bĩ đã diễn tả ý của Đức Phật bằng một ngôn ngữ hiện đại vào cuối thập niên 50 qua bài hát Quand on n'a que l'amour. 59 năm sau nó đã được chọn làm ngôn ngữ đối thoại với cuồng tín và bạo lực cho buổi lễ tưởng niệm nạn nhân ngày thứ Sáu 13/11 vào sáng nay.

Bài hát được trình bày bằng giọng của 3 nữ nghệ sĩ, nó đã làm cho Tổng thống Pháp phải nuốt nước mắt trước hàng ngàn cử tọa. Và CM cũng đã khóc thực sự khi nghe tới câu: "Quand on n'a que l'amour pour parler aux canons", nó cũng đã làm CM nhớ tới bài thơ Dặn dò của Thầy viết vào đầu thập niên 60, và Sư cô Chân Không đã trích thuật lại trong tập thơ Thử Tìm Dấu Chân Trên Cát như sau :

xin hứa với tôi hôm nay

trên đầu chúng ta có mặt trời

và buổi trưa đứng bóng

rằng không bao giờ em thù hận con người

dù con người

có đổ chụp trên đầu em

cả ngọn núi hận thù

tàn bạo,

dù con người

giết em,

dù con người

dẫm lêm mạng sống em

như là dẫm lên dun dế,

dù con người móc mật moi gan em

đày ải em vào hang sâu tủi nhục

em vẫn phải nhớ lời tôi căn dặn

kẻ thù chúng ta không phải con người

xứng đáng chỉ có tình xót thương

vì tôi xin em đừng đòi điều kiện

bởi không bao giờ

oán hờn lên tiếng

đối đáp được

sự tàn bạo con người.

có thể ngày mai

trước khuôn mặt bạo tàn

một mình em đối diện:

hãy rót cái nhìn dịu hiền

từ đôi mắt

hãy can đảm

dù không ai hay biết

và nụ cười em

hãy để nở

trong cô đơn

trong đau thương thống thiết

những người yêu em

dù lênh đênh

qua ngàn trùng sinh diệt

vẫn sẽ nhìn thấy em

tôi sẽ đi một mình

đầu tôi cúi xuống

tình yêu thương

bỗng trở nên bất diệt

đường xa

và gập ghềnh muôn dặm

nhưng hai vầng nhật nguyệt

sẽ vẫn còn

để soi bước cho tôi

Bài này quả thật là những lời dặn dò thầy để lại cho thế hệ trẻ đang phụng sự bằng con đường bất bạo động. Chị Nhất Chi Mai trước khi tự thiêu cho hòa bình đã đọc bài này vào trong một cuộn băng nhựa để lại cho ba má chị cùng những bức thư tuyệt mạng của chị. Có thể nói bài này nói lên được lập trường tuyệt đối bất bạo động của tác giả. Nó cho ta thấy rằng bất bạo động là phương châm hoạt động duy nhất cho những người đã nhất quyết học theo đại bi tâm của các bậc bồ tát. Để hiểu rõ thêm tâm tư của tác giả về vấn đề này, tôi xin đề nghị các bạn đọc đoạn sau này mà thầy viêt trong Nẻo về của ý:

“Dưới con mắt của đại bi, không có tả, không có hữu, không có thù, không có bạn, không có thân, không có sơ. Mà đại bi không phải là vật vô tri. Đại bi là tinh lực mầu nhiệm và sáng chói. Vì dưới con mắt của đại bi không có cá thể riêng biệt của nhân của ngã cho nên không một hiện tượng nhân ngã nào động tới được đại bi.

Em ơi, nếu con người có độc ác đến nước móc mắt em hay mổ ruột em thì em cũng nên mỉm cười và nhìn con người bằng con mắt tràn ngập xót thương: hoàn cảnh, tập quán và sự vô minh đã khiến con người hành động dại dột như thế.

Hãy nhìn con người đã đành tâm tiêu diệt em và đang tạo nên cho em những khổ đau oan ức, khổ nhục lớn lao như trăm ngàn quả núi, hãy nhìn con người ấy với niềm xót thương: hãy rót tất cả niềm xót thương từ suối mắt em vào người đó mà đừng để một gợn oán trách giận hờn xuất hiện trên tâm hồn. Vì không thấy đường đi nước bước cho nên cái người làm khổ em mới vụng dại lỗi lầm như vậy.

Giả sử một buổi sáng nào đó em nghe rằng tôi đã chết tăm tối và tàn bạo vì sự độc ác của con người, em cũng nên nghĩ rằng tôi đã nhắm mắt với một tâm niệm an lành không oán hận, không tủi nhục. Em nên nghĩ rằng giờ phút cuối, tôi vẫn không quay lại thù ghét con người. Nghĩ như thế chắc chắn em sẽ mỉm cười được, rồi nhớ tôi, đường em, em cứ đi. Em có một nơi nương tựa mà không ai có thể phá đổ hoặc cướp giật đi được. Và không ai có thể làm lung lay niềm tin của em, bởi vì niềm tin ấy không nương tựa nổi bất cứ một giả lập nào của thế giới hiện tượng. Niềm tin ấy và tình yêu là một, thứ tình yêu chỉ có thể phát hiện khi em bắt đầu nhìn thấu qua thế giới hiện tượng giả lập để có thể thấy được em trong tất cả và tất cả trong em.

Ngày xưa, đọc những câu chuyện như câu chuyện đạo sĩ nhẫn nhục để cho tên vua cường bạo xẻo tai, cắt thịt mà không sinh lòng oán giận, tôi nghĩ đạo sĩ không phải là con người. Chỉ có thánh mới làm được như vậy. Nhưng Nguyên Hưng ơi, tại lúc đó tôi chưa biết đại bi là gì. Đại bi là sự mở mắt trông thấy. Và chỉ có sự mở mắt trong thấy tận cùng mới khiến cho tình thương trở thành vô điều kiện, nghĩa là biến thành bản chất đại bi. Đạo sĩ nhẫn nhục kia đâu có sự giận hờn nào mà cần nén xuống? Không, chỉ có lòng xót thương. Giữa chúng ta và đạo sĩ kia, và vị bồ tát kia, không có gì ngăn cách đâu, Nguyên Hưng. Có phải tình yêu đã dạy em rằng em có thể làm được như Người?”

xxx

Không thù hận, xứng đáng chỉ có tình xót thương.
Không bao lâu sau khi bài Dặn Dò chào đời, chỉ vì cuồng tín (fanatique) và nhận thức sai lầm một thiểu số tín đồ nhân danh tôn giáo đã ám sát nhiều học trò của Thầy ngay tại sân trường TNPSXH và các làng Tình Thương do trường chủ trương, trong khi Thầy đang trên đường vận động Hòa bình cho VN. Đối diện trước bạo lực, tuy Thầy không có ở nhà, học trò của Thầy đã thể hiện một cách tuyệt vời lời Dặn Dò ấy bằng tình thương và chỉ bằng tình thương mà thôi. CM đề nghị chúng ta cùng đọc lại 1 đoạn trong hồi ký của Sư cô CK thuật lại sự kiện cụ thể đó như sau :

Thầy Nhất Hạnh được trường Đại Học Cornell ở Ithaca, New York, Hoa Kỳ mời đi hội thảo và xin thầy góp ý về chính sách của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Thầy đi ngày 11 tháng 05 năm 1966 thì đêm 16 tháng 05 năm 1966 có ba người lạ mặt vào chính điện Chùa Lá, thảy ba trái lựu đạn và bắn một tràng tiểu liên. Em Lê Văn Vinh bị vỡ sọ, óc rớt ra ngoài. Nhờ đem vào bệnh viện cứu sống kịp thời, em không chết nhưng vẫn phải bị liệt hai chân. Một trái lựu đạn khác bị người lạ mặt chọi vào phòng mà trước đó thầy Nhất Hạnh vẫn nghỉ và ngủ nơi đó. Nhờ phòng có màn nên trái lựu đạn bị bật ngược ra ngoài làm em Nguyễn Tôn bị thương ở mông nhưng không sao. Nhìn em Vinh thoi thóp trong bệnh viện không biết sống chết ra sao, tôi không khóc nổi! Đau đớn như bị ai xé từng tế bào cơ thể tôi.

Tại sao con người lại có thể nhẫn tâm với nhau vậy? Nhất là các em tôi chỉ tình nguyện đi phụng sự đất nước bằng tình thương, trách nhiệm, và tự nguyện? Tôi thầm lạy Phật cho những người chủ tâm cầm lựu đạn ném vào người tay không vì thấy được thái độ không thù hận, không họp báo chửi mắng của chúng tôi mà tỉnh ngộ, không còn quấy nhiễu chúng tôi nữa.

Hai tháng trôi qua, rồi năm tháng, bảy tháng và gần một năm trôi qua, chúng tôi sống bình yên. Tai nạn của Lê Văn Vinh khiến rất đông đồng bào thương mến. Họ tới cho gạo, cho dầu, cho tương chao rau cải và đóng góp tài chánh, tuy ít ỏi nhưng khá nhiều người đóng góp nên chúng tôi trả tạm bớt nợ xây cất cũ và hoàn tất được 15 phòng còn lại ở cư xá sinh viên. Giảng đường, thư viện của các em, giếng nước đóng cung cấp nước cho toàn trường hơn 300 người cũng được thực hiện hoàn mãn.

Gần một năm sau, khi phòng ốc Trường TNPSXH đã xây cất xong, anh chị em sinh viên vừa làm kinh tế tự túc trồng nấm rơm, trồng rau, dưa..., vừa vào thời khóa học tập rất hứng khởi, tuy sáng vẫn ăn cơm trắng với xì dầu, trưa vẫn chỉ ăn cơm với dưa cải kho và chiều cơm rau luộc cũng chấm xì dầu. Không khí học tập hào hứng, đầy tình đệ huynh. Chiều nào cũng có chương trình nhạc thơ phụng sự xã hội. Sáng từ sáu đến bảy giờ rưỡi là công tác kinh tế tự túc, trồng rau cải, ủ rơm và phân bò để lấy phân trồng đậu, trồng dưa để ăn và để bán. Các em biết ủ meo nấm rơm để nuôi nấm rơm rất nhiều hầu bán gây quỹ mua những thứ cần dùng khác. Từ tám giờ rưỡi đến mười một giờ rưỡi là học lý thuyết, chiều từ 14 giờ đến 16 giờ thì đem những bài học ra ứng dụng trong đời sống hằng ngày và tối là văn nghệ tu học trước khi tham thiền tối và đi ngủ.

Bác Nam Đình, chủ bút nhật báo Thần Chung đã được chị Mai mời tới thăm trường. Bác quá cảm động và đã viết một bài báo ca ngợi cho rằng “chỉ có Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội mới là một phong trào thật sự vì dân mà đứng lên, được hơn 3.000 gia đình Việt Nam đóng góp tài chính để nuôi dưỡng họ và đang đi về những thôn làng nghèo khổ mà giúp dân. Không cần phải có những khoản tài trợ khổng lồ của người nước ngoài”.

Bài của nhật báo Thần Chung được đăng chưa đầy một tuần thì ngày 24 tháng 4 năm 1967 vào lúc trời vừa tối, có những người lạ mặt đến thảy hơn mười trái lựu đạn vào cư xá nữ và phòng học sát Chùa Lá Pháp Vân khiến cho nữ tác viên Trần Thị Vui và giáo sư Trương Thị Phương Liên từ Quảng Ngãi vào thăm bị tử nạn, 16 nữ sinh viên bị thương và cô Bùi Thị Hương nát hết bàn chân, phải cưa mất chân trái gần đến gối. Các nữ sinh Diệu, Út, Mai, Minh Nguyện, Lành, Kỷ và Kê đều bị thương nặng nhưng may quá, trị thương một thời gian thì qua khỏi.

Thi hài của Trần Thị Vui và Trương Thị Phương Liên quàn ở Trường nên chúng tôi quyết định làm tang lễ truy điệu năm ngày sau. Chúng tôi định mời thật đông quan khách để có dịp trình bày lập trường của Trường Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội. Thầy Thanh Văn bắt tôi viết dùm cho tăng thân bài diễn văn để đến ngày truy điệu thầy thay tăng thân đọc trong tang lễ. Tôi đã viết dùm cho tăng thân như sau: 

Chúng tôi không xem các anh, những người ném lựu đạn để giết các bạn chúng tôi, là kẻ thù. Bởi vì chúng tôi thấy rõ rằng kẻ thù chúng tôi không phải là con người, không phải là các anh, những vị đã sát hại anh chị em chúng tôi. Kẻ thù chúng tôi là cái thấy sai lệch của các anh về chúng tôi và các anh đã quyết tâm giết những cái hình ảnh ghê tởm trong đầu các anh về chúng tôi. Thật ra chúng tôi không ghê gớm như vậy, chúng tôi chỉ có một ước vọng rất bé nhỏ là giúp các cháu ở nhà quê có trường học, các bệnh truyền nhiễm được chặn đứng nhờ các bác nông dân biết phép vệ sinh. Với những hiểu biết về canh nông chăn nuôi chúng tôi chỉ mong giúp gà vịt ít chết toi, canh nông y tế được phát triển để người dân quê nghèo khó được nhờ. Nếu biết rõ chúng tôi chỉ có chừng ấy tham vọng chắc các anh cũng thương mà giúp đỡ chứ nỡ nào ném lựu đạn vào những thanh niên thiếu nữ không có một chút vũ khí trong tay? Chúng tôi lạy Phật cho tất cả mọi người thấy rõ rằng dù phải mất mát nhiều quá trước cái chết và thương tích của các bạn thân thương, chúng tôi xin tuyên bố không hờn trách các anh mà chỉ mong các anh hiểu được chúng tôi và giúp chúng tôi hoàn thành ước mơ khiêm tốn này. Bài diễn văn khiến quý thầy trong Hội Đồng Lưỡng Viện Hóa Đạo và Tăng Thống quá cảm động và hết lòng giúp đỡ. Hòa Thượng Thiện Hòa thương và khen: “Các con có thiệt tu, thầy quý lắm. Các con cần gì cứ đến nhờ thầy.”

Sau đó hai tháng, vào ngày 14 tháng 6 cũng năm 1967, tám người TNPSXH bị bắt đi mất tích ở Bình Quới Đông. Chiều hôm đó tôi có mặt tại đây. Thấy cảnh ngôi đình mát mẻ, cây cối quá xanh tươi, sư chú Nhất Trí, đệ tử xuất gia của thầy kèo nài tôi ở lại ủng hộ tinh thần phụng sự của anh em, tôi đã hơi xiêu lòng định ở ngủ lại đêm. Khi tôi đang chuẩn bị tìm chỗ nghỉ đêm thì linh tính báo tôi biết là má tôi sẽ rất lo, má sẽ không ngủ được nếu tối nay tôi không về. Nghĩ như thế nên tôi đã khất với chú Nhất Trí là sẽ tới ngủ lại đây đêm hôm sau vì tối nay phải về nhà xin phép má. Không ngờ tám anh chị em TNPSXH ngủ đêm trong đình Bình Quới Đông đã bị bắt đi mất tích ngay đêm ấy. Chúng tôi đi từng đồn lính quốc gia để hỏi thăm, từng nhà nông dân các khu lân cận để cố tìm nhưng không cách gì tìm ra tông tích.

Chưa đầy ba tuần sau, ngày 5 tháng 7 cũng năm 1967, tại xã Bình Phước, lại năm anh em TNPSXH bị một toán người lạ mặt đến uy hiếp, bắt trói tay và dẫn ra bờ sông. Họ bắn cả năm anh em ngã gục bên bờ sông, bốn người chết, còn một người sống sót là sư chú Hà Văn Đính. Sư chú bị bắn trước, máu ra nhiều quá nên họ tưởng đã chết, không bắn tiếp lần thứ hai như đã bắn bốn vị kia, nhờ thế mà chúng tôi được nghe rõ tỉ mỉ câu chuyện. Thái độ người bắt anh em TNPSXH rất hiền nên các anh em không nghĩ là sẽ bị giết. Thấy họ dẫn ra bờ sông anh em nghĩ là sẽ chờ thuyền đến chở đi. Ai ngờ bỗng nhiên anh trưởng đoàn đến sờ đầu em Võ Văn Thơ 18 tuổi và hỏi: Có phải các anh là Thanh Niên Phụng Sự Xã Hội không? Khi nghe anh em xác nhận là phải, thì họ lại sờ đầu thêm lần nữa và nói: Chúng tôi rất tiếc nhưng chúng tôi buộc lòng phải giết các anh. Và họ bắn tức khắc, bắn lần thứ hai rồi bỏ đi.

Sáng hôm đó tôi đi thăm anh em, chưa đến nơi đã thấy Diệp Lân Hải đi xe máy ngược lại và chặn đường báo tin bốn bạn đã chết, Hà Văn Đính đang nằm bệnh viện và xác Hy, Tuấn, Thơ và Lành đang nằm bên bờ sông Bình Phước. Chiếc xe mobylette đưa tôi đến tận bờ sông để nhìn xác bốn em nằm sõng soài, mắt vẫn còn trợn trừng, máu như còn trào ra ở khóe miệng, có vẻ thật đau đớn. Các em đau đớn là phải, vì không hiểu tại sao mình bị giết trong khi trái tim mình đầy ắp lòng yêu thương, tay không có một tấc sắt. Đầu tôi quay cuồng tự hỏi: Bất bạo động là gì? Thầy nói: “Là khi tâm mình tràn ngập yêu thương, muốn cho tất cả mọi người bớt khổ, không bao giờ muốn làm cho ai đau đớn dù người đó đang hãm hại mình. Trong ước mong lớn lao muốn chấm dứt khổ đau mà không hại người khác, người bất bạo động tự nhiên có sáng kiến nên làm như vầy, nên nhịn ăn tới chết, hay nên không hợp tác, hay nên tự thiêu cúng dường”. Các em TNPSXH của tôi đang “thiêu đốt” tuổi trẻ các em để cúng dường cho đồng bào bất hạnh, nhưng chưa làm được gì đã bị bắn chết oan ức như thế. Tuyệt vọng tràn ngập tận xương tủy tôi. Thà tôi nằm chết như các bạn, chắc có lẽ sẽ đỡ khổ hơn!

Cách đây hơn 2 tháng, khi Liên và Vui nằm xuống, chúng tôi đã tuyên bố rồi, trong bài diễn văn trước gần 10 ngàn người trong tang lễ của hai em, rằng kẻ thù chúng tôi chỉ là cái thấy sai lầm của các anh về chúng tôi, chúng tôi hy vọng trái tim thương yêu của chúng tôi bộc lộ trong lần chết của Liên - Vui đủ để những người sát hại thấy rõ mà hiểu và thương chúng tôi hơn. Nhưng họ vẫn bắt cóc tám người bạn thân yêu, vẫn sát hại bốn người con trai vô tội như vầy thì tôi chịu hết nổi!

Chúng ta “nói” đến Từ Bi Hỷ Xả rất dễ, nhưng khi bạn có dịp đứng trước những xác chết của những người con trai con gái trong tuổi thanh xuân, không chạy theo những thú vui trần thế, trái tim thơm mùi yêu thương, tận tụy vào những thôn làng xa, giúp người dân quê nghèo đói nâng cao đời sống của họ mà vẫn bị thảm sát một cách tàn nhẫn như thế thì chúng tôi mới thấm thía: Tu thật là khó, thương được những người như vầy, thương được người chủ tâm sát hại mình, thật là khó. Tôi chỉ biết trở về hơi thở và cố gắng không bi lụy để gánh gồng phụ với thầy Thanh Văn. Thầy lại nhờ tôi: Chị viết dùm diễn văn trong tang lễ truy điệu nhé. Trong tôi như có sự phản kháng lớn, tôi chỉ muốn thét lên: Không, không, không! Tôi không viết được đâu. Chúng ta đã nói rồi, chúng ta tập không thù hận những người sát hại Liên, Vui; chúng ta đã chỉ mong họ thấy rõ chúng ta không tệ như họ tưởng bằng thái độ hiểu biết của chúng ta.

Càng suy nghĩ tôi lại càng rối rắm thêm. Chỉ còn một cách làm như chúng tôi vẫn làm trong ngày chánh niệm là bỏ hết những suy tư khổ đau rối rắm đó sang một bên và theo lời Phật dạy chỉ trở về với hơi thở, bám lấy hơi thở, sống trọn vẹn với những việc làm trong phút giây hiện tại. Đi thì chỉ để tâm tới bước chân, ăn thì chỉ nhìn sâu và thấy kỹ những gì tích cực trong chén cơm ấy, bỏ hết những tâm nghĩ suy đi ra xa hơn cái không gian và thời gian của phút giây hiện tại và để tâm được bình an hơn. Khi tâm bình an hơn thì hy vọng mình sáng suốt hơn và biết phải làm gì, sẽ làm gì. Bốn ngày liên tiếp, tôi chỉ trở về sống với những công việc hiện tại mà tăng thân nhờ tôi làm. Chạy đi mua bì thư, đi quay ronéo thư mời, bỏ bì thư thơ mời quan khách, tâm chỉ bám vào chuyện bỏ thư vào bì thư mời dự tang lễ. Biên thư, mời bao nhiêu quan khách quen biết, chạy lên cầu cứu với thầy Thiện Hòa, Thiện Hoa, chạy lên các chợ Cầu Muối, chợ Tân Định nhờ cô bác lo giúp chuyện này và chuyện kia.

Đêm về, khi mọi người tạm yên giấc ngủ, tôi vào chánh điện ngồi thiền một thời gian rồi đứng dậy đi chậm rãi quanh chùa. Tôi không biết vậy là đi thiền hành nhưng tâm tôi chỉ tùy tức nghĩa là bám lấy hơi thở ra, thở vào như là đang ngồi thiền định. Không dám suy nghĩ gì hết và cũng không biết sẽ viết gì cho thầy Thanh Văn đọc trong tang lễ sắp tới. Bốn đêm liên tiếp, đêm nào tôi cũng nghĩ là đêm nay, có thể tôi sẽ có sáng kiến, nhưng cũng không có. Rồi đêm mai, rồi đêm mai nữa cũng không có ý gì cả, tôi cũng vẫn đi im lặng quanh chùa cho đến mệt nhoài thì mới ngả ra chợp mắt được chút ít.

Đêm thứ tư, trong khi ngồi thiền chợt trong tôi loé lên câu nói của chú Hà Văn Đính. Chú thuật rằng, họ sờ đầu anh em hai lần và lần thứ hai thì nói rất nhanh: “Tôi rất tiếc, nhưng tôi buộc lòng phải giết các anh!” Tại sao giết người ta mà nói rất tiếc? Thế có nghĩa là họ không muốn giết, không nỡ giết? Thế có nghĩa là lời tuyên bố hai tháng trước đã chạm vào mối từ tâm trong lòng họ rồi. Nhưng thời buổi chiến tranh, nếu cấp chỉ huy ra lệnh mình phải đi thủ tiêu ai đó mà mình từ chối thì âm mưu cấp chỉ huy bại lộ. Chỉ huy phải thanh toán mình thôi. Nếu được lệnh giết người mà vì lòng từ bi, mình không nỡ giết những người con trai vô tội này thì mình sẽ bị thủ tiêu. Nếu không tuân lệnh, mình bị giết thì ai lo cho vợ con mình đây? Khi thấy được thế khó xử của những người sát hại bốn anh em bên bờ sông, tôi hiểu hơn và thương họ được.

Tôi cầm bút lên viết bài diễn văn Truy Điệu trong tang lễ: 

Cám ơn các anh đã nói lời dễ thương là Chúng tôi rất tiếc, nhưng chúng tôi buộc lòng phải giết các anh. Những lời ấy chứng tỏ các anh BỊ BẮT BUỘC phải giết các bạn chúng tôi. Nếu không vâng lời cấp chỉ huy, các anh có thể bị giết. Rồi ai lo cho vợ con các anh? Chúng tôi hiểu và nhờ thế vẫn không thể thù hận các anh. Kẻ thù chúng tôi vẫn là cái thấy sai lạc của cấp chỉ huy của các anh về chúng tôi. Chúng tôi lạy Phật cho lần này cấp chỉ huy của các anh sẽ hiểu hoặc ít nhất các anh sẽ hiểu và chúng tôi tin là bằng mọi cách, các anh sẽ giúp chúng tôi vượt ra khỏi những khó khăn này.

Quan khách ai cũng chảy nước mắt khi nghe bài diễn văn của thầy Thanh Văn đọc. Các vị linh mục, mục sư, các thầy trong Giáo Hội, quan khách thân hữu thân tả đều thương mến và quyết lòng che chở. Và kể từ ngày đó TNPSXH không còn bị sát hại nữa.

xxx

Đúng vậy, chỉ có tình thương mới đối đáp được với hận thù. Thông điệp, đúng hơn là chân lý đó đã thể hiện đó đây trên khắp quả địa cầu này một cách liên tục hơn 26 thế kỷ qua và nó sẽ tiếp tục mãi mãi là chân lý bất khả diệt của nhân loại trên hành tinh xinh đẹp của chúng ta. Bằng chứng là thêm một lần nữa nó đã được thể hiện vào sáng nay tại Paris. Mở vidéo theo link bạn sẽ nghe được tiếng gọi của tình yêu đó: http://www.europe1.fr/societe/video-quand-on-a-que-lamour-interprete-par-nolwenn-leroy-yael-naim-et-camelia-jordana-2627043

Và đây là bản dịch Pháp văn bài thơ Dặn dò của Michèle Chamant. Bản này Pierre Marcgand cũng đã phổ nhạc và hát tại nhiều đại hội trên đất Pháp khi đi trình diễn với Graeme Allwright:

Promets moi aujourd’hui

promets-moi maintenat

pendant que le soleil est haut

au zénith exactement

promets-moi.

Même s’ils te terassent

sous une montagne de haine et de violence,

même s’ls marchent sur ta vie et t’écrasent

comme un ver,

même e s’ils t’écartèlent, t’e1ventrent,

rappelle-toi, frère,

rappelle-toi

l’homme n’est pas notre ennemi.

seulement ta compassion,

seulement ta bonté,

sont invincibles, sans limite, absolues.

Parce que la haine,

jamais jamais ne répondra

à la bête dans l’homme.

Et un jour

où, seul, tu affronteras cette bête,

ton courage intact, tes yeux calmes,

pleins d’amour

(même si personne ne les voit),

de ton sourire

s’ épanouira une fleur

et ceux qui t’aiment

te verront

à travers des milliers de mondes de naissance et de mort.

Seul, de nouveau,

j’avancerai la tête baissée,

en sachant que l’amour est immortel.

Et sur la longue et difficile route,

le soleil et la lune brilleront ensemble

pour éclairer mes pas.

THAM KHẢO

Thư Sư cô Mai Nghiêm gửi Tổng thống Pháp
bốn ng ày sau biến cố 13/11 tại Paris

(Lá thư đã được đăng trọn vẹn trên trang nhà Làng Mai : http://langmai.org/dai-may-tim/thu-tro/thu-gui-tong-thong-phap. Có thể nhờ lá thư này mà Tổng thống François Hollande đã quyết định tự mình soạn diễn văn cho ngày tưởng niệm hôm qua (27/11) thay vì (theo Europe1) đa phần các bài diễn văn của các vị nguyên thủ quốc gia trên thế giới đều do các cố vấn soạn sẵn : http://www.europe1.fr/politique/hommage-national-le-discours-personnel-du-president-pour-les-victimes-2626779)

Sư cô Mai Nghiêm, người Pháp, là một vị giáo thọ Làng Mai, hiện đang tu tập tại tu viện Lộc Uyển, California, Mỹ. Dưới đây là lá thư do sư cô viết, gửi đến Tổng thống Pháp sau vụ khủng bố tại Paris (lá thư được chuyển ngữ từ tiếng Pháp). Sư Ông Làng Mai thường dạy các đệ tử xuất gia cũng như tại gia về sự thực tập viết "thư tình" cho các nhà lãnh đạo chính trị trong những lúc đất nước đang trải qua những ngày căng thẳng, sợ hãi và hoang mang. Nhiều người trong chúng ta hẳn còn nhớ lá thứ mà Sư Ông Làng Mai đã viết cho Tổng thống Mỹ năm 2006. Hy vọng những lá thư này có thể giúp quý vị nhìn sâu vào trái tim mình và có cảm hứng làm tương tự như Sư Ông Làng Mai hay sư cô Mai Nghiêm đã làm.

San Diego, thứ Ba, ngày 17 tháng 11 năm 2015

Kính thưa ngài Tổng thống,

Sáng nay, bốn chiếc máy bay quân sự lượn ngang dọc trên bầu trời Đại Ẩn Sơn (nơi tu viện Lộc Uyển tọa lạc) khiến tôi nghĩ  về nước Pháp. Đã hơn một năm nay tôi sống ở California nhưng những ngày qua lòng tôi không ngừng hướng về quê hương.

Những suy tư của tôi cũng hướng về ngài, thưa Tổng thống. Lãnh đạo một đất nước còn đang rất bàng hoàng sau những gì xảy ra, phải đối mặt với một tình trạng đau thương và phức tạp, chịu nhiều sức ép lớn về chính trị và truyền thông chắc hẳn đã gây cho ngài nhiều căng thẳng và những đêm làm việc không nghỉ.

Cảm ơn Tổng thống đã chấp nhận giữ vai trò khó khăn này. Vai trò của một người thuyền trưởng, lèo lái con tàu với tất cả tinh thần trách nhiệm và nghĩa vụ cao cả.

Trong đêm  13 tháng 11, biết bao người con của nước Pháp đã phải bỏ mạng. Một phần trong tôi cũng chết cùng với họ. Từ thẳm sâu trong tim tôi một tiếng nói cất lên, muốn được tôi biết đến. Cùng lúc tôi đã nghe trong tiếng khóc của mình vang vọng tiếng nức nở của những người anh em ở Syria. Tôi đã thấy trong sự tuyệt vọng của mình tiếng kêu cứu của biết bao người ở khắp mọi nơi, đang  khổ đau vì mất người thân, vì bạo động, vì chiến tranh và những nỗi lo sợ hãi hùng.

Hôm nay đây tôi thấy rõ trong tận sâu thẳm lòng mình, tôi không muốn bất cứ một gia đình nào phải rơi những giọt nước mắt đau thương nữa.

Như lời Đức Giáo hoàng Francis trong bài diễn văn đọc tại Quốc hội Mỹ: “Chúng ta phải luôn nhớ đến nguyên tắc vàng này: Hãy đối xử với người khác theo cách mà bạn muốn họ đối xử với bạn”.

Thưa ngài Tổng thống, qua những trang sử, chúng ta đã thấy rằng hành động làm ô nhục danh dự của người Đức bằng Hòa ước Versailles năm 1919 đã mở đường cho Hitler lên nắm chính quyền. Cũng tương tự như vậy, những trận bom trừng phạt dội xuống Campuchia năm 1973 đã khiến cho số người gia nhập lực lượng Khmer Đỏ càng tăng lên; cuộc chiến ở Iraq đã đổ thêm dầu vào ngọn lửa của chủ nghĩa Hồi giáo cực đoan.

Trong tình trạng khủng hoảng toàn cầu như hiện nay, chúng ta thật dễ dàng đánh mất mình và bị những đòi hỏi khẩn cấp, sự hỗn loạn và không khí sôi sục kéo đi.

Thưa Tổng thống, liệu chúng ta có thể cùng nhau tìm những giải pháp cho tình trạng cấp bách hiện nay nhưng cũng không quên dành thời gian để cùng nhớ lại, cùng lắng nghe, cùng học hỏi từ lịch sử và từ những chứng nhân của lịch sử ấy.

Trong một thế giới mà quá khứ có thể được làm sống lại một cách chân thật và đầy đau thương như trong bộ phim The Son of Saul (Con trai của Saul) được công chiếu gần đây, liệu chúng ta có thể cùng nhau tưởng nhớ đến những khổ đau và mất mát trong quá khứ, để từ đó có những hành động sáng suốt, đầy trách nhiệm và không tạo thêm bất cứ cơ hội nào khiến con cháu chúng ta phải sống lại những thương đau mà chúng ta đang trải qua này.

Liệu chúng ta có thể cùng nhau dựng xây một thế giới nơi mà tâm bi thính - khả năng lắng nghe những khổ đau của cả hai phía với tâm từ bi - sẽ vượt lên ý muốn làm cho bạo động leo thang, nơi ước mong thấu hiểu và cảm thông sẽ chiến thắng mọi thành kiến, mọi sợ hãi, mọi khát vọng trả thù hay quyền lực.

Cùng với nhau, chúng ta không những không làm cho thế giới mù lòa bằng hận thù như lời thánh Gandhi đã nói(*), mà còn thắp lên những tia sáng của sự sống nhiệm màu, của hy vọng và thương yêu trong ánh mắt của mỗi người dân. (*: Lời Thánh Gandhi: an eye for an eye will only make the whole world blind – mắt đổi mắt chỉ khiến cho thế giới mù lòa)

Kính thưa Tổng thống, tôi tin rằng sử sách và những thế hệ tương lai sẽ nhớ đến ngài như một nhà lãnh đạo biết dùng sức mạnh của sự định tĩnh để trấn an đất nước trong những giờ phút hỗn loạn đầy sợ hãi và giận dữ, một vị thuyền trưởng đầy kinh nghiệm biết đưa con tàu tới những vùng nước lặng, một vị chỉ huy khôn ngoan và dũng cảm biết bảo vệ hòa bình, một người chăn cừu biết chăm sóc và giữ an toàn cho những con cừu non của mình.

Một lẽ đơn giản là tất cả chúng ta đều yêu mến tiếng chim non ríu rít hơn tiếng súng đạn. Chúng ta đều muốn được ngắm nhìn những đàn chim lượn bay tự do hơn là những chiếc máy bay quân sự trên bầu trời.

Thưa Tổng thống, trong những thời khắc đen tối này, ngài không bước đi một mình.  Có rất nhiều người đang hướng về ngài, yểm trợ ngài và cầu chúc cho ngài có nhiều can đảm trên chặng đường khó khăn này.

Xin gửi tới ngài tất cả lòng biết ơn và niềm tin tưởng.

Sư cô Mai Nghiêm.

Bản Pháp ngữ:

Mardi 17 novembre 2015, San Diego, Californie.

Monsieur le Président de la République
Palais de l’Elysée
55, rue du faubourg Saint-Honoré
75008 Paris
France

Monsieur le Président,

Ce matin, quatre avions militaires sillonnent le ciel au-dessus de nos montagnes. Ils me font penser à la France. Je suis en Californie depuis un an, mais ces derniers jours mon coeur et mes pensées ne cessent de prendre leur envol vers le pays natal.

Mes pensées vont aussi vers vous, Monsieur le Président, père d’une patrie choquée, qui doit, à l’heure qu’il est, faire face à une situation douloureuse et complexe, à une pression politique et médiatique extrême, le tout engendrant sans aucun doute bien du stress et des nuits sans repos.

Merci d’accepter cette tâche difficile de capitaine de navire et de la mener avec un grand sens de la responsabilité et du devoir.

Dans la nuit du 13 novembre, bien des membres de ma famille francaise sont morts. Une partie de moi est morte avec eux. Et de la vulnerabilité de mon coeur meurtri, une voix se fait entendre: l’écho de mes pleurs dans les sanglots de mes frères et sœurs syriens, l’écho de mon désespoir dans les appels au secours de tous ces hommes et ces femmes qui souffrent, un peu partout, de la perte des leurs, de la violence, de la terreur et de la guerre.

Je sais, aujourd’hui plus qu’hier, de la profondeur de mon âme blessée, que je ne souhaite à aucune famille de verser ces larmes amères.

Comme le disait le Pape François dans son discours acclamé au Congrès américain “Souvenons-nous de la Règle d’Or : « Tout ce que vous voudriez que les autres fassent pour vous, faites-le pour les autres aussi ».

Monsieur le Président, nous apprenons dans nos livres d’histoire comment l’humiliation allemande du Traité de Versailles de 1919 fut une perche tendue pour la montée du pouvoir hitlérien, comment les bombardements du Cambodge en 1973 furent une campagne efficace de recrutement pour les rangs des Khmers Rouges ou encore combien la guerre en Irak fut un combustible pour le feu du fanatisme islamiste.

Dans la situation de crise mondiale actuelle, il est si facile de se laisser happer par l’urgence (bien réelle pourtant), l’agitation et la frénésie ambiante.

Puissions-nous ensemble, tout en répondant au besoin impératif de protection de la population, prendre aussi le temps de se souvenir, d’écouter et d’apprendre de l’Histoire et des souvenirs de ceux qui en témoignent;

Puissions-nous ensemble, dans un monde où le passé peut être retouché de manière si réelle et poignante (comme le montre récemment le film “Le Fils de Saul”), honorer de nos actions responsables, intelligentes et éclairées le souvenir de tant de morts et de souffrance et ne donner aucune chance à nos enfants de revivre de pareils traumatismes;

Puissions-nous ensemble œuvrer à la construction d’un monde où l’écoute attentive et compatissante des souffrances endurées de part et d’autre, prévale sur l’escalade inutile d’une violence qu’aucun être ne souhaite, où le désir de compréhension profonde et de réelle entente triomphe de nos préjugés, de nos peurs et de nos soifs de revanche ou de pouvoir;

Afin qu’ensemble nous puissions, comme le dit Gandhi, non seulement ne pas rendre le monde aveugle, mais aussi allumer une étincelle de vie, d’espoir et d’amour dans les yeux de ses habitants.

Monsieur le Président, je suis confiante que les livres d’histoire et les générations à venir se souviendront de vous comme celui qui sut être “la force tranquille” dont la nation avait tant besoin dans un chaos de peur et de colère; comme un capitaine avisé qui sut conduire son navire vers des eaux apaisées; comme le sage et courageux commandant des gardiens d’une réelle Paix; comme le berger qui sut prendre soin de ses brebis au-delà des frontières de ses pâturages.

Car tous, nous préférons le joyeux gazouillement du merle aux rafales des armes et le vol libre et majestueux de l’épervier à celui des avions militaires.

Sachez Monsieur le Président, qu’en ces heures sombres, sur le chemin ardu qui est le vôtre, vous ne marchez pas seul. Les pensées de soutien et de courage de beaucoup vous accompagnent.

Avec toute ma gratitude et ma confiance,

Votre enfant parmi tant d’autres,

Soeur Mai Nghiem

clip_image001