Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Từ một cái chết

Lê Công Tư

Có một cái gì đó vẫn còn mịt mờ, khuất tất trong cái chết của em trai 17 tuổi này. Một cái chết phủ đầy bóng tối, mơ hồ, ám chướng. Ngay cả khi em nhỏ này phạm tội, đáng đi tù, đáng được cải tạo, đáng chết, thì cái chết đó cũng phải minh bạch, để tất cả mọi người có thể nhận ra ánh sáng của công lý được thi hành dưới dạng luật pháp.

Thần Công lý là một bà già mù để cán cân công lý không bị chao nghiêng từ một đôi mắt mở. Mù nhưng không lòa. Trên cái chết của Đỗ Đăng Dư. ít nhất cho đến thời điểm này, dể dàng nhận ra cái ông già này đã bị trói chân, trói tay, bịt miệng. Còn cái cân trên tay như thể chỉ để cân đong một thứ tội ác của một thứ quyền lực quá đỗi nhẩn tâm

Trong 3 năm qua theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng thì có hơn 260 người bị chết trong thời gian bị giam giữ. Điều này cũng có nghĩa là, cứ khoảng 5 ngày là có một tù nhân chết ở đâu đó, trong một nhà tù nào đó trên cái xứ sở này. Sinh mạng của một con người trong vòng lao lý như thể được phó thác cho đại bàng, những tay anh chị bến bãi, giang hồ, những tay đầu gấu. Cũng không phải vô cớ, khi hầu hết người dân đều có cảm tưởng là có sự đồng lõa của công an trại giam. Điều này được suy ra từ những mảng thông tin nghèo nàn, có tính chỉ đạo, rập khuôn, cho phép nói, nói cho có, từ những phương tiên truyền thông nhà nước. Những mảng thông tin còn ngập đầy bóng tối, như thể vẫn còn có cái gì vẫn còn bị che giấu.

Bị tù tội, đã là sự trừng phạt rồi. Đủ quá rồi. Biến nó thành một thứ địa ngục dưới bất kỳ hình thức nào là một tội ác man rợ. Chưa ai thấy trâu, bò, chó, ngựa, cọp, beo, rắn, rết… đối xử với đồng loại của chúng như vậy cả.

Không ai không biết bài học về tình người được học nhanh nhất từ những trại mồ côi, nhà tù, viện dưỡng lão. Bởi đơn giản, nơi đó là của tội lỗi, sự cô độc, bị bỏ rơi. Và cũng chính vì thế, khó có gì đẹp cho bằng rời khỏi nhà tù với kỷ niệm mang theo là một tấm lòng nhân ái nào đó. Từ viện dưỡng lão đi vào cõi chết với ánh mắt từ tâm của một ai đó. Rời khỏi trại mồ côi và cả cuộc đời sau đó được nâng đỡ từ những tấm lòng tốt của đồng loại. Tất cả những thứ này có cơ may cứu chuộc ý nghĩa đời này. Ngay cả khi cuộc sống vốn là một cái gì vô nghĩa nhất.

“Người không được giết người vì người sẽ không bao giờ hiểu được những gì vẫn còn nằm sâu trong đôi mắt của người kia” – hình như trong một cuốn truyện nào đó của Antoine de Saint-Exupéry có câu này thì phải. Chúng ta hiểu gì vẫn còn nằm sâu trong đôi mắt của em trai này một phút trước lúc chết cùng những gì em mang vào cõi chết? Mong sao trước lúc lìa đời em mang theo đôi mắt mẹ như một kỷ niêm êm ả nhất mà ai cũng có với một thủa trần gian.

Đà Lạt, 15-10-2015