Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2015

SVETLANA ALEXIEVITCH, GIẢI NOBEL VĂN HỌC 2015

JULIE CLARINILE MONDE, NGÀY 8.10.2015


Nguyên Ngọc dịch
clip_image002
Đúng 6 chiều ngày 8-10 (giờ Việt Nam), Viện Hàn lâm Thụy Điển đã công bố Giải thưởng Nobel Văn học năm 2015, được trao cho nhà văn nữ Biélorussie Svetlana Alexievitch.
Văn Việt
Trao giải Nobel văn học cho Svetlana Alexievitch, nhà văn nữ Biélorussie, một khuôn mặt lớn được hâm mộ, Viện Hàn lâm Thụy Điển tôn vinh một tác giả say mê những điều có thật. Từ cuốn sách này sang cuốn sách khác, nhà văn nữ dấn thân này, sinh ở Ukraine năm 1948, tố cáo chiến tranh, bạo lực, dối trá chất đầy lịch sử đế chế Xô Viết cũ. Là nhà văn nữ viết tiếng Nga đầu tiên nhận giải Nobel, bà tiếp nối Pasternak (1958), Soljenitsyne (1970) và Brodsky (1987).
Sự nghiệp văn học của bà, mạnh mẽ và liên kết chặt chẽ, đi men bên rìa tư liệu. Các cuốn sách của Svetlana Alexievitch – sáu cuốn kể đến nay – được xây dựng từ những câu chuyện, tất cả được kiên trì tích lũy, với ý thức tôn trọng sự thật và chính xác. Bà nói: “Tôi đi đến với con người để gặp bí ẩn của họ, từ tâm hồn này tới tâm hồn khác, bởi vì tất cả đều diễn ra ở đóSvetlana Alexievitch không bao giờ vận đến hư cấu: theo bà chỉ có câu chuyện mới thật sự ngang tầm với tất cả những gì diễn ra. Bà đã chứng minh điều đó ngay trong tác phẩm đầu tay của mình, cuốn Chiến tranh không có khuôn mặt phụ nữ [*], xuất bản năm 1985, tập hợp những ký ức của các chiến binh thời chiến tranh thế giới lần thứ hai. Phá bỏ lối viết hành động anh hùng, cuốn sách nói lên sự thật về “cái công việc vô nhân của nhân loại” là chiến tranh. Tác phẩm bị những người cầm quyền đương thời coi là “phản quốc, tự nhiên chủ nghĩa, suy đồi”. Mặc dù có nhiều tranh luận, sách đã không bị Gorbachev cấm. Ở Liên Xô đã bán được hàng nhiều triệu bản.
Nhưng đến tác phẩm Những chiếc quan tài thiếc (1989), viết về cuộc trở về [của binh sĩ Nga] từ Afghanistan thì bà bị đưa ra tòa, đồng thời lại làm cho bà được biết đến ở châu Âu.
Bảy năm sau, Lời van xin, Tchernobyl, biên niên về thế giới sau Tận thế, được dịch ra bảy thứ tiếng – cho đến nay vẫn còn bị cấm ở Biélorussie – cho thấy tất cả tài năng của bà: một dàn đồng ca những người đàn ông và đàn bà kể lại nỗi khổ đau sau tai nạn hạt nhân. Một bản đa âm bậc thầy sẽ lại được tìm thấy trong tác phẩm gần đây nhất của bà, cuốn Kết thúc của con người đỏ (2013, giải Médicis cho sách nước ngoài), viết về “homo sovieticus” (con người xô viết) cần phải cứu ra khỏi dối trá và lãng quên bằng cách kể lại cho họ các giấc mơ, các thách thức và nhất là số phận bi thảm của họ. “Khắc lại một thời đại”, đấy là điều bà quan tâm, mô tả những cơn co giật và những run rẩy của nó. Không phải Lịch sử, như được ghi lại trong các tư liệu lưu trữ và các biên niên, mà là “lịch sử của những cảm xúc, của tinh thần, của trải nghiệm nhân sinh”.
Là con gái của hai nhà giáo đã ghi tên bà vào Đoàn Thanh niên Cộng sản, Svetlana Alexievitch lớn lên ở một thành phố nhỏ và học ngành báo chí ở Biélorussie. Là người phản biện mạnh mẽ chế độ của Loukachenko thống trị đất nước của bà từ hai mươi năm nay, hiện nay bà sống ở Minsk, sau một thời gian dài cư trú ở Berlin.

[*] Cuốn Chiến tranh không có khuôn mặt phụ nữ của Svetlana Alexievitch đã được Nguyên Ngọc dịch ra tiếng Việt, in ở Nhà xuất bản Đà Nẵng, năm 1987 (Văn Việt).