Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 19 tháng 10, 2015

Lạ thật, đọc văn nghiên cứu, nhiều khi thấy xúc động hơn đọc văn thơ

(Rút từ facebook của La Khắc Hòa)

Có phải thế là già rồi không? Trong kho lưu trữ của mình có cuốn “Nghiên cứu văn học Nga thế kỉ XX – tên tuổi, trường phái, quan niệm”. Đó là tập kỉ yếu Hội thảo quốc tế diễn ra trong hai ngày, 26 & 27/10/2010, tại Moskva. kỉ yếu in năm 2012, do O.A. Kling và A.A. Kholikov Chủ biên. Sau “Lời mở đầu” là bài Đề dẫn của O.A. Kling với tiêu đề “Nghiên cứu văn học Nga thế kỉ XX như một hiện tượng văn hóa xã hội” (tr. 8 – 20). Đọc trang nào mình cũng thấy cảm động, xúc động nhất là đoạn “kết”:

“Sau cải tổ, bỗng chốc tất cả đều thay đổi. Cái thượng hạng, đang thống trị thành cái dở hơi; nền nghiên cứu văn học có sứ mệnh biến quan điểm tư tưởng của đảng thành văn hóa và luôn giữ vị thế chủ đạo bỗng bị xếp xó, tựa như không tồn tại. Trong khi đó, những gì từng bị oan uổng, do hoàn cảnh, chỉ giữ vị thế của cái ngoại biên, nay trở thành thượng hạng. Tương tự như trong thơ ca, có thể nói như thế về nền nghiên cứu văn học của những người gác cổng và đốt lò (vị thế trong đời sống từng được ý thức như thế): một trong những bằng chứng sáng chói là V.N. Shikin – người từng tốt nghiệp Khoa Báo chí, Đại học Tổng hợp Lômônôxôp, đồng tác giả với nhà lí luận văn học V.E. Khalizev, đến cuối đời đành làm một thầy tu.

Trong nghiên cứu văn học, không chỉ có sự thay đổi tương quan giữa “thước đo” và “thế giới bên ngoài”, mà còn thay đổi cả tương quan giữa trung tâm và ngoại biên. Nhiều trung tâm khoa học có uy tín quốc tế đã mọc lên trên cơ sở của những trường cao đẳng, đại học ở các thành phố tỉnh lẻ, nơi trước kia, thời xô-viết, nhiều nhà ngữ văn học (M.M. Bakhtin, B.O. Korman) đã bị đày tới đó. M. Bakhtin, người tưởng sẽ mãi mãi bị quên lãng trong thời xô-viết, người lúc nào cũng ngồi khiêm tốn và chủ yếu giữ im lặng trong những lần hiếm hoi về dự các hội thảo ở Moskva, hôm nay ung dung ngự trên đỉnh trời nghiên cứu văn học, ai ai cũng nhìn thấy rõ.

Diễn đạt theo cách mọi người đều biết, có thể nói: ở Nga, nghiên cứu văn học bao giờ cũng là một cái gì đó lớn hơn khoa học. Điều này có đúng với hiện tại và tương lai hay không? – Ấy là chuyện khác. Rồi thời gian sẽ trả lời”

(Tài liệu đã dẫn, tr. 20)

clip_image002

clip_image004

clip_image005