Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 21 tháng 10, 2015

Ghi chú về một nền văn học tự do 1

(Rút từ facebook của Inrasara)

Nền văn học tự do là một nền văn học ở đó người viết có toàn quyền sáng tạo. Hắn đi xuống tận cùng nỗi cô đơn của sáng tạo: tầng cô đơn thứ ba. Cô đơn trước, trong khi viết, cô đơn cả sau khi tác phẩm đã ra đời.

Ngồi vào bàn giấy, hắn không để bị tên tuổi lớn nào đó ngáng đường trong tâm thế nhún nhường đáng thương hại. Không có Nguyễn Du hay Tolstoi, không có Kafka, Char hay Dostoievski. Trước và sau hắn là khoảng trắng mênh mông đầy bất trắc. Mình hắn cô độc đối diện với vấn đề cùng sự mù mờ của tác phẩm sắp hình thành.

Trước trang giấy (hay màn hình) trắng, hắn càng cô đơn hơn bao giờ. Kẻ sáng tạo vật lộn với cả đống ngôn từ dậy lên trong hắn đòi quyền có mặt. Chỉ ý tưởng, ngôn từ và cách thể hiện, mà không là gì khác ở đó. Hắn không bị ám ảnh bởi giọng nói mơ hồ nào đó: từ truyền thống xa xăm hay từ thực tế cuộc sống lù lù. Dao kéo kiểm duyệt hay dư luận xã hội; đảng phái chính trị hay tông phái tôn giáo; bằng hữu, con cái, sinh viên, thậm chí nhà phê bình nghĩ gì – mặc!

Cuối rốt, hắn cần giữ sự cô đơn khi tác phẩm ra đời. Nó đã xong. Nó thuộc về xã hội, và không còn là của mình nữa. Nó được khen ngợi, tốt. Còn nếu nó bị tấn công, cứ bỏ mặc nó tự bảo vệ chính nó, hắn cần độc hành lên đường cho công cuộc khai phá mới.

Nhà văn hôm nay, ai đã đủ cô đơn cho sáng tạo?