Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

Việt Nam vào TPP: không có thời hạn cho nợ các quyền cơ bản của con người

Đào Tiến Thi

“Chúng ta chỉ còn hai lựa chọn: mở cửa hay là chết”. Đó là phát biểu của ông Nguyễn Đức Kiên, Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tại Diễn đàn Kinh tế Mùa thu tổ chức ngày 27-8 tại Thanh Hóa bàn về chủ đề hội nhập và phát triển bền vững.
Chúng ta thường nghĩ đến vấn đề nan giải khi muốn vào TPP, nhưng theo ông Kiên, thực ra “những cam kết về lao động và công đoàn trong TPP cũng chỉ là lặp lại những cam kết của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) mà Việt Nam là thành viên”. Tức là muốn vào TPP thì phải thực hiện các cam kết (đã ký) trong ILO.
Điều trớ trêu là: Việt Nam trở thành thành viên của ILO từ năm 1998 nhưng lại lùi thời gian thực hiện các thỏa thuận. ILO có 13 công ước, trong đó Việt Nam đã và đang thực hiện 8, còn 5 vẫn CHƯA CHỊU THỰC HIỆN. Trong 5 công ước đó, theo ông Nguyễn Đức Kiên, có hai công ước QUAN TRỌNG NHẤT (nhưng lại “KHÓ XƠI” nhất với nhà nước Việt Nam – ĐTT): 1. Công ước 87 về quyền TỰ DO LẬP HỘI của người lao động ở cơ sở (quyền lập công đoàn cơ sở); 2. Công ước 107 về QUYỀN KÝ THOẢ ƯỚC LAO ĐỘNG và QUYỀN ĐÌNH CÔNG (trong đó có quyền liên kết các công đoàn với nhau).
Hai điều “khó xơi” ấy trái ngược hẳn với lý tưởng thuở khởi nghiệp của Đảng CSVN – kêu gọi và lãnh đạo công nhân đấu tranh đòi các quyền dân sinh, dân chủ:
Lợi quyền ta cố ta đòi
Dần xương đế quốc xẻo môi quan trường.

(Bài ca cách mạng)

Thế nhưng sau khi “Dần xương đế quốc xẻo môi quan trường” rồi thì Đảng CSVN lại thiết lập một chế độ toàn trị. Từ nay Đảng cho gì được nấy, cấm đấu tranh! Đấu tranh đồng nghĩa với chống nhà nước, chống Đảng và bị pháp luật trừng trị. Đến khi chấp nhận kinh tế thị – tức là chấp nhận bóc lột – thì lẽ ra kèm theo nó là phải chấp nhận đấu tranh. Nhưng họ lại càng sợ đấu tranh hơn. Họ trấn áp công nhân đấu tranh bằng mọi giá, kể cả đấu tranh đòi những quyền dân sinh tối thiểu. Nhiều thanh niên ưu tú đứng ra giúp công nhân đấu tranh đã bị bắt, bị phạt tù rất nặng: Nguyễn Hoàng Quốc Hùng bị 9 năm tù giam, Đỗ Thị Minh Hạnh và Đoàn Huy Chương cùng bị 7 năm tù giam về tội “phá rối an ninh trật tự nhằm chống lại chính quyền nhân dân” theo Điều 89 Bộ Luật Hình sự. Thật là bi hài. Cái mà ngày xưa họ từng cổ vũ đấu tranh thì nay dưới chính thể của họ, trở thành tội phạm.
Trước kia Việt Nam không hội nhập được thì đổ tội cho Mỹ cấm vận. Nhưng Mỹ đã bỏ cấm vận 20 năm rồi mà Việt Nam vẫn chưa hội nhập được thực sự. Bởi vì bây giờ chính “bọn đế quốc, tư bản” lại đứng ra bảo vệ quyền lợi công nhân, còn Nhà nước – Đảng của Việt Nam thì không chấp nhận hoặc cố tình khất lần với một ngàn lẻ một lý do. Muốn vào cuộc chơi với người ta nhưng lại không chấp nhận luật chơi, thật là quá kỳ quặc.
Nhưng đã đến lúc không thể khất lần được nữa. Nếu không công nhận các quyền con người tối thiểu nói trên thì không vào được TPP. TPP khác WTO ở chỗ: khi vào WTO người ta cho “nợ” rất nhiều điều khoản, còn vào TPP thì phải thực hiện 24 tiếng sau khi phê chuẩn! Ngay cả WTO, theo ông Kiên, đến đến 1-1-2018 thì tất cả các ân hạn trong WTO cũng sẽ hết hiệu lực với Việt Nam. “Lúc ấy thì nghiễm nhiên họ công nhận Việt Nam là nền kinh tế thị trường. Việc công nhận hay không công nhận lúc ấy không còn quan trọng nữa bằng việc phải tôn trọng quy định của WTO. Chúng ta phải đối mặt với tình trạng chính phủ bị doanh nghiệp kiện và phải hầu tòa” – ông Nguyễn Đức Kiên nói. Không biết Đảng và Nhà nước Việt Nam sẽ thoát hiểm bằng cách nào?

Nguồn: FB Đào Tiến Thi