Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 16 tháng 4, 2015

GUNTER GRASS – NGƯỜI KHAI SINH TIỂU THUYẾT ĐỨC LẦN THỨ HAI

clip_image001

Günter Grass là tác giả của những tác phẩm mang tính ngụ ngôn vừa đùa giễu vừa u ám gợi về một hình tượng lịch sử bị quên lãng, lên tiếng phản đối mọi hình thức của hệ tư tưởng cực quyền. Với tiểu thuyết Cái trống thiếc, G. Grass lại một lần nữa mangđến cho nền văn học hậu chiến Đức sự thừa nhận của quốc tế.

Günter Wilhelm Grass sinh ở Danzig-Langfuhr, nay là Gdansk (Danzig) thuộc Ba Lan, trong một gia đình người Đức gốc Ba Lan, cha mẹ làm nghề buôn bán nhỏ; thành phố quê hương ông cũng như những ngày thơ ấu sống ở đây là cảm hứng cho nhiều tác phẩm của ông. Năm 1944, đang ở tuổi vị thành niên, Günter Grass đã buộc phải phục vụ trong đơn vị phòng không và chống tăng của quân đội Đức Quốc xã. Cuối chiến tranh, bị thương và bị bắt làm tù binh của Mĩ, được trả tự do năm 1946, ông làm việc tại nhà máy gang thép vùng ngoại vi Hildesheim và chơi nhạc Jazz kiếm sống thêm. Sau công việc xẻ đá cuối những năm1940, Günter Grass học hội họađiêu khắcViện Nghệ thuật Düsseldorf  từ năm 1948 cho đến1952 và tiếp tục học tại Đại học Mĩ thuật Berlin từ năm 1953 đến năm 1956. Sau đó, ông sống tại Paris cho đến năm 1959. Năm 1954, ông kết hôn với cô vũ nữ Anna Margareta Schwarz người Thụy Sĩ (có ba con).

Năm1959: Cái trống thiếc

Sau những lần thử sức đầu tiên để trở thành nhà văn - bài thơ đầu tiên của ông được xuất bản năm 1956 và vở kịch đầu tiên ông viết năm 1957 -, Günter Grass lọt vào tầm ngắm của "Nhóm 47"()  – Hội Liên hiệp các Nhà văn có mục đích phát triển nền văn học trong nước Đức mới. Thế nhưng, phải đến 1959, với cuốn tiểu thuyết đầu tiên – Cái trống thiếc (Die Blechtrommel), ông mới thực sự được văn đàn thế giới nhìn nhận. Nhân vật chính, cậu bé Oscar Matzerath quyết định không lớn thêm nữa để phủ nhận cuộc sống tẻ nhạt của người lớn, thể hiện sự ghê tởm đối với thế giới hiện đại và thái độ không tham dự vào những “sự nghiệp” của thế giới đó. Trong tiểu thuyết, Günter Grass thể hiện bức tranh toàn cảnh nước Đức nửa đầu thế kỉ XX. Ông hạ bệ thế giới quan tư sản và những hậu quả mang tính cực quyền của nó. Bằng những thủ pháp nghệ thuật hòa trộn những yếu tố của “tiểu thuyết bợm”, “tiểu thuyết giáo huấn” và “tiểu thuyết về nghệ sĩ”, ông xây dựng một tác phẩm giả tưởng vượt qua mọi cấm kị về ngôn từ; do đó, cũng như trong các tiểu thuyết tiếp theo của ông, Cái trống thiếc bị kết tội là khiêu dâm và báng bổ. Tuy nhiên, ngay trong năm ra đời, nó đã được tặng giải thưởng của “Nhóm 47”; năm 1979 được quay thành phim và nhận giải Cành Cọ Vàng của Liên hoan phim Cannes và giải Oscar dành cho phim nước ngoài hay nhất. Với tác phẩm này, Günter Grass được coi như đã lần thứ hai khai sinh ra nền tiểu thuyết Đức thế kỉ XX.

Bộ ba Danzig

Tiếp theo Cái trốngthiếc, Günter Gras viết tiếp hai tiểu thuyết Mèo và chuột (Katzund Maus, 1961) và Những năm chó (Hundejahre, 1963) làm thành Bộ ba Danzig (Danzig Trilogy).Cũng như trong Cái trống thiếc, sự kiện trong Mèo và chuột diễn ra ở thành phố Danzig -một thành phố bị tranh giành giữa các nước láng giềng thể hiện nỗi đau của tác giả - trong thời gian Thế chiến II, với nhân vật chính là cậu học trò Joachim Mahlke (tượng trưng cho “thế hệ bị đánh mất” lớn lên trong cuộc chiến tranh vô nghĩa khủng khiếp) muốn đánh đồng cục yết hầu to quá cỡ trên cổ của mình với chiếc mề đay chiến sĩ quả cảm. Trong Những năm chó (Hundejahre, 1963) tác giả kể về con chó Hoàng Tử (Prinz) được “nhân danh nhân dân Đức của thành phố Đức Danzig” tặng cho Hitler, và số phận của nó kết gắn với số phận nhiều người Đức trong những ngày cuối cùng của cuộc Thế chiến: Quốc trưởng “di chúc” con chó cho thần dân của mình, và Hitler và con chó dường như thay chỗ cho nhau, và hóa ra những người Đức đã đổ máu xương vì một con chó…

Từ cuối những năm 1960: Tham gia hoạt động chính trị

Günter Grasslà một trong những nhà văn đầu tiên của Cộng hòa Liên bang Đức bắt đầu công khai tham gia bàn luận các vấn đề chính trị. Từ năm 1965, ông ủng hộ Đảng Xã hội Đức trong các cuộc bầu cử và tán thành đường lối cải cách và hòa giải do Willi Brandt chủ trương. Chính trị định hướng cả hoạt động sáng tác văn học của Günter Grass. Trong vở bi kịch Dân đen mưu loạn (DiePlebejer proben den Aufstand, 1966), ông phê phán Bertolt Brecht vì cách xử sự hồi diễn ra bạo động ở Đông Đức ngày 17 tháng Sáu năm 1953: Brecht muốn“ đứng bên trên cuộc chiến” ở vị trí của một người nghệ sĩ bàng quan với mọi sự. Trong tiểu thuyết Choáng váng tại chỗ (Örtlich betäubt, 1968), Günter Grass nêu các vấn đề của lớp trẻ cách mạng. Trong tác phẩm Trích nhật kí con ốc sên (Aus dem Tagebucheiner Schnecke, 1972), ông kể về sự tham gia của mình với vai trò người tuyên truyền trong chiến dịch tranh cử.

Từ giữa những năm 1970: Chủ nghĩa bi quan phát triển

Tiểu thuyết nổi tiếng thế giới Cá thờn bơn (Der Butt,1977) Günter Grass đã viết trong ngôi nhà riêng của mình ở Wewelsfleth ở Schlejwig - Holstein. Đó là câu chuyện cổ tích Về ông lão đánh cá và bà vợ của anh em Grimm được viết lại dưới hình thức mới. Ngược lại các tác phẩm trước đây, giọng điệu lạc quan chung đã nhường chỗ cho sự miêu tả viễn cảnh tương lai u ám. Năm 1983, Günter Grass kí tên vào Tuyên ngôn Heidelberg phản đối NATO đặt tên lửa trên lãnh thổ Cộng hòa Liên bang Đức. Giữ lập trường đó, Günter Grass đứng cùng một chiến tuyến với Đảng Xã hội Đức - tổ chức ông đã gia nhập trước đó một năm. Giọng bi quan của Günter Grass tăng lên hơn trong cuốn tiểu thuyết tiếp theo của ông Cô chuột (Die Rättin): một con chuột trở thành sinh vật sống sót duy nhất sau thảm họa nguyên tử. Những mối quan tâm chính trị của Günter Grass những năm 1980 chủ yếu liên quan đến các nước thuộc “thế giới thứ ba”. Năm 1986, ông cùng người vợ thứ hai là nghệ sĩ dương cầm Utte Grunert rời Tây Đức dự định sang sống một năm ở Ấn Độ; nhưng sau năm tháng, Günter Grass hoàn toàn thất vọng rời khỏi đất nước này, và nhận định nền triết học không chống lại bạo lực mà trước đây ông tin theo đã hết thời. Trong cuốn Mở lời (Zunge zeigen,1988) ông trình bày những ấn tượng của mình về Ấn Độ.

Giải Nobel- Bò ngang

Năm 1999, Günter Grass được trao Giải Nobel văn học.

Năm 2002, ông in tiểu thuyết Bò ngang (Im Krebsgang), được xem là thành công lớn thứ hai trong sự nghiệp sáng tác của Günter Grass sau Cái trống thiếc. Câu chuyện trong Bò ngang kể về con tàu Wilhem Gustloff của Đức bị tàu ngầm Liên Xô bắn chìm vào tháng 1 năm1945. Đây có lẽ là vụ thảm họa trên biển lớn nhất trong lịch sử: trên tàu, ngoài gần ngàn rưởi binh lính còn khoảng chín ngàn người tị nạn. Günter Grass khai thác một đề tài mà các nhà văn hiện đại Đức thường né tránh: số phận những người Đức ở Nga và Đông Âu buộc phải tị nạn trong Thế chiến II. Tác giả đề cập đến đề tài nhạy cảm này để mọi người không quên về những mất mát khủng khiếp của chiến tranh, nhất là trong bối cảnh chủ nghĩa Phát xít mới đang có xu hướng trỗi dậy. Năm 2006, sau những tranh cãi xung quanh việc Günter Grass tiết lộ ông từng phục vụ trong lực lượng Waffen-SS của Đức Quốc xã, nhà văn cho ra đời cuốn tự truyện Bóc vỏ hành (Beim Häuten der Zwiebel) gây xôn xao dư luận. Các tập tự truyện tiếp theo của ông là Hộp (Die Box, 2008), Lời của anh em Grimm (Grimms Wörter,2010).

Một số tác phẩm của Günter Grass đã được dịch ra tiếng Việt như Cái trống thiếc, Bò ngang...

Gunter Grass qua đời ngày 13/4/2015 tại thành phố Lübeck của Đức.

(1) Nhóm 47 (TiếngĐức: Gruppe 47): Tổ chức các nhà văn chống Phát xít viết bằng tiếng Đức do Hans Werner Richter(1908 – 1993) thành lập và tích cực hoạt động trong suốt 20 năm (1947 –1967) với tinh thần phản tỉnh Chủ nghĩa Quốc xã và cuộc Đại chiến vừa trải qua.

https://www.facebook.com/notes/635180916612483/