Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Sáu, 12 tháng 12, 2014

Triển lãm tranh của hoạ sĩ Nguyễn Đại Giang

 

(05 – 12/12/2014)
Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc

Họa sĩ Nguyễn Đại Giang sinh năm 1944 tại Hà Nội và đã rời Việt Nam một thời gian dài, hiện nay ông đang hoạt động sáng tác tại Mỹ. Sự chuyển dịch ấy đã bắc cầu cho tư tưởng mang tính phương Đông là gốc rễ trong ông được kết hợp với các kinh nghiệm làm việc ở phương Tây giúp ông sáng tạo nên một thế giới trừu tượng của riêng bản thân mình.

Triển lãm gồm 20 tác phẩm vẽ trên chất liệu sơn dầu và arylic. Các tác phẩm của họa sĩ Nguyễn Đại Giang trông giản đơn, chúng không chỉ đơn thuần là một phần của hội họa trừu tượng mà có một sức hấp dẫn lớn chính là càng nhìn ngắm những bức tranh này, người xem bất giác sẽ mỉm cười thích thú. Điều đó cho thấy tác giả vẽ nên những bức tranh này không phải do cảm xúc bất chợt mà có lẽ đó là một phản ứng của tác giả với sự đổi thay của cuộc sống một cách nghiêm túc, phác họa những hình hài mang tính nhị nguyên của cuộc sống khi ông nhìn ngắm và cảm nhận cuộc sống ở Mỹ, một đất nước với biểu tượng giấc mơ Mỹ (American Dream) với tư cách là một người Á Đông.

 

Trung tâm Văn hóa Hàn Quốc
49 Nguyễn Du, Hà Nội
Tel: 39445980
Giờ mở cửa: 09:00-12:00, 13:30-18:00 từ thứ 2 đến thứ 6, thứ 7: 09:00-12:00, 13:30-17:00

 

Nguồn: Thông tin từ nhà tổ chức

Nguyen-Dai-Giang-buoi-chieu-vang-Acrylic-33x27inc-84x68cm-2009

 

Khúc rẽ của đại giang và upsidedownism

 

Trịnh Thanh Thủy

 

Nguyễn Đại Giang sinh năm 1944 ở Hà Nội, Việt Nam. Tốt nghiệp Cao Đẳng Mỹ Thuật Hà Nội năm 1968. Du Học ở Liên Bang Xô Viết từ 1968-1974 và học xong bằng Cử Nhân Mỹ Thuật. Sau này ông di dân đến Mỹ và tốt nghiệp bằng Cao Đẳng Mỹ Thuật ở Đại Học Bang Washington ở Seattle vào năm 1999. Tranh của ông đã được triển lãm nhiều nơi trên thế giới và ông đã được một số giải thưởng, bắt đầu từ giải nhất thi tranh quốc tế ở Seattle vào năm 1994. Muốn biết thêm xin ghé http://www.daigiang-upsidedownism.net.

 

 

Picasso có nói “Mục đích của nghệ thuật là gột rửa đi bụi bặm của đời sống hàng ngày trong tâm hồn chúng ta.”.  Bạn có từng bước vào một phòng tranh để tìm vài phút thanh sạch và thú vị trong cuộc sống tất bật của mình chưa? Có thể bạn chỉ ghé qua một buổi triển lãm vì rảnh rang,  hay vì một người bạn rủ đi cùng. Đôi khi bạn tự nhủ “biết cái quái gì mà xem”. Có lúc bạn dự một cuộc triển lãm tranh với một tâm trạng bất an, bực dọc, đầy áp lực hay một toan tính chân trong, chân ngoài, coi vài phút, rồi dzọt cho lẹ. Với tâm thức bận rộn ấy, tôi chắc, bạn sẽ không gặt hái được chút hoa trái tinh thần nào của Mỹ thuật mà các hoạ sĩ đã hiến tặng cho bạn. Thật đáng tiếc, vì nghệ thuật có thể là nguồn vui rất thú vị, làm giàu đời sống tinh thần của bạn. Đào sâu hơn, nó có thể giúp bạn hiểu rõ cuộc sống quanh ta.

Tôi, không khác gì bạn, một hôm, tình cờ vào một phòng tranh trưng bày tranh của 25 hoạ sĩ vì rảnh. Khi xem tranh, tôi thường lướt sơ qua các bức tranh và dừng lại ở bức nào đánh mạnh vào cảm xúc nhất. Cách xem tranh của tôi, chọn bức đập vào mắt mình, ngắm một lúc. Bởi vì có những bức hay ẩn, tinh tế ngầm, mà hồi lâu bạn mới khám phá ra. Cái gây chú ý có thể là màu sắc được dùng, kỹ thuật sắp đặt vật thể, tính trừu tượng hay hình thể, tính hài hước, nét đặc thù của nó. Tôi thấy hai bức của Nguyễn Đại Giang. Tôi giật mình tự hỏi “Tranh Đại Giang đây sao?” Tôi từng xem tranh ông cách đây 12 năm, ngày ấy cũng giật mình đánh thót. Tại sao giờ lại giật mình?

Đứng một lúc, tôi lý giải được cái khác. Màu sắc, hình thể, phong cách, triết lý sống, dần dà khác, từng chút, từng chút một. Xưa nay, những tác phẩm(những đứa con) thường hay lập lại, na ná giống nhau dù được sáng tác theo từng giai đoạn, từng bối cảnh không gian, chủ đề khác biệt. Tranh Đại Giang nay vẫn ôm chặt trường phái Upsidedownism, nhưng nếu xem kỹ bạn sẽ nhận rõ những nét sáng tạo rất mới trong phong cách thể hiện, màu sắc và nhân sinh quan của các tác phẩm.

Nói đến nghệ thuật, đừng nhìn bề ngoài hay cái màu hoa mỹ của nó. Nghệ thuật thị giác là nghệ thuật nhìn, mà nhìn ra cái người khác không thấy. Hoạ sĩ Giang đã lộn vẻ đẹp ẩn dấu của nghệ thuật ra ngoài cho bạn nhìn. Nhìn kỹ, xa, trầm lắng hơn ,bạn sẽ thấy được thông điệp ngầm và đường nét nhân sinh trong tác phẩm tiềm ẩn. Những cảnh đời, vui, buồn, giận, ghét, ngược ngạo, trái khoáy, bi, hài kịch, đều được phô bày trong ấy. Thông thường, phong cách của các hoạ sĩ hay vẽ theo một chiều hướng nhất định, Nghệ thuật upsidedown diễn tả những khía cạnh khác nhau của đời người kể cả hỉ, nộ, ái, ố, cũng như sinh tử.

Là một người VN, có thể bạn bị chi phối bởi quan niệm mỹ học cổ, chỉ ưa cái đẹp rõ rệt trong tranh. Xem tranh Đại Giang bạn sẽ bị shốc vì nó “quái, kỳ, ngược ngạo và không thuận mắt”. Trực giác, cảm xúc bạn, bị xoáy mạnh và bật ra một trạng thái phản cảm. Vốn ưa những đường nét hài hoà, dịu nhẹ, bạn sẽ “lắc đầu” từ chối những bức tranh bạn cho là kỳ cục này. Thị giác của bạn có thể rối loạn với các gam màu tươi, tương phản, trong các bức hoạ cũ của ông. Bạn sẽ thấy mắt mình thả lỏng, nhẹ nhàng hơn với kỹ thuật dùng màu mới nhưng vẫn tương phản trong thế giới đảo ngược của màu sắc ở các bức vẽ mới. Tôi bắt gặp mình chìm xuống trong không gian tím, hồng pha đen, trắng trong bức “Đánh cờ”.

NguyenDaiGiang-DanhCo_thumb

Hình 1. Đánh cờ

 

Đó là nơi lòng tham, óc tính toán, mưu lược, tâm hèn hạ của con người được đảo lộn, bày ra trên cuộc đỏ đen. Các khuôn mặt khác nhau, mỗi cái một vẻ, thể hiện được buồn, vui, hồi hộp, yêu, ghét hay thất vọng ê chề. Phong cách vẽ khi hiện thực, lúc trừu tượng, nhưng triết lý sống vô thường hiển hiện và ảnh hưởng vào mỗi con người. Trên nền vải bố, mắt, mũi, tai, miệng, lộn tùng phèo, lúc thuận, lúc nghịch, khi to khi nhỏ. Vô thức và ý thức gặp nhau ở bờ nhận thức. Đời sống, không ngoài một cuộc cờ.

NguyenDaiGiang-GiacMo_thumb

Hình 2. Giấc mơ

 

Trong phong thái người muôn mặt, bức “Giấc mơ”(sleeping), thể hiện một nét quái dị trông không giống người, nhưng thực ra lại đầy nhân tính. Thân hình của một người nam nhưng có cặp vú phụ nữ vẽ trái chiều, nhìn ngồ ngộ, điểm tính hài hước. Giàu tưởng tượng hơn, bạn có thể hình dung, núm ngược cho vai trò làm vợ, cái xuôi dành cho thiên chức làm mẹ, lại tượng trưng cho người nữ với những cá tính mưa nắng thất thường. Cái xấu, đẹp, phải, trái nằm chung với nhau như rác và hoa, như thiên thần bên ác quỷ, hữu hạn và vô hạn. Nếu xem thêm những bức sau của ông, bạn sẽ khám phá, ông không chỉ dừng lại ở việc vẽ ngược đầu mà giờ nét cọ còn phảng phất những trường phái khác như trừu tượng, ấn tượng, siêu thực và tượng trưng.

NguyenDaiGiang-KhoaThan_thumb

Hình 3. Khoả thân

 

Người phụ nữ trong tranh Đại Giang phần lớn là những thiếu phụ nhà quê nghèo khổ, dân dã, thô kệch, khuôn mặt, hình thể phảng phất nét nở nang của phụ nữ thời trung cổ. Nếu bạn thích tranh mỹ nữ, bạn sẽ không muốn nhìn tranh ông vì người phụ nữ của ông xấu xí. Riêng tôi, tôi lại thích bức “Khoả Thân”(nude) của ông hơn. Tôi thích màu hồng pha tím nâu và đen trong tranh( sau ông dùng nhiều màu ảm đạm, tối nhạt hơn xưa). Khuôn mặt người phụ nữ nằm ngược từ trái qua phải, từ trên xuống dưới, nét đầy, phúc hậu, an nhiên, ẩn dấu vẻ hiền thục của một Đức Mẹ Maria hay từ bi của một Đức Quán Thế Âm. Đôi tay ấm nắm lại, vững chãi, đầy tự tin của một bà mẹ. Hai bầu ngực như đôi mắt đại dương, chảy ngầm dòng sữa nuôi con. Người phụ nữ hậu hiện đại này trông tròn, to, vĩ đại như thiên chức trời định.

Đó là những cảm nhận của tôi, sau đây là vài nhận xét khi những con mắt hoạ sĩ nhà nghề quốc tế điểm tranh Nguyễn Đại Giang.

Francis Parent, một nhà khảo cứu và phê bình Lịch sử và Mỹ Thuật Pháp đã phân tích (Kỹ thuật điểm tranh phải ngắn, gọn nhưng đầy đủ), bức “Giấc mơ” của Đại Giang như sau:

Hình ảnh nhân vật tạo sự tưởng tượng sâu xa, có giá trị tinh thần, kích thích tưởng tượng, quái thú của giấc mơ hay những hình thể của đêm đen đã được miêu tả một cách vững chãi và hiện thực hơn Matta, Max Ernst, Gustave Moreau, Paul Delvaux, Dado, Vito Tangiani, Marko Mori…Tương quan sinh lý và tâm lý của bức tranh: hướng về khía cạnh tri thức, tinh thần của nhân vật bên trong chủ ý hướng về: ám ảnh của giấc mơ, có tính thơ mộng, trữ tình, tạo cảm giác lâng lâng, liên quan đến chủ đề của thế giới nội tâm. Tính truyền đạt của bức tranh: được xếp loại từ huyền bí nhất cho tới hiện đại nhất.

Ruthie Tucker, Giám đốc ban quản trị Amsterdam Whitney Gallery ở New york phát biểu

Hoạ sĩ Đại Giang là một nhà sáng tạo, người tự thành lập được một bước tiến nghệ thuật mới. Hiệu quả của bước tiến này thách thức những mong đợi của chúng ta và dâng hiến chúng ta một cách nhìn hoàn toàn có một không hai. Hình thể nhân vật mà Đại Giang dựng nên, nhìn bất cân xứng nhưng  thật ra nó giống hệt cảm xúc có được trong tranh trực tuyến của Picasso và những nhà sáng tạo khác thời thế kỷ 20. Trường phái “đảo ngược” của Đại Giang rất khó phân loại: một chút siêu thực, chút tượng trưng, chút Dadaist, tuy nhiên rất nhiều một “chân nghệ sĩ”.

Anna Fahey, Nhà phê bình nghệ thuật của Seattle Weekly thêm:

Tranh giễu nhại Upside Downism của Đại Giang, phá vỡ lịch sử của Nghệ thuật Tây Phương.

Với kỹ thuật điện toán tân tiến ngày nay, con người càng văn minh, càng bước sâu hơn vào thế giới ảo. Sáng tạo không chỉ làm ra cái mới khác hẳn với cái nguyên thủy mà nó còn dựa trên cái cũ để làm ra cái mới. Ngành Nghệ thuật Thị giác giờ phát triển hơn với Nghệ thuật Trình diễn (Art Performance) và Nghệ thuật Video(Video Art). Ta có thể ví những thể loại này như một tiến trình của thời gian mà Video Art hay Art Performance là một chuỗi thời gian, còn Tranh, Ảnh là phút thời gian dừng lại. Đại Giang đã sáng tạo ra những nét vẽ mới và một trường phái cho riêng mình như một dấu mốc dừng lại của thời gian trong nghệ thuật. Tranh Đại Giang cũng như thời gian chảy một dòng và tiếp tục được ông sáng tạo theo một hướng mới mà ông gọi là Super Upsidedownism(Siêu Đảo Ngược) như một nghiệp dĩ. Thế giới cũng không ngừng thay đổi và cải tiến, cái này dựa trên cái kia, ý tưởng này làm khơi gợi cho ý tưởng khác, cái mới ra đời do quá trình nghiên cứu và tu sửa cái cũ như một nghịch lý của sáng tạo. Có thể do đó mà ảnh hưởng của trường phái Upsidedownism lan toả ra các khu vực nghệ thuật khác như kiến trúc, nhiếp ảnh và giải trí ca nhạc. Bạn có thể Google và tìm ra những bức ảnh với nghệ thuật đảo ngược lạ lẫm, hay chứng kiến những căn nhà hiện đại xây dưới hình thức bên ngoài trông như căn nhà được lật úp lại ở Spain, Vancouver, Germany, the Orlando, Austria, California and Poland.

NguyenDaiGiang-LadyGaga_thumb

Hình 4. Nhiếp ảnh Lady Gaga đảo ngược

 

Tôi hy vọng dòng sông sáng tạo trong Đại Giang chảy mãi để ông còn tiếp tục sáng tác cho đời những tác phẩm mới. Để tôi còn giật mình như năm xưa, xem tranh Đại Giang thấy mới, lạ, nhưng chưa yêu, còn bây giờ thì thấy mới, lạ, nhưng đã yêu.

 

Nguồn: http://damau.org/archives/27906