Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 14 tháng 12, 2014

Người giương buồm cho đổi mới giáo dục

NGUYỄN THỊ VÂN

(DỰ ÁN CNGD, ĐH FPT)

Những người làm cải cách giáo dục, đặc biệt là giáo dục Tiểu học đều biết đến ông với tư cách một nhà giáo cấp tiến. Tuy không có học hàm Giáo sư nhưng các công trình nghiên cứu giáo dục của ông khiến những người trong giới học thuật phải kính nể. Ông đã dành cả cuộc đời của mình cống hiến cho giáo dục với cái tâm trong sáng, không vì danh, không vọng lợi. Ông là nhà giáo Phạm Toàn.

Chân dung Phạm Toàn

clip_image002Phạm Toàn là người gây được thiện cảm với mọi người ngay từ lần đầu gặp mặt, bởi ông là người rất có duyên với đám đông, và đặc biệt là trẻ nhỏ.

Có người từng liên hệ với tôi, nhắc đến ông với cái tên GS. TSKH Phạm Toàn, không hiểu sao tôi thấy “không thoải mái”. Lúc đó tôi nghĩ, có lẽ Phạm Toàn cũng không thích được gọi với cái danh hiệu đó. Lẽ thường, người ta chỉ lăn xả vào làm việc vì tiền bạc, địa vị hay danh tiếng. Ông thuộc số ít những người làm việc vì cái chung của xã hội.

Là một nhà văn, nhà giáo, và đồng thời là một nhà nghiên cứu, Phạm Toàn đã dành hơn 50 năm làm việc trong lĩnh vực giáo dục, nghiên cứu về tâm lí học dạy học, tìm hiểu và phát triển các quy trình học tập cho trẻ em. Ông tham gia hàng loạt dự án nghiên cứu, giảng dạy, biên soạn sách cho học sinh dân tộc thiểu số, sách tâm lý giáo dục và bộ sách Công nghệ giáo dục cho học sinh trường Thực Nghiệm.

Trước giờ người ta chỉ biết đến GS. TSKH Hồ Ngọc Đại khi nhắc đến trường Thực nghiệm, nhưng ít ai biết rằng, bộ sách đó, ngôi trường và cả công trình thực nghiệm đó đều in đậm dấu ấn của Phạm Toàn. Có lẽ vì thế mà GS. Hồ Ngọc Đại đã từng viết về Phạm Toàn và bản thân mình như thế này: “Tầng lớp trí thức trong xã hội là một thực thể có tầng có lớp. Lớp trên cùng gọi là thiên tài, số cả thể đủ đếm trên đầu ngón tay như Nguyễn Du, Mozart, Einstein. Kế theo là tầng lớp người có ý tưởng, đông lắm nhưng các cá thể có thể gọi theo tên riêng cộc lóc, ví dụ Phạm Toàn. Dưới cùng gọi là lớp học trò, đông không đếm xuể, nên tên gọi cá thể bao giờ cũng phải kèm theo hư danh, chức tước, bằng cấp… ví dụ Giáo sư Tiến sĩ Khoa học Hồ Ngọc Đại[1].

Năm 2009, ở tuổi 77, độ tuổi xưa nay hiếm, Phạm Toàn thành lập Nhóm Cánh Buồm[2] với mơ ước có những đóng góp nhằm cải thiện hệ thống giáo dục nước ta. Ông là chủ biên của bộ sách giáo khoa Tiểu học Cánh Buồm, đi theo đường lối giáo dục hiện đại. Ông còn cùng với giáo sư Ngô Bảo Châu, và giáo sư toán học Vũ Hà Văn, mở một trang mạng giáo dục với tên là Học thế nào[3] vào tháng 5/2013 với kỳ vọng đóng góp vào việc tìm ra phương hướng giải quyết các vấn đề của giáo dục Việt Nam.

clip_image004

Phạm Toàn và cái duyên với FPT

Trước hội thảo FPT Educamp, Phạm Toàn chưa từng xuất hiện­ tại Đại học FPT, nhưng dường như ông rất có duyên với những con người ở ngôi trường này. Ấy là nhóm Cánh Buồm của ông có tới vài người là thành viên lâu năm của trường Đại học FPT. Ngoài ra, ở Hội thảo giáo dục nào của Phạm Toàn cũng đều có bóng dáng người FPT, thậm chí có hôm có tới hơn một nửa người ở Hội thảo là cán bộ, giảng viên của trường này. Rất nhiều người trong số đó dùng sách của ông để dạy cho con em mình.

Vào cuối tháng 11 vừa qua, mặc dù đang ở trong giai đoạn tập trung từng phút để biên soạn bộ sách mới cho Cánh Buồm nhưng ông cũng đã dành cho FPT gần một ngày trọn vẹn ở Hội thảo đổi mới giáo dục (FPT Educamp 2014) tại Hòa Lạc. Tại đây, ông đã chia sẻ nhiều quan điểm về nền giáo dục và hướng đi của nền giáo dục Việt nam với chủ đề: “Thách thức khoa học: Nền Giáo dục của Lời Khuyên vs Nền Giáo dục của Việc Làm”. Tới thăm ngôi trường mới của FPT, ông hết sức xúc động và không ít lần khen ngợi và còn thẳng thắn đề xuất: “nhóm Cánh Buồm suốt bao nhiêu năm nay mơ ước có một trường Tiểu học mà chưa có, cho nên hôm nay tôi sẽ bàn với FPT về việc mở một trường Tiểu học tại đây”. Đây có thể chưa phải là một lời đề nghị chính thức, nhưng đã thể hiện được niềm tin của ông với FPT trong công cuộc đổi mới giáo dục.

Bên lề hội thảo, còn có một câu chuyện khá thú vị, khiến người ta nghĩ đến chữ “duyên”: Một ông Giám đốc của một công ty sách có ý chê hình vẽ của sách Cánh Buồm và khen các hình đồ họa của FPT rất đẹp, nhưng chỉ đến khi Phạm Toàn tủm tỉm trần tình, người ta mới biết, người vẽ hình cho sách Cánh Buồm và sản phẩm mỹ thuật của FPT là một. Ông giám đốc nọ lúc sau cũng tự đính chính là ông chỉ nhận xét tình hình Sách Giáo Khoa chung chứ cũng chưa xem kỹ sách Cánh Buồm.

Nghe Phạm Toàn nói thật

Với tư cách là diễn giả mở đầu hội thảo Educamp, Phạm Toàn thẳng thắn với người nghe: “Hôm nay, các bạn bỏ cả ngày nghỉ đến đây, vậy chúng ta phải nói cho nhau nghe những lời nói thật, chúng ta sẽ không dùng những lời lẽ vuốt ve cuộc đời này. Không khí tại buổi Hội thảo trở lên cởi mở hơn bao giờ hết.

Qua câu chuyện hài hước của nhà giáo tại Hội thảo Educamp, người ta biết được phần nào cuộc đời làm giáo dục của ông. Ông đã từng yêu, từng thương, từng giận, từng “hằn thù” với hệ thống giáo dục từ năm ông 15 tuổi, đến nỗi bỏ lên miền núi 10 năm để không còn phải nhìn thấy bóng dáng đô thị của nó. Thế rồi, vì quá mong được thay đổi nó, phải nói là quá lo cho trẻ em, cho tương lai của đất nước mới đúng, ông lại trở về và phải “núp bóng” để làm nghiên cứu, mà cũng không thể làm nó lay chuyển được. Nay, đã ở cái tuổi gần đất xa trời, không còn thời gian để trì hoãn nữa, nên ông đành “muốn làm gì thì làm”. Vậy là ông quyết định: Làm mẫu.

“Làm mẫu” không có nghĩa là mẫu mực, mà “mẫu” ở đây là một gợi ý, một sự mở đường, kích thích những nghiên cứu về trẻ em, đặc biệt là trẻ em của Dân tộc Việt, đang trước sứ mệnh trở thành những con người Việt Nam tử tế.

Lý do làm mẫu, theo Phạm Toàn là: “Ở Việt Nam, cứ bàn mãi về lý thuyết rồi sẽ chẳng đi đến đâu cả. Người Pháp có câu ‘từ bàn luận đến thực tế’ (from discussion to reality), còn ở Việt Nam thì ‘từ bàn luận, lại đến bàn luận’ (from discussion to discussion).”

Ông nhận định: “Nền giáo dục Việt Nam hiện nay như một mớ bòng bong. Người viết ra những bộ sách gây bức xúc cho dư luận thì giờ đây lại đứng lên thuyết giáo về việc cần phải làm sách giáo khoa như thế nào. Thế rồi, người ta ‘đẻ’ ra một cái khung chương trình và bắt đầu cho phép viết nhiều bộ sách giáo khoa”. Ông cho rằng, như thế chẳng khác nào “‘tự do trong vòng đèn cù’, bởi vì mỗi bộ sách cần phải thể hiện một tư tưởng riêng biệt, giống như giáo trình của FPT phải thể hiện tư tưởng của FPT chứ không phải của Bộ giáo dục.”

Theo ông, “việc gỡ rối cho nên giáo dục phải bắt đầu song song từ hai cấp [với mục đích cụ thể]: Tiểu học – với nhiệm vụ nắm chắc phương pháp học; Đại học – với nhiệm vụ tập độc lập nghiên cứu.

Ông cũng phân tích rất cụ thể về tầm quan trọng của hai bậc học này:

[Con người ta được ra đời 2 lần, lần 1 là từ bụng mẹ…]. Trẻ em bước vào lớp 1 như được “đổi đời” về mặt tinh thần, cuộc ra đời lần thứ hai này chỉ có thể được “đỡ đẻ” bởi những giáo viên Tiểu học tử tế. Không thể được đỡ đẻ theo lối: Giáo viên cấp 3 mà bị kỷ luật thì xuống dạy cấp 2, cấp 2 bị kỷ luật xuống cấp 1, còn cấp 1 mà bị kỷ luật thì xuống… dạy lớp 1…. [Mà] lớp 1 là lớp quan trọng nhất của một dân tộc”.

Đối với bậc Đại học, hiện nay người ta nghĩ mẹo để tuyển sinh cho được nhiều, mà KHÔNG tập trung nghĩ cách làm thế nào để biến sinh viên ra trường thực sự là một người có trí tuệ, có tâm hồn, có năng lực để làm việc. Cũng như việc tranh cãi về lợi nhuận, hay phi lợi nhuận cũng chẳng để làm gì.

Phạm Toàn nhận định, với tình hình thực tế này, chúng ta không thể ngay một lúc thay đổi từ A đến Z, mà phải làm mẫu. Làm ra mẫu là sản phẩm lý tưởng mà có thật:

· Mẫu của một nền GD hiện đại: tự học – tự giáo dục.

· Mẫu của những con người hiện đại: tự do và trách nhiệm.

Nhà giáo Phạm Toàn cũng “khoe” những bài thơ Haiku do trẻ em lớp 2 học theo phương pháp của Cánh Buồm làm ra, minh họa cho lối giáo dục hiện đại, đơn cử:

[Gió mùa đông thổi

Lạnh thấu xương thấu da

Một người đi qua phố

Gió heo may

Cây nghiêng mình

Mình ta]

Ông nhấn mạnh: phương pháp của Cánh Buồm không đơn thuần là phương thức giáo dục đưa công nghệ này, khác vào trường học, mà cốt yếu phải dạy cho trẻ em tự do, sáng tạo, tâm hồn phong phú.

Phần nói chuyện của ông nhận được nhiều quan tâm của những người tham gia, trong đó có những phần chia sẻ xúc động. Ông không nói quá nhiều về Cánh Buồm, song những lời ông nói ra đều chứa đựng nhiều tâm huyết:

Bao nhiêu năm nay chúng tôi làm việc không lương, vẫn mấy chữ đấy thôi: Nhiệm vụ tự giao mà trong nhóm thầy trò vẫn nói đùa với nhau rằng “mình không làm thì ai làm”.

Không ai có thể tưởng tượng, một người đã 83 tuổi vẫn chỉ ngủ có 4 tiếng một ngày, vẫn ở nhà thuê, không lấy một đồng lương nào của nhà nước. Mỗi ngày qua đi là một ngày ông để lại cho giáo dục những tri thức quý giá mà không biết đến bao giờ ở Việt Nam mới có người làm được giống như ông.

[1] Tập thể nhóm Cánh Buồm, 2011, Một nền giáo dục Việt Nam hiện đại, NXB Tri Thức

[2] http://canhbuom.edu.vn/

[3] http://hocthenao.vn/

Nguồn: http://neoedu.fpt.edu.vn/nguoi-giuong-buom-cho-doi-moi-giao-duc/