Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Chủ Nhật, 24 tháng 8, 2014

Bàn về cuốn “Từ điển Văn học (bộ mới)”

Trương Nguyên

Cuốn này đã xuất bản cách đây mười năm – 2004. Từ khi xuất bản tới nay, ngoài một bài của Đặng Tiến đăng trên BBC Tiếng Việt, tôi chưa thấy bài nào viết về nó.Vì vậy tôi viết bài đánh giá nho nhỏ này, bằng nhãn quan chật hẹp và kiến thức nông cạn để độc giả hiểu thêm về cuốn sách này cũng như hiểu thêm về văn học Việt Nam và Trung Quốc. Nếu có sai sót cúi xin tác giả bộ sách và độc giả lượng thứ.

Bộ “Từ điển Văn học (bộ mới)” được biên soạn trong 15 năm với 2300 trang, bao gồm tác gia, tác phẩm, tổ chức và hoạt động văn học và thuật ngữ văn học, do các ông Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá làm chủ biên.

Tuy đã biên soạn khá công phu nhưng không tránh khỏi thiếu sót và cũng có chỗ sót không đáng có.

Trước hết là phần thiếu về tác gia nhất là những nhà văn, nhà thơ miền Nam trước năm 1975.

Tác giả miền Nam cỡ đại gia như Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Vương Hồng Sển, Nguyễn Hiến Lê có mặt, điều này không làm ta ngạc nhiên. “Từ điển Văn học bộ mới” cũng khá phóng khoáng về chính trị đưa vào những tác giả hải ngoại như Nguyên Sa, Nhật Tiến, Cung Trầm Tưởng nhưng lại thiếu đi những nhà văn, học giả lớn của miền Nam như học giả Hoàng Xuân Việt, Nguyễn Duy Cần, Đoàn Trung Còn. Hoàng Xuân Việt tới nay đã cho ra đời hơn 100 tác phẩm, thanh niên miền Nam nhiều thế hệ say mê đọc ông và tôn ông làm thầy. Nguyễn Duy Cần nhờ có vốn Hán học và chỉ có bằng thành chung nhưng học giả suốt đời đi xe đạp và ở nhà thuê đó đã để cho chúng nhiều tác phấm có giá trị dù tác phẩm cúa ông viết cách đây đã hơn 60 năm, nhiều đoạn trong sách của ông được người ta học thuộc như: Cái dũng của thánh nhân, Cái cười của thánh nhân, Lão Tử Đạo Đức Kinh, Trang Tử Nam Hoa Kinh, Chu Dịch huyền giải, Dịch học tinh hoa, Phật học tinh hoa. Đoàn Trung Còn cũng là nhà Hán học uyên thâm với lối văn mộc mạc, dùng từ bình dân, đọc lên ai cũng hiểu, sách của ông được phổ biến khắp Nam kì lục tỉnh. Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm rất có giá trị, ông dịch Phật học từ điển, dịch Hiếu kinh, Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử. Ngoài ra học giả họ Đoàn còn viết: Lịch sử Phật giáo, Văn minh nhà Phật, Triết lí nhà Phật, Đạo lí nhà Phật... đều là những cuốn được biên soạn công phu.

Nhà văn còn thiếu như Mai Thảo, Doãn Quốc Sĩ, Nguyễn Mạnh Côn – mấy nhà văn này có tư tưởng chống Cộng; người theo Cộng như Thiên Giang Trần Kim Bảng và Vũ Hạnh lại có mặt. Thiếu cả Võ Phiến, nhà văn có tài phân tích tâm lí chẻ sợi tóc làm tư, về tạp bút thi sĩ Đông Hồ khen ông là nhất miền Nam. Thiếu cả Thanh Tâm Tuyền. Dương Nghiễm Mậu có mặt, nhưng thiếu Kinh Dương Vương, Nguyễn Mộng Giác – một nhà văn có tài xây dựng và kể truyện hấp dẫn. Ngu Í Nguyễn Hữu Ngư có mặt.

Phía nhà thơ tất nhiên phải có Đông Hồ, Quách Tấn, Bùi Giáng, Nguyên Sa nhưng lại vắng mặt Kiên Giang, Trần Tuấn Kiệt, Tạ Tỵ, Huy Lực, Tuệ Mai, Quách Thoại, Hư Chu, Đông Xuyên.

Về ngôn ngữ học Lê Ngọc Trụ có mặt, song lại vắng mặt Trương Văn Chình và Nguyễn Bạt Tuỵ.

Nhiều tác phẩm có tiếng mà chưa được từ điển này nêu tên. Nếu như học giả họ Đào được giới thiệu cuốn hồi kí Nhớ nghĩ chiều hôm, thì lão trượng họ Nguyễn lại không được giới thiệu cuốn Hồi kí Nguyễn Hiến Lê nổi tiếng và tôi cho nó giá trị hơn cuốn Nhớ nghĩ chiều hôm nhiều lắm.

Một công trình quan trọng của học giả họ Ngô là chú giải và dịch cuốn Kinh Dịch, nhưng chúng ta cũng không thấy tác giả nhắc đến khi viết về Ngô Tất Tố.

Về học gỉa Trần Trọng Kim không thấy tác giả nhắc tới cuốn hồi kí Một cơn gió bụi của ông. Theo tôi cuốn đó không chỉ có giá trị về văn học mà còn có giá trị về lịch sử. Đọc cuốn đó ta thấy học giả họ Trần tuy tuổi đã cao mà còn chạy vạy ngược xuôi lo cho nước ra sao.

Ngoài ra còn vắng mặt học giả Nguyễn Văn Hầu, tác giả những cuốn Thuật viết văn, Chí sĩ Nguyễn Quang Diêu, Nửa tháng trong miền Thất Sơn, Thoại Ngọc Hầu đều có giá trị.

Ngoài ra nhóm nghiên cứu tôn giáo có Kim Định nhưng không có Nhất Hạnh và Nguyễn Văn Trung.

Ngoài ra còn có những lỗi nhỏ như tên tác giả là Vũ Hoành phải sửa lại là Võ Hoành. Trang 613 nhầm địa danh Nà Hang ở Tuyên Quang phải chỉnh lại là Na Hang. Trang viết về Thu Bồn nhầm là Lồ Ồ mà phải sửa lại là Lô Ồ, một khu nghỉ mát ở Bình Dương. Trang viết về Phan Thanh Giản viết là thực dân Pháp đánh úp thành Vĩnh Long khi Phan Thanh Giản đang thương lượng. Sự thực Phan Thanh Giản đã nộp thành cho giặc sau khi xuống tàu thương lượng với quân Pháp. Trang về Tào Phi tác giả nói Tào Phi là con thứ của Tào Tháo là không đúng. Tào Phi là con trưởng.

Phần văn học Trung Quốc thiếu rất nhiều phải kể đến cuối đời Thanh có Lưu Ngạc với Lão tàn du kí nhưng thiếu Lâm Thư một nhà văn, dịch giả lớn, ông dịch 171 tác phẩm văn học của phương Tây để giới thiệu với đồng bào ông. Trong đó có 40 tác phẩm có giá trị. Nhiều nhà phê bình cho rằng bản dịch của ông còn hay hơn nguyên tác của nó. Vắng cả Đàm Tự Đồng, ông nguyện lấy máu mình để tưới mầm cho cách mạng, vắng mặt cả Ngô Ốc Nghiêu.

Văn học Trung Quốc hiện đại thì từ điển không có Chu Tác Nhân, Lạc Hoa Sinh, Lăng Thúc Hoa. Thiếu Ngô Tương Tổ, Thẩm Tòng Văn, Tiêu Quân, Biện Chi Lâm, Sư Đà, Phùng Chí, Lí Quý, Văn Nhất Đa đều là những nhà văn ở đại lục.

Nhà văn ở Đài Loan có mặt Hồ Thích nhưng thiếu Khương Quý, Toàn Phong là những nhà văn chống Cộng.

Trương Ái Linh ở Hồng Công cũng không có trong từ điển này.

Tuy nhiên nói như ông Đặng Tiến dù thiếu rất nhiều nhưng không nên chê trách gì ban chủ biên vì chưa chắc gì họ đã là chủ đường biên.

Nếu để ý ta thấy nền văn hóa Trung Hoa phân khá hai miền Nam-Bắc. Văn học cũng vậy.

Triết gia miền Bắc có Khổng, Mạnh. Nam có Lão, Trang. Bắc có Kinh Thi, Nam có Sở từ. Văn học Trung Hoa được giới thiệu khá đầy đủ. Phú đời Hán, thơ đời Đường, từ đời Tống, kịch đời Nguyên và tiểu thuyết thời Minh – Thanh. Sau cách mạng Tân Hợi chia làm ba phái, một theo Cộng, một trung đạo, một theo Quốc Dân Đảng.

Văn học của ta không phát triển mạnh bằng Trung Hoa, không có những tác gia lớn cỡ như nhà văn Lỗ Tấn, thơ Quách Mạt Nhược, kịch Tào Ngu, học giả Hồ Thích và Lâm Ngữ Đường, dịch giả Lâm Thư… nhưng văn ta cũng có Nguyễn Tuân, Nam Cao, thơ ta có Xuân Diệu, học giả ta có Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, dịch giả ta có văn hào Nguyễn Văn Vĩnh.

Hai nước đều ở thời kì Đảng trị nên nhà văn chưa được tự do ngôn luận. Văn nghệ đang bị chính trị chi phối rất nhiều, văn nghệ phải phục vụ chính trị. Lớp nhà văn bên Trung Hoa đấu tranh đòi tách văn nghệ ra khỏi chính trị nhưng bị Mao đập tơi tả. Hồ Phong đi tù hơn 20 năm. Đinh Linh và Phùng Tuyết Phong cũng bóc lịch. Làm văn nghệ hóa ra lại là nghề nguy hiểm như leo dây làm xiếc, trật là vỡ sọ ngay. Ở ta cũng theo Cộng như Trung Hoa nên cũng có án Nhân Văn – Giai Phẩm; vì dám đòi tự do sáng tác mà Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Hoàng Cầm, Thụy An vào tù. Đào Duy Anh, Trương Tửu, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo đều mất chức giáo sư đại học.

Xem ra một xã hội mà nghề cầm bút và nghề luật sư không phải là nghề tự do thì không thể gọi là xã hội tự do được.

Trương Nguyên

Cuốn này đã xuất bản cách đây mười năm – 2004. Từ khi xuất bản tới nay ngoài một bài của Đặng Tiến đăng trên BBC Tiếng Việt, tôi chưa thấy bài nào viết về nó.Vì vậy tôi viết bài đánh giá nho nhỏ này, bằng nhãn quan chật hẹp và kiến thức nông cạn để độc giả hiểu thêm về cuốn sách này cũng như hiểu thêm về văn học Việt Nam và Trung Quốc. Nếu có sai sót cúi xin tác giả bộ sách và độc giả lượng thứ.
Bộ “Từ điển Văn học (bộ mới)” được biên soạn trong 15 năm với 2300 trang, bao gồm tác gia, tác phẩm, tổ chức và hoạt động văn học và thuật ngữ văn học, do các ông Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá làm chủ biên.
Tuy đã biên soạn khá công phu nhưng không tránh khỏi thiếu sót và cũng có chỗ sót không đáng có.
Trước hết là phần thiếu về tác gia nhất là những nhà văn, nhà thơ miền Nam trước năm 1975.
Tác giả miền Nam cỡ đại gia như Hồ Biểu Chánh, Bình Nguyên Lộc, Vương Hồng Sển, Nguyễn Hiến Lê có mặt, điều này không làm ta ngạc nhiên. “Từ điển Văn học bộ mới” cũng khá phóng khoáng về chính trị đưa vào những tác giả hải ngoại như Nguyên Sa, Nhật Tiến, Cung Trầm Tưởng nhưng lại thiếu đi những nhà văn, học giả lớn của miền Nam như học giả Hoàng Xuân Việt, Nguyễn Duy Cần, Đoàn Trung Còn. Hoàng Xuân Việt tới nay đã cho ra đời hơn 100 tác phẩm, thanh niên miền Nam nhiều thế hệ say mê đọc ông và tôn ông làm thầy. Nguyễn Duy Cần nhờ có vốn Hán học và chỉ có bằng thành chung nhưng học giả suốt đời đi xe đạp và ở nhà thuê đó đã để cho chúng nhiều tác phấm có giá trị dù tác phẩm cúa ông viết cách đây đã hơn 60 năm, nhiều đoạn trong sách của ông được người ta học thuộc như: Cái dũng của thánh nhân, Cái cười của thánh nhân, Lão Tử Đạo Đức Kinh, Trang Tử Nam Hoa Kinh, Chu Dịch huyền giải, Dịch học tinh hoa, Phật học tinh hoa. Đoàn Trung Còn cũng là nhà Hán học uyên thâm với lối văn mộc mạc, dùng từ bình dân, đọc lên ai cũng hiểu, sách của ông được phổ biến khắp Nam kì lục tỉnh. Ông để lại cho đời nhiều tác phẩm rất có giá trị, ông dịch Phật học từ điển, dịch Hiếu kinh, Đại học, Trung dung, Luận ngữ, Mạnh Tử. Ngoài ra học giả họ Đoàn còn viết: Lịch sử Phật giáo, Văn minh nhà Phật, Triết lí nhà Phật, Đạo lí nhà Phật... đều là những cuốn được biên soạn công phu.
Nhà văn còn thiếu như Mai Thảo, Doãn Quốc Sĩ, Nguyễn Mạnh Côn – mấy nhà văn này có tư tưởng chống Cộng; người theo Cộng như Thiên Giang Trần Kim Bảng và Vũ Hạnh lại có mặt. Thiếu cả Võ Phiến, nhà văn có tài phân tích tâm lí chẻ sợi tóc làm tư, về tạp bút thi sĩ Đông Hồ khen ông là nhất miền Nam. Thiếu cả Thanh Tâm Tuyền. Dương Nghiễm Mậu có mặt, nhưng thiếu Kinh Dương Vương, Nguyễn Mộng Giác – một nhà văn có tài xây dựng và kể truyện hấp dẫn. Ngu Í Nguyễn Hữu Ngư có mặt.
Phía nhà thơ tất nhiên phải có Đông Hồ, Quách Tấn, Bùi Giáng, Nguyên Sa nhưng lại vắng mặt Kiên Giang, Trần Tuấn Kiệt, Tạ Tỵ, Huy Lực, Tuệ Mai, Quách Thoại, Hư Chu, Đông Xuyên.
Về ngôn ngữ học Lê Ngọc Trụ có mặt, song lại vắng mặt Trương Văn Chình và Nguyễn Bạt Tuỵ.
Nhiều tác phẩm có tiếng mà chưa được từ điển này nêu tên. Nếu như học giả họ Đào được giới thiệu cuốn hồi kí Nhớ nghĩ chiều hôm, thì lão trượng họ Nguyễn lại không được giới thiệu cuốn Hồi kí Nguyễn Hiến Lê nổi tiếng và tôi cho nó giá trị hơn cuốn Nhớ nghĩ chiều hôm nhiều lắm.
Một công trình quan trọng của học giả họ Ngô là chú giải và dịch cuốn Kinh Dịch, nhưng chúng ta cũng không thấy tác giả nhắc đến khi viết về Ngô Tất Tố.
Về học gỉa Trần Trọng Kim không thấy tác giả nhắc tới cuốn hồi kí Một cơn gió bụi của ông. Theo tôi cuốn đó không chỉ có giá trị về văn học mà còn có giá trị về lịch sử. Đọc cuốn đó ta thấy học giả họ Trần tuy tuổi đã cao mà còn chạy vạy ngược xuôi lo cho nước ra sao.
Ngoài ra còn vắng mặt học giả Nguyễn Văn Hầu, tác giả những cuốn Thuật viết văn, Chí sĩ Nguyễn Quang Diêu, Nửa tháng trong miền Thất Sơn, Thoại Ngọc Hầu đều có giá trị.
Ngoài ra nhóm nghiên cứu tôn giáo có Kim Định nhưng không có Nhất Hạnh và Nguyễn Văn Trung.

Ngoài ra còn có những lỗi nhỏ như tên tác giả là Vũ Hoành phải sửa lại là Võ Hoành. Trang 613 nhầm địa danh Nà Hang ở Tuyên Quang phải chỉnh lại là Na Hang. Trang viết về Thu Bồn nhầm là Lồ Ồ mà phải sửa lại là Lô Ồ, một khu nghỉ mát ở Bình Dương. Trang viết về Phan Thanh Giản viết là thực dân Pháp đánh úp thành Vĩnh Long khi Phan Thanh Giản đang thương lượng. Sự thực Phan Thanh Giản đã nộp thành cho giặc sau khi xuống tàu thương lượng với quân Pháp. Trang về Tào Phi tác giả nói Tào Phi là con thứ của Tào Tháo là không đúng. Tào Phi là con trưởng.

Phần văn học Trung Quốc thiếu rất nhiều phải kể đến cuối đời Thanh có Lưu Ngạc với Lão tàn du kí nhưng thiếu Lâm Thư một nhà văn, dịch giả lớn, ông dịch 171 tác phẩm văn học của phương Tây để giới thiệu với đồng bào ông. Trong đó có 40 tác phẩm có giá trị. Nhiều nhà phê bình cho rằng bản dịch của ông còn hay hơn nguyên tác của nó. Vắng cả Đàm Tự Đồng, ông nguyện lấy máu mình để tưới mầm cho cách mạng, vắng mặt cả Ngô Ốc Nghiêu.
Văn học Trung Quốc hiện đại thì từ điển không có Chu Tác Nhân, Lạc Hoa Sinh, Lăng Thúc Hoa. Thiếu Ngô Tương Tổ, Thẩm Tòng Văn, Tiêu Quân, Biện Chi Lâm, Sư Đà, Phùng Chí, Lí Quý, Văn Nhất Đa đều là những nhà văn ở đại lục.
Nhà văn ở Đài Loan có mặt Hồ Thích nhưng thiếu Khương Quý, Toàn Phong là những nhà văn chống Cộng.
Trương Ái Linh ở Hồng Công cũng không có trong từ điển này.
Tuy nhiên nói như ông Đặng Tiến dù thiếu rất nhiều nhưng không nên chê trách gì ban chủ biên vì chưa chắc gì họ đã là chủ đường biên.
Nếu để ý ta thấy nền văn hóa Trung Hoa phân khá hai miền Nam-Bắc. Văn học cũng vậy.
Triết gia miền Bắc có Khổng, Mạnh. Nam có Lão, Trang. Bắc có Kinh Thi, Nam có Sở từ. Văn học Trung Hoa được giới thiệu khá đầy đủ. Phú đời Hán, thơ đời Đường, từ đời Tống, kịch đời Nguyên và tiểu thuyết thời Minh- Thanh. Sau cách mạng Tân Hợi chia làm ba phái, một theo Cộng, một trung đạo, một theo Quốc Dân Đảng.

Văn học của ta không phát triển mạnh bằng Trung Hoa, không có những tác gia lớn cỡ như nhà văn Lỗ Tấn, thơ Quách Mạt Nhược, kịch Tào Ngu, học giả Hồ Thích và Lâm Ngữ Đường, dịch giả Lâm Thư… nhưng văn ta cũng có Nguyễn Tuân, Nam Cao, thơ ta có Xuân Diệu, học giả ta có Đào Duy Anh, Hoàng xuân Hãn, dịch giả ta có văn hào Nguyễn Văn Vĩnh.
Hai nước đều ở thời kì Đảng trị nên nhà văn chưa được tự do ngôn luận. Văn nghệ đang bị chính trị chi phối rất nhiều, văn nghệ phải phục vụ chính trị. Lớp nhà văn bên Trung Hoa đấu tranh đòi tách văn nghệ ra khỏi chính trị nhưng bị Mao đập tơi tả. Hồ Phong đi tù hơn 20 năm. Đinh Linh và Phùng Tuyết Phong cũng bóc lịch. Làm văn nghệ hóa ra lại là nghề nguy hiểm như leo dây làm xiếc, trật là vỡ sọ ngay. Ở ta cũng theo Cộng như Trung Hoa nên cũng có án Nhân Văn – Giai Phẩm; vì dám đòi tự do sáng tác mà Nguyễn Hữu Đang, Trần Dần, Hoàng Cầm, Thụy An vào tù. Đào Duy Anh, Trương Tửu, Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thảo đều mất chức giáo sư đại học.
Xem ra một xã hội mà nghề cầm bút và nghề luật sư không phải là nghề tự do thì không thể gọi là xã hội tự do được.