Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 12 tháng 2, 2018

Kẻ Di Truyền Sách (kỳ 8)

Trần Vũ thực hiện

clip_image002

Historical-figures-onlookers-Middle-Ages-execution-Painting-Poster-Canvas-Art-Printing-for-Home-Decor

clip_image004Trần Vũ: Khi giới thiệu trào lưu mới Transréalisme mà anh dịch là Chuyển đổi Hiện thực trong tập Ý Thức Sáng Tác Truyện Ngắn, Ngu Yên chuyển ngữ Sơn Aint của Rudy Rucker để làm mẫu. Là câu chuyện của một nữ sinh viên Shirley Nguyễn phát minh ra một loại sơn di động đặc biệt có khả năng giao cảm với con người, một hôm say mèm Shirley đã sơn hết căn nhà của mình rồi khi thức giấc thấy bạn trai Stuart đã chết, thay vào đó là một thanh niên Á châu với ánh mắt trìu mến vừa chui từ trong lớp sơn ra, cánh tay còn dính trên tường và ngón chân dài ngoằn chưa khô. Thanh niên xưng tên Khánh Đỗ, thông báo với mẹ Shirley là anh yêu cô, đã đính hôn với Shirley và hôm nay làm đám cưới, rồi cả hai dọn đi Berkeley!

Đọc Sơn Aint, tôi cảm giác đang xem tranh Dali. Mà Dali là hội họa Siêu thực. Vậy Chuyển đổi Hiện thực khác Siêu thực chỗ nào? Rõ ràng là Sơn Aint cùng mô týp với chất huyễn của những bức họa nổi tiếng Mặt đồng hồ chảy nhão hay Lũ voi chân dài lòng thòng của Dali. Ngu Yên viết: “Nền tảng của Chuyển đổi Hiện thực là áp dụng chung các kỹ thuật phối hợp các yếu tố kỳ quái, tưởng tượng, được dùng trong khoa học viễn tưởng, với những kỹ thuật của nhận thức trực tiếp về mô tả từ chủ nghĩa Hiện thực Tự nhiên.” Tôi chưa thấy khác với Hiện thực Huyền ảo. Vì ở phái này, cũng là tưởng tượng thần kỳ kếp hợp với thực tế tự nhiên. Anh vui lòng lên bục giảng lần nữa, giải thích khác biệt căn bản giữa Siêu thực, Hiện thực Huyền ảo, Chuyển đổi Hiện thực và Quái đản (Fantastique).

clip_image006Ngu Yên: Anh Vũ và bạn đọc, để tôi kể những gì đã từng đọc qua cho các bạn mua vui. Còn giảng thuyết cần phải nghiêm túc và sâu rộng hơn nữa. Ở Chùa Việt Nam tại Houston, có một vị tỳ kheo vô danh. Trong một lần ghé chùa, tôi được thọ giáo với ông. Tôi hỏi: - Thầy có biết, rắn độc và con người cùng được sinh ra trên quả đất này, để làm gì không? Ông trả lời: - Để luân hồi. Văn chương có bản tính luân hồi. Bất kỳ tư tưởng nào chết đi, sẽ tái sinh trong tư tưởng khác. Bất kỳ học thuyết nào khai tử, sẽ trở lại trong một minh chứng cao kỳ hơn. Bất kỳ một thẩm mỹ nào lỗi thời, sẽ phục hồi trong thời trang về sau. Nếu dùng học thuyết nguyên tử cấu tạo vạn vật, áp dụng vào văn chương, phân chia tất cả lý thuyết thành những đơn vị nhỏ nhất, chúng sẽ giống nhau. Như vậy chúng ta sẽ bắt đầu từ cội nguồn này, thám hiểm sự thành hình của hiện thực và tưởng tượng trong lãnh vực văn chương.

Biểu hiện thực sự của thông minh không phải là kiến thức, mà là tưởng tượng. (Albert Einstein.)

Không có thực tế, không có tưởng tượng. Nhận thức về thực tế phát triển theo trí tuệ và văn minh khoa học. Do đó, tưởng tượng phát triển theo thực tế và phát triển càng lúc càng nhanh càng cao hơn thực tế trong cùng một thời điểm. Đơn vị nhỏ nhất của thực tế, đính kèm đơn vị tưởng tượng từ thực tế đó, là đơn vị căn bản cho bất kỳ thể loại văn chương nào. Khi thực tế và tưởng tượng của nó kết hợp trong một cấu trúc, một đề tài, được diễn đạt một cách mỹ thuật, chúng ta có văn bản văn chương. Nhưng vì năng lực tưởng tượng gia tốc so với nhận thức về thực tế, khiến cho văn chương trở thành nghệ thuật hư cấu, không phải chỉ tường thuật. Mức độ tương tác và sinh hoạt giữa thực tế và tưởng tượng tạo ra lý thuyết, học thuyết, phong trào, chủ nghĩa ...văn học. Nhìn theo giá trị ý nghĩa, các lý thuyết văn học đều có mục đích giải quyết, xoa dịu, hoặc làm thỏa mãn ở một mức độ nào đó, về những vấn đề, vấn nạn của xã hội và con người. Nhưng mỗi lý thuyết có cách giải quyết khác nhau. Hầu hết vì mỗi lý thuyết dựa trên một niềm tin, một tư tưởng khác biệt. Cụ thể hơn, mời bạn đọc theo dõi Cây Đồ Thuyết. Tôi chỉ ghi lại sơ lược vài lý thuyết đại diện, có tầm ảnh hưởng toàn cầu.

clip_image008

Cây Đồ Thuyết

Nhìn vào Cây Đồ Thuyết này, chúng ta có thể nói ngay, Chủ nghĩa Siêu Thực là chủ nghĩa toàn cầu đầu tiên khai thác tưởng tượng một cách phá truyền thống. Tạo ra một truyền thống khác. Tương tựa như học thuyết Dramatica đang nỗ lực phá vỡ chức năng và hiệu quả tưởng tượng thuộc về con người, thay thế bằng chức năng hư cấu của điện tử (software). Từ Siêu Thực, tưởng tượng phá vỡ phạm vi của tưởng tượng ý thức, trở thành tưởng tượng đặc quyền của vô thức. Thể hiện lý thuyết tâm lý của Freud, đang sôi sục và thuyết phục lúc đương thời. Bản chất và năng lực của tưởng tượng vô thức trở thành động lực và yếu tố cho nhiều học thuyết xây dựng về sau. Trong đó có Magic Realism và Transrealism.

Nếu Siêu Thực hư cấu tưởng tượng của ám ảnh, của bí ẩn tâm lý, của bệnh lý qua hiện thực để truyền đạt, thì Magic Realism hư cấu tưởng tượng từ cấu trúc hoang đường. Một sự hòa hợp giữa thần thoại Tây phương và huyền thoại, cổ tích Châu Mỹ Latin. Trong khi Transrealism chủ trương hư cấu tưởng tượng đến từ hiện thực của khoa học. Những gì khoa học chứng minh hôm nay, hoặc dự phóng ngày mai, Transrealism đưa đi xa hơn nữa, nhưng vẫn trong một kỳ vọng, chuyện tưởng tượng có thể xảy ra, như Hai Mươi Ngàn Dặm Dưới Đáy Biển của tác giả Jules Verne, phát hành năm 1870. Sau đó, tàu ngầm đã chứng minh những gì tác giả tưởng tượng dưới lòng biển sâu.

Siêu Thực, Hiện Thực Huyền Ảo (tôi gọi là Hóa Ảo Hiện Thực), và Chuyển Đổi Hiện Thực, đều có thuật ngữ "thực". Nhưng "thực" ở đây nằm trong ý nghĩa không thực. Cách giải quyết vấn đề của các lý thuyết trên, tựu trung, tùy vào sự khác biệt của thể loại tưởng tượng, liều lượng kết hợp với hiện thực và học thuật sinh hoạt của hư cấu.

Truyện ngắn Sơn Aint của Rudy Rucker rất kỳ thú. Xây dựng trên ý thức khoa học về sự tiến bộ của hóa học. Kết hợp với khoa học của truyền hình, của internet cách không (wireless). Có thể đưa hình ảnh vào trong lớp sơn trên tường. Cho người đọc biết là không thực, nhưng kể y như thực. Người đọc có cảm giác chuyện không thực này sẽ có lúc trở thành thực, nếu khoa học tiếp tục phát huy về chiều hướng này. Kỳ thú hơn nữa vì Rucker viết về một vấn đề của người Việt: Hôn nhân khác chủng tộc. Đa số cha mẹ ở thế hệ thứ nhất không hài lòng khi con cái lập hôn khác màu da. Thường thì phải chấp nhận vì không thể làm gì khác hơn. Mẹ của cô Shirley Nguyễn đại diện cho mẫu người cực đoan, cấm đoán, theo dõi, không cho con gái bà có tình nhân ngoại quốc. Đoạn kết của câu truyện khiến người đọc bàng hoàng: Giấc mơ của Shirley? Hoặc tài năng phi thường của cô đã tạo ra nhân vật tình nhân người Việt (ba chiều) từ hình ảnh trong chất sơn? Chuyện gì xảy ra cho người tình ngoại quốc? Anh Vũ có khả năng liên tưởng đồi dào, nhạy bén. Tôi đồng ý như anh nói. Cũng có thể, bức tranh Dalí là động cơ thúc đẩy Sơn Aint được sáng tác.

Tư tưởng và văn minh nhân loại tiếp tục phát triển, khả năng nhận thức thực tế thay đổi theo. Dẫn đến quan niệm về sự thật không còn như sự thật. Dẫn đến niềm tin phải được cải thiện. Học thuyết Mới ra đời. Học thuyết đó cũ dần. khai tử. Học thuyết khác thay thế. Cứ như vậy, nhưng đơn vị thực tế và tưởng tượng không thay đổi chỉ sinh hoạt khác, phức tạp và đa dạng hơn. Tưởng tượng mỹ học sẽ tiếp tục phát triển theo khuynh hướng tư tưởng và thẩm mỹ chung. Vào thế kỷ 21, cao trào của truyện là học thuyết Surfiction. Cực đoan trong sự chối bỏ chức năng cân bằng của thực tế trong thực tại "hỗn loạn". Thể hiện trong Truyện Siêu Hư Cấu. Tôi có thử nghiệm trong postorem: Kẽ Nứt Nhàm Chán Trên Tường Tử Sinh. Hoàn toàn là hư cấu. Thực tế chỉ còn cái vỏ không ruột, đưa vào sinh hoạt của hư cấu, như dùng vỏ sò vỏ ốc xây bức tường dọc theo biển.

Không có thứ gì cứ tiến tới mãi mà không dừng nghỉ. Tưởng tượng cũng không ra khỏi định luật sinh tồn này. Sơ đồ sinh hoạt của khả năng tưởng tượng, áp dụng vào văn chương:

clip_image010

Tôi cho rằng tiến trình của tưởng tượng trong văn chương sẽ đổi đầu, trở về tìm lại người anh em "thực tế" đang chậm rãi phía sau. Có thể sau đó. sẽ có một phát triển mới. Thế kỷ 21 có thể sẽ đưa truyện và thơ sang lối rẽ khác, trước hết là "khuynh hướng" "hư cấu của điện tử" đang được theo dõi qua vài học thuyết mới. Có triển vọng nhất là Dramatica.

(Còn tiếp)

(*) Tranh James Worrad và Afarin Sajedi

Thư mục bộ sách Ý thức Sáng tác của Ngu Yên

Trên Kệ Sách Amazon: Amazon.com. Search: Gõ vào tựa đề sách, không dùng dấu. Type in the title.

1. “Ý Thức về Dịch Thuật”. Biên khảo về dịch thuật, dịch thơ.

2. “Độc Quạnh” Thơ. Từ giã dòng thơ cũ.

3. “Tôi Không Biết”. Tập 1 &2. Giới thiệu, nhận định, dịch toàn bộ thơ Wislawa Szymborska. Nobel 1996.

4. “Học Thuyết Truyện Ngắn Hiện Đại”. Cuốn 1 của bộ sách Ý Thức Sáng Tác Truyện.

5. “Học Thuật Truyện Ngắn Hiện Đại”. Cuốn 2 của bộ sách Ý Thức Sáng Tác Truyện.

6. “Văn Học Truyện Hậu Hiện Đại”. Cuốn 3 của bộ sách Ý Thức Sáng Tác Truyện.

7. “Văn Học Truyện Đương Đại”. Cuốn 4 của bộ sách Ý Thức Sáng Tác Truyện  (Chưa phát hành)

8. “Ý Thức Sáng Tác Truyện Ngắn Hiện Đại”. Bộ 1.

“Ý Thức Sáng tác Truyện Hậu Hiện Đại và Đương Đại.” Bộ 2. (Chưa phát hành)

9.  “Tôi Học Được Bí Mật Của U sầu. Tập 1.  Thơ Federico Garcia Lorca.” Tái tác và tái bản.

“Mộ Phần Tôi Ở Đâu?. Tập 2.  Thơ Federico Garcia Lorca.” Tái tác và tái bản.

https://www.amazon.com/s/ref=sr_st_date-desc-rank?rh=n%3A283155%2Cp_27%3ANgu+Yen&qid=1514468153&sort=date-desc-rank