Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 13 tháng 4, 2015

VTV xây Tháp truyền hình cao nhất thế giới khi người dân đang “bội thực" và "ngộ độc" bởi truyền hình ?

Phạm Viết Đào

Thông thường tất cả các quốc gia trên thế giới khi tính đến bài đi vay vốn trong và ngoài nước đều xuất phát từ 2 nhu cầu:
-1/ Đầu tư cho những dự án quốc kế dân sinh cấp thiết như đường sá, cầu cống, hạ tầng giao thông, bệnh viện trường học vô cùng thiết yếu đối với dịch vụ công; Nếu để thiếu, yếu sẽ gây ra các hội chứng xấu cho kinh tế xã hội, nhiều hệ luỵ phát sinh khi mà ngân sách nhà nước hiện không cáng đáng được;
-2/ Đầu tư cho những dự án có khả năng sinh lời nhanh, cần vay để đầu tư ngay, cấp tập để tạo nên những đầu tàu kinh tế, kích hoạt kinh tế phát triển; Những khoản vay này thường do các tập đoàn, các doanh nghiệp cổ phần đứng ra vay…
Nếu đối với 2 tiêu chí này thì Tháp truyền hình do VTV dự định xây không giống ai: vay vốn xây tháp truyền hình để mục đích tạo dựng một biểu tượng kiến trúc-truyền hình-văn hoá cho Hà Nội? Phải xây cao vì không thể thấp hơn những tháp của các nước khác đã xây trước đó ? ( Xây theo tâm lý con gà tức nhau tiếng gáy…)
Chính phủ Việt Nam đã bật đèn xanh cho việc đầu tư 1 công trình không giống ai, theo khái toán lên tới 600 triệu USD; dự án sẽ tự huy động vốn trong và ngoài nước, không dùng nguồn ngân sách?
Dù không sử dụng vốn ngân sách, Chính phủ không chịu trách nhiệm trả nguồn vốn xây Tháp truyền hình nhưng VTV là một cơ quan trực thuộc Chính phủ, các khoản thu chi của Đài chính phủ vẫn phải chịu trách nhiệm kiểm soát, điều tiết và cái công ty được thành lập để xây tháp truyền hình vẫn núp bóng “con cưng” chính phủ. Hàng năm Chính phủ vẫn phải cấp thêm, ngoài khoản thu dịch vụ quảng cáo, cho thuê sóng của Đài; năm 2014 cấp thêm cho VTV 45 tỷ 970 triệu VND…

Việc VTV lập đề án xây dựng một cái tháp truyền hình vào loại cao nhất thế giới: 636 m, trong tình cảnh: Hệ thống bệnh viện, trường học, cầu cống, cây xanh, công viên các công trình phúc lợi công cộng đang quá tải, teo tóp và người dân đang được hưởng rất ít; Hễ đụng đến gì cũng phải chi tiền và chi tiền rất nhiều mặc dù lĩnh vực ý tế ngay những người bỏ tiền ra mua bảo hiểm sự hưởng thụ, đền bù khi gặp rủi ro cùng chưa được là bao…
Theo thông tin báo chí thì tới năm 2020: các dịch vụ giáo dục, y tế sẽ theo cơ chế thị trường chứ không còn một xu phúc lợi từ nguồn ngân sách cấp?
Thế nhưng hiện Đài truyền hình TW có 9 kênh phát liên tục 24 h/ngày; ngoài ra còn truyền hinh khu vực; Bên cạnh đó còn có 20 kênh truyền hình người Việt Nam ở nước ngoài…
Bên cạnh Đài truyền hình TW trực thuộc Chính phủ còn có VTC trực thuộc Bộ Thông tin-Truyền thông, VOV-Đài tiếng nói Việt Nam, Thông tin có hình ảnh thực chất là Đài truyền hình, Truyền hình thông tấn, Truyền hình Quốc hội…
Ngoài hệ thống truyền hình TW, 60 tỉnh thành còn có Đài truyền hình riêng và tai phần lớn các huyện trong cả nước còn có truyền hình huyện có khả năng thu phát, tiếp sóng…
Người dân mở truyền hình ra là thấy chương trình nhảy múa vui chơi, phim truyện nhiều tập mà chủ yếu là phim nước ngoài; trong khi phim Việt Nam sản xuất không đủ nên người xem bị phim Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc… nhồi nhét dẫn tới hậu quả: lớp trẻ thuộc sử Trung Quốc hơn là sử Việt; ăn mặc, sử dụng mỹ phẩm rặt giống cái ngôi sao Hàn Quốc, Hồng Kông.
Mới đây báo chí đưa tin: một số bạn trẻ đã khóc ngất khi tiếp cận với các ngôi sao nghe nhìn Hàn Quốc; trong khi đó thử nhớ một nhân vật lịch sử có công lớn của Việt Nam nào đó các em lại không nhớ. Hiện lớp trẻ Việt có vẻ thông thạo và cập nhật với hết thảy các thứ mỹ phẩm thời trang của Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc…mà truyền hình là đầu mối tiếp thị biến giới trẻ thành thị trường tiêu thụ cho các quốc gia đó những thứ hàng xa xỉ.
Người viết bài này có người bạn có con mở cửa hàng kinh doanh cửa hàng mỹ phẩm thời trang ở một phố cổ của Hà Nội. Anh bạn cho biết: con anh thuê 1 cửa hàng 35 m2 ở phố này mỗi tháng phải trả 100.000.000 VNĐ tương đương 5000 USD chỉ để kinh doanh thời trang, ăn theo mode thời trang, mỹ phẩm của các ngôi sao truyền hình… Để có lãi 100.000.000 VNĐ/tháng, một cửa hàng thôi cũng đã tung ra thị trường bao nhiêu quần áo, mỹ phẩm ?
Mặc dù bội thực về chương trình thông tin truyền hình nhưng không rõ chất lượng thông tin thế nào mà mới đây ông Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, sắp hết nhiệm kỳ Thủ tướng thứ 2 mới ngớ ra là Việt Nam đang đội sổ về phát triển trong khối nước ASEAN về nhiều lĩnh vực?
Đài truyền hình VTV chắc chắn là một trong những nơi cung cấp thông tin chính thống cho Chính phủ mà làm sao để Thủ tướng không nắm được tình hình, vậy thì hoạch định chính sách như thế nào, quản lý xã hội dựa vào đâu?
Mới đây Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã công khai nhận trách nhiệm về mình về các yếu kém của Chính phủ…Truyền hình là đội quân chủ lực cung cấp thông tin cho Chính phủ có chịu trách nhiệm gì không trước những yếu kém của Chỉnh phủ, như Thủ tướng đã công khai thừa nhận trên các phương tiện truyền thông ?
Bên cạnh những mặt tích cực thì mặt trái của phương tiện nghe nhìn hiện đại mà Truyền hình là kẻ đầu têu đó là: Dẫn tới sự vô cảm, liệt cảm, sự manh động, kích động bản năng, bản ngã, làm thui chột văn hoá ngẫm suy do thói quen đọc sách, văn hoá đọc tạo lập, lập trình trong tiềm thức cho con người. Văn hoá đọc chính là thứ có khả năng kích hoạt xới xáo những rung cảm của tiềm thức, tâm thức để làm cho con người ta trở nên cân bằng thế giới hành vi và thế giới cảm thức, tiềm thức, tâm thức đáng tiếc đang bị các phương tiện nghe nhìn như truyền hình lấn át…
Mặt trái của văn hoá nghe nhìn thường gây ra các hệ lụỵ: huỷ diệt, làm tan vỡ thế giới nội tâm vốn được định hình rất khó nhọc mong manh. Vấn đề này được đề cập trong nhiều diễn đàn có trách nhiệm về văn hoá của thế giới.
Hôm 9/6/2014 người viết bài này được áp giải ra toà để xử chung cùng buổi với 2 tội phạm giết người, 2 cậu này một sinh năm 1993, một sinh năm 1994 quê ở Chương Mỹ, Hà Nội. Người viết bài này được xử trước, sau đó ngồi lại chứng kiến vụ xử 2 cậu này: chỉ một va chạm nhỏ trên đường mà 2 cậu này dùng dao, gạch đập, giết chết một thanh niên thôn khác không quen biết, không thù oán gì…Toà tuyên 1 cậu chung thân, một cậu 20 năm…
Trên đường về, cùng ngồi xe và cùng cùm chân cùm tay với 2 cậu này, người viết bài này có hỏi: Thế các cháu gây án giết người khác như vậy, họ có thù oán gì các cháu đâu, bây giờ bị án nặng, các cháu có ân hận gì không?
Một cậu trả lời ráo hoảnh: Không, tại vì nó chửi chúng cháu…Tôi hỏi tiếp: Thế bây giờ các cháu phải chịu cảnh 20 năm trong tù, người thân phải chăm nuôi, cháu không thấy khổ, không thấy ân hận về cái giá phải trả sao? Cháu nghĩ nếu cháu không vào tù mà ở ngoài thì không biết bây giờ thế nào? Chưa chắc còn mạng sống…
Nếu xây dựng tháp làm điểm nhấn kiến trúc thì người nước ngoài không tìm đến Hà Nội vì Hà Nội không phải là thủ đô của cường quốc có truyền thống kiến trúc hiện đại; người ta đến Việt Nam để tìm tới những kiến trúc cổ như Huế, Hội An, tháp Chàm, đình chùa…chứ không ai tìm đến Tháp cao…
Bộ mặt quy hoạch kiến trúc của Hà Nội nhìn tổng thể thì lem nhem, nhếch nhác, muốn chứng kiến qua Internet sẽ thấy ngay; Quy hoạch kiến trúc tổng thể của Hà Nội chẳng có bàn tay nghệ thuật nào cả mà chỉ là dự án tự phát, khác thủ đô một số nước phương tây: Quy hoạch đô thị tổng thể bao giờ cũng có đường nét, ý tưởng nghệ thuật độc đáo.
Hà Nội làm gì có ai đứng ra quy hoạch tổng thế, chỉ có trên giấy tờ và mang nặng tính hành chính hơn là nghệ thuật. Vậy thì leo lên tháp để xem cái gì ?
Người ta đến phố cổ là để được cái hoang sơ còn sót lại để thương hại nó chứ không phải để trầm trồ ngưỡng mộ hay khi về nhập khẩu xây một tiểu khu đô thị như phố cố Hà Nội.
“Chỉ cần một số vốn sau đó sẽ vay nước ngoài” như 1 quan chức chính phủ giải trình?! Sao dễ và ngon ăn thế ?
Vay tiền về xây tháp truyền hình để rồi lại “kéo cày trả nợ” bằng tìm các chương trình quảng cáo thông qua phim ảnh, thời trang, game shaun để bù vào; Với cơ chế này sẽ biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ rẻ tiền, biến lớp trẻ trở nên thụ động, hưởng thụ, vọng ngoại cả về vật chất lẫn tinh thần, rất dễ biến thành lớp người dị quái, ác tâm, sùng bái bản năng…

P.V.Đ.

Nguồn: http://nvphamvietdao1.blogspot.com/2015/04/vtv-xay-thap-truyen-hinh-cao-nhat-gioi.html