Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 1 tháng 8, 2015

Hội thảo giới thiệu sách

Phương pháp 5: Nhân loại về nhân loại: BẢN SẮC NHÂN LOẠI

18:00, thứ Sáu, ngày 07/08/ 2015, Thư viện L’Espace, 24 Tràng Tiền, Hà Nội

Sinh tại Paris năm 1921, Edgar Morin là một trong những nhà tư tưởng hàng đầu của nước Pháp đương đại. Ông là Giám đốc Nghiên cứu danh dự tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Khoa học, Chủ tịch Hiệp hội Tư duy phức hợp. Vừa là nhà xã hội học, nhân học và triết học, ông đã xuất bản khoảng năm mươi cuốn sách có ảnh hưởng lớn đến tư duy của thời đại chúng ta. Các tác phẩm của ông được dịch ra ít nhất 28 thứ tiếng và trên 42 quốc gia.

Cuốn Phương pháp 5 có vị trí đặc biệt trong bộ Phương pháp, cũng như trong các trước tác của Edgar Morin. Đây là "công trình tổng hợp cả một đời người; tất cả mọi vấn đề trong các công trình trước đây của tác giả đều được tập trung trong một khuôn khổ và hòa âm mới mẻ".

Điều đặc sắc nhất của công trình này là ở chỗ nó tập trung nghiên cứu con người như một thực thể siêu phức hợp: "Trong mọi loại sinh vật trên trái đất, chúng ta là loại duy nhất có bộ máy não - thần kinh cực siêu phức hợp, duy nhất có ngôn ngữ cấu âm kép để giao tiếp giữa cá nhân này với cá nhân khác, duy nhất có ý thức…". Nghiên cứu con người như vậy chính là nhân học phức hợp (anthropologie complexe). Ở đây tác giả đoạn tuyệt hẳn với lối chia cắt con người ra thành nhiều mảnh, quy giản thành con người một chiều, như homo sapiens (người khôn), homo faber (người chế tác), homo economicus (người kinh tế)… Các bộ môn khoa học cứ chia tách nhau đang cắt rời con người, khoét rỗng cuộc sống, hủy diệt tính phức hợp của con người, làm cạn kiệt cả ý niệm về con người. Đồng thời trong công trình nghiên cứu này tác giả tiến hành theo lối tích hợp một cách có suy xét các tri thức đa dạng về hiện hữu con người, liên kết các tri thức ấy, làm nổi bật tính phức hợp của con người. Tri thức về con người vừa mang tính triết học nhiều hơn, tính khoa học nhiều hơn và cả chất thơ nhiều hơn.

Diễn giả:

- Ông Phạm Khiêm Ích, Phó Chủ nhiệm chương trình dịch thuật, Thông tin khoa học xã hội và nhân văn, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam.

- Dẫn chương trình : Bà Nguyễn Thị Bích Thủy - Phó Giám đốc NXB Tri Thức