Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Năm, 21 tháng 11, 2024

Ngày 20.11 không phải ngày nhà giáo ăn mừng

Thái Hạo

Nay, người ta nô nức chúc mừng, ăn mừng vào “ngày nhà giáo Việt Nam 20.11” mà gần như quên đứt đi lịch sử cũng như nội dung, ý nghĩa của nó. Nhắc đến, có chăng chỉ là một thói quen thuần túy ngôn từ.

20.11 là ngày quốc tế Hiến chương các nhà giáo. Năm 1946, ở Paris người ta thành lập một tổ chức quốc tế các nhà giáo mang tên: “Liên hiệp quốc tế các Công đoàn Giáo dục” (Féderation International Syndicale des Enseignants) viết tắt là FISE. Ba năm sau đó – năm 1949, tại Warszawa, thông qua một hội nghị quốc tế, FISE đã xây dựng một bản THE TEACHERS’ CHARTER – Hiến chương các nhà giáo, gồm 15 chương.

Chia tay Hoài Phương

Ngô Thị Kim Cúc

Vậy là Phương đã đi về một thế giới khác, thế giới mà rồi ai trong chúng ta cũng sẽ phải đến. Phương không để lại gì nhiều, ngoài những ký ức trong lòng những người từng có cơ hội gặp cháu. Cô gái ấy nghĩ gì/giữ gì trong đầu, chúng ta không biết. Chỉ biết rằng, Phương không muốn lưu lại hình ảnh, không muốn bị để ý, không muốn được nhắc tới, đúng như một người chỉ có nhu cầu ẩn mình/trút bỏ, dù cháu không phải Phật tử, không biết tới những pháp môn Phật giáo.

Thực hành phân tích diễn ngôn, hay là Viết lại lịch sử văn học (Lời dẫn)

Lã Nguyên

Có thể xem Văn học như một diễn ngôn của Trần Văn Toàn là cuốn sách chưa có tiền lệ. Tôi nói “chưa có tiền lệ” trước hết là nhìn từ nội dung và và hướng tiếp cận đối tượng nghiên cứu của nó. Về nội dung, đây là công trình nghiên cứu lịch sử văn học. Lịch sử văn học Việt Nam từ trung đại đến hiện đại là đối tượng suy ngẫm chính yếu của tác giả và là câu chuyện được đặt vào vị trí trung tâm của cuốn sách. Đối tượng này được tiếp cận chủ yếu bằng lí thuyết diễn ngôn của Michel Foucault.

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2024

Những người treo cờ

Lưu Trọng Văn

 

Olivier Parriaux và Bernard Bachelard là hai trong ba công dân Thụy Sĩ đã treo cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam trên đỉnh tháp nhà thờ Đức Bà ở Paris vào ngày 19/1/1969.

Sáu tháng sau một lá cờ như vậy được hai chàng trai người Pháp treo trước Nhà hát Lớn Sài Gòn.

Một số phận độc đáo và đau buồn (kể về cô sinh viên Nguyễn Hoài Phương)

Nguyễn Hữu Việt Hưng

Từ lâu, một câu hỏi không chịu buông tha tôi: “Có số phận nào vinh quang mà không cay đắng không?”. Có khi, tưởng chừng tôi đã có câu trả lời, nhưng sự việc lại tuột đi.

Cuộc đời đưa đẩy tôi tới việc viết bài này. Một cách tình cờ, tôi nhận ra mình có lẽ là người duy nhất (?) có thể kết nối những mảnh hiểu biết của mỗi người trong cuộc. Tuy ở trong cuộc, nhưng chưa chắc họ đã nhận ra.

Góc nhỏ văn xuôi Hồ Anh Thái

(Lời giới thiệu cho tuyển tập Bakom den Roda Dimman (Trong sương hồng hiện ra), NXB Tranan, Thụy Điển 2007).

Hoài Nam

 

Sinh năm 1960, xuất hiện lần đầu tiên trên văn đàn vào năm 17 tuổi, có thể nói, Hồ Anh Thái và các sáng tác của ông hoàn toàn thuộc về văn học Việt Nam giai đoạn sau năm 1975 – văn học thời hậu chiến. Bằng tài năng và cá tính sáng tạo của mình, ngay từ những tác phẩm đầu tay, Hồ Anh Thái đã cho thấy một giọng văn lạ, có những nét riêng không trộn lẫn. Đời văn dài ra theo năm tháng, càng lúc Hồ Anh Thái càng khắc sâu vào bạn đọc yêu mến ông cái ấn tượng về một người khám phá không ngưng nghỉ, người không bao giờ tự bằng lòng với hình ảnh của chính mình ngày hôm trước. Đã có nhà phê bình văn học nhận xét rằng Hồ Anh Thái là nhà văn của những “ngón chơi” đầy biến ảo. Theo tôi, nhận xét ấy không quá. Chúng ta hoàn toàn có thể kiểm chứng và cảm nhận điều đó khi đọc một góc nhỏ văn xuôi của nhà văn đã và đang rất được độc giả Việt Nam đón nhận này.

Trong hồn nhiên thứ nhất

Nguyễn Hữu Liêm

Nhân dịp đánh dấu 20 năm (2025-2005) ngày mất của triết gia thông diễn học Paul Ricoeur tôi xin đăng lại bài du ký dưới đây viết dựa trên ý tưởng của ông. Tạp chí Triết học và Tư tưởng (tapchitriet.com) đang chuẩn bị cho số chuyên về Paul Ricoeur vào năm 2025.

For if I lose myself in the world, I am then ready to treat myself as a thing of the world (Paul Ricoeur)*

Người thầy

Alesandr Blok

(1880/1921, nhà thơ Nga)

 

Bài học đã dạy xong

Thầy ngồi yên bên cửa.

Lũ trò nhỏ hét vang

Lùa cừu đi khắp ngả.

Mặt trời gác sau đồi

Chiếu xiên từng tia nắng,

Ẩm nóng không khí trời,

Đầm lầy giăng sương trắng.

Thầy giáo già vẫn ngồi, -

Chắc mệt vì công việc

Còn bao việc ngày mai

Thầy phải lo thu xếp.

Thầy lại đến sớm mai

Dạy lũ trẻ hiếu động

Giữ vở sạch chép bài

Không nhay nhay cán bút.

Lũ trẻ toả khắp nơi

Theo đàn cừu tung bụi

Thầy giáo già vẫn ngồi

Cúi mái đầu tóc bạc.

(1906)

Lời giới thiệu sách LẦN THEO DẤU CHỮ của Trịnh Hùng Cường

Lại Nguyên Ân

This image has an empty alt attribute; its file name is image-64.png


Tôi quen Trịnh Hùng Cường từ một dịp ít nhiều ngẫu nhiên.

Số là từ cách nay vài ba chục năm, tôi đã chuyển ngòi bút phê bình văn nghệ (mà đối tượng thường là tác giả tác phẩm đương đại) sang nghiên cứu một số hiện tượng văn hóa văn nghệ ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XX.

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2024

Đọc gần 2: Nguyễn Bắc Sơn, nhàn rỗi

Nguyễn Đức Tùng

This image has an empty alt attribute; its file name is image-59.png

Bạn thử sống một ngày nhàn rỗi: thật khó.

Nếu đau khổ gây ra bởi chiến tranh là hiển nhiên, thì nỗi vô vị của hòa bình khó hiểu hơn, khó được chấp nhận, khó diễn tả. Thơ sau chiến tranh của Nguyễn Bắc Sơn không gợi lên sự sầu muộn, căm phẫn, chỉ mô tả trạng thái của đời sống. Một ngày. Trạng thái nhàn rỗi. Trong khi một số nhà thơ tìm cách làm mới ngôn ngữ thì có người thăm dò tiềm thức, sống tận cùng thực tại. Nguyễn Bắc Sơn cũng lãng mạn hơn trước, nhưng đó là lãng mạn mới, hướng tới sự thật mới.

Lan man về câu nói của TS Bùi Trân Phượng

Lê Học Lãnh Vân


Trong chương trình Diễn giả Phan Đăng, tiến sĩ Bùi Trân Phượng cho biết:

Cái xã hội mà mình đã sống qua trước 75 là một xã hội mà mình đã không đồng tình với nó về nhiều mặt rất cơ bản. Mình là người đã tham gia cuộc đấu tranh chống lại xã hội đó, chính quyền đó. Nhưng mà, đứng về mặt học hành thì cái môi trường xã hội đó nó vẫn tốt hơn cho việc học của mình gấp triệu lần so với cái môi trường mà mình chứng kiến từ năm 75 đến nay.

Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2024

Màu dã quỳ

Văn Công Hùng

Dã quỳ màu gì nhỉ? Đứa trẻ con cũng biết, vàng, vàng mê mải, vàng bất tận, vàng đến vô ngôn, bởi nó cứ thế... vàng, những cơn vàng cứ thế giãy tới tận chân trời, hun hút bạt ngàn xiêu dạt và rờm rợp, như không còn gì ngoài quỳ, không còn  gì ngoài vàng, và không còn gì ngoài những buổi chiều tưởng như trái đất không còn việc gì ngoài... vàng.

Tầng suy thoái thứ mấy?

Lê Học Lãnh Vân

 

Hiện tượng thượng tọa Thích Chân Quang, thế danh Vương Tấn Việt, có cho thấy sự suy thoái đạo đức, văn hóa xã hội tới mức cùng cực chưa?

Trước hết là những bài giảng nhảm nhí của “thượng tọa”. Nội dung thì mê tín nhảm nhí, hình thức thì dùng loại ngôn ngữ cơ thể rẻ tiền câu khách, trình độ thì thấp kém, nhưng thầy lại trụ trì một chùa lớn có hàng chục ngàn đệ tử con nhang tròn mắt ngưỡng mộ, sì sụp vái lạy... Không biết Giáo hội Phật giáo Việt Nam biết không nhưng tất cả các việc trên đều xảy ra năm này qua năm nọ, trước mũi Giáo hội.

Thứ Sáu, 15 tháng 11, 2024

Hoài Phương: Có chiếc lá nào không thở khí trời chung...

Thái Hạo

Con gái của nhà văn Nguyên Ngọc, chị Nguyễn Thị Hoài Phương vừa qua đời ở tuổi 50, vì bạo bệnh. Thương chị và lo lắng cho ông, khi tuổi cao sức yếu, giờ chỉ còn một mình trong ngôi nhà trống trải, khi vợ và người con gái duy nhất đều đã ra đi.

Nhà văn Kim Cúc viết về Hoài Phương: “Khi thi vào chuyên toán Trường Đại học Sư Phạm Hà Nội, Hoài Phương đã được 22 trên 20 điểm vì bài giải của cháu còn hay hơn đáp án. Cô học trò ưu tú của Giáo sư Hoàng Tụy khi trở về quê cha đã tự tìm niềm vui trong việc chăm chút hoa kiểng, rau trái. Mấy lần chúng tôi về Hội An, cháu đều khoe những chậu hoa treo quanh nhà, khoe những kiến thức về cây cỏ mà mình có được.

Năm 2014, dân Hà Nội biểu tình chống Trung Quốc đưa giàn khoan Hải Dương 981 xâm chiếm vùng biển đặc quyền kinh tế của Việt Nam, Hoài Phương cũng tham gia và bị bắt. Khi được lọc ra và thả về trước, cháu đã từ chối, ở lại cùng đám đông cho đến khi được thả cùng nhau.

Anh Nguyên Ngọc đã nói về con gái: ”Nó bướng bằng cả tôi và bà Tâm cộng lại”.

Tháng 9 vừa rồi tôi ghé Hội An thăm bác Nguyên Ngọc, đi cùng là vài người bạn thân. Chị Phương hỏi kỹ trước khi cho chúng tôi vào, tôi nói là đã có hẹn với bác trước rồi. Đó cũng là lần đầu tôi gặp chị, dù đã từng đến ngôi nhà này và trò chuyện cùng người cha yêu quý của chị. Chúng tôi vào phòng khách một lát thì bác Nguyên Ngọc từ nhà trong chậm chạp đi ra cùng với bộ khung đỡ hình chữ u. Tôi liền tiến đến để chào và đỡ bác. Ngay lúc ấy chợt nghe một câu nói vang lên, giọng đanh “Không được chụp hình đâu nhé!”. Tôi quay lại nhìn, thì ra một người bạn tôi đang đưa điện thoại lên để chụp ảnh hai bác cháu, và người nói câu ấy là chị Phương.

Trên đường về chúng tôi nhắc chị nhiều, trông chị gầy và không khỏe, ai cũng lo lắng. Bạn tôi nói, “Chị ấy bảo vệ bố ghê nhỉ. Chắc sợ những hình ảnh sẽ làm ảnh hưởng đến bố”. Nhà văn Dạ Ngân vừa viết trên facebook: “Đang sống và làm việc ở Hà Nội, bỏ hết theo ba mẹ về Hội An làm thư ký - làm điều dưỡng - làm mọi việc cho ba cho mẹ. Mẹ mất đột ngột, khi đó em là người phụ nữ duy nhất kề cận hôm sớm Ba, giã từ cả phòng riêng để ngủ trên ghế vải cạnh giường của Ba. Ba làm việc em cũng một góc trên giường đó, không rời nửa bước”.

Giáo sư Hoàng Dũng cũng viết “Phải khó khăn lắm, qua bao nhiêu bom đạn chiến tranh và cả tù ngục, anh chị mới được gặp lại nhau. Và đứa con lành lặn là chuyện trời ban đối với một người từng ướt đẫm chất diệt cỏ; anh chị mừng rớt nước mắt đã đành nhưng càng rớt nước mắt vì không dám có đứa con thứ hai, vì sợ số phận không lơ đễnh một lần nữa. Nay đứa con ấy, là sự ấm áp lúc tuổi già của chị của anh, là vị ngọt ngào khi đau yếu của anh của chị, đứa con ấy cũng theo chị bỏ anh mà đi”.

Tôi có cảm giác, chị Phương không những là một người con, một bảo mẫu mà còn là một tri kỷ, một cảnh vệ của bố. Chị để mắt trông chừng và sẽ can thiệp ngay nếu thấy có bất kỳ việc gì mà chị nghĩ sẽ không tốt cho bố mình. Nay chị đi rồi, chắc là an lành, vì thân đã nhẹ như mây.

Chị không nổi tiếng như bố chị, dĩ nhiên rồi. Nhưng nhìn vào cuộc đời gần như vô danh ấy, ta có thể thấy lịch sử của đất nước này, thấy số phận nhiều gia đình, thấy số phận của hàng triệu con người. Đó là một lịch sử khác, bên cạnh những bản hùng ca. Một lịch sử lắm khi đã bị nhòe đi, mờ đi, chìm khuất giữa biết bao cờ hoa rợp trời chưa dứt. Đó là một dòng sông khác, và có thể là dòng sông lớn nhất đã bị sương mù phủ trắng, vẫn chảy âm thầm nhưng dữ dội dưới đáy sâu, chưa một ngày bình yên.

Cha chị, nhà văn Nguyên Ngọc, một người đã sống gần trăm năm, trải qua biết bao biến cố dâu bể của đất nước và đời riêng, tôi dù biết một người thông tuệ và đã thấu suốt lẽ đời cùng những nghiệt oan của tạo hóa như ông, cũng khó lòng mang vác nỗi đau này ở tuổi ngoài 90; và chỉ biết cầu mong ông mạnh khỏe, đi hết những ngày tháng cuối của một cuộc đời bi tráng; mong ông sớm in được phần hai của cuốn “Dọc đường” – có lẽ sẽ là một trong những di sản cuối cùng của đời ông, vì nghe ông nói là nó đang bị “ách” lại. Mà chẳng ai biết “ách” vì lý do gì. Tôi nói với bác, là "Dọc đường" [*] đã và đang được nhiều báo nhà nước trích đăng lại cùng những bài bình luận ngợi khen không ngớt, tại sao lại cấm. Ừ, chẳng tại sao cả. Không phải chỉ phận người, mà phận sách ở xứ mình cũng long đong, chìm nổi, đa đoan. Có chiếc lá nào không thở khí trời chung...

                                                                                                                                 T. H

Chú thích [*]: Cuốn "Dọc đường" đã in không có thông tin nào cho biết đó là tập 1 hay phần 1, nhưng theo chia sẻ của chính nhà văn Nguyên Ngọc với tôi trong cuộc gặp đã nhắc ở trên, thì đó thực chất chỉ là cuốn 1, còn cuốn 2 thì cũng như đã nói, đang bị "ách" lại.

Trần Trọng Vũ

Lê Quảng Hà

 

Trần Trọng Vũ là con trai út của nhà thơ Trần Dần – một tượng đài bất hủ của thi ca Việt Nam.

Từ nhỏ tôi đã ngưỡng mộ khí phách của tác giả Nhất định thắng, đám nhóc bọn tôi nghe về ông như một huyền thoại. Chính vì vậy năm 1992 khi hoạ sỹ Rừng từ Sài Gòn ra muốn đến thăm ông, tôi đã xung phong dẫn đường. Đó là lần gặp duy nhất của tôi với ông.

Thơ Quảng Tánh Trần Cầm

           
        Tranh John Marin (1870-1953)

giọt đắng

 

ly cà-phê đen lấp lánh

nếm từng giọt đắng

trái tim rỉ máu

trên hắn  ̶ ̶ ̶  gã ba trợn ba gai ba hoa

ba bốn bữa nay chưa tắm  ̶ ̶ ̶  đang huýt sáo

theo điệu nhạc bài dân ca ý bella ciao

nàng trầm ngâm trong buổi trưa muộn

nhìn mưa lác đác nhỏ giọt lăn chậm trên cửa kính

Thứ Năm, 14 tháng 11, 2024

Thương tiếc cháu Hoài Phương

Ngô Thị Kim Cúc

This image has an empty alt attribute; its file name is image-63.png

Cháu Hoài Phương, con gái duy nhứt của nhà văn Nguyên Ngọc vừa lìa đời sáng nay, 14.11.2024, do bạo bệnh.

Cháu sinh năm 1975, và như nhiều trẻ con có cha mẹ gốc miền nam tập kết, cháu được đặt tên Hoài Phương, giống như Hoài Nam, Hoài Hương..., hoặc tên một dòng sông/một địa danh nào đó ở miền nam.

Trần Hạ Vi – Giọng thơ nữ chân thành, bạo liệt và đầy cá tính

Nguyễn Văn Hòa


Trần Hạ Vi là một gương mặt thơ nữ cá tính, với những vần thơ khẳng định rõ nét cái tôi bản thể trong nhiều mối quan hệ ràng buộc, trách nhiệm với toàn bộ biến động của tâm hồn, tình yêu, những đau khổ, hạnh phúc và cả những khao khát riêng tư... Thơ chị bao giờ cũng là tiếng nói thành thật phát ra từ tâm cảm. Chị nhấn mạnh và đề cao sự chân thật và cá tính sáng tạo trong thơ. Dám sống thật, nói thật những suy nghĩ của mình mà không hề giấu diếm, che đậy. Bạn đọc đồng cảm và yêu thích thơ Trần Hạ Vi là vì lẽ đó.

Thứ Tư, 13 tháng 11, 2024

Thơ Khaly Chàm

Thơ Khaly Chàm

ngồi yên bị loạn não

 

tháo gỡ hết ngón và khuỷu tay

để lại bàn tay trái vẹn nguyên

nó chỉ biết nhiệm vụ là kẹp điếu thuốc lá đen

bàn tay phải vô tích sự vì chẳng nắm chặt hay nâng đỡ được gì

hẳn thế, vậy mà em hay mè nheo: anh nhớ phải luôn cưu mang đời em

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2024

Ngày 25 tháng 8 năm 1983

Jorge Luis Borges

Liễu Trương dịch

 

Jorge Luis Borges (1899-1986) là một nhà thơ, nhà văn Argentina và là một học giả uyên bác. Những tác phẩm của ông, đặc biệt những biên khảo và truyện ngắn kỳ ảo đã đi vào văn học của thế kỷ 20. Trong các truyện của Borges, ranh giới giữa hư cấu  và hiện thực lắm khi lu mờ.

Năm 1955, Borges giữ chức Giám đốc Thư viện Quốc gia, đồng thời ông là giáo sư Đại học Văn khoa ở Buenos Aires. Borges bị một chứng bệnh di truyền khiến ông dần dần mù mắt và mù hẳn năm 1955.

Giới phê bình văn học chỉ khám phá Borges năm 1950, và đầu những năm 1960 ông được thế giới nhìn nhận là một nhà văn lớn. Borges nhận được nhiều giải thưởng:

Năm 1961: Giải Quốc tế của các Nhà Xuất bản, nhận chung với Samuel Beckett, và Giải Cervantes.

Năm 1979: Giải Ngôn ngữ Pháp của Hàn Lâm Viện Pháp.

Năm 1980: Giải Balzan và Giải Toàn Cầu Cino–Del-Duca.

Sau đây là một truyện kỳ ảo với chủ đề kẻ song trùng được Jorge Luis Borges sáng tác vài năm trước khi ông mất.

Liễu Trương dịch từ bản Pháp ngữ của Jean-Pierre Bernès,

© Maria Kodama Borges, 1993, và Nxb Gallimard, 1993.

Trích từ cuốn Le Double của Nhóm Catherine Couvreur, Alain Fine, Annick Le Guen, Nxb Presses Universitaires de France, 1995.

 

Chàng chó

Nguyễn Thị Tịnh Thy

This image has an empty alt attribute; its file name is image-51.png


Chàng chó (Chú rể là chó) của nữ nhà văn Nhật Yoko Tawada là câu chuyện kỳ lạ, phi lý; vừa lãng mạn, vừa thô tục; vừa hiện thực, vừa kỳ ảo; vừa quen thuộc, vừa lạ lẫm; vừa đáng tin, vừa rất đáng ngờ…

Chàng chó bắt nguồn từ type truyện dân gian: người lấy vật (công chúa lấy chó) và kể câu chuyện ly kỳ của một thứ văn chương siêu hiện đại: cô giáo của lớp học thêm lấy một chàng trai có tính cách và hành động giống như một con chó.

Chàng chó vốn là một công chức. Tính tình lập dị, anh không hoà hợp được với đồng nghiệp. Anh có vợ, nhưng rồi không mặn mà thắm thiết, anh bỗng dưng bỏ đi, biến mất. Khi đến sống ở nhà cô giáo, chàng chó lại cùng lúc có mối quan hệ đồng tính với một người đàn ông khác và cuối cùng, hai người rủ nhau bỏ trốn. Cô giáo cũng đóng cửa lớp, ra đi. Chỉ còn những người dân bình thường, trở lại cuộc sống bình thường khi không còn gì ly kỳ để họ tạo tin đồn và tin vào các tin đồn nữa…

Năm 1993, nghĩa là cách đây hơn 30 năm, Chàng chó đã mang lại cho nữ nhà văn Yoko Tawada giải thưởng Akutagawa danh giá của văn chương Nhật Bản. Từ đó đến nay, Yoko sở hữu hàng chục giải thưởng trong và ngoài nước.

Chàng chó được xem là tác phẩm xuất sắc nhất của Yoko Tawada, nhưng cũng là tác phẩm hiện thực huyền ảo khó giải mã. Tình yêu kỳ lạ, tính dục kỳ quặc, loạn luân, đột ngột biến mất… Yoko Tawada “làm khuấy động tâm trí như những bài hát còn nhớ một nửa hay những chiếc hộp đựng kho báu mà chìa khóa vẫn còn khóa bên trong”.

Quả thật Chàng chó thách thức những đầu óc duy lý thông thường, mong rằng bạn đọc có thể mở khoá chiếc hộp đựng kho báu này của Yoko Tawada – người được thời báo New York xem là “học trò vĩ đại của Kafka”.

*****

Yoko Tawada, Chàng chó, Nguyễn Ái Tiên dịch, Nxb. Phụ nữ Việt Nam, 2024.

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2024

Tuệ Sỹ và bài thơ Biệt cấm phòng

Phạm Hiền Mây


I/ KẾT TỪ

Đây là hai câu thơ mở đầu tập thơ Giấc mơ Trường Sơn của Tuệ Sỹ.

Hai câu với nhan đề Kết từ, nên chúng ta vẫn có thể xem nó là một bài thơ, một bài thơ hoàn chỉnh.

Xưa nay, tôi vẫn thầm khâm phục những tác giả viết một bài thơ, mà chỉ có hai câu, hoặc ba câu.

Phải là bậc tuyệt tài, thì mới có thể cô đọng ý tưởng đến mức, một vấn đề nêu ra và được giải quyết triệt để, bởi chỉ trong hai hoặc ba câu thôi.

Đọc tiểu thuyết

Phan Thị Hà Dương

 

Sáng tinh mơ, ngồi trên một bờ biển vắng lặng, đọc một cuốn tiểu thuyết chưa bao giờ nghe.

Như bao lần khác, rất nhiều khi tôi gấp sách lại và nghĩ, vì sao đọc tiểu thuyết lại làm mình thích. Và có điều lạ là mỗi lần như thế, tôi lại có những ý nghĩa mới, đến nỗi dù đã nhiều khi trả lời câu hỏi này, nhưng hôm nay, tôi vẫn muốn viết.

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 309): Tuyển Tập Nhạc – Nhạc Tiền Chiến – Đêm Tàn Bến Ngự – Dương Thiệu Tước

Dòng nhạc kỷ niệm với nhạc cũ miền Nam (kỳ 309): Tuyển Tập Nhạc – Nhạc Tiền Chiến – Đêm Tàn Bến Ngự – Dương Thiệu Tước

T.Vấn & Bạn Hữu thực hiện (2024)

Đêm Tàn Bến Ngự – Nhạc và Lời: Dương Thiệu Tước

Ca sĩ trình bày: Hà Thanh



Đọc thêm:

Câu chuyện về ca khúc Đêm Tàn Bến Ngự của nhạc sĩ Dương Thiệu Tước

Trᴏnɡ nhữnɡ năm đầᴜ thập niên 40 ᴄủa thế kỷ 20, nhạᴄ sĩ Dươnɡ Thiệᴜ Tướᴄ ᴄó một ᴄhᴜyến rời Hà Nội đến Hᴜế rồi ᴠàᴏ Sài Gòn; để rồi từ Hᴜế, âm nhạᴄ Dươnɡ Thiệᴜ Tướᴄ đượᴄ ᴄhắp ᴄánh bởi Ɩời ᴄa ᴄủa một nɡười ᴄᴏn ɡái Hᴜế, ᴄa sĩ Minh Tranɡ.

Hᴜế nɡày ấy ắp đầy màᴜ tím biếᴄ thành qᴜáᴄh ᴄổ kính rêᴜ phᴏnɡ, Ɩưᴜ dấᴜ baᴏ tình. Sônɡ Hươnɡ nɡày ấy, bãnɡ Ɩãnɡ mây ᴄhiềᴜ ᴠới nhữnɡ ᴄᴏn đò như ᴄhiếᴄ Ɩá ᴄhầm ᴄhậm trôi ɡiữa Ɩaᴜ Ɩáᴄh ᴠen sônɡ ᴠà nhữnɡ bónɡ ᴄây ᴄổ thụ ᴠen bờ. Sônɡ Hươnɡ nɡày ấy, ᴠầnɡ trănɡ như mắt nɡười thươnɡ xa ᴠắnɡ ᴜ hᴏài, bᴜồn đến trĩᴜ Ɩònɡ như ᴄâᴜ thơ ᴄủa đại thi hàᴏ Nɡᴜyễn Dᴜ: “Hươnɡ Gianɡ nhất phiến nɡᴜyệt, kim ᴄổ hứa đa sầᴜ” (Một mảnh trănɡ trên sônɡ Hươnɡ, xưa nay ɡợi biết baᴏ mối sầᴜ)… Khᴜnɡ ᴄảnh Hᴜế đầy mộnɡ mơ, khiến tâm hồn Ɩãnɡ tử ᴄủa Dươnɡ thiệᴜ tướᴄ như dây đàn tơ rᴜnɡ trướᴄ ɡió, nhữnɡ ɡiai điệᴜ như ᴄhỉ ᴄần một bàn tay mềm mảnh mai ᴄhạm tới, sẽ tràᴏ ra ᴄᴏn sónɡ trên sônɡ Hươnɡ.

Hᴜế ᴠàᴏ ᴄᴜối thế kỷ 19, nɡười ta biết nhiềᴜ đến Bà ᴄhúa Nhứt Ɩà ᴄhị rᴜột ᴠᴜa Thành Thái. Bà Ɩà nɡười dònɡ dõi sᴏnɡ tính tình rất nɡhệ sĩ, khônɡ ᴄâᴜ nệ, nᴜôi hẳn ᴄả một ban nhạᴄ trᴏnɡ nhà. Bà ᴄhúa Nhứt ᴄhính Ɩà bà nɡᴏại ᴄủa ᴄa sĩ Minh Tranɡ. Dᴏ ᴄha thườnɡ đi kinh Ɩý xa nhà, Minh Tranɡ thườnɡ đượᴄ ɡần ɡũi ᴠới bà nɡᴏại ᴠà từ nhỏ đã thᴜộᴄ nhiềᴜ Ɩàn điệᴜ dân ᴄa Hᴜế như Nam Ai, Nam Bình, Kìm Tiền, Lưᴜ Thủy… Nhữnɡ năm 40, tiếnɡ hát ᴄủa Minh Tranɡ phát trên sónɡ phát thanh hay đến nổi nhiềᴜ nhạᴄ sĩ miền Bắᴄ hồi đó đã ɡửi bài hát ᴠề nhờ ᴄa sĩ hát, trᴏnɡ đó ᴄó ᴄáᴄ nhạᴄ sĩ Vũ Thành, Hᴏànɡ Giáᴄ, Nɡᴜyễn Văn Khánh, Thẩm Oánh… ᴠà ᴄả Dươnɡ Thiệᴜ Tướᴄ. Rồi như dᴜyên tiền định, nhạᴄ sĩ Dươnɡ Thiệᴜ Tướᴄ bất nɡờ ɡặp ᴄa sĩ Minh Tranɡ trᴏnɡ một Ɩần ᴄa sỹ ra Hà Nội hát, mở ra một kết ᴄụᴄ ᴄó hậᴜ saᴜ này ᴄhᴏ ᴄᴜộᴄ tình nɡhệ sĩ.

Minh Trang và Dương Thiệu Tước

Qᴜay trở Ɩại thời ɡian dừnɡ ᴄhân ở Hᴜế, nhạᴄ sĩ Dươnɡ Thiệᴜ Tướᴄ sưᴜ tầm ᴠà ký âm rất nhiềᴜ Ɩàn điệᴜ dân ᴄa Hᴜế. ᴄũnɡ trᴏnɡ thời ɡian này, Dươnɡ Thiệᴜ Tướᴄ đã ᴄó nhữnɡ ᴄa khúᴄ trữ tình manɡ âm hưởnɡ dân tộᴄ, trᴏnɡ đó ᴄó ᴄả nhạᴄ phẩm “Tiếnɡ Xưa”, mở đầᴜ ᴄhᴏ nhiềᴜ ᴄa khúᴄ manɡ âm hưởnɡ dân tộᴄ saᴜ này. Saᴜ nhữnɡ nɡày Ɩênh đênh trên sônɡ Hᴜế, Dươnɡ Thiệᴜ Tướᴄ qᴜyết định rời ᴄố đô để ᴠàᴏ Sài Gòn sinh sốnɡ.

Trướᴄ nɡày Ɩên đườnɡ, Dươnɡ Thiệᴜ Tướᴄ đượᴄ bạn bè tổ ᴄhứᴄ nhiềᴜ ᴄᴜộᴄ rượᴜ tiễn đưa. Đêm ᴄᴜối ᴄùnɡ rời Hᴜế, ᴄhiếᴜ rượᴜ ɡianɡ hà nɡập sươnɡ trănɡ đượᴄ một nɡười bạn bày ra trᴏnɡ một ᴄᴏn thᴜyền trôi trên sônɡ Bến Nɡự. ᴄhᴏ đến khi ᴠầnɡ trănɡ hạ tᴜần Ɩên đầᴜ nᴏn ᴠề sánɡ, Dươnɡ Thiệᴜ Tướᴄ ᴄhợt nhiên đứnɡ dậy, ra đầᴜ mũi thᴜyền nɡồi một mình, mắt sᴜy tư nhìn ra ᴄửa sônɡ mơ hồ bãnɡ Ɩãnɡ. Nhạᴄ hứnɡ bỗnɡ từ đâᴜ ɡiữa trời đầy trănɡ saᴏ sônɡ nướᴄ dânɡ Ɩên, Dươnɡ Thiệᴜ Tướᴄ ᴠội ᴠànɡ Ɩấy ɡiấy ra ɡhi Ɩại nɡay bên mạn thᴜyền. Nhạᴄ sĩ ᴠiết một mạᴄh xᴏnɡ ᴄa khúᴄ, trở ᴠàᴏ khᴏanɡ thᴜyền đặt bài hát ᴠừa hình thành dưới nɡọn đèn dầᴜ ᴠà ᴄất tiếnɡ ᴄa tặnɡ bạn. Nhữnɡ nɡười tham dự ᴄᴜộᴄ rượᴜ tiễn đưa Ɩònɡ ai nấy đềᴜ naᴏ naᴏ trᴏnɡ ánh trănɡ sánɡ ᴠen trời. Dươnɡ thiệᴜ tướᴄ hát xᴏnɡ Ɩiền đặt tên ᴄhᴏ sánɡ táᴄ mới này Ɩà “Đêm Tàn Bến Nɡự”.

Với nɡười Hᴜế Ɩy hươnɡ thì bài hát này khiến họ phải tê bᴜốt Ɩònɡ, mᴏnɡ nɡónɡ ᴠề ᴄố xứ. Nhạᴄ sĩ Phạm Dᴜy nhận xét: “Dươnɡ Thiệᴜ Tướᴄ ít khi ᴄhịᴜ rời khỏi Ɩĩnh ᴠựᴄ nhạᴄ tình tứ ᴠà ᴄaᴏ sanɡ đặᴄ biệt ᴄủa ônɡ. ᴠề saᴜ, khi nhạᴄ dân ᴄa đượᴄ ᴄᴏi như phản ánh đúnɡ tâm hồn dân tộᴄ, Dươnɡ Thiệᴜ Tướᴄ qᴜay hẳn ᴠề nhạᴄ nɡũ ᴄᴜnɡ để ᴄốnɡ hiến nhữnɡ bài hát bất hủ như “Tiếnɡ Xưa”, “Đêm Tàn Bến Nɡự”…”. Năm 1960, khi ᴠiết ᴠề Dươnɡ Thiệᴜ Tướᴄ trᴏnɡ ᴄᴜốn “Nhạᴄ sĩ danh tiếnɡ hiện đại”, nhạᴄ sỹ Lê Hᴏànɡ Lᴏnɡ đã xếp “Đêm Tàn Bến Nɡự” Ɩà nhạᴄ phẩm ᴄó ɡiá trị ᴠĩnh ᴄửᴜ hay nhất ᴄủa Dươnɡ Thiệᴜ Tướᴄ.

Ai về bến Ngự cho ta nhắn cùng
Nhớ chăng non nước Hương Bình!
Có những ngày xanh,
Lưu luyến bao tình,
Vương mối tơ mành!

Hàng cây soi bóng nước Hương,
Thuyền xa đậu bến Tiêu Tương
Lưu luyến thay phút say hương dịu buồn.
Nhưng thoảng nghe khúc ca Nam Bình sầu than!
Như nức nở khóc duyên bẽ bàng!

Thấp thoáng trăng mờ,
Ai than ai thở đời vui chi trong sương gió.
Ai nhớ thương ai!
Đây lúc đêm tàn, tình đã lạt phai.

Thuyền ơi đưa ta tới đâu ?
Tìm trăng, trăng khuất đã lâu,
Sương xuống trên bến cô liêu, thêm sầu.
Bèo nước gió mây đêm ngắn tình dài.
Có ai nhớ, ai nơi giang đầu…

Nɡày 1/8/1995, nhạᴄ sĩ Dươnɡ Thiệᴜ Tướᴄ ᴠĩnh ᴠiễn ra đi, để Ɩại ᴄhᴏ âm nhạᴄ ᴠiệt Nam nhữnɡ ᴄa khúᴄ bất hủ: “Ai ᴠề Bến Nɡự, ᴄhᴏ ta nhắn ᴄùnɡ… Nhớ ᴄhănɡ…”. Nhạᴄ sĩ Trịnh Cônɡ Sơn khi đến ᴠiếnɡ ônɡ đã ᴠiết: “Anh đã sốnɡ một ᴄᴜộᴄ đời thầm Ɩặnɡ ᴠà mᴜốn Ɩãnɡ qᴜên ᴄᴜộᴄ đời bằnɡ ᴄáᴄh xa Ɩìa mọi hệ Ɩụy ᴄủa ᴄᴜộᴄ sốnɡ này để ᴄưᴜ manɡ một tình riênɡ dù đời ᴄó hiểᴜ hay khônɡ. Anh sốnɡ như ᴠậy ᴄũnɡ ᴄó một màᴜ sắᴄ riênɡ biệt ᴄủa đời anh…”.

(Theᴏ Thanh Nɡọᴄ/Báᴏ Thừa Thiên Hᴜế)

(Nguồn: nhactrinh.vn)

[embed]https://www.youtube.com/watch?app=desktop&v=n7wO4_pOLkU[/embed]

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2024

Trần Thị Ngh, viết: xạo ke; vẽ: cà rỡn

Nguyễn Lệ Uyên

Có rất nhiều nhà văn, thơ, phê bình văn học… đã viết về chị? Họ đã đưa các tác phẩm của NgH. lên bàn, ngắm nghía, lật qua, xốc lại tìm đến chỗ tận cùng ngóc ngách sâu thăm thẳm ở hàng chục nhân vật nhảy múa, lăn bò, cười khóc để tìm cho kỳ được một Trần Thị NgH có một phong cách viết “kỳ quái”, không như các nhà văn nữ đi trước.

Xin trích ra một vài nhận định về Trần Thị NgH và các tác phẩm của chị, trước khi lơn tơn nói chuyện bao đồng…

Tự do là dòng nước này

Madeleine Riffaud

Ngân Xuyên dịch

Madeleine Riffaud (1924-2024), chiến sĩ của Phong trào Kháng chiến Pháp chống phát xít Đức, nhà báo, nhà thơ, đã qua đời tại Paris ngày 6/11/2024, hưởng thọ 100 tuổi. Bà là một người bạn thân thiết của nhân dân Việt Nam, được Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận làm con nuôi. Bà có một mối tình đẹp nhưng dang dở với nhà thơ Nguyễn Đình Thi (1924/2003) khi hai người lần đầu gặp nhau vào năm 1951 tại Đại hội liên hoan Thanh niên quốc tế ở CHDC Đức.

Tưởng nhớ Madeleine Riffaud tôi dịch bài thơ này của bà. Bài thơ bà viết năm 1946 tặng nhà thơ Paul Éluard (1895-1952), tác giả bài thơ “Tự do” nổi tiếng được truyền tụng trong nhân dân Pháp những ngày chống quân Đức và mãi về sau.

Ngân Xuyên