Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Ba, 28 tháng 5, 2019

Như một lời tiễn biệt Tô Thùy Yên

Trần Đĩnh

Tô Thùy Yên đã cho thuyền thơ cặp được bến triết. Đã cho thăng hoa cái phận bọt bèo của đất nước Việt, con người Việt. Đã nói lên lần đại bại kinh hoàng của cuộc sống hiền lành, lương tri của con người. Tô Thùy Yên lần mò trong các tha ma hồn Việt bị số phận dân tộc đọa đày. Qua Tô Thùy Yên, thấy một đất nước đang tự hỏi – to be or not to be.

Câu hỏi vạn niên, lời đáp nhất thời/Chữ nghĩa rối bời gai góc loạn/Con đường suy tưởng thật lang thang/Ngày một xa thêm Chân Lý lớn” (Chim bay biển Bắc). Không là triết thì là gì? Vật vã vì cái không cơm áo gạo tiền như thế! Vào được lõi vấn đề như thế. Và dù Tô Thùy Yên hình như không nhận điều này.

1976 hay 1982, vào Sài Gòn, trong khi lòng dạ ngổn ngang những lo lắng cho gia đình, đất nước, tôi giật mình và thật sự rất sung sướng bắt gặp được ở các câu thơ “Ta ngồi bên đống lửa man rợ”, “Ngày. Ngày trắng chói chang như giũa./Ánh sáng vang lừng điệu múa điên.” (Trường Sa hành) ngọn hải đăng Miền Nam cô đơn giữa trùng dương nhưng không chịu tắt.

Tôi còn coi đoạn thơ Tô Thùy Yên này là một đền bù, một an ủi, một tiếng đồng cam cộng khổ của anh em ruột thịt. Nên cảm xúc này đã được tôi nhắc đến nói trong Đèn Cù.

Tô Thùy Yên nói lên hộ chúng ta cơn đại bại kéo quá dài của cuộc sống hiền lành, đầy lương tri của con người. Đọc Tô Thùy Yên tôi nghĩ đến câu: “Mày hãy sống hết cái gì là mày” của Kierkegaard, tổ sư chủ nghĩa hiện sinh.

Có thể nói Tô Thùy Yên là nhà địa chất đầu tiên nhặt lên được những quặng chữ chưa ai từng phát hiện để đặt chúng ở bên nhau mà phát xạ.

Năm 2018, ông J., một giáo sư sử học Mỹ, thích văn tôi (ông đọc bằng tiếng Việt) đã gặp tôi. Trong chuyện trò, ông hỏi các nhà văn Việt Nam (cộng sản) thế nào. Tôi nói: Đều có tài, có chữ nghĩa nhưng phải tội quá chủ quan, cứ tâm niệm mình phải đem tài năng, chữ nghĩa đi giải phóng người khác trong khi lẽ ra trước hết anh ta phải khám phá và giải phóng chính anh ta khỏi các cùm kẹp. Bữa đó tôi đã toan đưa thí dụ Tô Thùy Yên nhưng sợ khó truyền đạt thơ Tô Thùy Yên nên dừng lại.

Và sao lại Thùy Yên? Khói biên thùy? Khói cúi đầu? Và Tô? Khói biên thùy chết đi rồi sống lại?