Thứ Năm, 3 tháng 7, 2025

Một tóm tắt về các chế độ hậu Cộng sản (kỳ 9)

 Tác gi: Magyar Bálint – Madlovics Bálint

Bản tiếng Việt: Nguyễn Quang A

Nhà xuất bản Dân Khí – 2025

 103. ĐỊNH NGHĨA CỦA CHỦ NGHĨA DÂN TÚY trong một câu là thế này: một công cụ ý thức hệ cho cương lĩnh chính trị của chủ nghĩa vị kỷ tập thể (collective egoism) không bị ràng buộc về đạo đức. Chủ nghĩa dân túy nuôi dưỡng một ý thức nạn nhân trong các cử tri của nó, những người được xá tội khỏi vai trò riêng của họ trong sự mất địa vị xã hội và kinh tế của họ qua sự bêu xấu và bắt các nhóm xã hội khác làm con dê tế thần. Đấy là cái làm cho các cử tri dễ tiếp thu chủ nghĩa dân túy, mà, đến lượt, kích một dòng đặc thù của các hậu quả tâm lý học.

Tâm lý học xã hội của chủ nghĩa dân túy có thể được tóm tắt như sau: ý thức nạn nhân được phát triển, khi nhà dân túy xác định các nhóm xã hội khác, hay “họ,” như một kẻ thù của “chúng ta;” (2) ý thức nạn nhân xá tội cử tri dân túy khỏi nghĩa vụ đạo đức của việc quan tâm đến những người khác, vì chính nạn nhân (“chúng ta”) xứng đáng sự thấu cảm và không phải những người không-nạn nhân và những kẻ gây ra nạn nhân (“họ”); (3) sự cứu rỗi dẫn đến chủ nghĩa hư vô đạo đức, có nghĩa là sự thờ ơ hoàn toàn với những gì xảy ra với những người khác; (4) chủ nghĩa hư vô đạo đức dẫn đến sự từ chối sự đoàn kết, vì cử tri dân túy không còn tính đến các lợi ích của những người khác nữa; (5) sự từ chối sự đoàn kết cho phép sự ích kỷ công khai, có nghĩa là cử tri có thể cảm thấy rằng họ cuối cùng được tự do để giúp bản thân mình thay vì giúp những người khác, mà có thể bị bỏ lại một mình mà không vi phạm bất cứ nghĩa vụ đạo đức nào; (6) sự ích kỷ xuất hiện trong chủ nghĩa vị kỷ kỷ tập thể vì nó được đại diện bởi in-group (nhóm-trong “chúng ta”), một cộng đồng tưởng tượng phục vụ như cơ sở hợp pháp hóa cho sự từ chối sự đoàn kết; (7) chủ nghĩa vị kỷ tập thể loại bỏ mọi sự hỗ trợ khỏi sự thảo luận cân nhắc công khai, như sự dàn xếp tập thể và sự tổng hợp các lợi ích khác nhau (Mệnh đề 43) có ý nghĩa chỉ khi các lợi ích của những người và các nhóm khác được tính đến (tức là, sự ích kỷ không được tuyệt đối hóa trong chủ nghĩa hư vô đạo đức).

Tổng kết lại, các yếu tố của chủ nghĩa dân túy có thể được tóm tắt trong một câu duy nhất: chủ nghĩa dân túy là một công cụ ý thức hệ cho chương trình chính trị của chủ nghĩa vị kỷ tập thể không bị ràng buộc về đạo đức (Hình 17). Trong khi những mô tả khác nhau về chủ nghĩa dân túy liệt kê các yếu tố của nó bằng hình khảm, với những sự chồng gối lớn nhỏ của phạm vi của các yếu tố được xác định, định nghĩa một-câu duy nhất này tổ chức các yếu tố bên cung và bên cầu vào một trật tự cố kết cho phép một phân tích có cấu trúc. Và như hình cho thấy các yếu tố của định nghĩa có thể được đọc theo cả hai hướng: từ trái sang phải, nó mô tả chủ nghĩa dân túy từ bên cung (nhà dân túy mà muốn dùng chủ nghĩa dân túy như một công cụ của tính chính danh thực chất-duy lý, tấn công sự thảo luận cân nhắc công khai như bộ thể chế của tính chính danh luật định-duy lý), còn từ phải sang trái nó mô tả chủ nghĩa dân túy từ bên cầu (những người muốn giải phóng sự ích kỷ của họ và có sự căm ghét chống-giới quyền thế, mà nhà dân túy có thể lợi dụng).

Nhà dân túy có được địa vị đạo đức không thể ghi ngờ, khai thác cầu tâm lý của mọi người cho sự thuộc về nhóm và nhu cầu lịch sử cho tính ích kỷ không bị ràng buộc về đạo đức; đến lượt, mọi người tìm thấy một diễn viên “am hiểu” và tập thể giữa những khó khăn của đời họ. Thay vì tình yêu tự do, “sự căm thù tự do” thắng thế: sự bêu xấu và cảm giác về ý thức nạn nhân cung cấp cơ sở đạo đức cho việc vứt bỏ các ràng buộc đạo đức.

Hình 17: Tóm tắt chủ nghĩa dân túy.

  1. CÁC NHÀ DÂN TÚY ĐỀ XUẤT việc giải quyết-vấn đề mà không có các ràng buộc đạo đức; các nhà tự do giáo điều đề xuất các ràng buộc đạo đức mà không có sự giải quyết-vấn đề. Điểm yếu của sự phê phán duy lý chống lại chủ nghĩa dân túy xuất phát từ sự hiểu lầm và cũng là sự coi thường lập trường của các cử tri dân túy. Nó là một sự hiểu lầm khi tin giả nở ra như nấm và “thời đại hậu-sự thật” được mô tả như một hiện tượng bên-cung, với các nhà dân túy muốn trình bày các chuyện kể âm mưu và bịa ra tin tức một cách phù hợp. Quả thực, có cầu cho tin giả và các thuyết âm mưu trong các cử tri dân túy.

Công chúng, mà xem thế giới qua lăng kính của chuyện kể dân túy, do đó sẽ cấu trúc, diễn giải, và thậm chí bổ sung thực tế, với sự giúp đỡ của “các dữ kiện” thực cũng như không-thực—mà, khi chúng khớp với thế giới quan của họ, sẽ được coi là thực hệt như các dữ kiện “thật.”. Chuyện kể tạo ra thực tế của riêng nó: tin tức và các dữ kiện (facts), thật hay không, không phải là xương sống của chuyện kể mà ngược lại, chúng là các minh họa có thể thay đổi tùy ý của các đánh giá đã được đưa ra-trước rồi.

Thời đại hậu-sự thật có nghĩa không đơn giản là việc các nhà dân túy truyền bá tin giả: nó có nghĩa rằng dù một dữ kiện, tin tức, hay sự giải thích là “giả” hay “ảo tưởng” chỉ được xác định bởi các niềm tin, các chuyện kể, và các tiền đề của người đó mà họ tin là sự thật và muốn thấy được xác nhận. Đấy là vì sao sự phê phán duy lý, tập trung vào tính xác thực (factuality) của các tuyên bố của các nhà dân túy, là không hiệu quả.

Ngoài việc hiểu lầm họ ra, chúng ta cũng cần nói về sự khinh thường vị trí của các cử tri dân túy nữa. Chúng ta đã thấy rằng các nhà dân túy, dù họ bị ý thức hệ Tây phương-dẫn dắt hay áp dụng-ý thức hệ hậu cộng sản, phản ánh các vấn đề xã hội thực, hay các hiện tượng quá khứ và hiện tại mà các cử tri nhận ra như gây nguy hiểm cho các lợi ích vật chất của họ, cũng như cảm giác an toàn và thoải mái của họ. Trong tình hình này, chủ nghĩa dân túy đề xuất việc giải quyết-vấn đề mà không có các ràng buộc đạo đức—trong khi các nhà tự do giáo điều đề xuất các ràng buộc đạo đức mà không có việc giải quyết-vấn đề.

Chủ nghĩa tự do giáo điều có khuynh hướng cấm kỵ và phủ nhận những vấn đề nào đó liên quan đến toàn cầu hóa và những sự căng thẳng xã hội trong nước, bêu xấu về mặt đạo đức những người bị tác động bởi các vấn đề thách thức cảm giác này về sự an toàn của họ. Theo một cách, những gì chúng ta có thể thấy là sự bêu xấu lẫn nhau: các nhà dân túy gọi “họ” là nguyên nhân của tất cả các vấn đề của mình, và các nhà tự do giáo điều gọi các cử tri cộng hưởng với các thông điệp dân túy là “bài ngoại,” “ghét đồng tính dục,” hay xấu hơn. Không ngạc nhiên những người bị tác động trở nên dễ tiếp thu các giải pháp tiện lợi hơn của các nhà dân túy, mà cũng đề xuất cho họ sự xá tội khỏi sự bêu xấu đạo đức đối với các nhà tự do giáo điều.

Quá trình này làm xói mòn khả năng của sự thảo luận duy lý về các vấn đề của nhân dân: nhân dân bị mắc kẹt dưới câu thần chú của chủ nghĩa dân túy khi họ cảm nhận phía bên kia, không đơn giản không quan tâm đến các vấn đề của họ mà thậm chí còn làm nhục họ. Các giới hạn của cuốn sách này không cho phép chúng tôi đào sâu vào vấn đề này thêm nữa, nhưng điểm tổng quát là, khi chúng ta phân tích vì sao chủ nghĩa dân túy được lòng dân, “hiệu ứng kéo” của chuyện kể dân túy cần được đánh giá cùng với “hiệu ứng đẩy” của chủ nghĩa tự do giáo điều.

Vượt ra ngoài các Đặc thù Chế độ: Các Đặc điểm Đặc thù Quốc gia, Chính sách, và Thời đại

105. TRONG KHI CÁC ĐẶC ĐIỂM ĐẶC THÙ-CHẾ ĐỘ MÔ TẢ hoạt động của quyền lực và sự tự trị, các đặc tính đặc thù-quốc gia là các đặc điểm văn hóa, lịch sử, hay tự nhiên của môi trường của chế độ. Cho đến nay, chúng ta đã thảo luận các đặc điểm đặc thù-chế độ: chúng tôi đã cung cấp các khía cạnh giải tích cho chế độ, tức là, bộ được thể chế hóa của các quy tắc căn bản cấu trúc sự tương tác trong trung tâm quyền lực chính trị và sự liên hệ của nó với xã hội rộng hơn. Diễn đạt đơn giản, các đặc điểm đặc thù-chế độ liên quan đến quyền lực và sự tự trị: chúng trả lời (1) diễn viên nào có và không có quyền lực và/hoặc sự tự trị trong bất kỳ lĩnh vực hoạt động xã hội nào; (2) tính chất của việc thực hiên quyền lực và sự tự trị là gì; (3) trong sự dàn xếp nào những người nắm giữ sự tự trị và quyền lực cùng tồn tại; và (4) một sự dàn xếp cho trước được duy trì thế nào, tức là, sự ổn định chế độ đạt được thế nào. Các đặc điểm đặc thù-chế độ là các đặc điểm mà một chế độ được định nghĩa, và đấy là cách chúng ta đã định nghĩa sáu kiểu lý tưởng của các chế độ (Mệnh đề 12).

Mặt khác, mỗi chế độ hoạt động trong một môi trường nhất định, liên quan đến văn hóa (những sự chia tách dân tộc và sắc tộc), lịch sử (độ lớn của đất nước và sự sống sót của nomenklatura), tài nguyên (các nguồn lực sẵn có), và vị trí địa lý/địa-chính trị của một nước. Đấy là các đặc điểm đặc thù-quốc gia, mà phải được phân biệt một cách giải tích khỏi các đặc điểm đặc thù-chế độ. Thật tự nhiên, có các mối quan hệ giữa chúng, vì các đặc điểm đặc thù-quốc gia nào đó ảnh hưởng đến tính bền vững của các chế độ và có thể tạo ra các tính riêng biệt địa phương của những đặc điểm đặc thù-chế độ nào đó (như cấu tạo của gia tộc chính trị nhận con nuôi; Mệnh đề 36). Nhưng việc giữ hai bộ đặc điểm phân biệt một cách giải tích là căn bản để nhận ra những sự tương tự, cũng như những sự khác biệt đích thực, giữa các chế độ và các nước nhất định.

Hãy lấy ví dụ về nước Nga và Hungary. Một mặt, chúng là hết sức khác nhau: Nga là một quốc gia đa sắc tộc lớn 180 lần và đông gấp 14 lần hơn Hungary; nó giàu về tài nguyên; và nó ở bên ngoài EU, không giống Hungary. Nhưng không có sự khác nhau lớn nào giữa nước Nga của Putin và Hungary của Orbán trong năm 2022 hơn sự khác biệt giữa Liên Xô của Brezhnev và Hungary của Kádár trước năm 1989. Trong khi là hai nước khác nhau, các chế độ của cặp cuối có thể được mô tả bởi khung khổ của chế độ độc tài cộng sản, còn các chế độ của cặp trước có thể được mô tả bởi khung khổ của nền chuyên quyền bảo trợ.

Với ẩn dụ đơn giản, chúng ta có thể nói rằng các đặc điểm đặc thù-chế độ xác định liệu một chủ thể là một con mèo hay một con chó, trong khi các đặc điểm đặc thù-quốc gia phân biệt những con chó Chihuahua nhỏ bé và những con chó Great Dane có kích thước lớn. Trong khi “các sự khác biệt trong-loài” có thể là đáng kể, chúng không làm cho “các động vật” tương ứng là các thành viên của các loài khác nhau.

  1. CÁC ĐƯỜNG NỨT SẮC TỘC CÓ THỂ LÀ CÁC NGUỒN CỦA CHỦ NGHĨA ĐA NGUYÊN HAY SỰ LỘN XỘN như cơ sở tổ chức của các mạng lưới bảo trợ phi-chính thức và các nhóm bản sắc xã hội. Chúng ta có thể nói về các đường nứt (các sự chia tách) sắc tộc khi bản sắc sắc tộc cung cấp một lực cố kết ở mức các elite, và/hoặc khi nó là một nguồn huy động quần chúng. Trong thế giới hậu-cộng sản, các đường nứt sắc tộc thường bảo đảm chủ nghĩa đa nguyên, nhưng đôi khi chúng có thể dẫn đến những xung đột dữ dội.

Chiều phân tích thứ nhất là liệu các nước bị chia rẽ về sắc tộc có tan rã thành các đơn vị đồng nhất hơn sau sự thay đổi chế độ hay không. Các thành viên của Liên Xô đã ly khai một cách hòa bình, hình thành các nước mới và dọc theo những sự phân chia liên bang có-trước; sự giải tán Nam Tư cũng dẫn đến các nước mới dọc theo các tuyến của sự chia lãnh thổ có-trước, nhưng nó đã tan vỡ một cách dữ dội.

Thứ hai, nếu một nước bị chia rẽ về sắc tộc không tan rã, câu hỏi là liệu các thị tộc có cơ sở sắc tộc, tức là các mạng lưới bảo trợ phi-chính thức, có chi phối phong cảnh chính trị hay không. Thiểu số Hungari ở Rumania (và đảng của nó, RMDSZ), chẳng hạn, là một người chơi nhỏ so với các mạng lưới bảo trợ lớn, nhưng các thị tộc có cơ sở sắc tộc đã là những người chơi lớn trong các nước hậu cộng sản của Trung Á Soviet. Các thị tộc truyền thống hầu hết đã tập hợp lại để hình thành các bộ lạc, và đôi khi các bộ lạc sẽ hình thành các liên minh bộ lạc, mà ở Kazakhstan được gọi là zhuz.

Khi các thị tộc dựa vào-sắc tộc là các diễn viên chính trị-kinh tế, chiều phân tích thứ ba bước vào, liên quan đến sự xuất hiện của một hiệp ước thị tộc: một thỏa thuận phi-chính thức để ổn định hóa các quan hệ giữa các thị tộc. Như Kathleen Collins viết trong cuốn sách của bà Clan Politics (2006), các hiệp ước như vậy chắc được thực hiện khi “(1) một mối đe dọa chung bên ngoài gây ra sự hợp tác giữa các thị tộc mà khác đi sẽ có các lợi ích tách rời; (2) có một sự cân bằng quyền lực giữa các phe phái thị tộc lớn, sao cho không phái nào có thể chi phối; và (3) một nhà môi giới hợp pháp, một nhà lãnh đạo được tất cả các phái tin cậy, giữ vai trò duy trì hiệp ước và phân bố các nguồn lực được đặt vào vị trí” (50). Collins chứng minh một cách thuyết phục rằng các hiệp ước thị tộc là cần thiết để tạo ra một chế độ ổn định sau khi chuyển đổi ở Trung Á Soviet, và ở nơi nó không được thỏa thuận—cụ thể là Tajikistan—sự thiếu vắng của nó đã dẫn đến một nội chiến.

Thứ tư, nếu một hiệp ước thị tộc được thiết lập, câu hỏi là liệu nó có ổn định hóa một mạng lưới bảo trợ có một hay nhiều-kim tự tháp. Nhà bảo trợ chóp bu đôi khi sẽ cân bằng giữa vài thị tộc lớn dựa vào-sắc tộc như vậy, bao gồm chúng trong chế độ và bằng cách ấy loại trừ thị tộc đối lập đáng gờm với chế độ. Ở nơi khác các thị tộc có thể hình thành sáu hay bảy nhóm khu vực, và một hay hai sự lập nhóm khu vực mạnh hơn sẽ nổi lên ít nhiều độc quyền hóa các vị trí sẵn có (Tajikistan, Turkmenistan, Uzbekistan).

Lúc khác, nhiều bộ lạc độc lập cạnh tranh trên chính trường dẫn hệ thống chính trị tới cơ chế-mặc cả đại nghị (Kyrgyzstan). Ví dụ sau cùng này cho thấy rằng các đường nứt sắc tộc có thể là nguồn của chủ nghĩa đa nguyên: con số cao của các thị tộc dựa vào sắc tộc cạnh tranh dẫn tới một nền dân chủ bảo trợ hoạt động, ngăn cản sự phát triển của môi trường chuyên quyền, có chỉ một-kim tự tháp.

107. SỰ SỐNG SÓT CỦA MẬT VỤ CỘNG SẢN có thể dẫn đến một nhà nước ngầm (deep state), hay một kiểu thị tộc đặc thù dựa vào-nomenklatura trong các chế độ bảo trợ. Trong khi mọi nhà nước có chủ quyền duy trì một cơ quan tình báo, là một hiện tượng đặc thù-quốc gia khi các cơ quan được giao các vấn đề an ninh-quốc gia bắt đầu hoạt động như một nhà nước ngầm. Nói cách khác, một cơ quan tình báo có thể một cách phi-chính thức trở thành một đơn vị tự trị, một “nhà nước bên trong nhà nước”—hay đúng hơn một “mafia bên trong mafia” trong một số nước hậu-cộng sản. Về mặt lịch sử, các cơ quan như KGB ở Liên Xô, STB ở Czechoslovakia, hay Securitate ở Rumania tạo thành các mạng lưới lớn tràn ngập nhà nước và xã hội. Vốn tri thức và xã hội được những thành viên của các mạng lưới này đại diện có thể được biến thành vốn chính trị và kinh tế sau khi thay đổi chế độ.

Trong một số nước, sự sống sót trong nước của mạng lưới đã không tạo ra một nhà nước “ngầm” mà là bản thân nhà nước, tức là, elite cai trị mới. Các ví dụ gồm Azerbaijan với Heidar Aliyev, mà đã trở thành nhà bảo trợ chóp bu sau khi theo đuổi sự nghiệp ở KGB, cũng như Nga với Putin và cái gọi là siloviki của ông. Trong các nước nơi loại nhà nước ngầm nào đó có phát triển, sự sống sót của mật vụ thường xảy ra qua tính liên tục của nhân viên trong các cơ quan tình báo mới thành lập của các nước được giải phóng. Ukraina là một ví dụ tốt về sự liên tục: Mặc dù Mật Vụ Ukrain (SBU) đã thay thế chi nhánh Ukrain của KGB, các chuyên gia ước lượng rằng 35 phần trăm của SBU đã bao gồm các chuyên gia KGB được Moscow huấn luyện và đã duy trì các tiếp xúc với Moscow.

Dựa vào vốn tri thức và xã hội được tích tụ, một nhà nước ngầm có thể được hình thành như một sự mở rộng phi-chính thức của các quyền lực được giao chính thức cho mật vụ. Trong một số trường hợp, các quyền lực chính thức và phi-chính thức của nhà nước ngầm được dùng cho sự tống tiền, tống tiền người dân với sự cưỡng bức. Trong các trường hợp khác, nhà nước ngầm bị vướng vào chính trị, theo đó nó có thể hoặc hoạt động như (a) một kẻ phục vụ chính trị, có nghĩa một cách phi-chính thức nó cung cấp các dịch vụ của nó cho các mạng lưới bảo trợ quan tâm (ví dụ, Hungary trước 2010), hay (b) một người làm chính trị, có nghĩa nó dùng các phương tiện của nó để ảnh hưởng đến việc làm chính sách và những sự bổ nhiệm, cũng như việc tôn lên ngôi và truất ngôi các diễn viên chính trị phù hợp với các chương trình nghị sự phi-chính thức (ví dụ, Rumania).

Như một kiểu đặc biệt của thị tộc dựa vào-nomeklatura (Mệnh đề 36), tình hình của nhà nước ngầm là tương tự với tình hình của các nhà tài phiệt tự chủ (Mệnh đề 41). Trong một môi trường nhiều-kim tự tháp, nó có thể giữ lại một sự tự trị tương đối, duy trì khoảng cách bằng nhau từ các mạng lưới cạnh tranh trong khi tránh sự khuất phục với mỗi trong số chúng; trong một môi trường có chỉ một-kim tự tháp, nó có thể có một thái độ tạm thời cứng đầu hay tích cực (được nhận [làm con nuôi]), tiêu cực (đối địch), hay trung lập (bạn đường) đối với nhà bảo trợ chóp bu, nhưng cuối cùng nó sẽ mất sự tự trị của nó nếu mạng lưới bảo trợ có chỉ một-kim tự tháp được củng cố. Chính sự cạnh tranh bảo trợ đã cho phép một nhà nước ngầm hoạt động trong các nền dân chủ bảo trợ như Ukraina và Rumania, trong khi mật vụ đã không là một người phục vụ tự trị của chính trị mà là một tổ chức được bảo trợ (client) ở Hungary kể từ 2010.

108. CÁC NƯỚC BẢO TRỢ VỚI LÃNH THỔ LỚN có các cơ cấu có chỉ một-kim tự tháp đa-tầng, với các chính quyền địa phương trở thành các tiểu quốc mafia. Các hệ thống có chỉ một kim tự tháp phải có sự kiểm soát toàn quốc, không chỉ về mặt năng lực nhà nước mà cả về mặt giám sát hoạt động bên trong mạng lưới bảo trợ. Nước càng lớn và càng đông, các chi phí giám sát càng cao, và càng khó cho nhà bảo trợ chóp bu để giám sát trực tiếp hoạt động của các client.

Trong các chế độ với lãnh thổ và dân số nhỏ hơn, các kim tự tháp đơn nhất một tầng là điển hình. Điều này không phải để nói rằng không có sự phân tầng nào của mạng lưới bảo trợ: có các nhà bảo trợ-phụ (như trong mọi mạng lưới bảo trợ hậu-cộng sản), và chúng cũng cạnh tranh với nhau. Nhưng chúng không có một lãnh thổ hay vùng mà chúng sẽ cai trị với sự tự trị tương đối. Các nhà bảo trợ chóp bu của các kim tự tháp đơn nhất một-tầng có sự kiểm soát trực tiếp mạnh đối với chính thể của họ vì họ không có sự cân bằng giữa các nhà bảo trợ-phụ vùng tương đối tự trị (các nhà bảo trợ chóp bu địa phương).

Việc cân bằng là điển hình trong các kim tự tháp đơn nhất đa tầng, mà phát triển trong các nước với lãnh thổ lớn đến mức các chi phí giám sát trực tiếp sẽ quá cao. Ví dụ hiển nhiên là nước Nga, nơi về cơ bản có “các kim tự tháp phụ” bên trong chỉ một-kim tự tháp của Putin. Các nhà bảo trợ-phụ đứng đầu các kim tự tháp-phụ này đồng thời là các client của nhà bảo trợ chóp bu và của các nhà bảo trợ chóp bu trong các địa phương của riêng họ. Nhà bảo trợ chóp bu đã giữ những thẩm quyền nào đó, hay lấy chúng khỏi tay của các thống đốc địa phương; đặc biệt, sự kiểm soát các tài nguyên được tập trung khi Putin nắm lấy các thu nhập thuế của các thống đốc vùng từ các công ty tài nguyên của đất nước. Nhưng mặt khác các nhà bảo trợ-phụ được trao quyền để cai trị vùng giới hạn về mặt địa lý của họ, theo nhiều cách với sự độc lập lớn với Moscow hơn trong thời kỳ Brezhnev.

Sự cai trị địa phương là đẳng cấu với sự cai trị trung ương: các nhà bảo trợ-phụ theo cùng các hình mẫu ứng xử liên quan đến địa phương của họ như nhà bảo trợ chóp bu làm đối với đất nước. Nói cách khác, trong một nền chuyên quyền bảo trợ, nhà nước mafia trung ương của nhà bảo trợ chóp bu đi cùng với các nhà nước mafia tiểu-vương của các nhà bảo trợ tầng-thấp hơn. Sự giống nhau của các nhà nước mafia địa phương và trung ương về các đặc điểm đặc thù-chế độ của chúng được vô tình tiết lộ bởi Ủy Ban Điều tra Nga, mà đã bắt Vyacheslav Gazier, thống đốc của Cộng hòa Komi trong Liên bang Nga, sau nhiều năm hoạt động tham nhũng được cho phép từ trên xuống. Mô tả chính thức về “tổ chức tội phạm” của Gazier, mà bao gồm toàn thể bộ máy quyền lực nhà nước địa phương, phác họa rõ ràng các đường nét của nhà nước mafia: “mục đích của tổ chức tội phạm […] là để nắm tài sản nhà nước theo cách tội phạm”; “được phân biệt bởi […] cấu trúc thứ bậc của tổ chức tội phạm”; “mối quan hệ cố kết và mật thiết của các nhà lãnh đạo và những người tham gia”; “sự phục tùng nghiêm ngặt của các thành viên thấp hơn với thượng cấp của họ”; “hệ thống âm mưu được phát triển-tốt của sự bảo kê khỏi sự thực thi pháp luật.”

109. Trung Quốc VÀ Nga CÓ CÁC THAM VỌNG ĐẾ QUỐC xuất phát từ ý chí mạnh mẽ để cân bằng độ lớn và bản chất lõi văn minh của đất nước và vai trò của nó như một siêu cường toàn cầu. Trung Quốc và Nga không đơn giản là các nước lớn, mà cũng là các nhà nước lõi của nền văn minh (Mệnh đề 7). Các di sản lịch sử của chúng về nhiều thế kỷ tồn tại đế quốc định hình nhận thức và bản sắc của các vị lãnh đạo hiện thời và nhân dân. Các tham vọng đế quốc nảy sinh nhắm tới việc cân bằng kích thước và tầm quan trọng văn minh của đất nước và vai trò của nó như một siêu cường toàn cầu, thể hiện trong sự mở rộng các vai trò kinh tế và/hoặc chính trị toàn cầu.

Trung Quốc là một trường hợp với độ lớn đất nước khổng lồ, vẫn với trọng lượng kinh tế lớn hơn trọng lượng chính trị. Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (về GDP), các chính sách bành trướng của Trung Quốc cũng được dẫn dắt chủ yếu bởi các phương tiện kinh tế, kể cả sự đầu tư được nhà nước-ủng hộ chậm nhưng đầu đặn và sự mở rộng thương mại vào châu Phi và châu Âu hậu-cộng sản. Về tiềm năng, sự mở rộng kinh tế tạo ra những điều kiện cần cho sự mở rộng chính trị, nhưng bây giờ, các dấu hiệu về những tham vọng như vậy bị việc Trung Quốc trở thành một siêu cường kinh tế làm cho lu mờ.

Trái ngược với Trung Quốc, Nga có trọng lượng chính trị lớn hơn trọng lượng kinh tế, mà được nhà kinh tế học Csaba László thâu tóm một cách sống động bằng việc gọi nó là “Kuwait với các vũ khí hạt nhân” (Válság-Gazdaság-Világ [Crisis-Economy-World], 2018). Một nền kinh tế dựa chủ yếu vào xuất khẩu dầu và gas thay vì sự đổi mới và đầu tư, GDP của Nga với 147 triệu người là nhỏ hơn GDP của Hàn Quốc với 51 triệu người và chẳng lớn hơn mấy GDP của các nước Benelux với 29 triệu người (trong 2018). Trong khi kho vũ khí hạt nhân và tư cách thành viên thường trực trong Hội đồng Bảo An LHQ của Nga bảo đảm trọng lượng chính trị của nó ở mức toàn cầu, Putin đã áp dụng những loại chiến lược khác nhau trong một cố gắng để khôi phục ảnh hưởng đế quốc của nước này.

Thứ nhất, Nga tiến hành một sự quảng bá chuyên quyền, hỗ trợ các sự đột phá chuyên quyền (Mệnh đề 68), các nhà bảo trợ chóp bu địa phương, và sự sống lâu của các chế độ chuyên quyền bảo trợ đã được thiết lập nói chung. Không giống sự quảng bá dân chủ của phương Tây, sự cam kết của Putin với chế độ chuyên quyền không phải là cố kết-giá trị mà là cố kêt-chức năng: ông không quan tâm đến việc phổ biến chế độ chuyên quyền như một mô hình cho thế giới mà như một chính sách bảo hiểm cho Nga, cố gắng ngăn chặn các tác động ngoại sinh tiêu cực mà sẽ đến với dân chủ hóa trong khu vực. Việc Nga quảng bá chế độ chuyên quyền có thể gồm ảnh hưởng trực tiếp với cả sự hiện diện quân sự nữa, như chúng ta có thể thấy trong các trường hợp của Belarus (mà trên thực tế đã bị Nga khuất phục trước và trong cuộc xâm lược Ukraina 2022) và Kazakhstan (nơi sự thay đổi elite bên trong mạng lưới bảo trợ có chỉ một-kim tự tháp đã được ảnh hưởng Nga tạo thuận lợi trong 2022).

Thứ hai, Nga dùng cái gọi là “ngoại giao Gazprom” mà có nghĩa là Putin dùng sức mạnh mặc cả xuất phát từ sự phụ thuộc đơn phương của các nước đối tác vào gas và dầu tự nhiên của Nga. Nga kiểm soát chặt các nước Soviet trước kia qua sự kiểm soát giá cung cấp (ví dụ, Ukraina, Moldova, và Belarus), trong khi bên ngoài khu vực hậu-Soviet Gazprom được dùng cho sự hối lộ trực tiếp và rửa tiền với sự giúp đỡ của các nhà dân túy hợp tác (ví dụ, Orbán ở Hungary và Matteo Salvini ở Italy).

Cố gắng để làm mất ổn định nội bộ những người chơi toàn cầu khác, có tiềm năng đe dọa, Nga đã hỗ trợ các đảng dân túy và các nhóm nửa quân sự và cũng cố gắng can thiệp vào các cuộc bầu cử ở nhiều nước Tây phương. Chỗ đứng chính trị của Putin được tăng cường thêm bởi sự thâu nạp các chính trị gia Tây phương cấp cao tronng hội đồng quản trị của các công ty Nga (kể cả một cựu thủ tướng Đức, hai cựu thủ tướng Austria, và một cựu thủ tướng Pháp).

Sự quảng bá chế độ chuyên quyền là vì lợi ích của những người đương nhiệm địa phương; ngoại giao Gazprom và việc giành được ảnh hưởng ở các nước Tây phương để chống lại những người đương nhiệm địa phương mà đối mặt với quyền lực mềm và những nỗ lực làm mất ổn định bí mật của Nga, một cách tương ứng. Chiến lược cuối cùng của Nga, mà là sự can thiệp quân sự trực tiếp, gồm các cuộc tấn công trực tiếp chống lại một chính phủ đương nhiệm, hoặc thử thay thế nó hay ngoạm lấy một miếng lãnh thổ của nó. Cuộc chiến tranh 2008 với Gruzia về Nam Ossetia và Abkhazia, sự sáp nhập Crimea năm 2014, và cuộc xâm lăng Ukraina 2022 cho thấy tham vọng của Putin để khôi phục vị trí của Nga cả như một cường quốc đế quốc và nhà nước lõi của nền văn minh Chính thống giáo.

  1.        CÁC LIÊN MINH CHÍNH TRỊ QUỐC TẾ như EU có thể vẫn ổn định nếu chúng có các cơ chế phòng thủ để duy trì tính thuần nhất về mặt các đặc điểm đặc thù-chế độ của các thành viên. Định hướng địa-chính trị hết sức bị ảnh hưởng bởi trường hấp dẫn văn minh của các nhà nước cốt lõi của nền văn minh. Các liên minh quốc tế xung quanh Nga, nhà nước lõi của nền văn minh Chính thống giáo (Mệnh đề 7), gồm Cộng đồng của các Quốc gia Độc lập (CIS), Liên minh Hải quan Âu-Á (EACU), và Liên minh Kinh tế Âu-Á (EAEU). Các liên minh này ổn định vì hai lý do. Thứ nhất, chúng là nông: trong khi về lý thuyết CIS sẽ là một lực tích hợp các nước hậu-Soviet, ít hơn 10% của hàng ngàn văn kiện và nghị quyết do các cơ quan của nó thông qua đã thực sự được các nhà nước thành viên phê chuẩn. Thứ hai, đặc điểm của CIS và các liên minh khác là tính thuần nhất chế độ.

Để cho một liên minh trở nên ổn định, các chính phủ tham gia không phải chia sẻ các sở thích chính sách; chúng chỉ cần có khả năng hòa giải các lợi ích của chúng, để có cùng quan điểm về vai trò của chính sách chính thức và các tiêu chuẩn phi-chính thức và những ảnh hưởng. Tương tự, nó không đòi hỏi có cùng các đặc điểm đặc thù-quốc gia, như—trong trường hợp của các nền dân chủ tự do—cùng kiểu nhà nước phúc lợi hay cùng hình mẫu của các định chế dân chủ, nhưng để tôn trọng các giá trị cơ bản của cộng đồng—để là một nền dân chủ tự do về bản chất. Các liên minh được nhắc tới ở trên được gắn với Nga là sự thuần nhất-chế độ: chúng đều có các nhà lãnh đạo bảo trợ, có thể thu xếp các doanh nghiệp gia đình mà không phải bận tâm đến các quyền con người hay sự vi phạm các giá trị dân chủ.

Ngược lại hoàn toàn, EU là một liên minh sâu nhưng bị rạn nứt, và đặc điểm của nó là tính hỗn tạp chế độ. Giữa các thành viên của nó, một đa số của các nền dân chủ tự do Tây phương đi cùng với một mưu toan chuyên quyền bảo thủ (Ba Lan), các nền dân chủ bảo trợ (Bulgaria, Rumania, Slovakia), và một chế độ chuyên quyền bảo trợ (Hungary). Từ số này, nền chuyên quyền bảo trợ có tính phá hoại nhất bởi vì nó không tương thích với các thành viên Tây phương, cũng như với cả các nền tảng chính trị (nền dân chủ tự do) và các nền tảng kinh tế (nền kinh tế thị trường) của EU.

Một thiếu sót thiết kế cấu trúc của EU là sự thiếu các cơ chế phòng thủ hữu hiệu mà sẽ nuôi dưỡng tính thuần nhất chế độ. Để nhấn mạnh điều này, chúng ta hãy so sánh logic của các sự trừng phạt của EU và của Hoa Kỳ để chống lại các chế độ bảo trợ (Bảng 37). Các trừng phạt hiện thời của EU, về sự lạm dụng các khoản tiền chuyển giao EU, đang trừng phạt các nạn nhân, không phải thủ phạm: chúng đe dọa tiền của những người đóng thuế và chi tiêu công, hơn là nhắm vào các thực hành tham nhũng và tài sản cá nhân của gia tộc chính trị nhận con nuôi. Giống chiến thuật quân sự về ném bom rải thảm, các nạn nhân chủ yếu là dân thường.

Bảng 37: Logic khác hẳn nhau của các trừng phạt EU và Mỹ.

 

Các trừng phạt EU

Các trừng phạt Mỹ

các thủ tục khởi động trừng phạt

quan liêu, cồng kềnh, có thể chịu sự mặc cả chính trị;

một phần dựa vào những cân nhắc chính trị, nhưng nghĩa vụ báo cáo về các công ty mua chuộc dẫn đến các thủ tục khỏi động bắt buộc;

các thủ tục đình chỉ trừng phạt

 

 

có thể chịu sự mặc cả chính trị;

các thủ tục không thể bị đình chỉ; một khi chúng được khởi động, chúng không còn bên trong tầm với của sự mặc cả chính trị;

các mục tiêu của các thủ tục trừng phạt

các định chế bị cáo buộc vi phạm, làm cho sự liên kết giữa thủ phạm và tội phạm khó hơn để cá nhân hóa và truyền đạt;

các cá nhân bị cáo buộc vi phạm, cho phép sự cá nhân hóa các chuyện kể;

 

thông điệp cơ bản của sự chọn các mục tiêu

nó không đề cập đến vấn đề trách nhiệm cá nhân, cho phép các nô bộc bảo trợ của nhà nước mafia tiếp tục tham gia vào các cơ chế hoạt động bất hợp pháp; nhà bảo trợ chóp bu vẫn có năng lực không bị tổn thương để duy trì krysha;

sự làm xói mòn tính liêm chính của gia tộc chính trị nhận con nuôi và sự bảo vệ do nhà bảo trợ chóp bu cung cấp, làn nản lòng các nô bộc bảo trợ của nhà nước mafia khỏi việc tham gia vào sự vi phạm các thủ tục;

tầm phê phán của trừng phạt

nhắm mục tiêu chính phủ

nhắm mục tiêu chế độ

Ngược lại, các trừng phạt Mỹ gống các tên lửa được dẫn đường, cố gắng trừng phạt những sự vi phạm và các thủ phạm tham nhũng với sự chính xác giống-laser. Các công cụ như Đạo luật Magnitsky hay Tuyên bố Tổng thống số 7750 làm cho có thể để từ chối visa và đóng băng các tài khoản ngân hàng nước ngoài. Một tổ chức tội phạm, dù tư nhân hay nhà nước, có ba nhu cầu cốt yếu: các nguồn tiền, khả năng để rửa tiền, và sự miễn trừng phạt của các thành viên của nó. Các trừng phạt Mỹ bác bỏ điểm cuối cùng, krysha của nhà bảo trợ chóp bu (Mệnh đề 38), đánh nhà nước mafia ở gót chân Achilles của nó.

  1.         SỰ HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ SÂU SẮC mang cả tiềm năng ổn định-chế độ và phá vỡ-chế độ, sự thực hiện khả năng nào phụ thuộc vào các chính sách mà nhà bảo trợ chóp bu dùng để khai thác chúng. Sau sự sụp đổ của Liên Xô, các nước hậu-cộng sản mà đã chọn sự hội nhập Tây phương mau chóng dính vào thương mại toàn cầu, nhiều hơn các nước vẫn trong trường hấp dẫn của nền văn minh Chính thống giáo rất nhiều. Tuy vậy, các chế độ bảo trợ trong cả hai nhóm đã phát triển mỗi hay cả hai kiểu phụ thuộc kinh tế: phụ thuộc FDI (đầu tư trực tiếp nước ngoài) hay phụ thuộc xuất khẩu.

Sự phụ thuộc xuất khẩu nhắc đến vai trò cơ bản của thu nhập xuất khẩu để ổn định nền kinh tế trong nước nói chung và để cân bằng ngân sách nói riêng. Trong khi sự dễ bị tổn thương với các thị trường nước ngoài có tiềm năng phá vỡ-chế độ, sự phụ thuộc xuất khẩu cũng có thể ổn định hóa chế độ nếu nó tạo ra sự tương thuộc bất đối xứng, như được giải thích ở trên liên quan đến ngoại giao Gazprom của Nga (Mệnh đề 109). Mặt khác, FDI ở Nga đã bị hạn chế trong một số lĩnh vực không thể tránh khỏi về công nghệ, trong khi quyền sở hữu nước ngoài đã không mong muốn trong hầu hết các khu vực khác, từ môi giới tài chính đến thương mại và giáo dục. Dưới hoàn cảnh như vậy, Lennart Dahlgern, cựu chủ tịch của IKEA Nga—theo lời thú nhận của chính ông—đã cố gắng triệu tập một cuộc gặp với Putin, nhưng một quan chức cấp cao bảo ông rằng một cuộc gặp như vậy sẽ tốn 5-10 triệu $ (mà Dahlgern được cho là đã không chấp nhận).

Tình hình là khác khi sự phụ thuộc xuất khẩu đi cùng với sự phụ thuộc FDI. Trong các nước với các mức đầu tư nước ngoài và hoạt động kinh tế tương đối cao, những cố gắng vận động hành lang, nhắm không phải đến các thành viên cá nhân của quốc hội mà đến triều đình của nhà bảo trợ (Mệnh đề 18), có thể được hoan nghênh hơn. Cái cần được nhìn thấy là, khi một nhà bảo trợ chóp bu cố gắng dỗ dành các công ty xuyên quốc gia địa phương với các trợ cấp, cắt giảm thuế, hay việc làm yếu luật lao động, ông không làm vậy từ, ông không làm vậy từ các sở thích chính sách (tân tự do). Những gì cần được thấy là, khi một nhà bảo trợ chóp bu cố gắng mua chuộc các công ty xuyên quốc gia địa phương với các trợ cấp, cắt giảm thuế, hay làm yếu luật lao động, ông ta không làm vậy từ các sở thích chính sách (tân tự do). Đúng hơn, ông cố gắng vô hiệu hóa một yếu tố phá vỡ-chế độ. Trong con mắt của nhà bảo trợ chóp bu, các công ty xuyên quốc gia mạnh là các doanh nghiệp tự trị lớn mà không thể bị bảo trợ hóa, một phần do tính di động của chúng và một phần bởi vì bối cảnh chính trị nước ngoài của chúng nằm ngoài tầm với của nhà bảo trợ chóp bu. Chính vì lợi ích của nhà bảo trợ chóp bu để làm cho các công ty này không sẵn lòng ủng hộ một sự thay đổi chế độ với các nguồn lực tự trị của chúng.

Đúng, các công ty và các nhà đầu tư nước ngoài nói chung không quan tâm đến bất kể sự thay đổi cơ bản nào mà sẽ khiến tính sinh lời của họ bị rủi ro. Một số công ty nước ngoài cũng có thể bị chèn ép ra và chỗ của họ bị tiếp quản, đặc biệt nếu hoạt động của chúng là không di động (Mệnh đề 84). Nhưng các công ty mà không thể bị buộc rời đi thì được chào mời các lợi ích hay, ở Hungary, thậm chí được gọi là các thỏa thuận chiến lược: Audi, Coca-Cola, Daimler, GE, Microsoft, Richter, Samsung, Sanofi, Synergon, và vân vân. Việc Orbán thâu-nạp các công ty xuyên quốc gia đã là một chiến lược bình định thành công. Các công ty nước ngoài không nghi vấn hoạt động cơ bản của hệ thống có một kim tự tháp duy nhất: các thành viên của ngành xe hơi, ngành IT, hay ngành viễn thông tạo thành các nhóm kinh doanh lobbying ở Hungary, không phải một mạng lưới bảo trợ phi-chính thức tách biệt (Bảng 38). Bất chấp sự tự trị của chúng, chúng thậm chí đóng góp cho sự ổn định chế độ, cả về mặt kinh tế ở mức trong nước và về mặt chính trị ở mức Âu châu.

Bảng 38: Các đặc điểm chính của một nhóm kinh doanh và một mạng lưới bảo trợ phi-chính thức.

Nhóm kinh doanh

Mạng lưới bảo trợ phi-chính thức

Gồm các các diễn viên của các lĩnh vực tách biệt (các doanh nhân từ lĩnh vực hoạt động thị trường)

Gồm các diễn viên của các lĩnh vực thông đồng (các nhà tài phiệtcác nhà chính phiệt)

hoạt động của những người tham gia là thuần nhất

hoạt động của những người tham gia là không thuần nhất

Đặc thù ngành

Trung lập ngành (“ăn mọi thứ”)

dùng các lobbyist để thực hiện sự đại diện lợi ích

dùng nhà môi giới tham nhũng để thực hiện sự cấu kết lợi ích

hoạt động và lợi ích đặc thù ngành cung cấp sự cố kết nhóm

sự thuộc về cùng chuỗi chư hầu cung cấp sự cố kết nhóm

liên minh ngang của các diễn viên tự trị

quan hệ patron-client của các diễn viên phụ thuộc

 

  1.         GIA TỘC CHÍNH TRỊ NHẬN CON NUÔI KHÔNG CẦN DUNG THỨ tội phạm bình thường như sự phạm pháp không được phép ở trong nước, nhưng nó có thể dùng hệ sinh thái tội phạm toàn cầu để rửa tài sản tham nhũng. Nhà nước mafia không chống tham nhũng nói chung, mà chống lại các hành động tham nhũng du kích không được phép rõ ràng của nó. Nó hành động theo cách mafia cổ điển hoạt động bên trong phạm vi các lợi ích của nó, nhưng trên mức quốc gia: nó loại bỏ kẻ cướp riêng lẻ. Một mặt, việc nhà bảo trợ chóp bu ngó tới các hoạt động như vậy thế nào là đặc thù-chế độ. Trong con mắt của ông ta, các vụ từ tham nhũng vặt đến tội phạm bình thường là sự bất hợp pháp không được phép, trái ngược với sự bất hợp pháp được phép của các thành viên của gia tộc chính trị nhận con nuôi. Mặt khác, phạm vi và các hình thức của sự bất hợp pháp không được phép là khác nhau từ nước này sang nước khác, hệt như tháo độ của nhà bảo trợ chóp bu đối với nó (Bảng 39).

Trong một số trường hợp, khi chi phí đàn áp hoặc tiếp quản vượt các lợi ích, nhà bảo trợ chóp bu sẽ dung thứ, và để các mạng lưới tham nhũng một mình (giống với trường hợp “của giá trị thặng dư không thể thu được”; Mệnh đề 85). Trong những trường hợp khác, nhà nước mafia “đậu trên” một mạng lưới hiện có và bắt đầu đánh thuế nó mà không phá vỡ sự tự trị của nó. Ví dụ, nhà nước tội phạm Uzbek đậu trên sự đổi tiền bất hợp pháp, dùng cảnh sát để thu “thuế” từ những người theo đuổi hoạt động này, và giao tiền qua cảnh sát trưởng, một nhà bảo trợ-phụ địa phương, lên đến tận nhà bảo trợ chóp bu. Việc này ít điển hình hơn trong các chế độ hậu-cộng sản chịu ảnh hưởng của EU, trong khi ở nước Nga mối quan hệ của nhà nước và tội phạm (từ các tin tặc đến thế giới ngầm có tổ chức) là cùng có lợi, và dẫn đến sự tăng cường lẫn nhau.

Nhà nước mafia, cùng với các kẻ phạm tội truyền thống, hình thành một loại hệ sinh thái tội phạm. Ở mức quốc gia, hình mẫu của hệ sinh thái này trải từ sự cùng tồn tại của một nhà nước tội phạm mạnh và sự bất hợp pháp không được phép vừa phải (ví dụ, Hungary) đến sự cộng sinh ký sinh, đánh thuế mạng lưới nhưng đồng thời bảo đảm sự bảo vệ khỏi sự thực thi pháp luật (ví dụ, Nga, Uzbekistan). Nhưng chúng ta cũng có thể nói về một hệ sinh thái tội phạm toàn cầu nữa, mà gồm các phần tử bất hợp pháp trên khắp thế giới, tương tác như một hệ thống. Thứ nhất, điều này có nghĩa rằng các nhà chính phiệt và các nhà tài phiệt từ các nước khác nhau được kết nối với nhau, hoặc trong các sự kết nối tự nguyện vì lợi ích lẫn nhau hay như một kết quả của sự lệ thuộc cưỡng bức vào một nhà bảo trợ chóp bu lớn hơn. Theo ngôn ngữ phân tích các hệ thống-thế giới, chúng ta có thể nói rằng nước Nga của Putin là lõi của một hệ sinh thái tội phạm, còn Hungary của Orbán, qua các thương vụ như nhà máy điện hạt nhân Paks II, bị cột vào nó trong một vị trí chư hầu nửa-ngoại vi.

Hệ sinh thái tội phạm toàn cầu cũng gồm các tổ chức và các mạng lưới tội phạm quốc tế nữa, và các nhà tài phiệt và các nhà chính phiệt dùng chúng để rửa tiền tham nhũng của họ. Thật trớ trêu, có vẻ rằng sự hoạt động thích hợp của các nhà nước tội phạm cần đến các nhà nước không-tội phạm: các nền dân chủ tự do bị hạn chế trong sự tiếp cận của chúng đến các doanh nghiệp kinh tế tư nhân, và những người mua (bảo trợ) tư nhân của các bất động sản sang trọng và các chủ sở hữu của các công ty bình phong địa phương được bảo vệ bởi tất cả các định chế và các luật được phát triển để tách các lĩnh vực thị trường và chính trị của các hoạt động xã hội. Tình hình này bị cả các gia tộc chính trị nhận con nuôi và các kẻ phạm tội tư nhân khai thác như nhau, từ Hungary qua Nga đến Trung Á. Cho đến nay, các nước Tây phương đã có khả năng thực hiện các biện pháp đối phó theo cách ad hoc (như đóng băng các tài sản Nga trong cuộc xâm lược Ukraina 2022), nhưng các giải pháp có tính hệ thống sẽ đòi hỏi các luật cũng quốc tế như sự di chuyển của tiền bất hợp pháp có tính quốc tế.

Bảng 39: Các phương thức kiểm soát sự bất hợp pháp không được phép và sự dẫn đến một nhà nước tội phạm.

 

Hành động của nhà nước tội phạm đối với sự bất hợp pháp không được phép

 

Hình thức cùng tồn tại (kết quả của hành động nhà nước)

Đàn áp

tấn công/kiềm chế

sự chia tách (sự bất hợp pháp không được phép hay “kẻ cướp riêng lẻ” bị loại bỏ)

Dung thứ

để một mình

sự chia tách (không còn quấy rầy các diễn viên bất hợp pháp)

Tạo thuận lợi

ngồi trên nó

sự kết nối được thương lượng (sự tự trị được môi giới của mạng lưới bất hợp pháp/thuê tội phạm như các doanh nhân hung dữ)

Tiếp quản

phá vỡ sự tự trị của nó

tích hợp (mạng lưới bất hợp pháp được quản lý bởi gia tộc chính trị nhận con nuôi)

113. CÁC TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN ĐƯỢC DÙNG NHƯ MỘT NGUỒN CỦA RENT trong các nước bảo trợ khi chúng sẵn có; khi chúng không sẵn có, chức năng của chúng được thay thế bởi ngân sách nhà nước, các công ty và ngân hàng chiến lợi phẩm, và các khoản chuyển giao quốc tế. Trong khi là một đặc điểm đặc thù-chế độ mà các mạng lưới bảo trợ phi-chính thức dựa vào các hình thức tham nhũng từ trên xuống, chúng cho thấy các sự khác biệt đặc thù-quốc gia về nguồn của rent. Câu hỏi cơ bản về thu rent là chế độ có gì để tùy ý sử dụng: loại nguồn lực nào là sẵn có mà có thể là đối tượng của rent-seeking (sự trục lợi) và muộn hơn được phân phối bên trong gia tộc chính trị nhận con nuôi.

Phần lớn của xuất khẩu và thu ngân sách trong các nước như Azerbaijan, Kazakhstan, Nga, và Turkmenistan là từ việc bán các tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt dầu và gas tự nhiên. Tính sinh lợi của các tài nguyên này được bảo đảm cả bởi bên cầu của các thị trường tương ứng của chúng—có một cầu liên tục cho các tài nguyên này trong mọi nước hiện đại—và bên cung—các tài nguyên thường tập trung về mặt địa lý, vì thế một nước có thể dễ dàng trở thành một độc quyền trong lân cận của nó.

Mặt khác, bất kể mạng lưới nào kiểm soát lãnh thổ cho trước có thể đòi tài nguyên thiên nhiên, như được nhấn mạnh bởi một số đại diện của cái gọi là văn liệu “lời nguyền tài nguyên.” Theo các tác giả này, sự giàu tài nguyên có một tác động lên các đặc điểm đặc thù-chế độ của một nước cho trước qua sự đóng góp cho hoặc sự củng cố của các chế độ chuyên quyền (khi tài nguyên thiên nhiên được một mạng lưới có chỉ một-kim tự tháp sử dụng), hay sự tan rã của chế độ trong các cuộc nội chiến (khi tài nguyên được dùng bởi một kim tự tháp cạnh tranh, chinh phục các vùng địa lý mà tài nguyên đó được tập trung ở đớ).

Không phải tất cả các nước với các chế độ bảo trợ đều giàu tài nguyên. Trong trường hợp của chúng, các khoản chuyển giao quốc tế có thể đóng vai trò của dầu và gas. Một loại chuyển giao đặc biệt quan trọng cho các gia tộc chính trị nhận con nuôi Trung Âu là tài trợ EU. Tại Hungary, hơn 80 phần trăm bỏ thầu, mà Lőrinc Mészáros, kẻ bù nhìn kinh tế (Mệnh đề 16) của Orbán, thắng thầu, được tài trợ từ các quỹ EU. Tỷ lệ thắng, một số đo được Tóth István János và Hajdu Miklós (“Political favoritism in public tenders in Hungary,” 2021) đề xuất, cho thấy rõ ràng sự hiện diện của sự bỏ thầu có hướng dẫn trong mua sắm công: trong thời kỳ 2011-2020, Mészáros đã thắng 8 trong 9 cuộc bỏ thầu do EU-tài trợ mà ông đã nộp đơn tham gia, trong khi tỷ lệ trung bình ngành là 1 trong 3 cuộc.

Trong khi các nguồn trước của rent có thể tồn tại do vị trí địa lý và địa-chính trị, cũng có nguồn rent được tạo ra trong một nền kinh tế quan hệ. Thứ nhất, các định chế thu-rent có thể được thành lập, đặc biệt (a) các công ty chiến lợi phẩm, do các nhà tài phiệt hay những kẻ bù nhìn kinh tế sở hữu và hưởng các lợi ích của sự can thiệp nhà nước tùy ý (Mệnh đề 84), và (b) các định chế tài chính như các ngân hàng, các tập đoàn, và có lẽ các khoản vay nhà nước để tài trợ các công ty chiến lợi phẩm. Thứ hai, ngân sách nhà nước cũng có thể là một nguồn rent.

Trong cách tiếp cận kinh tế vĩ mô truyền thống, việc cắt thâm hụt ngân sách hay tăng thu nhập thuế bằng việc kiềm chế nền kinh tế đen và xám tất cả đều chỉ theo hướng hoạt động kinh tế lành mạnh. Tuy vậy, nếu chúng ta từ bỏ tiên đề về nhà nước là tác nhân của lợi ích công (Mệnh đề 5), chúng ta sẽ thấy rằng “việc trở nên trắng” của khu vực doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) có thể vỗ béo ngân sách của một nhà nước mafia “trở nên đen.” Bằng việc dỡ bỏ sự kiểm soát ngân sách và việc ảnh hưởng một cách có hệ thống đến hệ thống mua sắm công, nhà bảo trợ chóp bu có thể thực hiện sự kiểm soát tùy ý đối với sự phân chia thu nhập nhà nước.