Daron Accemoglu và Simon Johnson
Nguyễn Quang A dịch
Tin tốt về các máy tính là chúng làm những gì bạn bảo chúng làm. Tin xấu về các máy tính là chúng làm những gì bạn bảo chúng làm.
—được quy cho Ted Nelson
Người ta có thể nói rằng quá trình đưa vào từ từ thiết bị mới được máy tính hóa, được tự động hóa, và được robot hóa có thể được kỳ vọng làm giảm vai trò của lao động là giống với quá trình đưa vào các máy kéo và máy móc khác đầu tiên đã làm giảm và rồi đã loại bỏ hoàn toàn ngựa và các động vật kéo khác trong nông nghiệp.
—Wassily Leontief, “Technology Advance, Economic Growth, and the Distribution of Income (Tiến bộ Công nghệ, Tăng trưởng Kinh tế, và sự Phân phối Thu nhập),” 1983
Sự bắt đầu của cách mạng máy tính có thể được thấy trên tầng chín của tòa nhà Tech Square của đại học MIT. Trong 1959‒1960, một nhóm người trẻ thường-nhếch nhác đã lập trình ở đó bằng hợp ngữ (assembly language) đến tận đầu giờ buổi sáng. Họ được thúc đẩy bởi một tầm nhìn, đôi khi được nhắc tới như “đạo đức hacker,” mà đã báo trước những gì đến để tiếp sinh lực cho các doanh nhân Silicon Valley.
Chìa khóa cho đạo đức này đã là sự phi-tập trung và tự do. Các hacker đã cảm thấy hết sức khinh thường công ty máy tính lớn của thời đó, IBM (International Business Machines). Theo quan điểm của họ, IBM đã muốn kiểm soát và quan liêu hóa thông tin, trong khi họ tin rằng sự tiếp cận đến các máy tính nên là hoàn toàn tự do và không có giới hạn. Đoán trước một thần chú, mà muộn hơn bị các doanh nhân công nghệ lạm dụng nhiều, các hacker cho rằng “tất cả thông tin nên được miễn phí.” Các hacker không tin thẩm quyền, nhiều đến mức đã có hầu như một yếu tố vô chính phủ trong suy nghĩ của họ.
Cái trở thành nhánh nổi tiếng hơn của cộng đồng hacker, nổi lên ở Bắc California trong đầu các năm 1970, đã là sự không tin cậy tương tự vào các công ty lớn. Một trong những ngôi sao sáng của nó, Lee Felsenstein, một nhà hoạt động chính trị xem các máy tính như một phương tiện giải phóng nhân dân và đã thích trích “Bí mật là nguyên tắc cơ bản của mọi chính thể chuyên chế” từ tiểu thuyết khoa học-viễn tưởng Revolt in 2100 (Cuộc Nổi dậy trong 2100). Felsenstein đã làm việc về những sự cải tiến hardware (phần cứng) để dân chủ hóa sự tính toán và phá vỡ sự kìm kẹp của IBM và các công ty đương nhiệm khác.
Một hacker Bắc California khác, Ted Nelson, công bố cái được xem như một cẩm nang về hacking, “Computer Lib,” mà bắt đầu với châm ngôn “THE PUBLIC DOES NOT HAVE TO TAKE WHAT IS DISHED OUT (CÔNG CHÚNG KHÔNG PHẢI ĂN ĐỒ BỐ THÍ)” và tiếp tục:
CUỐN SÁCH NÀY LÀ CHO TỰ DO CÁ NHÂN.
VÀ CHỐNG LẠI SỰ HẠN CHẾ VÀ SỰ ÉP BUỘC…
Một bài hát bạn có thể mang xuống đường:
QUYỀN LỰC MÁY TÍNH CHO NHÂN DÂN!
ĐẢ ĐẢO CYBERCRUD!
Cybercrud ở đây là thuật ngữ của Nelson cho những lời nói dối mà những kẻ hùng mạnh nói về các máy tính và thông tin—về các chuyên gia của chúng phải kiểm soát chúng thế nào.
Các hacker đã không phải là những người không thích hợp ở bên rìa của cách mạng máy tính. Họ đã cực kỳ quan trọng trong nhiều sự tiến bộ về cả phần mềm và phần cứng. Họ đã là biểu tượng cho các giá trị và thái độ mà nhiều nhà khoa học và doanh nhân máy tính theo đuổi, ngay cả khi họ không chia sẻ các thói quen làm việc và vệ sinh của các hacker.
Quan điểm rằng tương lai của sự tính toán và thông tin phụ thuộc vào sự phi tập trung hóa đã không giới hạn ở các hacker nam bẩn thỉu của Tech Square tại MIT và Berkeley. Một nhà tiên phong khác, Grace Hopper, đã thúc đẩy cho sự phi tập trung lớn hơn trong tính toán tại Bộ Quốc phòng trong các năm 1970. Hopper đã đóng một vai trò quan trọng như một nhà đổi mới software, nghĩ ra các quy ước lập trình sớm mà đã lên đỉnh điểm trong ngôn ngữ mới COBOL. Hopper cũng đã xem tính toán như một cách mở rộng sự truy cập đến thông tin, và bà đã ảnh hưởng đến sự tính toán được dùng thế nào tại một trong những tổ chức lớn nhất trên thế giới, các lực lượng vũ trang Mỹ.
Với công nghệ hứa hẹn nhất của thời đại trong tay của những người nhìn xa trông rộng như thế này, một người đương thời sắc sảo đã có thể dự đoán một cách hợp lý rằng vài thập niên tới sẽ tăng cường hơn nữa các sức mạnh đối trọng chống lại doanh nghiệp lớn, tạo ra các công cụ mới hữu ích cho các công nhân, và đặt các nền tảng của sự thịnh vượng chung còn mạnh hơn.
Trong thực tế, cái gì đó rất khác đã diễn ra, và các công nghệ số trở thành nghĩa địa của sự thịnh vượng chung. Sự tăng lương đã chậm lại, phần lao động của thu nhập quốc gia đã giảm đột ngột, và bất bình đẳng lương đã tăng bắt đầu khoảng 1980. Mặc dù nhiều nhân tố, kể cả sự toàn cầu hóa và sự yếu đi của phong trào lao động, đã đóng góp cho sự biến đổi này, sự thay đổi về hướng công nghệ đã là quan trọng nhất. Các công nghệ số đã tự động hóa công việc và gây bất lợi cho lao động vis-à-vis (đối với) vốn và các công nhân có kỹ năng thấp hơn vis-à-vis những người có bằng đại học hay sau đại học.
Sự đổi hướng này không thể hiểu được mà không có sự nhận ra những thay đổi xã hội rộng hơn xảy ra ở Hoa Kỳ. Các doanh nghiệp được tổ chức tốt hơn chống lại lao động và các quy định chính phủ, nhưng còn quan trọng hơn, một tầm nhìn mới cho rằng, việc tối đa hóa lợi nhuận và các giá trị cổ đông là vì lợi ích chung, đã trở thành một nguyên tắc tổ chức cho phần lớn xã hội. Tầm nhìn này, và sự giàu có to lớn nó mang lại, đã đẩy cộng đồng công nghệ theo một hướng rất khác khỏi hướng được các hacker ban đầu dự kiến. Tầm nhìn mới đã là về một “không tưởng số (digital utopia),” dựa vào thiết kế software từ trên xuống để tự động hóa và kiểm soát lao động. Con đường nảy sinh của công nghệ đã không chỉ tạo ra bất bình đẳng mà cũng không thực hiện được lời hứa của nó về sự tăng năng suất ngoạn mục, như chúng ta sẽ thấy.
Một sự Đảo ngược
Bất kể hy vọng nào rằng các thập niên sau các pha ban đầu của cách mạng máy tính sẽ mang lại nhiều sự thịnh vượng chung hơn đã bị tan vỡ nhanh chóng. Sự tăng trưởng kinh tế sau giữa-các năm 1970 trông chẳng giống sự tăng trưởng trong các năm 1950 hay 1960 chút nào. Một phần của sự chậm lại là kết quả của các khủng hoảng dầu mỏ 1973 và rồi 1979, mà đã kích các mức cao của sự thất nghiệp và lạm phát—sự đình lạm—khắp thế giới phương Tây. Nhưng sự biến đổi căn bản hơn, về cấu trúc của sự tăng trưởng kinh tế, sắp đến.
Lương trung vị thực tế Mỹ (sự đền bù theo giờ) đã tăng trên 2,5% mỗi năm giữa 1949 và 1973. Rồi từ 1980 trở đi, tiền lương trung vị đã ngừng tăng—tăng chỉ 0,45% trên năm, mặc dù năng suất trung bình của các công nhân đã tiếp tục tăng (với một tỷ lệ tăng trưởng trung bình hơn 1,5% từ 1980 đến nay).
Sự tăng trưởng chậm này đã không được chia sẻ đều. Các công nhân với bằng sau đại học đã vẫn hưởng sự tăng trưởng nhanh, nhưng những người với một bằng trung học hay ít hơn đã thấy tiền lương của họ sụt trung bình khoảng 0,45% mỗi năm giữa 1980 và 2018.
Đã không chỉ là một kẽ hở rộng ra giữa những người lao động có bằng sau đại học và những người có mức giáo dục thấp. Mọi chiều của sự bất bình đẳng đã vút lên từ 1980 trở đi. Ví dụ, phần của 1% hộ gia đình giàu nhất Hoa Kỳ trong thu nhập quốc gia đã tăng từ khoảng 10% trong 1980 lên 19% trong 2019.
Bất bình đẳng lương và thu nhập kể chỉ một phần câu chuyện. Hoa Kỳ đã từng tự hào về “giấc mơ Mỹ” của nó, mà có nghĩa là những người từ bối cảnh khiêm tốn leo lên về mặt thu nhập và những đứa trẻ làm tốt hơn bố mẹ chúng. Từ các năm 1980 trở đi, giấc mơ này bị áp lực ngày càng tăng. Đối với những đứa trẻ sinh trong 1940, 90% số chúng kiếm được nhiều hơn bố mẹ chúng đã kiếm được, sau khi đã hiệu chỉnh-với lạm phát. Nhưng đối với những đứa trẻ sinh trong 1984, tỷ lên phần trăm đã chỉ là 50%. Công chúng Hoa Kỳ hoàn toàn biết về triển vọng ảm đạm cho hầu hết công nhân. Một khảo sát gần đây của Pew Research Center đã thấy rằng 68% những người Mỹ nghĩ rằng những đứa trẻ của ngày hôm nay sẽ tồi hơn thế hệ bố mẹ chúng về mặt tài chính.
Các chiều khác của tiến bộ kinh tế cũng bị đảo ngược. Trong 1940, những người đàn ông và phụ nữ da Đen kiếm được ít hơn nửa mức những người Mỹ da Trắng kiếm được. Vào 1979, tiền lương giờ cho đàn ông da Đen đã tăng lên 86% mức cho đàn ông da Trắng. Sau thời gian đó, khoảng cách đã doãng ra, với đàn ông da Đen bây giờ kiếm được chỉ 72% mức của đàn ông da Trắng. Có một sự đảo ngược tương tự cho các phụ nữ da Đen.
Sự phân phối thu nhập giữa vốn và lao động cũng đã thay đổi đáng kể. Suốt hầu hết thế kỉ thứ hai mươi, khoảng 67‒70% của thu nhập quốc gia đã thuộc về những người lao động, và phần còn lại thuộc về vốn (dưới dạng chi trả cho máy móc và lợi nhuận). Từ các năm 1980 trở đi, tình hình đã trở nên tốt hơn nhiều cho vốn và tồi hơn nhiều cho các công nhân. Vào 2019, phần lao động của thu nhập quốc gia đã sụt xuống dưới 60%.
Các xu hướng rộng này không giới hạn ở Hoa Kỳ, mặc dù vì các lý do khác nhau chúng đã ít rõ rệt hơn ở các nước khác. Vào 1980, Hoa Kỳ đã bất bình đẳng hơn hầu hết các nền kinh tế đã công nghiệp hóa khác rồi và sau đó đã có một trong những sự tăng bất bình đẳng mạnh nhất. Vài nền kinh tế khác đã không xa phía sau.
Phần lao động của thu nhập quốc gia đã trên một xu hướng xuống kéo dài trong hầu hết các nền kinh tế đã công nghiệp hóa. Tại Đức, chẳng hạn, nó đã rớt từ gần 70% trong đầu các năm 1980 xuống khoảng 60% trong 2015. Đồng thời, phân bố thu nhập đã bị lệch hơn có lợi cho chính những người giàu nhất. Từ 1980 đến 2020, phần của top 1% đã tăng từ khoảng 10% lên 13% ở nước Đức, và từ 7% lên gần 13% ở Vương quốc Anh. Trong cùng thời kỳ, bất bình đẳng đã tăng thậm chí ở các nước Bắc Âu: phần của top 1% đã tăng từ khoảng 7% lên 11% ở Thụy Điển và từ 7% lên 13% ở Đan Mạch.
Cái gì đã Xảy ra?
Ở mức nào đó, cái đã xảy ra là rõ. Đã có hai trụ cột của sự thịnh vượng chung trong thời kỳ sau chiến tranh: bên cạnh tự động hóa, các cơ hội mới được tạo ra cho mọi loại công nhân, và sự chia sẻ rent vững chãi (có nghĩa là việc chia nhau các phần tăng thêm năng suất và lợi nhuận giữa vốn và lao động) giữ tiền lương tăng. Sau khoảng 1970, cả hai trụ cột đã sụp đổ, ngoạn mục nhất ở Hoa Kỳ.
Ngay cả vào các thời tốt nhất, các hướng của công nghệ và tiền lương cao đã tranh cãi. Để tự họ, nhiều nhà quản lý sẽ thử giảm các chi phí lao động bằng việc hạn chế sự tăng lương và cả bằng việc ưu tiên tự động hóa, mà loại bỏ lao động khỏi một số công việc và làm yếu sức mạnh mặc cả của các công nhân. Những thành kiến này khi đó ảnh hưởng đến hướng của sự đổi mới, đẩy công nghệ hướng tới tự động hóa nhiều hơn. Như chúng ta đã thấy trong Chương 7, các khuynh hướng này bị kiềm chế một phần bởi sự mặc cả tập thể trong các thập niên tiếp sau Chiến tranh Thế giới II, và các công đoàn đã cổ vũ thêm các công ty để đưa nhiều công việc có kỹ năng và sự huấn luyện có hệ thống vào cùng với máy móc mới.
Sự suy nhược của phong trào lao động trong mấy thập niên qua đã là một tai họa kép cho sự thịnh vượng chung. Sự tăng trưởng đã chậm lại một phần bởi vì các công đoàn Mỹ trở nên yếu hơn và không thể thương lượng cùng các điều khoản cho các công nhân của chúng. Thậm chí quan trọng hơn, không có các công đoàn mạnh, tiếng nói của người lao động về hướng của công nghệ đã biến mất.
Hai sự thay đổi khác đã khuếch đại việc lao động suy sụp và sự bất bình đẳng. Thứ nhất, không có các sức mạnh đối trọng từ phong trào lao động, các công ty và các nhà quản lý của chúng đã phát triển một tầm nhìn rất khác. Cắt giảm các chi phí lao động trở thành một ưu tiên, và việc chia sẻ sự tăng thêm năng suất với các công nhân được xem giống như một thất bại quản lý. Ngoài việc lấy một đường lối cứng rắn trong các cuộc thương lượng lương ra, các công ty đã chuyển sản xuất tới các nhà máy không được nghiệp đoàn hóa ở Hoa Kỳ và ngày càng ở nước ngoài. Nhiều hãng đã đưa sự trả lương khuyến khích vào, mà thưởng các nhà quản lý và những người có thành tích cao, nhưng với sự trả giá của các công nhân có kỹ năng thấp hơn. Thuê ngoài (outsourcing) đã trở thành mốt như một chiến lược cắt giảm chi phí khác. Nhiều chức năng kỹ năng-thấp, kể cả công việc ở quán cà phê, dọn dẹp, và an ninh, thường được thực hiện bởi các nhân viên của các tổ chức lớn như General Motors hay General Electric. Các nhân viên này đã từng được lợi từ những sự tăng lương tổng thể mà lực lượng lao động của các công ty này được hưởng. Trong tầm nhìn cắt giảm chi phí sau các năm 1980, tuy vậy, tập quán này được xem như một sự lãng phí, nên các nhà quản lý đã thuê ngoài các chức năng này cho các nhà cung cấp bên ngoài trả lương-thấp, cắt đứt một kênh khác của sự tăng lương cho các công nhân.
Thứ hai, không chỉ các công ty chọn nhiều tự động hóa hơn từ một menu (danh mục) công nghệ cho trước. Với hướng mới của công nghiệp số, bản thân menu đã chuyển mạnh mẽ tới sự tự động hóa lớn hơn và khỏi công nghệ thân thiện với người lao động. Với một đống công cụ số cho phép những cách mới để các máy và các thuật toán thay cho lao động, và ít sức mạnh đối trọng để phản đối nước đi này, nhiều công ty đã nhiệt tình ủng hộ tự động hóa và quay lưng lại với việc tạo ra các công việc và các cơ hội mới cho các công nhân, nhất là những người không có bằng đại học. Cho nên, mặc dù năng suất (sản lượng trên người lao động) đã tiếp tục tăng trong nền kinh tế Hoa Kỳ, năng suất biên của người lao động (một giờ lao động thêm làm tăng sự sản xuất lên bao nhiêu) đã không theo kịp.
Đáng lặp lại rằng sự thịnh vượng chung đã không bị tiêu diệt bởi tự động hóa per se (tự nó), mà bởi một danh mục công nghệ không cân xứng ưu tiên tự động hóa và bỏ qua việc tạo ra các công việc mới cho các công nhân. Tự động hóa cũng đã nhanh trong các thập niên tiếp sau Chiến tranh Thế giới II nhưng được đối trọng bởi những sự thay đổi công nghệ khác nâng cầu lao động lên. Nghiên cứu tìm thấy rằng từ 1980 trở đi, tự động hóa đã tăng tốc; quan trọng hơn, đã có ít công việc mới hơn và các công nghệ tạo ra các cơ hội cho mọi người. Sự thay đổi này giải thích cho phần lớn sự tồi đi của vị thế của các công nhân trong nền kinh tế. Phần lao động trong ngành chế tạo, nơi sự tăng tốc của tự động hóa và sự tạo ra các công việc mới chậm đi rõ rệt nhất, giảm từ khoảng 65% trong giữa-các năm 1980 xuống khoảng 46% trong cuối các năm 2010.
Tự động hóa cũng đã là một bộ khuếch đại lớn của bất bình đẳng bởi vì nó tập trung vào các công việc được thực hiện một cách điển hình bởi các công nhân có kỹ năng-thấp và kỹ năng-trung bình trong các nhà máy và các văn phòng. Hầu như tất cả các nhóm nhân khẩu học trải nghiệm sự giảm sút lương thực tế kể từ 1980 là các nhóm mà một thời đã chuyên môn hóa về các công việc đã bị tự động hóa từ đó. Các ước lượng từ nghiên cứu gần đây gợi ý rằng tự động hóa giải thích cho ba phần tư của sự tăng tổng thể về bất bình đẳng giữa các nhóm nhân khẩu học khác nhau ở Hoa Kỳ.
Công nghiệp ô tô biểu lộ các xu hướng này. Các công ty ô tô Mỹ đã là vài trong số các chủ sử dụng lao động năng động nhất ở nước này trong tám thập niên đầu của thế kỉ thứ hai mươi, và như chúng ta đã thấy trong Chương 7, chúng đã ở tuyến đầu của không chỉ sự tự động hóa mà cả việc đưa các công việc và việc làm mới vào cho các công nhân. Công việc cổ-xanh trong công nghiệp ô tô đã nhiều và được trả lương tốt. Các công nhân không có bằng đại học và đôi khi thậm chí không có bằng trung học đã được thuê và được huấn luyện để vận hành máy móc mới, tinh vi, và họ đã nhận được tiền lương khá hấp dẫn.
Tuy vậy, bản chất và sự sẵn có của công việc trong công nghiệp ô tô đã thay đổi căn bản trong các thập niên gần đây. Nhiều công việc sản xuất trong phân xưởng thân xe, như sơn, hàn, và công việc chính xác, cũng như một loạt việc làm lắp ráp, đã được tự động hóa dùng các robot và software chuyên dụng. Tiền lương của các công nhân cổ-xanh trong công nghiệp đã không tăng nhiều kể từ 1980. Việc đạt giấc mơ Mỹ qua công nghiệp ô tô ngày nay là khó hơn các năm 1950 hay các năm 1960 rất nhiều.
Người ta có thể thấy các hệ lụy của sự thay đổi này về công nghệ và sự tổ chức sản xuất trong các chiến lược thuê người của ngành công nghiệp này. Kể từ các năm 1980, các gã sản xuất ô tô khổng lồ ở Hoa Kỳ đã ngừng thuê và huấn luyện các công nhân có giáo dục-thấp cho các công việc sản xuất phức tạp và đã bắt đầu chấp nhận chỉ những người xin việc có kỹ năng-cao hơn với bằng cấp chính thức, và chỉ sau một loạt kiểm tra năng khiếu và tính cách và phỏng vấn. Sự thực, rằng có nhiều người xin việc hơn các việc làm sẵn có và nhiều trong số họ có giáo dục sau trung học, đã cho phép chiến lược nguồn nhân lực mới này.
Các tác động của các công nghệ tự động hóa lên giấc mơ Mỹ không giới hạn ở công nghiệp ô tô. Các việc làm cổ-xanh trên các sàn nhà máy khác và các việc làm văn thư trong các văn phòng, mà từng cung cấp các cơ hội di động hướng lên cho những người từ bối cảnh bất lợi, đã là mục tiêu chính của tự động hóa bằng các robot và software khắp nền kinh tế Hoa Kỳ. Trong các năm 1970, 52% công nhân Mỹ được thuê trong các nghề “tầng lớp-trung lưu” này. Vào 2018, con số này đã rớt xuống 33%. Các công nhân một thời đã chiếm các việc làm này thường bị đẩy xuống các vị trí được trả lương thấp hơn, như công việc xây dựng, dọn dẹp, hay chuẩn bị thực phẩm, và chứng kiến thu nhập thực tế của họ lao xuống. Khi các việc làm này biến mất khắp nền kinh tế, nhiều cơ hội cho các công nhân với ít hơn một bằng sau đại học cũng biến mất.
Mặc dù sự chấm dứt sự chia sẻ rent và tiêu điểm tự động hóa của các công nghệ mới đã là các yếu tố tác động quan trọng nhất của sự bất bình đẳng và sự giảm sút của phần lao động, các nhân tố khác cũng đã đóng một vai trò. Offshoring (chuyển sản xuất ra hải ngoại) đã đóng góp cho các điều kiện xấu đi cho lao động: vô số việc làm trong sản xuất ô tô và điện tử đã được chuyển sang các nền kinh tế lương thấp hơn, như Trung Quốc hay Mexico. Thậm chí quan trọng hơn là sự tăng hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc tác động xấu đến các ngành chế tạo Hoa Kỳ và các cộng đồng trong đó chúng đã tập trung. Tổng số việc làm bị mất cho sự cạnh tranh Trung quốc giữa 1990 và 2007, ngay trước Đại Suy thoái, có thể cao đến ba triệu. Tuy vậy, các tác động của các công nghệ tự động hóa và sự vắng bóng của sự chia sẻ rent lên bất bình đẳng đã thậm chí sâu rộng hơn các hậu quả của “cú sốc Trung Quốc” này.
Cạnh tranh nhập khẩu từ Trung Quốc đã tác động chủ yếu đến các khu vực chế tạo có giá trị gia tăng thấp, như vải dệt, quần áo, và đồ chơi. Tự động hóa, mặt khác, đã tập trung trong các khu vực chế tạo có giá trị gia tăng cao hơn và lương cao hơn, như ô tô, điện tử, kim loại, hóa chất, và công việc văn phòng. Chính sự teo lại của tập hợp sau cùng của các việc làm đã đóng một vai trò trung tâm hơn trong sự trào lên về bất bình đẳng. Như một kết quả, mặc dù cạnh tranh từ Trung Quốc và các nước lương-thấp khác đã làm giảm công ăn việc làm chế tạo tổng thể và đã làm đình trệ sự tăng lương, chính hướng của sự thay đổi công nghệ là động lực chính của bất bình đẳng lương.
Các xu hướng công nghệ và thương mại này đôi khi cũng đã tàn phá các cộng đồng địa phương. Nhiều vùng trong khu trung tâm công nghiệp của Hoa Kỳ, như Flint và Lansing ở Michigan, Defiance ở Ohio, và Beaumont ở Texas, đã từng chuyên môn hóa trong công nghiệp nặng và đã tạo ra các cơ hội việc làm cho hàng chục ngàn công nhân cổ-xanh. Sau 1970, tuy vậy, các nơi này bị đẩy vào sự sa sút vì các công nhân bị tự động hóa sa thải khỏi các việc làm của họ. Các vùng trung tâm đô thị khác, như Des Moines ở Iowa và Raleigh-Durham và Hickory ở Bắc Carolina, mà đã từng chuyên môn hóa về vải dệt, quần áo, và đồ gỗ cũng đã bị tác động xấu bởi cạnh tranh từ các hàng nhập khẩu Trung quốc giá rẻ. Dù do tự động hóa hay cạnh tranh nhập khẩu, những sự mất việc làm trong ngành chế tạo đã gây áp lực hướng xuống lên thu nhập của người lao động khắp nền kinh tế địa phương và đã giảm cầu cho bán lẻ, bán buôn, và các dịch vụ khác, trong một số trường hợp nhấn chìm toàn bộ một vùng vào một suy thoái sâu, kéo dài.
Tác dụng phụ từ các ảnh hưởng khu vực này đã vượt xa hơn kinh tế học và cho chúng ta một vi thế giới của các vấn đề mà nền kinh tế Hoa Kỳ đã phải đối mặt rộng hơn. Khi các việc làm chế tạo biến mất, các vấn đề xã hội tăng lên nhiều lần. Tỷ lệ hôn nhân sụt xuống, sự sinh con ngoài giá thú tăng, và các vấn đề sức khỏe tâm thần tăng lên trong các cộng đồng bị ảnh hưởng tồi tệ nhất. Rộng hơn, các sự mất việc làm và các cơ hội kinh tế tồi đi, nhất là cho những người Mỹ không có bằng đại học, tỏ ra là một nhân tố tác động chính của sự lên của cái mà các nhà kinh tế học Anne Case và Angus Deaton gọi là “những cái chết tuyệt vọng”—những cái chết sớm do ma túy, rượu cồn, và tự tử gây ra. Một phần như một kết quả của những cái chết này, tuổi thọ kỳ vọng khi sinh ở Hoa Kỳ đã giảm trong một số năm liên tiếp, mà là chưa từng có trong lịch sử gần đây của các quốc gia Tây phương.
Trong một số thảo luận phổ biến về sự bất bình đẳng tăng lên, sự toàn cầu hóa được đưa ra đối lại công nghệ như các sự giải thích cạnh tranh nhau. Thường ngụ ý rằng công nghệ đại diện các lực không thể tránh khỏi dẫn đến bất bình đẳng, trong khi có mức độ lựa chọn nào đó về bao nhiêu toàn cầu hóa và cạnh tranh nhập khẩu từ các nước lương-thấp mà Hoa Kỳ (và các nền kinh tế tiên tiến khác) nên cho phép.
Đấy là một sự phân đôi sai. Công nghệ không có một hướng định trước, và chẳng gì về nó là không thể tránh khỏi. Công nghệ đã làm tăng bất bình đẳng phần lớn vì các sự lựa chọn mà các công ty và các diễn viên hùng mạnh khác đã chọn. Toàn cầu hóa không tách khỏi công nghệ dù sao đi nữa. Sự bột phát khổng lồ về hàng nhập khẩu từ các nước xa hàng ngàn dặm và các chuỗi cung toàn cầu phức tạp dính líu đến offshoring việc làm tới Trung Quốc hay Mexico được những sự tiến bộ về các công nghệ truyền thông làm cho có thể. Với các công cụ số tốt hơn để theo dõi và điều phối các hoạt động trong các cơ sở ở xa, các công ty đã tổ chức lại sự sản xuất và gửi ra offshore (hải ngoại) nhiều công việc lắp ráp và sản xuất mà chúng đã từng thực hiện trong nội bộ. Trong quá trình, chúng cũng đã loại bỏ nhiều việc làm cổ-xanh có kỹ năng trung bình, làm trầm trọng thêm sự bất bình đẳng.
Thực ra, sự toàn cầu hóa và tự động hóa đã hiệp đồng, cả hai được thúc đẩy bởi cùng sự thôi thúc để cắt các chi phí lao động và loại bỏ các công nhân. Chúng cả hai đã được tạo thuận lợi bởi sự thiếu các sức mạnh đối trọng ở nơi làm việc và trong quá trình chính trị kể từ 1980.
Tự động hóa, offshoring, và cạnh tranh nhập khẩu từ Trung Quốc cũng đã tác động đến các nền kinh tế tiên tiến khác, nhưng trong các hình thức có sắc thái hơn. Sự mặc cả tập thể đã không giảm nhiều trong phần lớn châu Âu. Trong các nước Bắc Âu, sự bao phủ nghiệp đoàn đã vẫn cao. Không ngẫu nhiên, mặc dù các mức bất bình đẳng của chúng cũng đã tăng, chúng đã không trải nghiệm sự giảm sút về lương thực tế mà là một phần lớn đến vậy của các xu hướng thị trường lao động Hoa Kỳ. Tại Đức, như chúng ta sẽ thấy, các công ty thường đã chuyển các công nhân từ các nghề cổ-xanh vào các công việc mới, định một hướng công nghệ hơi khác, thân thiện với lao động hơn. Ở Pháp, cũng thế, các lương tối thiểu và các nghiệp đoàn đã hạn chế sự lên về bất bình đẳng, mặc dù với cái giá thất nghiệp lớn hơn.
Bất kể các sự báo trước này, các xu hướng công nghệ đại thể đã giống nhau khắp hầu hết các nước Tây phương và đã có các hệ lụy tương tự. Đáng chú ý nhất, các việc làm trong nghề nghiệp cổ-xanh và văn thư đã giảm trong hầu như tất cả các nền kinh tế đã công nghiệp hóa.
Tất cả điều này sau đó nêu ra hai câu hỏi hiển nhiên: Các doanh nghiệp đã làm thế nào để trở nên hùng mạnh đến thế vis-à-vis lao động và để làm liệt sự chia sẻ rent? Và vì sao công nghệ đã quay sang chống lao động? Câu trả lời cho câu hỏi thứ nhất, như chúng ta sẽ thấy dưới đây, liên quan đến một loạt sự biến đổi thể chế ở Hoa Kỳ và các quốc gia Tây phương khác. Câu trả lời cho câu hỏi thứ hai cũng dựa vào các thay đổi thể chế này nhưng chủ yếu dính đến sự nổi lên của một tầm nhìn số utopian [không tưởng] (nhưng trong thực tế, phần lớn dystopian [rất đen tối]) mới, mà đã đẩy các công nghệ và các thực hành theo một hướng ngày càng chống lao động. Trong vài đoạn tiếp theo chúng ta bắt đầu với các biến chuyển thể chế và trở lại với việc làm sao đạo đức hacker lý tưởng của các năm 1960 và 1970 đã biến hình thành một chương trình nghị sự cho tự động hóa và sự tước quyền người lao động.
Giới Quyền thế Tự do (Liberal Establishment) và các Bất bình của Nó
Chúng ta đã thấy trong Chương 7 một loại cân bằng giữa danh nghiệp và lao động có tổ chức đã nổi lên như thế nào ở Hoa Kỳ sau các năm 1930. Nó được ủng hộ bởi sự tăng trưởng lương mạnh mẽ ngang các việc làm trải từ việc làm không có kỹ năng đến có kỹ năng cao, và bởi một hướng công nghệ rộng thân thiện với người lao động. Vì thế, phong cảnh chính trị và kinh tế của Hoa Kỳ đã trông rất khác vào các năm 1970 so với đầu các thập niên của thế kỉ thứ hai mươi. Ảnh hưởng chính trị và kinh tế áp đảo của các đại-doanh nghiệp, như Công ty Thép Carnegie và Standard Oil của John D. Rockefeller, đã biến mất.
Biểu tượng của những thay đổi này đã là hoạt động xã hội (activism) bảo vệ người tiêu dùng dẫn đầu bởi Ralph Nader, mà cuốn sách của ông Unsafe at Any Speed (Không An toàn ở Bất cứ Tốc độ nào), được xuất bản 1965, là một tuyên ngôn cho việc bắt các công ty chịu trách nhiệm. Trong trường hợp này, hoạt động xã hội đã tập trung vào các xí nghiệp ô tô, mặc dù mục tiêu của Nader là tất cả các hành vi xấu của doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp lớn.
Một số quy định chính phủ hình tượng đã nảy sinh từ hoạt động người tiêu dùng. Đạo luật An toàn Giao thông và Xe Động cơ Quốc gia (NTMVSA) 1966, lần đầu tiên đã đặt ra các tiêu chuẩn an toàn cho ô tô, đã là một phản ứng trực tiếp đối với các vấn đề được Nader quảng bá. Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) được khai trương trong 1970, với một trách nhiệm rõ ràng để ngăn ô nhiễm và sự thiệt hại môi trường do các doanh nghiệp gây ra. Cục Quản lý An toàn và Sức khỏe Nghề nghiệp (OSHA) ra đời trong tháng Mười Hai cùng năm để bảo vệ sức khỏe và phúc lợi của các công nhân. Mặc dù vài trong số các vấn đề này đã được Cục Tiêu chuẩn Lao động (BLS) giám sát, OSHA đã có được thẩm quyền lớn hơn nhiều đối với các doanh nghiệp. Đạo luật An toàn Sản phẩm Tiêu dùng (CPSA), được ban hành trong 1972, đã thậm chí sâu rộng hơn, trao cho một cơ quan độc lập thẩm quyền để đặt các tiêu chuẩn, thu hồi các sản phẩm, và khởi kiện chống lại các công ty để bảo vệ những người tiêu dùng đề phòng rủi ro bị thương hay chết.
Đề mục VII của Đạo luật các Quyền Dân sự (CRA) năm 1964 đã cấm rồi sự kỳ thị công ăn việc làm trên cơ sở chủng tộc, giới, màu da, tín ngưỡng, và nguồn gốc quốc gia, nhưng đạo luật này có ít tác dụng mà không có một cơ quan thi hành nó. Điều đó đã thay đổi với sự ban bố Đạo luật Cơ hội Công ăn việc làm Bình đẳng (EEOA) 1972, được giao nhiệm vụ truy tìm cá nhân chủ sử dụng lao động kỳ thị chống lại những người Mỹ da Đen và các thiểu số khác.
Cục Thực phẩm và Dược phẩm (FDA), có từ đầu thế kỷ, đã tăng đáng kể quyền hạn của nó vì sửa đổi Kefauver-Harris năm 1962 và những sự tái tổ chức Cục Sức khỏe Công cộng Hoa Kỳ (USPHS) 1966‒1973. Sự thúc đẩy cho những thay đổi này đã đến từ một số vụ tai tiếng được quảng bá hết sức ở châu Âu và Hoa Kỳ, thuyết phục các nhà làm luật rằng cục cần trở nên độc lập hơn và chuẩn y chỉ các dược phẩm an toàn và hiệu quả. Năm 1974 cũng đã chứng kiến sự bắt đầu hành động của Bộ Tư pháp để chia nhỏ AT&T, mà đã chi phối lĩnh vực điện thoại ở Hoa Kỳ.
Những thay đổi này đã phản ánh một cách tiếp cận điều tiết mới, cơ bắp hơn. Nhiều đã được thực hiện dưới một tổng thống Cộng hòa, Richard Nixon. Việc Nixon ủng hộ quy định đã không là một sự đoạn tuyệt đột ngột với giới quyền uy Cộng hòa sau chiến tranh. Dwight Eisenhower đã di chuyển rồi theo cùng hướng, xác định bản thân ông như một “người Cộng hòa hiện đại,” có nghĩa rằng ông tiếp tục duy trì hầu hết những gì còn lại của New Deal.
Đã không chỉ là quy định. Các năm 1960 đã chứng kiến thành công của phong trào các quyền dân sự và sự huy động lớn hơn giữa những người Mỹ cánh-tả ủng hộ các quyền dân sự và các cải cách chính trị thêm nữa. Lyndon Johnson đã khởi xướng chương trình Xã hội Vĩ đại và Chiến tranh chống Nghèo đói, áp dụng một số giáo lý then chốt của một mạng lưới an sinh xã hội kiểu Âu châu vào bối cảnh Hoa Kỳ.
Không phải tất cả mọi người đã xem những thay đổi này như có lợi. Các ràng buộc lên hành vi kinh doanh thường đã có lợi cho các công nhân và những người tiêu dùng nhưng đã làm các chủ sở hữu doanh nghiệp và các nhà điều hành tức giận. Các mảng của khu vực doanh nghiệp đã tổ chức chống lại các quy chế và luật pháp tăng cường các công đoàn kể từ đầu thế kỉ thứ hai mươi. Hoạt động của chúng đã tăng tốc trong New Deal, khi các nhà điều hành từ một số công ty lớn nhất, kể cả DuPont, Eli Lilly, General Motors, General Mills, và Bristol-Myers, đã thành lập các tổ chức như Hội Doanh nghiệp Mỹ [AEA] (mà muộn hơn trở thành Viện Doanh nghiệp Mỹ, hay AEI) và Liên đoàn Tự do Mỹ (ALL-American Liberty League) để trình bày các phê phán về và các lựa chọn thay thế cho các chính sách New Deal.
Sau chiến tranh, nhiều người kinh doanh đã tiếp tục được động viên bởi một niềm tin rằng đất nước bị mất cho “những người tự do (khai phóng-liberal).” Trong cuốn sách 1965, The Liberal Establishment: Who Runs America and How (Giới Quyền uy Tự do: Ai Vận hành nước Mỹ và Vận hành Thế nào) của ông, M. Stanton Evans đã viết rằng “điểm chính về Giới Quyền uy Khai phóng là nó ở trong sự kiểm soát.”
Các tổ chức và các think tank thân-doanh nghiệp, cánh hữu ban đầu nhận được tài trợ từ các nhà điều hành và những người Mỹ giàu có, đã chống lại New Deal về mặt triết lý. Như thường thế, triết học được trộn với các lợi ích vật chất. Sự hiến tặng từ thiện và nhân từ được miễn thuế của các công ty Mỹ lớn đã có khuynh hướng ủng hộ các sự nghiệp hợp với các lợi ích chiến lược của chúng (ví dụ, các công ty năng lượng tài trợ từ thiện cho các think tank chống-khoa học-khí hậu).
Vai trò độc hại của tiền trong chính trị Hoa Kỳ đã được thảo luận nhiều. Nhưng câu chuyện có sắc thái hơn cái đôi khi được cho là đúng. Tham nhũng ở mức liên bang không phải là không được biết, và lập trường chính trị đôi khi thay đổi vì các khoản đóng góp vận động từ các nhà tài trợ giàu có. Hầu hết thời gian, tuy vậy, các chính trị gia và nhân viên của họ cần được thuyết phục rằng một cách tiếp cận cá biệt đến chính sách công phục vụ hoặc lợi ích công hay khối cử tri của họ. Một mình lượng tiền hậu hĩ không thể đạt được điều này trừ phi một tầm nhìn thay thế, về nền kinh tế thị trường nên được tổ chức ra sao, được chấp nhận. Trong các năm 1950 và 1960, các yếu tố của một tầm nhìn như vậy bắt đầu đến với nhau.
Cái là Tốt cho General Motors
Trong 1953 Tổng thống Dwight Eisenhower bổ nhiệm Charles Wilson, chủ tịch của General Motors khi đó, làm bộ trưởng quốc phòng. Trong cuộc điều trần xác nhận của mình, Wilson đã phải bảo vệ quyết định gây tranh cãi của ông để giữ đáng kể cổ phần GM, và ông đã đặt ra cách ngôn “Cái là tốt cho nước chúng ta là tốt cho General Motors, và ngược lại.”
Wilson cho rằng ông không thể tưởng tượng nổi tình hình trong đó ông làm cái gì đó tốt cho đất nước mà lại không tốt cho GM. Nhưng mọi người hiểu lầm ông khi cho rằng cái là tốt cho GM là tốt cho đất nước, vì các lý do có thể hiểu được. Vào các năm 1980, quan điểm rằng cái là tốt cho doanh nghiệp, hay thậm chí cho các công ty lớn, là tốt cho đất nước đã trở nên phổ biến. Đấy đã là một sự trở mặt từ thái độ thịnh hành của các năm 1930, và ý tưởng bây giờ được củng cố là việc thay đổi các quy tắc để ủng hộ các công ty và để tăng lợi nhuận là cách tốt nhất có thể để giúp mọi người.
Sự đảo ngược trí tuệ này đã bắt rễ trong nhiều công việc chăm chỉ của các nhà kinh doanh chính trị và các tổ chức chính trị. Một nhà lãnh đạo trí tuệ trong cố gắng này đã là tạp chí bảo thủ National Review, được William F. Buckley Jr. thành lập trong 1955. Buckley định dùng xuất bản phẩm của ông để chống lại các xu hướng từ cánh Tả bởi vì “trong sự chín muồi của nó, nước Mỹ có học đã bác bỏ chủ nghĩa bảo thủ, ủng hộ sự thử nghiệm xã hội cấp tiến.” Ông tiếp tục: “Vì các ý tưởng cai trị thế giới, các nhà tư tưởng, sau khi đã giành được tầng lớp trí thức, đơn giản bước vào và bắt đầu vận hành mọi thứ.”
Bàn tròn Doanh nghiệp (Business Roundtable), một tổ chức doanh nghiệp có ảnh hưởng, đã đồng ý rằng “doanh nghiệp có các vấn đề rất nghiêm trọng với cộng đồng trí thức, media và thanh niên… Sự thù nghịch tiếp tục của các nhóm này đe dọa mọi doanh nghiệp.” Quảng cáo 1975 của bàn tròn trong Reader’s Digest ghi, “Cách chúng ta kiếm ‘sống hàng ngày’ trong nước này đang bị tấn công hơn bao giờ hết” và đã nhận diện mối đe dọa giống các lý lẽ như “hệ thống kinh doanh tự do làm cho chúng ta ích kỷ và nặng về vật chất” và “kinh doanh tự do tập trung của cải và quyền lực vào tay ít người.” Phòng Thương mại, về lý thuyết đại diện tất cả các doanh nghiệp Hoa Kỳ, đã gia nhập Business Roundtable và cũng bắt đầu chống lại các quy định chính phủ.
Bài phát biểu 1978 của George H. W. Bush với các nhà điều hành chóp bu tại một hội nghị ở Boston, trong khi Bush đang tìm kiếm sự đề cử tổng thống Cộng hòa, đã thâu tóm tâm trạng này: “Ít hơn năm mươi năm trước, Calvin Coolidge đã có thể nói rằng công việc của nước Mỹ là kinh doanh. Ngày nay, công việc của nước Mỹ có vẻ là sự điều tiết kinh doanh.”
Bất chấp các nỗ lực của các think tank và nhà lãnh đạo khác nhau, đã vẫn thiếu một hệ thuyết (paradigm) nhất quán rằng cái là tốt cho doanh nghiệp là tốt cho tất cả mọi người. Đoàn tàu năng suất đã là một phần then chốt của tầm nhìn mới này, nhưng với logic của nó được mở rộng thậm chí thêm nữa. Những sự thay đổi tổ chức hay luật, mà là tốt cho doanh nghiệp, cũng phải là tốt cho xã hội nói chung bởi vì, với một lập luận tương tự, chúng sẽ làm tăng cầu đối với các công nhân và chuyển thành sự thịnh vượng chung. Tiến thêm một bước nữa, và bạn hiểu được “kinh tế học nhỏ giọt [xuống] (trickle-down economics),” một thuật ngữ ngày nay được đồng nhất với các chính sách kinh tế của Tổng thống Ronald Reagan trong các năm 1980, kể cả ý tưởng cắt giảm thuế cho những người rất giàu: khi những người giàu đối mặt với các thuế thấp hơn, họ sẽ đầu tư nhiều hơn, tăng năng suất và làm lợi cho mọi người trong xã hội.
Việc áp dụng quan điểm này cho quy chế dẫn đến những kết luận hoàn toàn ngược với các ý tưởng đã tiếp sinh lực cho Ralph Nader và các nhà hoạt động người tiêu dùng khác. Theo quan điểm thị trường-tự do này, nếu nền kinh tế thị trường hoạt động tốt, thì giỏi nhất quy định là không cần thiết. Nếu các hãng đang trong ngành tiếp thị các sản phẩm không an toàn hay chất lượng-thấp, những người tiêu dùng sẽ bực mình, và điều này sẽ tạo ra một cơ hội cho các công ty khác hay các công ty gia nhập mới để chào các sản phẩm thay thế tốt hơn, mà những người tiêu dùng sẽ nhiệt tình chuyển sang.
Cùng quá trình cạnh tranh làm nền tảng cho đoàn tàu năng suất khi đó cũng có thể hoạt động như một lực để khép chất lượng sản phẩm vào kỷ luật. Được xem qua các lăng kính này, quy định có thể thậm chí phản tác dụng, làm hại những người tiêu dùng và các công nhân. Nếu quá trình thị trường đã khuyến khích rồi các doanh nghiệp để chào các sản phẩm an toàn và chất lượng-cao, thì các quy định thêm sẽ chỉ làm trệch hướng nỗ lực và làm giảm tính sinh lời, buộc các doanh nghiệp tăng giá hay giảm cầu lao động.
Các ý tưởng này về quá trình thị trường được lý tưởng hóa đã là phần của lý thuyết kinh tế kể từ khi cuốn The Wealth of Nations (Sự Giàu có của các Quốc gia) của Adam Smith đưa vào quan niệm bàn tay vô hình cho đến nay— bàn tay vô hình là một ẩn dụ cho quan niệm rằng thị trường cung cấp các kết cục tốt cho mọi người, nếu có đủ cạnh tranh. Đã luôn luôn có tranh cãi về điểm này, với phía bên kia gồm những người như John Maynard Keynes, mà chỉ ra rằng các thị trường không hoạt động theo một cách được lý tưởng hóa. Ví dụ, như chúng ta đã thấy, đoàn tàu năng suất sụp đổ khi không có đủ cạnh tranh trong thị trường lao động. Cùng đúng vậy khi không có đủ cạnh tranh trong thị trường sản phẩm. Chúng ta cũng chẳng thể dựa vào quá trình thị trường giao hàng chất lượng cao khi những người tiêu dùng gặp khó khăn trong việc phân biệt các sản phẩm không an toàn khỏi các sản phẩm tốt hơn.
Quả lắc đã đu đưa định kỳ giữa quan điểm thân-thiện-thị-trường và quan điểm hoài-nghi-thị-trường trong các giới hàn lâm và chính sách. Các thập niên sau chiến tranh đã dứt khoát ở bên hoài nghi-thị trường, một phần dưới ảnh hưởng của các ý tưởng của Keynes và các chính sách và quy định được đưa vào trong thời kỳ New Deal. Nhưng đã có nhiều nhóm nhà kinh tế học kiên quyết ủng hộ-thị trường—ví dụ, tại Đại học Chicago và Hoover Institution của Đại học Stanford.
Các ý tưởng này đã bắt đầu kết lại thành một tổng thể mạch lạc hơn trong các năm 1970. Đã có nhiều nhân tố đóng góp có vai trò ở đây. Một số trí thức, như Friedrich Hayek, đã đưa ra các phê phán được đọc rộng rãi về sự đồng thuận chính sách sau chiến tranh. Hayek đã phát triển các lý thuyết của ông ở Vienna giữa chiến tranh, nơi các quan niệm thị trường-tự do đã phổ biến và tai họa của kế hoạch hóa tập trung ở Liên Xô gần đó đã quá rõ ràng. Hayek rời Austria trong đầu các năm 1930 và đến Trường Kinh tế học London, nơi ông phát triển thêm nhiều trong số các ý tưởng của ông. Trong 1950 ông chuyển sang Đại học Chicago, nơi ảnh hưởng của ông đã tăng lên.
Đặc biệt quan trọng là quan điểm của Hayek rằng các thị trường, như một hệ thống phân tán, là tốt hơn nhiều ở việc dùng thông tin tản mác trong xã hội. Ngược lại, mỗi khi kế hoạch hóa tập trung hay quy định chính phủ được dùng để phân bổ các nguồn lực, đã có một sự mất mát thông tin về những gì những người tiêu dùng thực sự muốn và về những sự cải thiện năng suất có thể được thực hiện thế nào.
Chắc chắn, quy định chẳng bao giờ là một quá trình dễ, và thời hậu chiến đã đầy rẫy các hậu quả không lường trước và những sự phi hiệu quả do các nhà điều tiết gây ra. Ví dụ, ngành hàng không được điều tiết chặt bởi Hội đồng Hàng không Dân dụng (CAB) trong phần lớn thời gian này. Hội đồng đã định lịch trình, các đường bay, và giá vé máy bay, và đã quyết định hãng hàng không mới nào có thể bước vào các thị trường mới. Khi công nghệ hàng không dân dụng được cải thiện và cầu cho đi máy bay tăng lên, các quy định này đã trở nên bí ẩn hơn và đã đóng góp cho sự phi hiệu quả to lớn trong ngành. Đạo luật Phi Điều tiết Hàng không (ADA) 1978 cho phép bản thân các hãng hàng không định giá vé. Việc này đã làm dễ hơn cho các hãng hàng không mới tham gia thị trường, tăng cạnh tranh và đẩy giá xuống theo những cách nói chung được những người tiêu dùng hoan nghênh.
Ở Bên của các Thiên thần và các Cổ đông
Ý tưởng rằng các thị trường không bị điều tiết hoạt động vì lợi ích quốc gia và lợi ích chung đã trở thành cơ sở cho một cách tiếp cận mới đến chính sách công. Sự thiếu từ sự đồng thuận mới nổi này là một bộ rõ ràng của các khuyến nghị cho các lãnh đạo doanh nghiệp—họ nên hành xử ra sao, và cái gì sẽ biện minh cho các hành động của họ? Các câu trả lời đã đến từ hai nhà kinh tế học tại Đại học Chicago, George Stigler và Milton Friedman. Quan điểm của Stigler và Friedman về kinh tế học và chính trị đã chồng gối với quan điểm của Hayek, nhưng theo một số cách đã đi xa hơn. Cả Stigler và Friedman đã phản đối các quy chế nhiều hơn Hayek.
Friedman, mà, giống Hayek và Stigler, đã được Giải Nobel về kinh tế học, có những đóng góp quan trọng cho nhiều lĩnh vực, kể cả kinh tế học vĩ mô, lý thuyết giá, và chính sách tiền tệ. Tuy vậy, có thể cho rằng công trình có ảnh hưởng nhất của ông đã không xuất hiện trong một tạp chí học thuật mà trong một bài báo ngắn được công bố tháng Chín 1970 trong New York Times Magazine, có tiêu đề không khiêm tốn “Một Học thuyết Friedman.” Friedman cho rằng “trách nhiệm xã hội” của doanh nghiệp đã bị hiểu sai. Doanh nghiệp nên quan tâm chỉ đến việc kiếm lợi nhuận và tạo ra tiền lời cao cho các cổ đông của nó. Nói đơn giản, “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là để làm tăng lợi nhuận của nó.”
Friedman trình bày rõ một ý tưởng mà đã ở trong bầu không khí rồi. Các thập niên trước đã chứng kiến các lời chỉ trích cay độc đối với các quy định chính phủ và nhiều tiếng nói hơn có lợi cho cơ chế thị trường. Tuy nhiên, tác động của học thuyết Friedman là khó để phóng đại. Với một cú đánh, nó đã kết tinh một tầm nhìn mới trong đó các doanh nghiệp lớn kiếm tiền là các anh hùng, không phải bọn xấu như bị Ralph Nader và các đồng minh của ông mô tả. Nó cũng đã cho các nhà điều hành doanh nhiệp một nhiệm vụ rõ ràng: tăng lợi nhuận.
Học thuyết cũng nhận được sự ủng hộ từ một góc khác. Một nhà kinh tế học khác, Michael Jensen, cho rằng các nhà quản lý của các công ty niêm yết công khai đã không tận tụy đủ đối với các cổ đông của chúng và thay vào đó theo đuổi các dự án tôn vinh bản thân họ hay xây dựng các đế chế hoang phí. Jensen cho rằng các nhà quản lý này cần được kiểm soát chặt chẽ hơn, nhưng bởi vì việc đó là khó, con đường tự nhiên hơn là khiến sự đền bù của họ cùng với giá trị họ đã tạo ra cho các cổ đông. Điều này có nghĩa là cho các nhà quản lý tiền thưởng và stock options (quyền chọn mua/bán cổ phiếu) lớn nhằm để tập trung họ vào việc làm tăng giá cổ phiếu của công ty.
Học thuyết Friedman, cùng với sự sửa đổi Jensen, đã đưa chúng ta đến “cách mạng giá trị cổ đông”: các công ty và các nhà quản lý nên phấn đấu để tối đa hóa giá trị thị trường. Các thị trường không bị điều tiết, kết hợp với đoàn tàu năng suất, sau đó sẽ hoạt động vì lợi ích chung.
Business Roundtable đã đồng ý và gợi ý rằng các công dân nên được giáo dục về “kinh tế học” bởi vì kiến thức kinh tế lớn hơn sẽ làm cho họ có thiện chí hơn với doanh nghiệp và ủng hộ các chính sách như các thuế thấp hơn mà sẽ đẩy mạnh sự tăng trưởng kinh tế và làm lợi cho mọi người. Trong 1980 nó tuyên bố: “Business Roundtable tin rằng những sự thay đổi tương lai về chính sách thuế nên nhắm tới việc cải thiện đầu tư hay bên cung của nền kinh tế nhằm để tăng chất lượng và phạm vi của năng lực sản xuất của chúng ta.”
Hai hệ lụy thêm của học thuyết này có thể đã thậm chí quan trọng hơn. Thứ nhất, nó biện minh mọi loại nỗ lực kiếm tiền, vì việc tăng lợi nhuận là phù hợp với lợi ích chung. Một số công ty đã đẩy điều này thậm chí xa hơn nữa. Sự kết hợp của học thuyết Friedman và stock options hào phóng cho các nhà điều hành chóp bu đã thúc đẩy nhiều nhà điều hành mạo hiểm vào vùng xám và sau đó vào các vùng đỏ. Hành trình của gã khổng lồ năng lượng Enron, một công ty rất được yêu mến của thị trường chứng khoán, là biểu tượng. Công ty có trụ sở ở Houston đã được tạp chí Fortune chọn như “Công ty Đổi mới Nhất của nước Mỹ” sáu năm liên tiếp. Nhưng trong 2001 được tiết lộ rằng thành công tài chính của Enron phần lớn đã là kết quả của sự báo cáo sai và sự lừa gạt có tính hệ thống, mà đã làm tăng thành tích thị trường chứng khoán của công ty (và đã kiếm hàng trăm triệu dollar cho các nhà điều hành của nó). Mặc dù Enron là thủ phạm được nhớ đến chua cay nhất ngày nay, nhiều công ty khác và các nhà điều hành đã dính líu đến các trò bịp bợm tương tự, và nhiều vụ bê bối hơn đã được tiết lộ trong đầu các năm 2000.
Thứ hai, học thuyết đã làm thay đổi sự cân bằng giữa các nhà quản lý và các công nhân. Việc chia sẻ sự tăng thêm năng suất giữa các công ty và những người lao động đã là một trụ cột then chốt của sự thịnh vượng có cơ sở rộng sau 1945. Nó đã được ủng hộ bởi sức mạnh mặc cả tập thể của lao động khiến các công ty trả tiền lương cao, bởi các chuẩn mực xã hội về chia sẻ các lợi ích của sự tăng trưởng, và thậm chí bởi các ý tưởng về “chủ nghĩa tư bản phúc lợi,” như chúng ta đã thấy trong Chương 7. Học thuyết Friedman đã đẩy theo một hướng khác: các CEO giỏi đã không phải trả tiền lương cao (cho người lao động). Trách nhiệm xã hội của họ đã chỉ là với các cổ đông. Nhiều CEO nổi tiếng, như Jack Welch của General Electric, chú ý đến lời khuyên và đã có lập trường cứng rắn chống lại sự tăng lương.
Không ở đâu có thể thấy tác động của học thuyết Friedman rõ ràng hơn ở các trường kinh doanh. Các năm 1970 đã là sự bắt đầu của sự chuyên nghiệp hóa các nhà quản lý, và phần của các nhà quản lý được đào tạo trong các trường kinh doanh đã tăng nhanh trong thời kỳ này. Trong 1980, khoảng 25% CEO trong các hãng được niêm yết công khai đã có một bằng kinh doanh. Vào năm 2020, con số này đã vượt 43%. Nhiều khoa tại các trường kinh doanh đã ủng hộ học thuyết Friedman và chia sẻ tầm nhìn này với các nhà quản lý đầy tham vọng.
Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các nhà quản lý học các trường kinh doanh đã bắt đầu thực hiện học thuyết Friedman, nhất là khi nhắc đến định tiền lương. Họ đã ngừng tăng lương tại các hãng của họ, so với các công ty tương tự được vận hành bởi các nhà quản lý không dự các trường kinh doanh. Các nhà quản lý ở Hoa Kỳ và Đan Mạch không có bằng MBA (thạc sĩ quản trị kinh doanh) chia sẻ với các công nhân của họ khoảng 20% bất kể sự tăng lên nào về giá trị gia tăng. Đối với các nhà quản lý được dạy trong các trường kinh doanh, con số này là zero. Hơi thất vọng cho các trường kinh doanh và các nhà kinh tế học trường phái Friedman-Jensen, không có bằng chứng nào rằng các nhà quản lý được các trường kinh doanh đào tạo làm tăng năng suất, doanh thu, xuất khẩu, hay đầu tư cả. Song họ có làm tăng giá trị cổ đông bởi vì họ cắt tiền lương. Họ cũng trả cho bản thân họ hào phóng hơn các nhà quản lý khác.
Sự kháng cự New Deal, đi cùng với các lập trường triết lý chống-quy định, chống-lao động của một số nhà điều hành doanh nghiệp và học thuyết Friedman, tuy vậy, đã không đủ. Trong đầu các năm 1970, sự phi điều tiết bán buôn và việc tháo dỡ phong trào lao động đã là các ý tưởng bên rìa, cho dù nhiều doanh nghiệp hơn đã lớn tiếng về các gánh nặng của các quy định tăng lên. Điều đó đã thay đổi với cú sốc giá-dầu 1973 và sự đình-lạm tiếp theo, được diễn giải như một thất bại của hệ thống hiện có và dấu hiệu rằng nền kinh tế Hoa Kỳ đã không còn hoạt động nữa. Cần một sự sửa hướng đi, và học thuyết Friedman và việc nó ủng hộ quyền lực của các doanh nghiệp chống lại các quy định và lao động có tổ chức được xem như câu trả lời.
Các ý tưởng từng được các think tank bên ngoài dòng chính sử dụng đã bắt đầu giành được những người ủng hộ giữa các nhà làm luật và các doanh nghiệp. Barry Goldwater, ứng viên tổng thống Cộng hòa trong cuộc bầu cử 1964, đã không nhận được sự ủng hộ của cộng đồng doanh nghiệp rộng hơn một phần bởi vì các ý tưởng chống-quy định của ông đã tỏ ra cực đoan khi đó. Vào 1979, Goldwater khoe khoang, “Bây giờ hầu như mọi nguyên tắc được tôi ủng hộ trong 1964 đều trở thành kinh phúc âm của toàn bộ chiều rộng phổ chính trị, thực sự chả còn lại nhiều.” Ronald Reagan đã tái khẳng định kết luận này ngay sau khi ông được bàu, khi ông nói với một đám đông nhà hoạt động bảo thủ, “Giả như đã không có một Barry Goldwater sẵn sàng đi chuyến đi cô đơn đó, chúng ta sẽ không nói về một lễ ăn mừng tối nay.”
To Là Đẹp
Cho dù người ta có tin vào quan điểm rằng cơ chế thị trường hoạt động suôn sẻ, các quy định hầu như là không cần thiết, và công việc của doanh nghiệp nên là tối đa hóa giá trị cổ đông, đã vẫn có một vấn đề rắc rối từ quan điểm của các công ty lớn.
Nhiều doanh nghiệp có năng lực đáng kể để định giá của chúng bởi vì chúng chi phối các phần của thị trường hay có những khách hàng trung thành. Hãy nghĩ về quyền lực thị trường của Coca-Cola, chẳng hạn, mà kiểm soát 45% thị trường nước ngọt có ga và có thể định hình giá của ngành một cách đáng kể. Độc quyền có nghĩa rằng cơ chế thị trường bắt đầu đổ vỡ. Tình hình thậm chí còn tồi hơn khi các công ty này có thể chặn sự gia nhập của các đối thủ cạnh tranh mới hay khi chúng có khả năng mua lại các doanh nghiệp cạnh tranh, như các trùm tư bản trộm cướp của nước Mỹ cuối thế kỉ thứ mười chín đã hiểu rất kỹ.
Adam Smith, người đề xuất ban đầu của phép màu cơ chế-thị trường, đã chỉ trích trong tường thuật của ông về ngay cả các nhóm nhỏ của các nhà kinh doanh cùng nhau có thể gây thiệt hại như thế nào đến lợi ích chung. Tại một đoạn nổi tiếng trong The Wealth of Nations, ông viết, “Những người cùng nghề hiếm khi gặp nhau, ngay cả cho sự vui chơi và giải trí, nhưng cuộc trò chuyện kết thúc trong một âm mưu chống lại công chúng, hay trong thủ đoạn nào đó để nâng giá.” Dựa vào các ý tưởng của Smith, nhiều người chủ trương thị trường-tự do đã vẫn ngờ vực các công ty lớn, và vài trong số họ đã rung chuông báo động khi các cuộc sát nhập và mua lại (M&A) làm tăng quyền lực của những kẻ chơi lớn.
Việc cản trở hoạt động thị trường không phải là lý do duy nhất cho việc ngờ vực các doanh nghiệp lớn. Một mệnh đề nổi tiếng trong kinh tế học là hiệu ứng thay thế Arrow, được đặt tên theo nhà kinh tế học được Giải Nobel Kenneth Arrow và muộn hơn được học giả kinh doanh Clayton Christensen đại chúng hóa như “thế lưỡng nan của nhà đổi mới.” Nó tuyên bố rằng các công ty lớn là các nhà đổi mới rụt rè vì chúng sợ làm xói mòn lợi nhuận riêng của chúng từ những sự chào hàng hiện có. Nếu một sản phẩm mới sẽ ăn mất doanh thu mà một công ty được hưởng từ những gì nó đang làm rồi, thì vì sao lại đi đến đó? Ngược lại, một công ty gia nhập mới có thể rất say mê về làm cái gì đó hoàn toàn khác bởi vì nó quan tâm chỉ về các lợi nhuận mới đó. Bằng chứng sẵn có xác nhận phỏng đoán này. Giữa các hãng đổi mới, các hãng trẻ hơn và nhỏ hơn đầu tư hầu như nhiều gấp đôi vào nghiên cứu như tỷ lệ của doanh thu của chúng và sau đó có khuynh hướng tăng trưởng nhanh hơn các doanh nghiệp già hơn và lớn hơn rất nhiều.
Còn quan trọng hơn là tác động của các công ty lớn lên quyền lực chính trị và xã hội. Thẩm phán Tòa án Tối cao Hoa Kỳ Louis Brandeis đóng đinh điều này khi ông tuyên bố, “Chúng ta có thể có nền dân chủ, hay chúng ta có thể có của cải tập trung vào tay ít người, nhưng chúng ta không thể có cả hai.” Ông chống lại các công ty lớn không chỉ bởi vì chúng đã tăng sự tập trung thị trường và tạo ra các điều kiện độc quyền, cắt xén cơ chế thị trường. Ông cho rằng khi chúng trở nên rất lớn, chúng thực hiện quyền lực chính trị không cân xứng, và sự giàu có chúng tạo ra cho các chủ sở hữu của chúng làm thoái hóa thêm quá trình chính trị. Brandeis đã không tập trung nhiều vào quyền lực xã hội—ví dụ, các ý tưởng và tầm nhìn của những người chúng ta lắng nghe—nhưng lập luận của ông cũng mở rộng sang lĩnh vực đó nữa. Khi vài công ty và các nhà điều hành của chúng đạt địa vị cao hơn và quyền lực lớn hơn, trở nên khó hơn để chống lại tầm nhìn của họ.
Vào các năm 1960, tuy vậy, một số nhà kinh tế học đã trình bày rõ rồi các ý tưởng ngờ vực tính hữu dụng của các biện pháp antitrust (chống-trust), nhắm tới hạn chế quyền lực của doanh nghiệp lớn. Đặc biệt quan trọng trong việc này là George Stigler, mà xem hành động antitrust như phần của sự can thiệp tổng thể của chính phủ, hệt như các quy định. Các ý tưởng của Stigler đã ảnh hưởng đến các học giả pháp lý với kiến thưc kinh tế học nào đó, đáng chú ý nhất là Robert Bork.
Ảnh hưởng và tư cách của Bork đã mở rộng vượt xa khỏi giới hàn lâm. Ông đã là tổng biện lý của Richard Nixon và rồi trở thành quyền tổng chưởng lý (bộ trưởng tư pháp) sau khi người tiền nhiệm của ông và phó của ông đã từ chức hơn là chấp nhận áp lực từ từ tổng thống để sai thải Archibald Cox, công tố viên độc lập theo đuổi vụ bê bối Watergate. Bork đã không có cùng nỗi day dứt và đã cách chức Cox ngay khi Bork nhậm chức.
Ảnh hưởng lớn hơn của Bork đã là qua sự học rộng của ông, tuy vậy. Ông đã lấy các ý tưởng của Stigler và các ý tưởng liên quan và trình bày rõ một cách tiếp cận mới đến antitrust và quy định độc quyền. Tại trung tâm là ý tưởng rằng các công ty chi phối thị trường của chúng không nhất thiết là một vấn đề cần đến sự can thiệp chính phủ. Câu hỏi then chốt là liệu chúng có làm hại những người tiêu dùng bằng việc nâng giá hay không, và trách nhiệm đã là về phía các nhà chức trách chính phủ để chứng minh rằng chúng đã làm vậy. Nếu không thì, các công ty này có thể được cho là vì lợi ích của những người tiêu dùng nhờ hiệu quả lớn hơn, và chính sách công nên đứng sang một bên. Như thế các công ty lớn như Google và Amazon có thể trông giống và hiện ra như các độc quyền, nhưng theo học thuyết này, không cần hành động chính phủ nào cho đến khi chúng có thể được chứng minh là đã tăng giá.
Viện Kinh tế học Manne cho các Thẩm phán Liên bang (Manne Economics Institute for Federal Judges), được thành lập trong 1976 với sự tài trợ công ty, đã dạy rất nhiều thẩm phán về kinh tế học trong các trại huấn luyện chuyên sâu, nhưng kinh tế học được dạy đã là một phiên bản rất đặc thù dựa vào các ý tưởng của Friedman, Stigler, và Bork. Các thẩm phán dự các kỳ huấn luyện này đã bị ảnh hưởng bởi sự dạy của họ và đã bắt đầu dùng nhiều ngôn ngữ kinh tế học hơn trong các ý kiến của họ. Đáng chú ý, họ cũng bắt đầu đưa ra các quyết định và phán xử bảo thủ hơn nhất quán chống lại các cơ quan điều tiết và hành động antitrust. Federalist Society (Hội chủ trương chế độ Liên bang), được thành lập trong 1982 với sự ủng hộ hào phóng tương tự từ các nhà điều hành chống quy định, đã có một mục tiêu tương tự—ươm các sinh viên luật, các thẩm phán, và các thẩm phán Tòa án Tối cao ủng hộ-doanh nghiệp, chống-quy định. Nó đã thành công phi thường; sáu trong số (chín) thẩm phán hiện hành của Tòa án Tối cao là giữa các alumni (cựu hội viên) của nó.
Các hậu quả của cách tiếp cận mới đối với doanh nghiệp lớn đã có ảnh hưởng cực kỳ sâu rộng. Ngày nay Hoa Kỳ có một số công ty lớn nhất và chi phối nhất từ trước đến giờ: Google, Facebook, Apple, Amazon, và Microsoft cùng nhau có giá trị khoảng một phần năm GDP Hoa Kỳ. Giá trị của năm công ty lớn nhất vào đầu thế kỉ thứ hai mươi—khi công chúng và các nhà cải cách đã phản đối kịch liệt vấn đề độc quyền—đã không nhiều hơn một-phần mười GDP. Điều này không chỉ là về khu vực tech. Từ 1980 đến nay, sự tập trung (quyền lực thị trường của các hãng lớn nhất) đã tăng trong hơn ba phần tư của các ngành Hoa Kỳ.
Cách tiếp cận antitrust mới đã quan trọng trong việc này. Bộ Tư pháp đã chặn chỉ một nhúm sự sát nhập và mua lại (M&A) trong bốn thập niên qua. Cách tiếp cận không can dự này đã cho phép Facebook mua WhatsApp và Instagram, Amazon mua Whole Foods, Time Warner và America Online để tham gia cùng nhau, và Exxon sát nhập với Mobil, đảo ngược một phần sự chia nhỏ Standard Oil. Trong khi đó, Google và Microsoft đã mua rất nhiều start-up và công ty nhỏ mà đã có thể trở thành các đối thủ của chúng.
Các hệ lụy của sự tăng trưởng nhanh của các doanh nghiệp lớn là sâu-rộng. Nhiều nhà kinh tế học cho rằng bây giờ chúng có được quyền lực thị trường lớn hơn, mà chúng sử dụng cả để ngăn trở sự đổi mới từ các đối thủ và để làm giàu cho các nhà điều hành chóp bu và các cổ đông của chúng. Các độc quyền khổng lồ thường là tin xấu cho những người tiêu dùng bởi vì chúng làm méo mó giá cả và sự đổi mới. Chúng cũng báo hiệu sự rắc rối cho đoàn tàu năng suất bởi vì chúng làm giảm sự cạnh tranh vì các công nhân. Chúng làm tăng mạnh mẽ sự bất bình đẳng ở trên đỉnh bằng việc làm giàu cho các cổ đông đã giàu rồi của chúng. Các công ty lớn đôi khi đã có tăng thu nhập của các nhân viên bằng việc chia sẻ lợi nhuận của chúng với họ. Nhưng phần khác của các thay đổi thể chế của một số thập niên qua đã có nghĩa rằng điều này chắc không có khả năng xảy ra: sự lu mờ của quyền lực người lao động.
Một Sự nghiệp bị Mất
Các ảnh hưởng của học thuyết Friedman lên sự định tiền lương có thể đã quan trọng như tác động trực tiếp của nó. Nếu các nhà quản lý tối đa hóa giá trị cổ đông ở bên của các thiên thần, thì bất cứ thứ gì cản đường của họ là một sự đãng trí hay—tồi hơn—một sự cản trở lợi ích chung. Vì thế, học thuyết Friedman đã cho các nhà quản lý một sự thúc đẩy thêm để vận động chống lại phong trào lao động.
Bất chấp vai trò quan trọng của các công đoàn Mỹ trong sự thịnh vượng chung của các thập niên tiếp sau Chiến tranh Thế giới II, mối quan hệ của chúng với ban quản lý đã luôn luôn căng thẳng. Khi công đoàn thắng các cuộc bầu cử cho sự đại diện trong một nhà máy, chúng ta thấy một sự tăng nổi bật về khả năng rằng nhà máy sẽ đóng cửa. Điều này một phần là vì các công ty có nhiều nhà máy chuyển sản xuất của chúng tới các cơ sở không có công đoàn. Các nhà điều hành trì hoãn sự bỏ phiếu nghiệp đoàn hóa và áp dụng các chiến thuật khác nhau để thuyết phục các công nhân bác bỏ công đoàn; nếu việc này thất bại, các việc làm bị chuyển sang nơi khác.
Xung đột vốn có trong mối quan hệ này có cả gốc rễ phong cách riêng và thể chế. Một số công đoàn đã phát triển các mối quan hệ chặt với tội phạm có tổ chức vì sự hiện diện của chúng trong các hoạt động bị Mafia kiểm soát. Các lãnh đạo như Jimmy Hoffa, chủ tịch của International Brotherhood of Teamsters (Tình Huynh đệ Quốc tế của các Lái xe Tải), đã báo hiệu mặt tối này và chắc có khả năng đóng góp cho sự giảm sút về sự ủng hộ công chúng cho các tổ chức lao động. Hoffa đã ngồi tù vì hối lộ và các tội khác, và có lẽ đã bị Mafia giết.
Quan trọng hơn các khiếm khuyết của các lãnh đạo công đoàn là cách theo đó các công đoàn Mỹ được tổ chức. Chúng ta đã thấy trong Chương 7 rằng các thỏa thuận tập thể ở Thụy Điển và các nước Bắc Âu khác được tổ chức trong bối cảnh của mô hình nghiệp đoàn chủ nghĩa, mà đã thử nuôi dưỡng sự truyền thông và sự hợp tác lớn hơn giữa ban quản lý và các công nhân. Chúng cũng đã định tiền lương ở mức ngành. Hệ thống Đức kết hợp sự mặc cả lương mức ngành cùng với các hội động công việc ở mức hãng, mà đại diện tiếng nói người lao động trên các hội đồng quản trị công ty. Ở Hoa Kỳ, mặt khác, Đạo luật Taft-Hartley 1947 đã làm yếu một số điều khoản ủng hộ-công đoàn của Đạo luật Wagner và đã quy định rằng sự mặc cả tập thể phải xảy ra ở mức đơn vị-kinh doanh. Nó cũng đã cấm hoạt động ngành thứ cấp, như các cuộc tẩy chay đồng cảm với những người đình công. Cho nên, các công đoàn Mỹ tổ chức và thương lượng tiền lương ở nơi làm việc trực tiếp của chúng, với không sự phối hợp ngành nào. Sự dàn xếp này gây ra các quan hệ xung đột hơn giữa doanh nghiệp và lao động. Khi các nhà quản lý nghĩ rằng một đường lối cứng rắn chống lại công đoàn có thể làm giảm tiền lương và tạo ra một lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh, họ chắc ít có khả năng hơn để chấp nhận các đòi hỏi của công đoàn.
Bắt đầu khoảng 1980, sự cân bằng quyền lực đã rời xa hơn khỏi phong trào lao động. Đặc biệt quan trọng là lập trường cứng rắn của Ronald Reagan chống lại Tổ chức các nhà Kiểm soát Không lưu trong 1981. Khi các cuộc thương lượng của tổ chức với Cục Hàng không Liên bang ngưng trệ, nó đã kêu gọi một cuộc đình công, mặc dù hành động ngành của các nhân viên chính phủ đã là bất hợp pháp. Tổng thống Reagan đã nhanh chóng sa thải các công nhân nổi bật, gọi họ là một “hiểm họa cho an toàn quốc gia.” Nơi Reagan dẫn đến, các doanh nghiệp tư nhân đã tiếp theo, và một số chủ sử dụng lao động lớn đã thuê các công nhân mới khi đối mặt với hành động nghành hơn là nhượng bộ các đòi hỏi của công đoàn.
Thậm chí trước Reagan và sự phản ứng tiêu cực của công ty, Hoa Kỳ đã vượt qua đỉnh nghiệp đoàn hóa. Tuy nhiên, trong đầu các năm 1980 đã vẫn có mười tám triệu công nhân tham gia công đoàn, và 20% công nhân ăn lương đã thuộc về công đoàn. Kể từ đó, đã có một sự sụt giảm đều đặn, một phần vì lập trường chống công đoàn cứng rắn hơn của các doanh nghiệp và các chính trị gia, và một phần bởi vì công ăn việc làm trong khu vực chế tạo được nghiệp đoàn hóa nhiều hơn đã teo lại. Trong 2021 chỉ 10% công nhân là thành viên công đoàn. Ngoài ra, vào các năm 1980, hầu hết các điều khoản điều chỉnh theo chi phí sinh hoạt đảm bảo sự tăng lương tự động mà không có các thỏa thuận quy mô đầy đủ đã bị loại khỏi các hợp đồng nghiệp đoàn, làm yếu thêm bàn tay lao động và triển vọng cho việc chia sẻ các sự tăng thêm năng suất với các công nhân.
Sự thay đổi chống lao động này đã không độc nhất cho Hoa Kỳ. Margaret Thatcher, được bàu làm thủ tướng Anh trong 1979, ưu tiên sự phi điều tiết (deregulation), đã ban hành vô số luật ủng hộ-doanh nghiệp, và mãnh liệt chống lại công đoàn, nên công đoàn Anh cũng đã mất phần lớn sức mạnh trước đó của chúng.
Một sự Tái thiết kế (Reengineering) Nhẫn tâm
Sự tập trung công nghiệp tăng lên và sự chia sẻ rent tàn đi đã là loạt đạn đầu tiên chống lại mô hình thịnh vượng chung của các năm 1950 và 1960, nhưng tự chúng đã không tạo ra sự xoay vòng khổng lồ chúng ta đã chứng kiến. Cho việc đó, hướng công nghệ sẽ cũng phải di chuyển theo một hướng chống lao động. Đấy là nơi các công nghệ số bước vào câu chuyện, theo một cách lớn.
Học thuyết Friedman đã cổ vũ các công ty tăng lợi nhuận bằng bất cứ phương tiện cần thiết nào, và vào các năm 1980, ý tưởng này được khu vực công ty ủng hộ. Sự đền bù cho nhà điều hành, dưới dạng các quyền chọn cổ phiếu (stock options), đã ủng hộ mạnh mẽ sự thay đổi này. Văn hóa tại đỉnh của các công ty bắt đầu thay đổi. Trong các năm 1980 một câu chuyện lớn cho công ty Mỹ là sự ganh đua từ các xí nghiệp Nhật hiệu quả, đầu tiên trong điện tử tiêu dùng và rồi trong ngành ô tô. Những người vận hành các hãng Mỹ đã cảm thấy một nhu cầu cấp bách để phản ứng lại.
Như một kết quả của các khoản đầu tư cân bằng rộng vào tự động hóa và các công việc mới trong các năm 1950 và 1960, năng suất biên của người lao động đã tăng, và phần lao động của thu nhập trong ngành chế tạo nói chung đã vẫn không đổi, lơ lửng gần 70% giữa 1950 và đầu các năm 1980. Nhưng vào các năm 1980, nhiều nhà quản lý Mỹ đã coi lao động như một chi phí, không như một nguồn lực, và để chống cự cạnh tranh nước ngoài, cần phải cắt các chi phí này. Điều này có nghĩa là giảm lượng lao động được dùng trong sản xuất nhờ tự động hóa. Hãy nhớ rằng tự động hóa làm tăng sản lượng trên người lao động nhưng, bằng việc cho lao động ra ngoài lề, nó hạn chế và thậm chí có thể làm giảm năng suất biên của người lao động. Khi điều này xảy ra trên một quy mô đủ lớn, có ít cầu hơn cho các công nhân và sự tăng trưởng lương thấp hơn.
Để cắt các chi phí lao động, các doanh nghiệp Mỹ đã cần một tầm nhìn mới và các công nghệ mới, mà đến, một cách tương ứng, từ các trường kinh doanh và khu vực công nghệ mới sinh. Các ý tưởng chính về cắt giảm chi phí được tóm tắt khéo trong một cuốn sách 1993 của Michael Hammer và James Champy, Reenginering corporation: A Manifesto for Business Revolution (Tái cấu trúc Công ty: Một Tuyên ngôn cho Cách mạng Kinh doanh). Cuốn sách cho rằng các công ty Mỹ đã trở nên hết sức phi hiệu quả, nhất là bởi vì đã có quá nhiều nhà quản lý cấp trung và công nhân cổ-trắng. Công ty Hoa Kỳ vì thế nên được tái cơ cấu để cạnh tranh mạnh mẽ hơn, và software mới có thể cung cấp các công cụ.
Công bằng mà nói, Hammer và Champy nhấn mạnh rằng sự tái cấu trúc đã không chỉ là tự động hóa, nhưng họ cũng lấy quan điểm rằng việc dùng software hiệu quả hơn sẽ loại bỏ nhiều công việc không có kỹ năng: “Phần lớn công việc cũ, thường lệ bị loại bỏ hay được tự động hóa. Nếu mô hình cũ là các công việc đơn giản cho những người đơn giản, mô hình mới là các việc làm phức tạp cho những người thông minh, mà nâng cao sự cản trở cho việc gia nhập vào lực lượng lao động. Ít việc làm đơn giản, thường lệ, không có kỹ năng được tìm thấy trong một môi trường được tái cấu trúc.” Trong thực tiễn, những người thông minh cho các việc làm phức tạp đã hầu như luôn luôn là những người lao động với bằng đại học hay sau đại học. Các việc làm có lương tốt cho các công nhân không đại học trở nên hiếm trong môi trường được tái cơ cấu lại.
Các thầy tu cao đạo của tầm nhìn mới nổi đến từ lĩnh vực tư vấn-quản lý mới đang nảy nở. Tư vấn quản lý đã hầu như không tồn tại trong các năm 1950, và sự tăng trưởng của nó trùng với các nỗ lực để làm lại các công ty nhờ sự dùng “tốt hơn” của công nghệ số. Cùng với các trường kinh doanh, các công ty tư vấn-quản lý hàng đầu như McKinsey và Arthur Andersen cũng đã thúc việc cắt giảm chi phí. Vì các ý tưởng này ngày càng được các chuyên gia quản lý tinh vi rao giảng, trở nên khó hơn cho các công nhân để kháng cự.
Hệt như học thuyết Friedman, Reenginering corporation đã kết tinh các ý tưởng và các thực hành đã được thực hiện rồi. Vào lúc cuốn sách ra mắt, một số công ty Mỹ lớn đã dùng các công cụ software để giảm lực lượng lao động của chúng hay mở rộng hoạt động mà không thuê các nhân viên mới. Vào 1971, IBM đã quảng cáo xuất chúng “các máy xử lý văn bản (word-processing)” của nó như một công cụ cho các nhà quản lý để tăng năng suất của họ và tự động hóa các việc làm văn phòng khác nhau.
Trong 1981 IBM đã cho ra mắt máy tính cá nhân được chuẩn hóa của nó, với một loạt năng lực thêm, và không bao lâu các chương trình software mới cho tự động hóa công việc văn thư, kể cả các chức năng hành chính và back-office, được phát triển. Lui tận về 1980, Michael Hammer đã đoán trước “sự tự động hóa văn phòng” sâu rộng hơn:
Tự động hóa văn phòng đơn giản là một sự mở rộng của các loại thứ mà sự xử lý dữ liệu đã làm trong hàng năm, được cấp nhận để tận dụng lợi thế của các khả năng hardware và software mới. Sự xử lý phân tán để thay thế thư từ, thu hút nguồn dữ liệu để làm giản việc đánh máy, và các hệ thống định hướng người-dùng cuối cùng là những cách trong đó “tự động hóa văn phòng” sẽ được đưa vào vượt xa các ứng dụng truyền thống và để giúp mọi mảng của văn phòng.
Một phó chủ tịch của Công ty Xerox khoảng cùng thời gian đã dự đoán, “Chúng ta có thể, thực ra, chứng kiến sự nở rộ của công nghiệp hậu-cách mạng khi công việc trí tuệ thường lệ được tự động hóa như công việc cơ khí nặng nhọc đã được trong thế kỷ thứ 19.” Các nhà bình luận khác đã lo hơn về những sự phát triển này nhưng vẫn kỳ vọng “tự động hóa mọi pha của sự thao túng thông tin từ việc thu thập đến sự phổ biến.”
Các cuộc phỏng vấn từ các năm 1980 với các công nhân trên cả sàn xí nghiệp và trong văn phòng đã cho biết sự lo lắng của họ khi đối mặt với các công nghệ số mới. Như một người lao động diễn đạt, “Chúng tôi không biết cái gì sẽ diễn ra với chúng tôi trong tương lai. Công nghệ hiện đại đang tiếp quản. Chỗ của chúng tôi sẽ là gì?”
Chính sự đến của các công nghệ số ban đầu này đã khiến Wassily Leontief, một nhà kinh tế học khác được Giải Nobel, lo trong 1983 rằng lao động con người sẽ đi theo cách của những con ngựa và hầu như trở nên không cần thiết cho sự sản xuất hiện đại.
Các kỳ vọng này đã không hoàn toàn sai. Một nghiên cứu tình huống về sự đưa software máy tính mới vào một ngân hàng thấy rằng các công nghệ mới được áp dụng trong các năm 1980 và đầu các năm 1990 đã dẫn tới một sự giảm đáng kể của những người lao động được thuê trong việc kiểm tra sự xử lý. Các công việc back-office được tự động hóa nhanh ngang thế khắp các ngành khác nhau trong cùng thời gian.
Khi các công nghệ này phát tán, nhiều nghề có lương tương đối cao đã bắt đầu giảm sút. Trong 1970 khoảng 33% phụ nữ Mỹ đã trong các việc làm văn thư, có đồng lương tử tế. Trong sáu thập niên tiếp, con số này đã giảm đều đặn và bây giờ xuống 19%. Nghiên cứu gần đây chứng minh bằng tư liệu rằng các xu hướng tự động hóa này là một nhân tố đóng góp mạnh mẽ cho sự đình trệ lương và sự giảm sút những người lao động văn phòng có kỹ năng thấp và trung bình.
Nhưng software ủng hộ sự thu hẹp quy mô đến từ đâu? Không phải từ các hacker ban đầu, kiên định chống lại sự kiểm soát công ty đối với các máy tính. Việc thiết kế software để sa thải các công nhân đã bị họ ghét cay ghét đắng. Lee Felsenstein đã đoán trước kiểu này của cầu và đã chống lại nó: “Cách tiếp cận công nghiệp là tàn nhẫn và không hoạt động: phương châm thiết kế là ‘Thiết kế bởi các Thiên tài cho sự Dùng bởi những người Ngốc,’ và khẩu lệnh cho việc giải quyết công chúng không được huấn luyện và không được rửa ráy là ĐỪNG ĐỘNG TAY VÀO!” Thay vào đó, ông khăng khăng về tầm quan trọng của năng lực “người dùng” để học về và có được sự kiểm soát đối với công cụ.” Theo lời của một trong những cộng sự của ông, Bob Marsh, “Chúng tôi muốn làm cho máy vi tính gần gũi với con người.”
William (Bill) Henry Gates III có một ý tưởng khác. Gates đăng ký vào Harvard để học dự bị luật và rồi toán học, song đã bỏ trường năm 1975 để thành lập Microsoft với Paul Allen. Allen và Gates dựa vào công việc tiên phong của nhiều hacker khác để tạo ra một compiler (trình dịch) thô sơ, dùng (ngôn ngữ) BASIC, cho Altair, mà họ đã biến thành một hệ điều hành (OS) cho IBM. Gates đã để mắt đến sự tiền tệ hóa từ đầu. Trong một thư ngỏ 1976, ông đã lên án các hacker về việc đánh cắp software được Allen và bản thân ông viết: “Như đa số hobbyist (người theo sở thích riêng) phải cẩn thận, hầu hết software của các bạn là đồ ăn cắp.”
Gates đã quyết tâm để tìm cách kiếm rất nhiều tiền từ software. Bán cho các công ty lớn, có danh tiếng đã là cách tiến tới hiển nhiên. Nơi Microsoft và Bill Gates dẫn đến, phần lớn phần còn lại của ngành công nghiệp đã đi theo. Vào đầu các năm 1990, một phần lớn của ngành công nghiệp máy tính, kể cả các tên tuổi mới nổi như Lotus, SAP, và Oracle, đã cung cấp software văn phòng cho các công ty lớn và dẫn đầu pha tự động hóa văn phòng tiếp theo.
Mặc dù tự động hóa dựa vào software văn phòng chắc đã có khả năng quan trọng hơn cho công ăn việc làm, các xu hướng tổng thể cũng có thể được thấy trong các tác động của một công nghệ biểu tượng khác của thời đại: các robot công nghiệp.
Các robot là công cụ tự động hóa tinh túy, nhắm tới sự thực hiện các công việc chân tay lặp đi lặp lại, kể cả việc di chuyển các vật thể, lắp ráp, sơn, và hàn. Các máy tự trị thực hiện các công việc giống con người đã thâu tóm các sự tưởng tượng phổ biến kể từ thần thoại Hy Lạp. Ý tưởng đã trở thành tiêu điểm rõ hơn với R.U.R., một vở kịch 1920 tưởng tượng của nhà văn czech Karel Čapek mà đã đưa vào danh từ robot. Trong truyện kể khoa học-viễn tưởng này, các robot vận hành các nhà máy và làm việc cho con người, nhưng đã không mất nhiều thời gian cho chúng để quay sang chống lại các ông chủ của chúng. Các nỗi sợ về các robot làm mọi loại thứ xấu đã là phần của sự trò chuyện công khai từ đó đến giờ. Hãy để khoa học viễn tưởng sang một bên, một thứ là chắc chắn: các robot có tự động hóa công việc.
Hoa Kỳ đã tụt hậu về robotics trong các năm 1980, một phần bởi vì nó đã không dưới cùng áp lực nhân khẩu học tác động đến các nước như Đức và Nhật Bản. Trong các năm 1990, các robot đã bắt đầu phát tán nhanh trong ngành chế tạo Mỹ. Hệt như software tự động hóa trong các văn phòng, các robot làm cái các nhà thiết kế chúng đã dự định chúng làm—chúng đã làm giảm cường độ lao động sản xuất. Ví dụ, công nghiệp ô tô được các robot cách mạng hóa hoàn toàn và, như một kết quả, bây giờ thuê ít công nhân hơn nhiều trong các công việc cổ-xanh truyền thống.
Các robot làm tăng năng suất. Tuy vậy, trong ngành chế tạo Mỹ, thay cho việc khởi động đoàn tàu năng suất, chúng đã làm giảm công ăn việc làm và tiền lương. Như với tự động hóa các việc làm cổ-trắng với software văn phòng, sự loại bỏ các việc làm cổ-xanh bởi công nghệ robotics đã mau lẹ. Một số việc làm tốt nhất sẵn có cho các công nhân không có một bằng đại học trong các năm 1950 và 1960 đã là hàn, sơn, xử lý vật liệu, và lắp ráp, và các việc làm này đã dần biến mất. Trong 1960 gần 50% đàn ông Mỹ đã trong các nghề cổ-xanh. Con số này sau đó đã rớt xuống khoảng 33%.
Lại Lần nữa, một Vấn đề Lựa chọn
Sự quay theo hướng tự động hóa, bắt đầu khoảng 1980, đã có thể là một kết quả không thể tránh khỏi của sự tiến bộ công nghệ? Có lẽ những sự tiến bộ về các máy tính do bản chất dễ bảo hơn của chúng với tự động hóa. Mặc dù là khó để loại bỏ khả năng này hoàn toàn, có rất nhiều bằng chứng rằng hướng công nghệ và và sự nhấn mạnh đến cắt giảm chi phí đã là các sự lựa chọn.
Các công nghệ số, thậm chí còn hơn điện, được thảo luận trong Chương 7, là đa năng, cho phép một dải rộng ứng dụng. Các sự lựa chọn khác nhau về hướng của chúng chắc sẽ có khả năng chuyển thành các sự hơn thiệt cho các mảng cư dân khác nhau. Thực ra, nhiều hacker ban đầu đã nghĩ rằng các máy tính có thể trao quyền cho các công nhân và làm phong phú công việc của họ hơn là tự động hóa nó. Chúng ta sẽ thấy trong Chương 9 rằng họ đã không sai: một số công cụ số quan trọng đã bổ sung mạnh mẽ cho lao động con người. Đáng tiếc, tuy vậy, hầu hết cố gắng trong công nghiệp máy tính nở rộ đã đi theo hướng tự động hóa.
Hơn nữa, mặc dù chúng đã có cùng sự tiếp cận đến các công cụ software và công nghệ robotics, các nước khác nhau đã có các sự lựa chọn rất khác nhau so với Mỹ. Ví dụ, các hãng chế tạo Đức đã vẫn thương lượng với công đoàn và giải thích các quyết định của chúng cho các đại diện người lao động trên các hội đồng quản trị công ty của chúng. Một cách có thể hiểu được chúng cũng đã thận trọng về việc sa thải các công nhân đã trải qua hàng năm học nghề trong công ty và đã phát triển một loạt kỹ năng thích hợp. Như thế chúng tiến hành những sự điều chỉnh công nghệ và tổ chức để tăng năng suất biên của các công nhân chúng đã huấn luyện rồi, làm cùn tác động của tự động hóa.
Cho nên, mặc dù công nghiệp tự động hóa đã nhanh hơn ở Đức, với số robot trên công nhân công nghiệp hiều hơn hai lần số ở Hoa Kỳ, các công ty đã có những cố gắng để đào tạo lại các công nhân cổ-xanh và tái phân bố họ vào các công việc mới, thường trong các nghề kỹ thuật, giám sát, hay cổ-trắng. Việc dùng sáng tạo tài năng người lao động cũng dễ thấy trong việc các công ty Đức dùng software mới thế nào trong ngành chế tạo. Tại trung tâm của các chương trình như Công nghiệp 4.0 hay Nhà máy Số, mà trở nên phổ biến trong ngành chế tạo ở Đức trong các năm 1990 và 2000, sự dùng thiết kế với sự trợ giúp-máy tính và sự kiểm soát chất lượng với sự trợ giúp-máy tính đã cho phép các công nhân được huấn luyện kỹ để đóng góp cho thiết kế và sự kiểm tra—chẳng hạn, bằng sự làm việc trên các bản mẫu ảo (virtual prototype) hay bằng việc dùng các công cụ software để phát hiện các vấn đề. Những cố gắng này bảo đảm rằng năng suất biên của người lao động đã tăng, ngay cả khi công nghiệp Đức đưa nhanh các robot và các công cụ software mới vào. Thật đáng chú ý, tiếp sau sự áp dụng robot, sự tái phân bố các công nhân cổ-xanh vào các công việc mới, kỹ thuật là rõ rệt hơn trong các nơi làm việc Đức, nơi các công đoàn mạnh hơn.
Nước Đức đã bắt đầu thời hậu chiến với sự thiếu lao động vì tỷ lệ đáng kể cư dân nam của nó đã chết trong chiến tranh. Sự khan hiếm lao động đã tiếp tục vì tỷ lệ sinh con ở nước Đức đã giảm nhanh hơn phần còn lại của châu Âu, tạo ra cầu gay gắt cho những người trong tuổi làm việc ở nước này vào các năm 1980. Theo cùng cách, mà một sự thiếu hụt lao động có kỹ năng đã cổ vũ việc dùng công nghệ thân thiện với người lao động ở Hoa Kỳ thế kỉ thứ mười chín, nó đã xui khiến các hãng Đức để tìm những cách sử dụng tốt nhất năng lực của các nhân viên của chúng bằng việc đầu tư vào các kỹ năng trong các chương trình học nghề mà bây giờ kéo dài ba hay bốn năm. Nó cũng đã khuyến khích việc huấn luyện lại các công nhân cho các công việc kỹ thuật hơn khi các công nghệ tự động hóa được áp dụng.
Như một kết quả của các ưu tiên và điều chỉnh này, số công nhân trong công nghiệp ô tô ở nước Đức đã tăng giữa 2000 và 2018. Những sự gia tăng này đã đi cùng với một sự tăng về tỷ lệ của các nghề cổ-trắng và kỹ thuật, như kỹ nghệ, thiết kế, và sửa chữa, trong công nghiệp từ 30% lên 40%. Trong khi đó, các nhà sản xuất ô tô Hoa Kỳ, mà sản lượng của chúng đã đi theo một quỹ đạo tương tự với các nhà sản xuất Đức, đã làm giảm công ăn việc làm khoảng 25% và đã không đảm nhận sự nâng cấp nghề nghiệp tương tự.
Đấy không chỉ là một câu chuyện Đức. Các hãng Nhật, cũng đối mặt một lực lượng lao động giảm sút, đã áp dụng các robot thậm chí còn nhanh hơn. Nhưng chúng cũng đã kết hợp tự động hóa với sự tạo ra các công việc mới. Với sự nhấn mạnh đến sự sản xuất linh hoạt và chất lượng, các công ty Nhật đã không tự động hóa tất cả các việc làm trên sàn nhà máy, thay vào đó tạo ra một loạt công việc phức tạp và được trả lương cao cho các nhân viên của chúng. Chúng cũng đã đầu tư nhiều vào software cho lập kế hoạch linh hoạt, quản lý chuỗi-cung, và thiết kế các công việc như các công cụ software được dùng cho tự động hóa. Tổng thể, trong cùng thời kỳ, các nhà sản xuất ô tô Nhật đã không giảm lực lượng lao động của chúng theo cùng cách mà các nhà sản xuất ô tô Mỹ đã giảm.
Tại Phần Lan, Na Uy, và Thụy Điển, nơi sự mặc cả tập thể đã vẫn quan trọng và một phần lớn lực lượng lao động công nghiệp vẫn được các thỏa thận tập thể bảo vệ, các công ty đã tiếp tục chia sẻ sự tăng thêm năng suất với các công nhân, và tự động hóa đã thường được kết hợp với những sự áp dụng công nghệ khác thuận lợi hơn cho lao động.
Trong các năm 1950 và 1960, các công đoàn Mỹ đã cũng phản đối các công nghệ tự động hóa quá đáng hay đòi những sự thay đổi khác để bảo vệ các công nhân, như ở nước Đức. Nhưng vào các năm 1990, phong trào lao động Hoa Kỳ đã bị yếu đi. Với tầm nhìn thịnh hành nhấn mạnh sự cắt giảm chi phí và tính ưu việt của các quá trình được tự động hóa hoàn toàn, lao động Mỹ được xem như cái gì đó cần bị loại trừ khỏi quá trình sản xuất, hơn là như những người với các kỹ năng có thể trở nên có giá trị hơn với sự huấn luyện và các khoản đầu tư công nghệ thích hợp. Các sự lựa chọn tự động hóa và cắt-lao động này sau đó đã tự-tăng cường, vì tự động hóa cũng làm giảm số các công nhân cổ-xanh được nghiệp đoàn hóa, giáng một cú đòn khác nữa lên phong trào lao động.
Chính sách chính phủ cũng đã đóng góp cho những sự tiến triển này. Hệ thống thuế Hoa Kỳ đã luôn luôn ưu ái vốn hơn lao động, áp đặt các thuế thực tế lên thu nhập vốn thấp hơn lên thu nhập lao động. Bắt đầu trong các năm 1990, sự bất đối xứng về sự đánh thuế thu nhập vốn và thu nhập lao động đã tăng cường, nhất là cho vốn thiết bị và software. Các chính quyền kế tiếp nhau đã giảm các thuế thu nhập công ty và thu nhập liên bang lên những người Mỹ giàu nhất, đẩy thuế suất vốn xuống (bởi vì tiền lời trên các khoản vốn đầu tư trong lợi nhuận công ty thuộc về những người đó một cách không cân xứng). Bắt đầu trong 2000, những sự cắt thuế vốn đã bắt đầu tăng tốc với các khoản miễn thuế khấu hao ngày càng hào phóng trên thiết bị và vốn software. Mặc dù các khoản cắt giảm này thoạt tiên được cho là tạm thời, chúng đã thường được mở rộng và rồi làm cho hào phóng hơn.
Tổng thể, trong khi thuế suất trung bình trên thu nhập lao động, dựa vào các thuế lương và thuế thu nhập liên bang, đã vẫn trên 25% cho 30 năm qua, các thuế suất thực tế lên thiết bị và vốn software (kể cả tất cả các thuế lãi vốn và thu nhập) đã rớt từ khoảng 15% xuống ít hơn 5% trong 2018. Các khuyến khích thuế này có nghĩa rằng các doanh nghiệp đã có thậm chí một sự khao khát lớn hơn cho thiết bị tự động hóa, và cầu của chúng đã kích thích thêm nữa sự phát triển các công nghệ tự động hóa trong một vòng tự-tăng cường.
Sự tiến hóa của chính sách nghiên cứu và khoa học liên bang có thể đã là một nhân tố đóng góp khác. Bắt đầu từ trước Chiến tranh Thế giới II, sự tài trợ chính phủ cho hoa học và nghiên cứu khu vực-tư nhân đã hào phóng, nhất là trong các lĩnh vực ưu tiên quốc phòng. Đấy đã là một lý do xui khiến mạnh mẽ cho các lĩnh vực mới cốt yếu, như các thuốc kháng sinh, bán dẫn, vệ tinh, không gian vũ trụ, các cảm biến, và internet.
Trong năm thập niên qua, cả sự lãnh đạo công nghệ chiến lược và sự tài trợ của chính phủ đã giảm. Chi tiêu liên bang về nghiên cứu và triển khai (R&D) đã rớt từ khoảng 2% GDP trong giữa-các năm 1960 xuống khoảng 0,6% ngày nay. Chính phủ cũng trở nên có khả năng hơn để ủng hộ các ưu tiên nghiên cứu do các công ty dẫn đầu đưa ra. Phong cảnh mới này sau đó đã cho phép các công ty lớn, nhất là trong lĩnh vực số, để xác định hướng công nghệ. Các khuyến khích và lối tư duy của chúng đã đẩy theo hướng tự động hóa ngày càng nhiều.
Các công nghệ và các chiến lược kinh doanh Hoa Kỳ lan ra rộng hơn, cho dù các nước đã khác về việc áp dụng và định hình các công nghệ tự động hóa thế nào, như chúng ta đã thấy. Học thuyết Friedman và các ý tưởng liên quan đến sự dùng các công cụ số nhằm để cắt các chi phí đã ảnh hưởng đến các thực hành kinh doanh ở Vương Quốc Anh và phần còn lại của châu Âu. Ví dụ, các ảnh hưởng của các nhà quản lý được đào tạo trong các trường kinh doanh là rất giống nhau ở Đan Mạch và Hoa Kỳ. Tư vấn quản lý đã mở rộng ra khắp thế giới phương Tây, và các công nghệ số mới và các robot được áp dụng nhanh chóng. Tự động hóa và sự toàn cầu hóa đã làm giảm tỷ lệ lực lượng lao động làm việc trong các nghề cổ-xanh và văn thư trong hầu hết các quốc gia đã công nghiệp hóa. Như thế, bất chấp sự biến thiên ngang các nước, hướng của tiến bộ ở Hoa Kỳ đã có một tác động toàn cầu quan trọng.
Utopia Số
Hướng công nghệ ưu tiên tự động hóa không thể được hiểu trừ phi chúng ta nhận ra tầm nhìn số mới mà đã nổi lên trong các năm 1980. Tầm nhìn này đã kết hợp sự thúc đẩy để cắt các chi phí lao động, có gốc rễ trong học thuyết Friedman, với các yếu tố của đạo đức hacker, nhưng đã bỏ rơi triết lý của các hacker ban đầu như Lee Felsenstein chống tinh hoa chủ nghĩa và ngờ vực quyền lực công ty. Felsenstein đã quở trách IBM và các công ty lớn khác bởi vì chúng đã thử lạm dụng công nghệ với ý thức hệ của chúng về “thiết kế bởi các thiên tài cho sự dùng bởi những kẻ ngốc.” Tầm nhìn mới thay vào đó đã ủng hộ sự thiết kế từ trên-xuống của các công nghệ số nhắm tới việc loại bỏ mọi người khỏi quá trình sản xuất.
Đã có một trạng thái phởn phơ, gợi nhớ về cách mà Ferdinand de Lesseps đã từng nói về việc xây dựng các Kênh đào Suez và Panama, về cái công nghệ có thể đạt được, miễn là nó được các nhà lập trình và các kỹ sư tài năng chăn dắt. Bill Gates đã tóm tắt sự lạc quan-công nghệ này khi ông tuyên bố, “Hãy chỉ cho tôi một vấn đề, và tôi sẽ tìm công nghệ để giải quyết nó.” Công nghệ đó có thể bị thành kiến về mặt xã hội—có lợi cho họ và chống lại hầu hết mọi người—có vẻ đã không xuất hiện với Gates và những người đồng mưu của ông.
Sự biến đổi từ đạo đức hacker sang utopia số công ty đã chủ yếu là về sự chạy theo đồng tiền và quyền lực xã hội. Vào các năm 1980, các kỹ sư software đã có thể hoặc có các lý tưởng của họ hay có được sự giàu có khổng lồ bằng việc tham gia cùng các công ty đang trở nên lớn hơn và hùng mạnh hơn. Nhiều người đã chọn cái sau.
Trong khi đó, chủ nghĩa chống độc đoán đã biến hình thành một sự mê hoặc với “sự đập vỡ,” có nghĩa rằng sự đập vỡ các thực hành và sinh kế hiện có, được hoan nghênh hay thậm chí được khuyến khích. Các từ chính xác đã khác nhau, nhưng suy nghĩ cơ bản đã gợi nhớ lại các doanh nhân Anh trong đầu các năm 1800, cảm thấy được biện minh hoàn toàn trong việc bỏ qua bất cứ sự thiệt hại phụ thêm nào họ đã tạo ra dọc đường của họ, nhất là các thiệt hại đối với các công nhân. Muộn hơn, Mark Zuckerberg sẽ biến “Hãy chuyển động nhanh và phá vỡ mọi thứ” thành một câu thần chú cho Facebook.
Một cách tiếp cận tinh hoa chủ nghĩa đã thống trị hầu như toàn bộ ngành công nghiệp. Software và lập trình là những thứ trong đó những người rất có tài năng đã trội hơn, và những người ít năng lực hơn được dùng hạn chế. Nhà báo Gregory Ferenstein đã phóng vấn hàng tá nhà sáng lập và lãnh đạo start-up (công ty khởi nghiệp) công nghệ bày tỏ các ý kiến này. Một nhà sáng lập đã tuyên bố rằng “rất ít người đã đóng góp các giá trị lớn lao cho lợi ích lớn hơn, dù là bằng việc khởi động các công ty quan trọng hay dẫn dắt các sự nghiệp quan trọng.” Nói chung cũng đã được chấp nhận rằng số ít những người được xem như đóng góp cho lợi ích công đó bằng việc khai trương các doanh nghiệp mới nên được thưởng hậu hĩnh. Như nhà khởi nghiệp Silicon Valley Paul Graham, một trong “hai mươi-lăm người có ảnh hưởng nhất trên web” của Businessweek, diễn đạt, “tôi đã trở thành một chuyên gia về làm thế nào để tăng bất bình đẳng kinh tế, và tôi đã dùng thập kỷ qua làm việc siêng năng để làm việc đó… Bạn không thể cản trở các biến thiên lớn về của cải mà không ngăn cản mọi người khỏi việc làm giàu, và bạn không thể làm việc đó mà không ngăn cản họ khỏi việc khởi động các startup.”
Thậm chí còn có ảnh hưởng hơn là chủ nghĩa tinh hoa của tầm nhìn này khi nhắc đến bản chất của công việc. Hầu hết mọi người đã không đủ thông minh để thậm chí vượt trội trong các việc làm được phân cho họ, nên sự dùng software được các nhà lãnh đạo công nghệ thiết kế để làm giảm sự phụ thuộc của các công ty vào những người có thể sai lầm này được biện minh hoàn toàn. Vì vậy, việc tự động hóa công việc trở thành một phần không thể tách rời của tầm nhìn này, và có lẽ là hệ lụy mạnh mẽ nhất của nó.
Không có trong các số Thống kê Năng suất
Đoàn tàu năng suất là nền tảng cho tầm nhìn này về một utopia số. Nếu nhiều công nhân bị sự cải tiến công nghệ làm cho tồi hơn, trở nên khó hơn nhiều để cho rằng sự tăng thêm năng suất là vì lợi ích chung.
Đoàn tàu chắc ít có khả năng hơn để hoạt động khi các chủ sử dụng lao động có quá nhiều quyền lực so với các công nhân, khi công nghệ di chuyển theo một hướng chống lao động, và khi sự tăng thêm năng suất không chuyển thành sự tăng trưởng công ăn việc làm trong các khu vực khác. Nhưng có một vấn đề thậm chí còn cơ bản hơn. Trong một số thập niên qua, đã có ít sự tăng năng suất hơn để chia sẻ, mặc dù chúng ta bị bỏ bom với các sản phẩm và các app mới mỗi ngày.
Các thế hệ sống trong các năm 1960 và các năm 1970 đã dùng cùng điện thoại (quay số) và cùng máy TV trong nhiều thập niên, cho đến khi chúng bị hỏng và việc mua thiết bị mới trở nên không thể tránh khỏi. Ngày nay, hầu hết các gia đình trung lưu nâng cấp điện thoại di động, TV, hay đồ điện tử khác của họ mỗi năm hay hai năm: các mẫu mới là nhanh hơn, sáng bóng hơn, và có nhiều khả năng hơn vì vô số đặc tính mới của chúng. Ví dụ, Apple đưa ra bán một mẫu iPhone mới hầu như mỗi năm.
Quả thực, tốc độ đổi mới tổng thể có vẻ đã vút lên cao. Trong 1980, có 62.000 patent trong nước được đăng ký với Cục Patent và Trademark Hoa Kỳ. Vào 2018, con số này đã tăng lên 285.000, một sự tăng gần năm lần. Trong cùng thời kỳ, dân số Hoa Kỳ đã tăng ít hơn 50%.
Hơn nữa, phần lớn sự tăng trưởng về cả sự xin cấp patent và chi tiêu nghiên cứu được thúc đẩy bởi các patent mới về điện tử, truyền thông, và software, các lĩnh vực được cho là đẩy chúng ta về phía trước. Nhưng hãy xem xét kỹ hơn một chút, và các thành quả của cách mạng số là khó hơn nhiều để thấy. Trong 1987, người được Giải Nobel Robert Solow đã viết: “Bạn có thể thấy thời đại máy tính ở mọi nơi trừ trong các số thống kê năng suất,” chỉ ra các lợi ích nhỏ từ các khoản đầu tư vào các công nghệ số.
Những người lạc quan hơn về máy tính bảo Solow rằng ông phải kiên nhẫn; sự tăng năng suất sẽ sớm đến với chúng ta. Hơn ba mươi-lăm năm đã trôi qua, và chúng ta vẫn đang đợi. Thực ra, Hoa Kỳ và hầu hết các nền kinh tế Tây phương khác đã có một số thập niên không ấn tượng nhất về mặt tăng năng suất kể từ sự bắt đầu cách mạng công nghiệp.
Tập trung vào cùng số đo năng suất chúng ta đã thảo luận trong Chương 7, năng suất nhân tố tổng hợp (TFP), sự tăng trưởng trung bình của Hoa Kỳ kể từ 1980 đã ít hơn 0,7%, so với sự tăng trưởng TFP gần 2,2% giữa các năm 1940 và các năm 1970. Đấy là một sự khác biệt nổi bật: nó có nghĩa rằng nếu giả như sự tăng trưởng TFP đã vẫn cao như nó đã là trong các năm 1950 và 1960, mỗi năm kể từ 1980 nền kinh tế Hoa Kỳ lẽ ra đã có một tốc độ tăng trưởng GDP cao hơn 1,5%. Năng suất chậm lại đã không chỉ là một vấn đề của thời đại tiếp sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu 2008. Sự tăng năng suất Hoa Kỳ giữa các năm bột phát 2000 và 2007 đã ít hơn 1%.
Bất chấp bằng chứng này, các nhà lãnh đạo công nghệ cho rằng chúng ta may mắn còn sống trong thời đại công nghệ và đổi mới này. Nhà báo Neil Irwin tóm tắt quan điểm lạc quan này một cách cô đọng trong New York Times: “Chúng ta trong thời đại hoàng kim của sự đổi mới, một thời đại trong đó công nghệ số đang biến đổi nền móng của sự tồn tại con người.”
Sự tăng năng suất chậm khi đó đơn giản là một vấn đề về không nhận ra đầy đủ tất cả các lợi ích chúng ta nhận được từ các sự cách tân mới. Ví dụ, kinh tế gia trưởng của Google, Hal Varian, cho rằng sự tăng năng suất chậm có gốc rễ trong sự đo lường sai: chúng ta không hợp nhất chính xác các lợi ích người tiêu dùng từ các sản phẩm như các smartphone mà đồng thời hoạt động như máy ảnh, máy tính, công dụ định vị toàn cầu, và máy chơi nhạc. Chúng ta cũng chẳng đánh giá cao sự tăng thêm năng suất thật từ các công cụ tìm kiếm tốt hơn và thông tin dòi dào trên web. Kinh tế gia trưởng của Goldman Sachs, Jan Hatzius, đồng ý: “Chúng ta nghĩ chắc có khả năng hơn rằng các nhà thống kê đang có một thời gian ngày càng khó để đo chính xác sự tăng năng suất, nhất là trong khu vực công nghệ.” Ông tính rằng sự tăng năng suất thật của nền kinh tế Hoa Kỳ kể từ 2000 đã có thể vài lần lớn hơn các ước lượng của các cơ quan thống kê.
Về nguyên tắc, các lợi ích người tiêu dùng và năng suất từ các công nghệ mới nên ở trong các số TFP chúng ta báo cáo, mà dựa vào sự tăng trưởng GDP được điều chỉnh cho những sự thay đổi về giá, chất lượng, và sự đa dạng sản phẩm. Như thế, các sản phẩm làm tăng đáng kể phúc lợi người tiêu dùng nên được chuyển thành sự tăng trưởng TFP cao hơn nhiều. Trong thực tiễn, tất nhiên, các sự điều chỉnh như vậy là không hoàn hảo, và sự đo lường sai có thể nảy sinh. Tuy nhiên, các vấn đề này không có khả năng thanh minh cho năng suất chậm lại.
Cùng vấn đề tính thiếu các sự cải thiện chất lượng và các lợi ích xã hội rộng hơn từ các sản phẩm mới đã tồn tại kể từ khi các số thống kê thu nhập quốc gia được nghĩ ra đầu tiên. Còn xa mới rõ rằng các công nghệ số đã làm trầm trọng thêm vấn đề này. Hệ thống ống nước trong nhà, các thuốc kháng sinh, và hệ thống đường cao tốc đã tạo ra một bộ đầy đủ các dịch vụ mới và các tác động gián tiếp chỉ được đo một cách không hoàn hảo trong các số thống kê kê quốc gia. Hơn nữa, sự đo các vấn đề không thể tính cho năng suất chậm lại hiện thời; các ngành công nghiệp với đầu tư lớn hơn vào các công nghệ số không cho thấy sự giảm tốc năng suất chênh lệch cũng chẳng thấy bất cứ bằng chứng nào về các sự cải thiện chất lượng nhanh hơn các sự cải thiện ít số hơn.
Một vài nhà kinh tế học, như Tyler Cowen và Robert Gordon, tin rằng thành tích năng suất gây thất vọng này phản ánh các cơ hội co lại cho các đột phá cách mạng. Ngược lại với các nhà lạc quan công nghệ, họ xác nhận, các đổi mới lớn ở đằng sau chúng ta, và các sự cải thiện từ giờ trở đi sẽ là tăng dần, chỉ dẫn đến sự tăng năng suất chậm.
Không có sự đồng thuận giữa các nhà kinh tế học về chính xác cái gì đang diễn ra, nhưng có ít sự ủng hộ cho quan niệm rằng thế giới sắp hết các ý tưởng. Thực ra, như chúng ta đã thấy trong Chương 1, đã có những sự tiến bộ to lớn về các công cụ điều tra khoa học và kỹ thuật và về truyền thông và thu nhận thông tin. Thay vì bị một sự thiếu ý tưởng làm cho đau khổ, khá nhiều bằng chứng gợi ý rằng các nền kinh tế Hoa Kỳ và Tây phương đang phung phí các cơ hội sẵn có và know-how khoa học. Có nhiều nghiên cứu và đổi mới. Thế nhưng các nền kinh tế này không nhận được tiền lời kỳ vọng trên các hoạt động này.
Sự thực đơn giản là danh mục nghiên cứu và đổi mới Hoa Kỳ đã trở nên hết sức mất cân đối. Mặc dù nhiều nguồn lực hơn tiếp tục đổ vào các máy tính và điện tử, hầu như tất cả các khu vực chế tạo khác đang tụt hậu. Nghiên cứu gần đây cho thấy rằng các cách tân mới có vẻ làm lợi cho các hãng lớn có năng suất cao hơn, trong khi các hãng hạng hai và hạng ba đang tụt hậu khắp thế giới đã công nghiệp hóa, chắc có khả năng nhất bởi vì các khoản đầu tư của chúng vào các công nghệ số không thành công.
Căn bản hơn, sự tăng thêm năng suất từ tự động hóa có thể luôn hơi bị hạn chế, nhất là so với sự đưa các sản phẩm và các công việc mới vào mà biến đổi quá trình sản xuất, như các thứ trong các nhà máy Ford ban đầu. Tự động hóa là về việc thay thế các máy hay các thuật toán rẻ hơn cho lao động con người, và làm giảm các chi phí sản xuất 10 hay thậm chí 20% trong một vài công việc có các hậu quả tương đối nhỏ cho TFP hay hiệu quả của quá trình sản xuất. Ngược lại, việc đưa các công nghệ mới vào, như điện khí hóa, các thiết kế mới, hay các công việc sản xuất mới, đã ở gốc rễ của sự biến đổi tăng thêm TFP suốt phần lớn thế kỉ thứ hai mươi.
Vì sự đổi mới đã quay lưng lại với sự thúc đẩy năng suất biên của người lao động và với việc tạo ra các công việc mới cho con người trong bốn mươi năm qua, nó cũng đã bỏ nhiều “trái cây ở thấp.” Một chỗ chúng ta có thể hiểu được các cơ hội năng suất bị bỏ lỡ là trong công nghiệp ô tô. Mặc dù sự đưa các robot và software chuyên dụng vào đã làm tăng sản lượng trên người lao động trong công nghiệp ô tô, có bằng chứng rằng việc đầu tư nhiều hơn vào con người lẽ ra đã tăng năng suất nhiều hơn. Đấy là những gì các công ty ô tô Nhật, như Toyota, đã khám phá ra bắt đầu trong các năm 1980. Khi chúng tự động hóa ngày càng nhiều công việc hơn, chúng đã thấy rằng năng suất không tăng mấy bởi vì, không có các công nhân được cập nhật thông tin, chúng mất tính linh hoạt và năng lực để thích nghi với những sự thay đổi về cầu và các điều kiện sản xuất. Đáp lại, công ty đã lùi một bước và phục hồi vai trò trung tâm của các công nhân trong các công việc sản xuất cốt yếu.
Toyota cũng đã chứng minh cùng các khả năng ở Hoa Kỳ. Nhà máy Fremont California của GM, đã đau khổ vì năng suất thấp, chất lượng không tin cậy, và xung đột lao động, và đã đóng cửa trong 1982. Trong 1983, Toyota và GM khai trương một liên doanh để sản xuất cho cả hai công ty và đã mở cửa lại cơ sở Fremont, giữ lại ban lãnh đạo công đoàn và lực lượng lao động trước đó. Nhưng Toyota áp dụng các nguyên tắc quản lý riêng của nó, kể cả cách tiếp cận kết hợp máy móc tiên tiến với huấn luyện người lao động, tính linh hoạt, và sáng kiến. Chẳng bao lâu Fremont đã đạt các mức năng suất và chất lượng so sánh được với các mức của các nhà máy Nhật của Toyota, cao hơn nhiều mức của các nhà sản xuất ô tô Mỹ.
Công ty ô tô điện Tesla, do Elon Musk đứng đầu, đã học được một số bài học gần đây. Được utopia số của Musk thúc đẩy, Tesla ban đầu đã lập kế hoạch để tự động hóa hầu như mọi phần của sự sản xuất xe. Đã không thành công. Vì các chi phí tăng lên nhiều lần và những sự chậm trễ đã ngăn cản Tesla khỏi việc thỏa mãn cầu, bản thân Musk đã thú nhận, “Đúng, sự tự động hóa thái quá ở Tesla đã là một sai lầm. Để là chính xác, sai lầm của tôi. Con người đã bị đánh giá thấp.”
Điều này lẽ ra không phải là một bất ngờ lớn. Karel Čapek, mà đặt tên robot, đã cũng nhận ra các hạn chế và sự bất lực của chúng để làm những thứ tinh tế hơn mà con người làm: “Chỉ nhiều năm thực tiễn sẽ dạy bạn các bí ẩn và sự chắc chắn táo bạo của một người làm vườn thực thụ, bước đi ngẫu nhiên, thế nhưng không giẫm đạp lên bất cứ cây trồng nào.”
Các quả ở thấp chưa được hái thậm chí còn có hậu quả trong vương quốc đổi mới hơn cách các nhà máy được tổ chức. Trong sự truy tìm tự động hóa lớn hơn, các nhà quản lý đã phớt lờ các khoản đầu tư công nghệ mà có thể làm tăng năng suất người lao động bằng việc cung cấp thông tin và các nền tảng tốt hơn cho sự cộng tác và tạo ra các công việc mới, như chúng ta thảo luận trong Chương 9. Với một danh mục cân đối hơn của các đổi mới, hơn là sự tập trung tự động hóa thái quá được utopia số kích thích, nền kinh tế lẽ ra đã có thể đạt sự tăng năng suất nhanh hơn.
Tới Dystopia
Nhân tố thúc đẩy quan trọng nhất của sự tăng bất bình đẳng và sự mất lợi thế cho hầu hết công nhân Mỹ là thiên kiến xã hội mới về công nghệ. Chúng ta đã thấy suốt từ đầu rằng chúng ta không nên tin vào công nghệ làm lợi cho mọi người một cách không thể lay chuyển được. Đoàn tàu năng suất hoạt động chỉ dưới hoàn cảnh đặc thù. Nó không hoạt động khi có cạnh tranh không đủ giữa các chủ sử dụng lao động, ít hay không quyền lực người lao động nào, và tự động hóa không ngừng.
Trong các thập niên tiếp sau Chiến tranh Thế giới II, tự động hóa đã nhanh nhưng đã đi cùng cùng với sự đổi mới các công nghệ ngang nhau tăng năng suất biên của người lao động và cầu cho lao động. Chính sự kết hợp của hai lực lượng này, cũng như một môi trường khuyến khích cạnh tranh giữa các công ty và sự mặc cả tập thể, đã làm cho đoàn tàu năng suất hiệu quả.
Tình hình trông rất khác từ 1980 trở đi. Trong thời đại này, chúng ta thấy sự tự động hóa nhanh hơn nhưng chỉ một vài công nghệ đối trọng thành kiến chống lao động của tự động hóa. Sự tăng trưởng lương cũng đã chậm lại khi phong trào lao động ngày càng bị suy yếu. Thực ra, sự thiếu kháng cự từ phong trào lao động chắc có thể là một nguyên nhân quan trọng của sự nhấn mạnh lớn hơn đến tự động hóa. Nhiều nhà quản lý, ngay cả trong các thời kỳ thịnh vượng được chia sẻ tương đối, có một thành kiến đối với tự động hóa, vì điều này cho phép họ giảm các chi phí lao động và giảm bớt sức mạnh mặc cả của các công nhân. Một khi các sức mạnh đối trọng từ phong trào lao động và quy định chính phủ yếu đi, việc chia sẻ rent lắng xuống, và một thành kiến tự nhiên hướng tới tự động hóa bắt đầu. Bây giờ đoàn tàu năng suất đã có ít người hơn rất nhiều trên tàu.
Còn tồi hơn, không có các sức mạnh đối trọng, các công nghệ số bị cuốn vào một utopia số mới, nâng cao sự dùng software và máy móc để trao quyền cho các công ty và gạt lao động ra ngoài. Các giải pháp số được áp đặt từ trên bởi các nhà lãnh đạo công nghệ được xem hầu như theo định nghĩa là vì lợi ích công. Thế nhưng những gì hầu hết công nhân nhận được đã là dystopian (đen tối) hơn nhiều: họ mất việc làm của họ và sinh kế của họ.
Đã có những cách khác để phát triển và dùng các công nghệ số. Các hacker ban đầu, được một tầm nhìn khác hướng dẫn, đã đẩy biên cương công nghệ tới sự phi tập trung hóa lớn hơn và ra khỏi tay của các công ty lớn. Một số thành công đáng chú ý đã dựa vào cách tiếp cận thay thế này, cho dù nó vẫn chủ yếu ở bên lề của những sự phát triển dòng chính của ngành công nghệ, như chúng ta sẽ mau chóng thấy.
Vì vậy, thành kiến về công nghệ đã chỉ là một sự lựa chọn—và một sự lựa chọn được dựng lên về mặt xã hội. Sau đó tình hình bắt đầu trở nên tồi tệ hơn nhiều về mặt kinh tế, chính trị, và xã hội, khi những người nhìn xa trông rộng về công nghệ tìm được một công cụ mới để làm lại xã hội: trí tuệ nhân tạo.