Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2024

Số đặc biệt 10 năm Văn Việt: Tư liệu về Văn Việt trên báo chí (3)

TỪ NHÂN VĂN-GIAI PHẨM ĐẾN VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP

Nam Dao

23 Tháng Năm 2015 3:54 SA

clip_image001

Hội Nhà Văn Việt Nam TP Hồ  Chí  Minh - chắc được chỉ  đạo từ những  cấp cao hơn  như Ban Tuyên Giáo của Đảng Cộng Sản Việt Nam (ĐCSVN), rồi Hội Nhà Văn Việt Nam ( HNVVN) -  mới đây gạch tên 9 hội viên không cho bầu làm đại biểu tham dự Đại Hội Nhà Văn lần IX sẽ nhóm họp ở Hà Nội vào tháng 7 năm nay.  Những hội viên bị gạch tên[i] đều là thành viên của Ban vận động thành lập Văn Đoàn Độc Lập (BVĐVĐĐL). Tập hợp này bị thế quyền gán cho là ‘’ ám muội’’, là ‘’diễn biến’’, tự tung tự tác tìm cách thoát trói buộc những định chế chính trị xưa nay vốn là rào cản tự do sáng tác và tự do ngôn luận.Khi được chỉđạo chỉ nhằm phục vụ chính trị, văn học là thứ văn học minh họa kiểu người tốt việc tốt, lu loa tuyên truyền tô hồng, đẩy người  viết vào cách thế nhìn nghiêng với một mắt, thậm chí nhắm tịt cả hai mắt, mô tả cho ‘’phải đạo’’ một thứ hiện thực xã hội tô vẽ, hoang tưởng, đậm mùi duy ý chí.  Loại văn học văn chương có lãnh đạo chính trị này khiến một  nhà thơ trẻ vào đầu những  năm 80 đau xót kêu:

Tụi nó cưỡi lên lưng anh làm ngựa

khiến mông anh trổ đuôi, còn gáy mọc ra bờm

anh vừa hí vừa vặn mình nôn mửa

một  đống lạ lùng nửa áo nửa cơm.

Tụi nó lại treo trước đầu anh một giỏ hoa thơm

có mùi văn  chương có hương nghệ thuật

anh nghiến răng  nhai một cách cuống cuồng

đến khi ợ mới biết mồm tàn tật...

Nền văn chương minh họa và phải đạo bén rễ sau thời Nhân Văn Giai Phẩm (NVGP) kéo dài hơn hai mươi năm bỗng hóa thân vào thời đầu Đổi Mới năm 87- 89 với những tác phẩm vượt trội. Xin tri ân tướng Trần Độ. Xin cám ơn nhà văn Nguyên Ngọc. Cả hai vị này đã phà duỡng khí hồi sinh vào thây ma của thứ văn chương vô hồn rập khuôn chính sách văn hóa Liên-Xô đã tạo ra những Quần Đảo Ngục Tù (goulag) rồi còn lại  kẹp thêm tính Mao-nhiều & Mao-ít hậu phong kiến đội tên giả là xã hội chủ nghĩa. Thình lình, chúng ta có hàng loạt tác phẩm đúng nghĩa với những Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Phạm Thị Hoài, Dương thu Hương, Nguyễn Quang Lập, Nhật Tuấn... Người đọc nay đua nhau mua báo Văn Nghệ vốn xưa ế ẩm, tìm đọc Tướng Về Hưu, Nỗi Buồn Chiến Tranh, Thiên Sứ, Bên Kia Bờ Ảo Vọng, Những Mảnh Đời Đen Trắng, Đi Về Nơi Hoang Dã.... Văn chương thời Đổi Mới không còn hiện thực thô thiển, ngây ngô. Những nhà văn thời này phá rào đi vào tìm hiểu những qui luật nằm dưới tầng hiện tượng, với con người như cứu cánh của vănchương và nghệ thuật. Nhưng ác thay, thời sáng tạo văn học Đổi Mới quá ngắn. Hai, ba  năm sau,  kinh hoảng trước cuộc thế đổi thay ở Đông Âu và sau là Liên Xô, thế quyền Việt Nam liền chuyển từ Đổi Mới qua thế Nới Cũ,  quay đầu thần phục Trung Hoa vĩ đại ở Thành Đô từ ¼ thế kỷ cho đến nay. Chính trị thống soái, và văn chương buộc lại khom lưng, boi tro trát chấu. Số tác phẩm có giá trị từ đó chỉ đếm trên đầu ngón tay, với những Bùi Ngọc Tấn, Nguyễn Xuân Khánh, Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Võ Thị Hảo, Hoàng Minh Tường... Hiện tượng thế quyền chăn nuôi gần 1000 hội viên HNVVN, hơn 800 tờ báo, 300 trang  mạng, hàng trăm dư luận viên, biến văn chương nghệ thuật thành truồng trại sản xuất thịt ôi, nông trại trồng cây không trái, tất cả èo uộtvà ủ dột một mầu vàng những hoàng hôn sắp tắt. Buồn cười hơn là dưới áp lực kim tiền trọc phú, quan chức ‘’văn hóa’’ HNVVN tung hô những ‘’tác phẩm’’ như thơ làm trên đỉnh Yên Tử của Hoàng Trọng Thuật [Hoàng Quang Thuận – Văn Việt], lăm le đi ‘’nộp đơn’’ xin ứng  thí giải Nobel!

Thời Nới Cũ cũng là thời tham nhũng cửa quyền vượt ngưỡng tưởng tượng, phân hóa giàu nghèo tăng gấp bội, đạo lý xã hội xuống cấp trầm trọng,  biển mất đất mất, kinh tế bị những anh em đồng chí phương Bắc lũng đoạn. Nhưng đau đớn thay, những kẻ tự cho mình là lớp đặc tuyển thì dửng dưng vô cảm. Trong số đó, không ít là những người cầm bút cam tâm nô bộc, đánh đĩ tâm hồn, bán miệng nuôi trôn. Trước tình hình đó, Ban vận động thành lập Văn Đoàn Độc Lập (VĐĐL) - một  tổ chức dân sự hoàn toàn độc lập với mọi hệ thống  tổ chức và thiết chế trong và ngoài nước - ra  đời vào tháng 3 năm 2014 [ii], với mục đích góp phần xây dựng một nền văn học đích thực, tự do, nhân bản, hiện đại... trong sự nghiệp phục hưng văn hóa, phục hưng dân tộc mà lịch sử đang đòi hỏi. Và thật bất ngờ, HNVVN gạch tên 9 hội viên không cho bầu làm đại biểu tham dự Đại Hội Nhà Văn IX. Sự kiện  tùy tiện vô nguyên tắc này đã thành mồi lửa khiến 20 hội viên, đa phần là những  người  đã thành danh, đồng loạt từ bỏ HNVVN, trong đó có Nguyên Ngọc, một nhà văn niên trưởng đầy uy tín[iii]. Và là lẽ tất nhiên, những  thành viên của Ban vận động VĐĐL (BVĐ) tự hỏi họ đang và sẽ đối mặt với những  thách thức gì, ngoài chuyện thế quyền từng yêu cầu báo chí lề phải tẩy chay họ, lặng lẽ ‘’ bao vây’’ kinh tế, và đã ‘’dằn mặt’’ qua vụ việc bắt giam Bọ Lập dẫu nhà văn này đã rút tên khỏi BVĐ.

Nhà văn Võ Thị Hảo cảnh báo, hãy coi chừng một vụNVGP mới.Từ NVGP đến VĐĐL, thật ra xu thế thời đại đã thay đổi, cục diện chính trị khác hẳn, và hiện trạng xã hội Việt Nam cũng đã có những chuyển biến quan trọng.

Thời NVGP

Phong trào NVGP, tạm cho là từ 1-1956 đến 2-1957 với sự ra đời của Giai Phẩm và sau là Nhân Văn [iv], đặt những đòi hỏi dân chủ đầu tiên cho văn nghệ sĩ trên miền Bắc sau Hiệp Định Genève.  Tố Hữu buộc tội hai nhà văn quân đội Trần Dần và Tử Phác: ...‘’ Họ đòi thực hiện những gì? "Trả quyền lãnh đạo văn nghệ về tay văn nghệ sĩ. Thủ tiêu chế độ chính trị viên trong các đoàn văn công quân đội. Thủ tiêu mọi chế độ quân sự hiện hành trong văn nghệ quân đội. Thành lập trong quân đội một chi Hội Văn Nghệ trực thuộc Hội Văn Nghệ, không qua Cục Tuyên Huấn và Tổng Cục Chính trị". Tóm lại là thủ tiêu sự lãnh đạo của Đảng và kỷ luật của quân đội đối với họ".

Đòi hỏi trả quyền tự do sáng tác trong văn nghệ quân đội lây lan sang xã hội dân sự. Tiến trình của phong trào này xin được ghi dưới đây như cước chú[v]. Chỉ chưa đầy một năm sau khi Giai Phẩm Mùa Xuân ra đời, vào tháng 11 năm 56, cuộc chính biến ở Hungary bắt đầu. Cũng tháng 11, Quỳnh Lưu nổi dậy và ngay sau đó ông Hồ Chí Minh ký sắc lệnh về báo chí, xác định lại những cấm kỵ trên bình diện thông tin, mở đầu cho những năm tháng khóa miệng toàn dân kéo dài nhiều thập niên.

Đầu 57, hồng quân Liên Xô tràn vào Hung trấn áp cuộc nổi dậy. Đế quốc Liên Xô hoàn toàn kiềm chế những  quốc gia chư hầu Đông Âu, và thế giới tiếp tục phân chia thành hai khối sau hiệp định Yalta cuối thế chiến ÌI. An tâm, những  nhà chính trị nắm thế quyền ở miền Bắc Việt Nam không cần tiếp tục ôn hòa với những  mầm mống ‘’ tư tưởng  tư sản tư bản’’. Từ 20 đến 28/2/57, Đại Hội Văn Nghệ II họp tại Hà Nội. Trường Chinh kêu gọi đấu tranh "đập nát bọn NVGP". Cuối 1957, Mao Trạch Đông đánh phái hữu. Miền Bắc Việt Nam cử Tố Hữu, Huy Cận và Hà Xuân Trường sang học tập kinh nghiệm, chính sách của Trung Quốc. Khi họ trở về, đảng tổ chức hai lớp đấu tranh "chống bọn phản động NVGP" ở Thái Hà ấp. Đây là một  cuộc đấu tố khá qui mô, nhà văn ném đá vào nhau, không khí trấn áp nặng mùi côn đồ ít thấy trong một tầng lớp được gọi là trí thức. Đại Hội Văn Nghệ III, họp tại Hà Nội tháng 6 năm 58, hoàn tất "Trận chiến đấu chống bọn phá hoại NVGP" với bài tổng kết của Tố Hữu, nghị quyết của hàng trăm văn nghệ sĩ lên án "bọn NVGP", ra lệnh thi hành biện pháp kỷ luật.

Thất bại của NVGP đánh dấu mốc đầu tiên của nền văn hóa toàn trị in chỉ dấu ý thức Mác-Lênin, vận hành trong mô hình tổ chức Lêninít, được bổ sung bằng những định chế Maoít hầu thích nghi với những xã hội nông nghiệp phương Đông. Có nhiều lý do giải thích sự sẩy thai của cuộc đấu tranh cho dân chủ và tự do tư tưởng, tự do ngôn luận và tự do sáng tạo gầy lên bởi những trí thức kiệt xuất như Nguyễn Mạnh Tường, Trần Đức Thào, Trương Tửu... và những nhà văn tên tuổi như Phan Khôi, Trần Dần, Hoàng Cầm, Lê Đạt, Phùng Cung...:

1-      Thời NVGP, ý thức hệ Mác-Lênin vẫn còn hấp dẫn, vẽ ra một xã hội CS như xu  thế lịch sử tất yếu thay thế xã hội dân chủ tư bản tư sản Âu Tây. Từ cơ sở đó, những dân tộc Á-Phi nằm dưới ách thực dân nuôi hy vọng giải phóng (Cuba, Algeria... chẳng hạn), mặc dù có những chính biến như cuộc nổi dậy ở Ba Lan, ở Hungary.

2-      Thời NVGP, thế quyền ở miền Bắc rập khuôn Maoít, làm nhiểu sai lầm, từ Chỉnh đốn tổ chức, Chỉnh quân Chỉnh huấn, đánh Tư Sản, và nhất là Cải Cách Ruộng Đất (CCRĐ). Nhưng sau hiệp định Genève, Việt Nam bị cắt đôi, ước vọng độc lập và thống nhất đất nước là linh thiêng trong truyền thống dân tộc. Với chiến thắng Điện Biên lẫy lừng, người Việt tìm lại được tự hào, quần chúng mủi lòng trước những giọt nước mắt của Chủ Tịch Hồ Chí Minh và bài diễn văn về 7 sai lầm trong CCRĐ của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp, lại góp công góp sức xây dựng xã hội mới đang thời chập chững. Chập chững, nhưng khắc nghiệt. Sắc lệnh về Báo Chí do ông Hồ Chí Minh ký bịt miệng toàn dân, và Đảng độc quyền in ấn khiến từ đó chỉ có gió một chiều thổi từ những Ủy ban nào là Tư Tưởng, nào là Tuyên Huấn, Tuyên Giáo... từ thời đó cho đến ngày nay.

Thời VĐĐL

Sau thời NVGP, miền Bắc lao vào đại cuộc mang tên Chống Mỹ Cứu Nước, tâm lực dồn hết vào chiến tranh, những  vấn nạn dân sự thời bình bị quên lãng trong một thời gian dài cho đến nằm 1975. Rồi 40 năm vụt qua, đến nay là thời VĐĐL. So với thời NVGP, có nhiều yếu tố khác biệt khá quan trọng. Xin kể:

1-      Về mặt ý thức, phải chờ đến thập niên 60-70 mới xuất hiện những Zinoviev, Sakharov, Solzhenitsyn... ở Liên Xô, nêu lên nhiều mặt trái của xã hội XHCN. Trí thức Tây Âu vỡ mộng, rụt rè đề nghị một xã hội CS với khuôn mặt nhân bản. Tổ chức xã hội kiểu Lêninít phi nhân tạo ra một tầng lớp quyền lực mới (nomenklatura), ý thức hệ Mác-Lê thành một ảo ảnh tan như băng dưới ánh mặt trời. Ngày nay, hệ thống  của cái gọi là XHCN hoàn toàn phá sản, và nếu còn  thì chỉ có Trung Quốc, Bắc Hàn, Việt Nam và Cuba là những quốc gia mang cái tên gọi nhưng thực chất thì chẳng còn gì  để tung hô Mác-Lê. Vô sản thế giới, nay hết thời, chẳng còn ai kêu gọi hãy đoàn kết lại!

2-      Từ 1976, đất nước thống nhất nhưng lòng người thì không. Thế quyền rải trên 3 miền đất nước những trại Học Tập Cải Tạo nhốt hàng trăm ngàn người, ra chính sách ‘’bán chính thức’’ thu vàng đuổi người, đẩy con em ra khơi vượt biển. Số thuyền nhân chết chìm đếm ra đến vài trăm ngàn, và những người tha hương lên đến ba, bốn triệu. Đất không lành, chim bay được thì bay, đậu lại chỉ mang cái kiếp ‘’cột đèn’’ không đi được. Thế quyền độc trị đánh mất chính danh, nay thấp thỏm mong thời gian xóa mờ tội  trạng.

3-      Mặt khác, từ 40 năm nay, hứa hẹn xây dựng một xã hội vững mạnh với một nền kinh tế hiện đại và lành mạnh nay là những lời hứa suông. Dư luận nay đều rõ: kinh tế Việt Nam đang trên đà tiêu vong, chuyên bán nguyên vật liệu và gia công giá rẻ,  bị Trung Quốc lũng đoạn gần như toàn bộ, ngân sách thâm thủng, nhập siêu, nợ nần còn hơn Chúa Chổm. Người Việt nay sưu cao thuế nặng, công ăn việc làm bấp bênh, đa số vất vưởng với một nền Giáo Dục và Y Tế không đáp ứng  được những nhu  cầu tối thiểu. Tệ nạn xã hội, đặc biệt đạo lý xuống cấp, là hệ quả của một nền độc trị thiểu năng, chỉ biết phục tùng người anh em phương Bắc, và thẳng tay áp bức con dân mình.

4-      Không thể không nói đến sự kiện Trung Quốc xâm lăng Việt Nam trên biển và ở những vùng đất biên giới. Thế quyền phản ứng e dè, nhượng bộ, và tránh né khiến những vấn đề chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ nổi cộm. Đã có những ví von những  kẻ đương quyền với những Lê Chiêu Thống, Trần Ích Tắc. Lá cờ độc lập và giải phóng dân tộc đang có cơ vuột tay họ. Hơn nữa, rập khuôn mô hình xã hội Trung Quốc với những con mèo trắng cũng như đen, lá cờ XHCN cũng thành những lá phướn vô hồn trong một chuyến xe tang mang ra nghĩa địa chôn những nắm chữ không còn nghĩa. Không có gì... Phải, không có gì quí hơn Lợi Ích Nhóm, không  có gì  ngoài phồn vinh giả tạo xây lên từ những công  trình rút ruột đến 40% để làm giầu cho những đại gia xuất thân con ông cháu cha, không có gì ngoài chuyện cướp đất, phá rừng mang cho Trung Quốc thuê những vùng địa lý có tính chiến lược quốc phòng. Không có gì..., không có gì khác hơn là xử dụng côn đồ của xã hội đen  đánh đập lương dân, bịt miệng những nhóm xã hội dân sự đòi công  lý. Không có gì... Không có gì quí hơn Độc Lập Tự Do. Nhưng nay không Độc Lập, cũng chẳng Tự Do thì những kẻ kế thừa ông Hồ Chí Minh làm sao giữ được chính danh.

5-      Cuối cùng. khác với thời NVGP, ngày nay thông tin mạng trở thành phổ cập. Rất khó chận bắt tin tức như những người thợ săn. Đối phó, thế quyền có hàng trăm tờ báo in, hàng trăm trang mạng lề phải và vô số dư luận viên, đúng  kiểu biện chứng biến lượng thành phẩm, cả vú lấp miệng, gõ thùng rỗng mong thấu đến trời cao.

Thời VĐĐL như vậy hẳn khác xa với thời NVGP. Xu thế của thời đại nay  là con đường  tiến tới dân chủ, tự do và tôn trọng nhân quyền trên toàn thế giới. Việt Nam thì cứ tách riêng nhưmột ốc đảo lạc loài. Quan trọng, là thế quyền ởđóhầu như mất gần trọn gói tính chính danh. Phía trái của cái cạp quần quyền lực là sự suy sụp xã hội và kinh tế Việt Nam. Bên phải, kiếp nạn mất biển mất đảo mất cả đất liển mà vẫn ngậm đắng nuốt cay ‘’ bốn tốt’’ và ‘’ 16 chữ vàng’’. Nói cách nói của nhà văn quá cố Trần Dần thời NVGP, hãy nắm lấy cạp quần mà vật xuống. Quần tuột, vua cởi truồng, và tồng ngồng lông lá thì ai cũng như ai, con người cả mà!

Việc gạch tên 9 nhà văn không cho bầu làm đại biểu tham dự Đại Hội 9 của HNVVN là một cú đánh lén dưới thắt lưng, chứng tỏ tính ấu trĩ của một cơ quan có tầm quan trọng được thế quyền chỉ đạo và điều hành. Thái độ xởi lởi của ông Hữu Thỉnh với nhà văn Trần Kỳ Trung[vi], một động thái chính trịrẻ tiền, chỉ hùng hồn nói lên được cái tính vô liêm hèn hạ. Vì sao? Vì họ đã mất chính danh rồi! Hiểu như thế, chắc hẳn chẳng mấy ai  chui vào cái bẫy tự gạch tên mình ra khỏi BVĐVĐĐL

Nhưng VĐĐL  phải làm gì ở thời điểm này?

Tuyên xưng mục đích góp tay xây dựng một nền văn học đích thực, dân chủ, tự do và nhân bản... cần, nhưng HNVVN cũng có thể phát ngôn cùng một tôn chỉ. Khác là VĐĐL  đứng ngoài mọi hệ thống tổ chức và thiết chế trong cũng như ngoài nước, không hoạt động dưới sự chỉ đạo và vòng kim cô quản lý của ĐCSVN. Cái khác cơ bản này mới tạo hy vọng có thể xây dựng một  nền văn chương thôi ‘’phải đạo’’, không ‘’minh họa’’ bôi hồng trát son như từ xưa.

Làm gì để xây dựng? Trang mạng Văn Việt của BVĐVĐĐL (http://vanviet.info/) đã thực hiện nhiều đề mục quan trọng trong phần Nghiên Cứu-Phê Bình. Mục Văn Học Miền Nam 54-75 trả lại công  bằng và  danh dự cho những  nhà văn nhà thơ miền Nam dưới thời Việt Nam Cộng Hòa.  Mục Thảo Luận với những  bài về Viện Khổng Tử và Việc Dạy-Học Ngữ Văn  rất bổ ích. Về Văn và Thơ,  đề  nghị  thêm một diễn đàn riêng cho những  người  viết trẻ, trẻ không ở nghĩa tuổi tác mà rộng hơn, trẻ ở cái mới trong khai phá và sáng tạo. Và để đốc thúc sáng tạo ở khâu này, tại sao Văn Việt  không  tổ chức những Bàn Tròn hội thảo trên những tác phẩm cũng như phương cách tiếp cận văn chương hiện đại ở trong  cũng như ở ngoài nước. Tại sao VĐĐL  không tạo ra những  Giải Thưởng tương tự như Giải Phan Châu Trinh mà nay được xã hội đánh giá như một  mốc đo phẩm tính của những người làm công việc văn hóa. Nhắm đến lớp Trẻ trong số những người viết - người đọc rất quan trọng. Cũng hệt như NVGP xưa kia, VĐĐL ngày nay giới hạn vào lớp trí thức ưu tú thành thị, đặc biệt là ở những thành phố lớn. Lớp này phần đông đứng tuổi, và hiển nhiên, lớp trẻ hơn hẳn tự thân có nhiều xung lực dấn thân cần thiết cho những bước đường dài.

Làm gi để VĐĐL có vị thế tách bạch với HNVVN? Vụ Nhã Thuyên về vấn đề  tự do học thuật là một thí dụ điển hình cho thấy VĐĐL có quan điểm rõ rệt  chứ không ngậm miệng ăn tiền. Trong trường hợp những nhà văn bị chính quyền sách nhiễu, bắt bớ... HNVVN thường không lên tiếng bảo vệ hội viên. VĐĐL đã có hành xử  khác,  thí dụ như lên tiếng bênh vực nhà văn Phạm Đình Trọng, nhà thơ Đỗ Trung Quân, và kêu gọi hỗ trợ Bọ Lập khi nhà văn này bị bắt giam.  Việc VĐĐL cất tiếng nói mỗi khi tự do tư tưởng và tự do ngôn luận bị chà đạp là tất yếu.

Làm gì để VĐĐL không bị đánh đồng với một hội ái hữu con con của HNVVN? Gạch tên 9 nhà thơ, nhà văn là xúc phạm họ, và đồng thơì làm tổn thương đến uy tín của BVĐVĐĐL. Động thái thiếu trưởng thành này cần được xử lý rạch ròi về mặt luật pháp. VĐĐL nên tường trình sự vụ lên ông Đinh Thế Huynh, trường ban Tuyên Giáo TW, đòi ông Hữu Thỉnh giải trình một cách chính thức, và nếu không  thỏa đáng  thì khởi tố trên cơ sở pháp quyền dân sự.

Mặt khác, có thể thời điểm này là lúc VĐĐL nên chính thức ra đời với cương lĩnh và nội qui như từng thông báo (và hứa hẹn). Đó là một bước dậy lên phong trào cho một nền văn học đích thực, tự do và nhân bản với những  nhà văn trong và ngoài nước thiết tha  thực hiện tiêu chí cao đẹp này. Đã có 22 tổ chức dân sự  độc lập ở Việt Nam, và đối lại, lực cản với cái cáo buộc ‘’ diễn biến’’ lúc nào mà chẳng có. Nhưng co mình trong thế thủ mãi thì  khó mà đánh động được những nhà văn đồng tâm huyết, đồng tâm ý, nhưng còn nhiều ‘’tâm tư’’ đang mong chờ những sự kiện rõ ràng thôi thúc họ dấn thân. Mở lối lót đường  tiến tới tương lai cần trí tuệ. Hiển nhiên, dũng khí là điều kiện đủ.

NAM DAO

19-05-15 [i] http://www.bbc.co.uk/vietnamese/vietnam/2015/05/150505_hoi_nhavan_van_doan_doc_lap [ii]http://vanviet.info/van-de-hom-nay/tuyen-bo-van-dong-thanh-lap-van-doan-doc-lap-viet-nam/ [iii]http://vanviet.info/van-de-hom-nay/tuyen-bo-tu-bo-hoi-nha-van-viet-nam/

[iv] Biên khảo NVGP và Vấn đề Nguyễn Ái Quốc của nhà nghiên cứu Thụy Khuê là một tài liệu công phu (http://nhanvangiaipham.free.fr/) tôi xử dụng.  Để có cái nhìn trực tiếp của một nhân chứng và nạn nhân, tôi dựa thêm trên tập Ghi 1954-1960  của Trần Dần, do nhà văn Phạm Thị Hoài biên tập và hiệu đính, xuất bản bởi td mémoire, Paris, 2001

[v]Tháng 1/1956, Giai Phẩm Mùa Xuân ra đời do Lê Đạt, Hoàng Cầm chủ trương, với những bài chính: Nhất định thắng của Trần Dần, Anh có nghe thấy không của Văn Cao... Tháng 2/56, Giai Phẩm Mùa Xuân bị tịch thu, Tố Hữu triệu tập Đại Hội Cán Bộ Tuyên Huấn toàn miền Bắc để phê phán Giai Phẩm Mùa Xuân, ra lệnh bắt Trần Dần, Tử Phác. Hội Văn Nghệ tổ chức Đại hội, gồm 150 văn nghệ sĩ, ở 51 Trần Hưng Đạo để đánh Trần Dần. Trên báo, chiến dịch này bắt đầu với bài của Hoài Thanh "Vạch trần tính chất phản động trong bài thơ Nhất định thắng của Trần Dần" trên Văn Nghệ số 110, ngày 7/3/56.

Sau khi Khrouchtchev tường trình tội ác của Staline tại đại hội XX của đảng Cộng sản Liên Xô, và Mao Trạch Đông phát động "Trăm hoa đua nở trăm nhà đua tiếng", Ba Lan nổi dậy. Gió có vẻ đổi chiều, Hội nghị X Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng Lao Động phát động Sửa Sai Cải Cách Ruộng Đất. Trường Chinh từ chức Tổng Bí Thư. Hồ Chí Minh kiêm Tổng Bí Thư lẫn Chủ Tịch. Võ Nguyên Giáp đọc Bẩy sai lầm trong Cải Cách Ruộng Đất. Hội Văn Nghệ được lệnh tổ chức lớp học tập dân chủ 18 ngày. Nguyễn Hữu Đang đọc tham luận tổng kết chỉ trích gắt gao đường lối lãnh đạo văn nghệ của Trung Ương Đảng. Tố Hữu, Nguyễn Đình Thi và bộ phận lãnh đạo văn nghệ phải "thừa nhận những sai lầm nghiêm trọng và hứa hẹn sẽ sửa chữa". Hoài Thanh viết bài nhận lỗi đánh Trần Dần.

Tình hình quốc tế rối rắm của khối CS phà dưỡng khí cho cuộc đấu tranh cho tự do ngôn luận ở Việt Nam. Giai Phẩm Mùa Thu, tập I, ra đời vào cuối tháng 8 năm 56, với những bài chủ chốt: Phê bình lãnh đạo văn nghệ của Phan Khôi, Tỉnh giấc chiêm bao của Nguyễn Bính, Tiếng sáo tiền kiếp của Trần Duy... Tháng sau, Nhân Văn số 1, với bài Phỏng vấn Nguyễn Mạnh Tường về vấn đề mở rộng tự do và dân chủ, bài thơ Nhân câu chuyện mấy người tự tử của Lê Đạt, bài Con người Trần Dần của Hoàng Cầm và tranh Nguyễn Sáng vẽ Trần Dần với vết sẹo ở cổ... Rồi Nhân Văn số 2, với bài Phỏng vấn Đào Duy Anh về mở rộng tự do và dân chủ, bài Trả lời Nguyễn Chương và báo Nhân Dân của Nguyễn Hữu Đang (ký tên Hoàng Cầm, Hữu Loan, Trần Duy), bài Phấn đấu cho trăm hoa đua nở của Trần Duy...

Giai Phẩm tái xuất hiện vào mùa Thu, với bài Bệnh sùng bái cá nhân của Trương Tửu, Ông bình vôi của Phan Khôi, Những người khổng lồ của Trần Duy, Chống tham ô lãng phí của Phùng Quán, ...Giai Phẩm Mùa Xuân tái bản. rồi Nguyễn Bính xuất bản báo Trăm Hoa, lập trường bênh vực Nhân Văn. Nguyễn Mạnh Tường diễn thuyết "Qua những sai lầm trong Cải cách ruộng đất xây dựng quan điểm lãnh đạo" tại Mặt Trận Tổ Quốc, Hà Nội.

Nhân Văn số 4, với bài Cần phải chính quy hơn nữa của Nguyễn Hữu Đang, Thành thật đấu tranh cho dân chủ của Trần Duy, Con ngựa già của chúa Trịnh của Phùng Cung, Những ngày báo hiệu mùa xuân của Văn Cao ...Tiếp đến báo Đất Mới cùa sinh viên, rồi báo Sáng Tạo của nhóm sân khấu, điện ảnh xuất hiện. Tháng 11 năm 56, Nhân Văn số 5, với bài Hiến pháp Việt Nam năm 1946 và hiến pháp Trung Hoa bảo đảm tự do dân chủ thế nào? của Nguyễn Hữu Đang, Bài học Ba Lan và Hung-ga-ri của Lê Đạt (ký tên Người Quan Sát). Tháng 12/56, Giai Phẩm Mùa Đông, tập I, với bài Tự do tư tưởng của văn nghệ sĩ và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Bôn-sê-vích của Trương Tửu, Nội dung xã hội và hình thức tự do của Trần Đức Thảo ...

Tháng 11 năm 1956, Nhân Văn số 6 đang in, bị đình chỉ. Tự Do Diễn Đàn, tạp chí chuyên về lý luận, phê bình, sáng tác, do Minh Đức phát hành cuối tháng 12-1956, bị cấm. Tạp chí này đăng Qua sai lầm của Cải cách ruộng đất, xây dựng quan điểm lãnh đạo của Nguyễn Mạnh Tường; truyện ngắn Chú bé làm văn của Trần Dần, Tại sao quần chúng nhân dân tha thiết đến cuộc đấu tranh văn nghệ? của Nguyễn Hữu Đang, Nhiệm vụ của văn học không phải là giải thích chính sách của Phan Ngọc...

[vi]http://vanviet.info/van-de-hom-nay/nhung-tieng-vo-tay-cam-dong/

Nguồn: https://hopluu.net/a2633/tu-nhan-van-giai-pham-den-van-doan-doc-lap

 

KỊCH TÍNH GIẢI VĂN VIỆT LẦN THỨ NHẤT

Chính Vĩ

Gửi cho BBC từ Sài Gòn

3 tháng 3 2016

clip_image003

Nhà thơ Dương Tường (phải) đại diện gia đình nhà văn Bùi Ngọc Tấn nhận Giải đặc biệt từ nhà văn Nguyên Ngọc

Khởi động hơn một năm, Giải Văn Việt lần thứ nhất (2014 - 2015) đã được trao từ lúc 9h30 ngày 3/3/2016 (giờ Việt Nam) tại tư gia nhà thơ Ý Nhi ở Sài Gòn - một thành viên ban giám khảo.

Chọn tư gia của Ý Nhi là việc chẳng đặng đừng, vì phía tổ chức đã tìm kiếm nhiều địa điểm, nhưng cuối cùng đều bất thành, do áp lực từ phía chính quyền.

Thế nhưng, đây vô tình lại là việc rất hay, vì nó đúng với tinh thần dân sự mà Văn đoàn độc lập Việt Nam, cũng như cộng đồng Văn Việt đã chọn để đi.

Với lại, quan trọng nhất vẫn là chất lượng và ý nghĩa của giải thưởng, chứ không phải do địa điểm trao giải quyết định.

Nhìn vào thành phần ban giám khảo và những tác giả được chọn trao dưới đây, có thể thấy phía tổ chức đã rất nỗ lực trong việc tìm kiếm những tác phẩm giàu giá trị văn học.

Tổng giải thưởng lần thứ nhất là 7.500 USD, tương đương 165.000.000 VND. Phía tổ chức đang hi vọng những lần trao giải sau sẽ có giá trị hiện kim nhiều hơn nữa.

clip_image005

Nhà thơ Ý Nhi trao Giải thơ cho Nguyễn Hoàng Anh Thư (trái)

Dùng chữ kịch tính để gọi Giải Văn Việt lần thứ nhất, vì thời gian qua việc tuyên bố vận động thành lập Văn đoàn độc lập Việt Nam đã gặp nhiều khó khăn từ chính quyền. Từ 56 thành viên đầu tiên, nhiều người đã không chịu nổi áp lực nên xin rút tên.

Trang web chính thức của Văn Việt - công cụ thể hiện của Văn đoàn độc lập Việt Nam - đã bị tường lửa nặng nề, muốn vào đọc rất khó khăn.

Ngày 12/2/2016, việc bầu chọn Giải đặc biệt đã diễn ra, kết quả văn xuôi trao cho nhà văn quá cố Bùi Ngọc Tấn (1934 - 2014), với sự nhất trí 5/5 phiếu từ 5 thành viên ban giám khảo. Hai tác phẩm được chọn trao giải là Chuyện kể năm 2000 (tiểu thuyết) và Hậu chuyện kể năm 2000 (hồi ức).

clip_image007

Tiến sĩ Nguyễn Quang A (đại diện những nhà tài trợ) trao giải vắng mặt cho nhà phê bình Thụy Khuê

Về nghiên cứu - phê bình, Giải đặc biệt trao cho nhà phê bình Thụy Khuê (Pháp), với sự nhất trí 5/5 phiếu. Loạt tác phẩm nghiên cứu Văn học miền Nam 1954-1975 và công trình biên khảo Những người Pháp với vua Gia Long được chọn xét giải.

Mỗi Giải đặc biệt gồm giấy chứng nhận và 2.000 USD.

Sau đó, ngày 15/2/2016, cuộc bầu chọn Giải chính thức đã hoàn tất theo đúng tiến độ. Kết quả như sau: Văn xuôi trao cho nhà văn Di-Hạnh Nguyên với loạt truyện ngắn Lúc nửa đêm, Cô gái ngồi bên của sổ, Giới hạn của khí trời, Người lạ, Wind shadow: OK, với sự nhất trí 4/5 phiếu.

Thơ trao cho nhà thơ Nguyễn Hoàng Anh Thư, với sự nhất trí 4/5 phiếu. Các tác phẩm được chọn trao gồm Những mảnh rời (chùm thơ), Thiêu hủy bài thơ, Huế mùa khói sương, Có những điều giả định, 12 bài thơ (chùm thơ).

Nghiên cứu - phê bình trao cho nhà thơ - nhà nghiên cứu Inrasara, với sự nhất trí 5/5 phiếu, loạt bài Hồ sơ biên bản so sánh được chọn để chấm.

Mỗi Giải chính thức gồm giấy chứng nhận và 1.000 USD.

Chủ tịch Hội đồng giám khảo là nhà văn Nguyên Ngọc cũng có giải của riêng mình. Ông đã chọn nhạc sĩ Tuấn Khanh với các bài tản văn như Quyền năng của trí tưởng tượng, Phía sau ánh pháo hoa, Đường trải thảm đến cửa địa ngục, Tổ quốc là gì? Tôi vẫn tự hỏi

Giải này gồm giấy chứng nhận và 500 USD.

Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam/2016/03/160303_giai_van_viet

 

BAN TUYÊN GIÁO 'ĐỀ NGHỊ RÚT TÁC PHẨM CỦA TÁC GIẢ VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP'

27 tháng 3 2018

clip_image009

Một số tác giả thuộc Văn đoàn Độc lập

Đại diện của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập nói với BBC rằng "nên lấy làm mừng" về văn bản của Ban Tuyên Giáo lệnh đề nghị "rút toàn bộ tác phẩm của nhà văn có tên trong Văn đoàn Độc lập ra khỏi sách giáo khoa."

Mạng xã hội rò rỉ một văn bản đề ngày 15/3 do ông Võ Văn Phuông, phó ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, "đề nghị Ban Cán sự Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ đạo rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia tổ chức Văn đoàn Độc lập ra khỏi chương trình sách giáo khoa Ngữ văn mới."

Văn bản cũng nêu: "Việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới phải bám sát định hướng của Đảng. Sách giáo khoa Ngữ văn mới phải thể hiện sâu sắc nội dung giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc và chủ nghĩa nhân văn cao cả."

'Hết ý kiến!'

Hôm 27/3, trả lời Ben Ngô của BBC Tiếng Việt, ông Hoàng Dũng, thành viên Ban Vận động Văn đoàn Độc lập, nhà nghiên cứu ngôn ngữ và cũng là giảng viên ở TP. Hồ Chí Minh, bình luận: "Đã có không ít nhà văn tên tuổi bị trục xuất khỏi văn đàn, tác phẩm bị tiêu hủy, mà có phải ai cũng may mắn có một văn bản như thế đâu."

"Thì đấy, giấy trắng mực đen Ban Chấp hành Hội Nhà văn chỉ ra quyết định truất ba năm hội tịch Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Phùng Quán nhưng mãi 30 năm sau hội tịch của họ mới được phục hồi!"

"Còn Nguyễn Mạnh Tường từ năm 1957 đến 1993, không biết do lệnh của ai, hoàn toàn bặt tiếng, không có một tác phẩm nào được in, cho dẫu là một bài báo nhỏ!"

"Chuyện xửa chuyện xưa? Không, chuyện nảy chuyện nay đấy: một bài đăng báo không vừa ý một quan chức có trách nhiệm quản lý, là có thể bị bóc tức khắc, đôi khi chỉ cần một cú điện thoại, thậm chí - người ta đồn - một cái tin nhắn!"

"Cho nên, trước một văn bản như thế này, nên lấy làm mừng! Chỉ mong từ nay, tất cả những chỉ thị kiểm duyệt văn chương đều có văn bản. Để cho các thế hệ sau hiểu được, chứ mọi chuyện cứ thì thụt trong bóng tối thì quả thực phải kêu lên như Nguyễn Trọng Tạo: "Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi. Câu trả lời thật không dễ dàng chi!".

clip_image011

Nhà văn Nguyên Ngọc

"Tôi hiểu là văn bản của Ban Tuyên Giáo là áp dụng cho sách giáo khoa phổ thông sắp tới, chứ không phải sách giáo khoa hiện hành. Mà dự thảo Chương trình Ngữ văn như đã công khai trên báo chí thì chỉ quy định sáu tác phẩm bắt buộc, trong đó có duy nhất một tác phẩm văn học hiện đại là 'Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh.'

"Còn các nhà văn khác, kể cả người thuộc Văn đoàn Độc lập là nhà văn Nguyên Ngọc, xuất hiện trong phần các văn bản gợi ý, tức người viết sách giáo khoa có thể đưa vào hay không."

Ông Hoàng Dũng cũng nói thêm: "Về cách hành xử của chính quyền với Ban vận động Văn đoàn độc lập và giải Văn Việt của tổ chức này, tôi chỉ có thể nói: "Hết ý kiến!"

"Nói thế này thì gần sự thật hơn: người ta muốn đẩy Ban vận động Văn đoàn Độc lập đến chỗ đối trọng với Hội Nhà văn của nhà nước."

"Rất nhiều nhà văn có tên trong Ban vận động Văn đoàn Độc lập đồng thời cũng là hội viên của Hội Nhà văn đấy chứ. Nhưng tháng 5/2015, sau việc lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam chỉ thị loại bỏ khỏi danh sách đi dự Đại hội lần thứ 9 những ai là thành viên Ban vận động Văn đoàn Độc lập, tước bỏ một trong những quyền cơ bản của hội viên, xúc phạm nghiêm trọng danh dự của người cầm bút thì nhiều người trong số đó mới tuyên bố từ bỏ Hội Nhà văn Việt Nam."

"Chúng tôi là chúng tôi, trước sau không "đối trọng" với bất kỳ ai cả."

"Còn chuyện vượt qua rào cản kiểm duyệt, định hướng của bất kỳ ai, tổ chức nào, không cứ là của Ban Tuyên Giáo thì đó chẳng phải nguyên tắc và là - ở Việt Nam - ước mơ của người cầm bút hay sao?

Trả lời câu hỏi của Ben Ngô - "Khái niệm tự do sáng tác có tồn tại ở Việt Nam hay không?", ông Hoàng Dũng đáp: "Tôi tưởng anh hỏi: "Người Việt Nam có tự do hay không?"

Cùng thời điểm, nhà văn Nguyễn Quang Lập viết trên trang cá nhân:

"Ba câu hỏi gửi Ban Tuyên giáo Trung ương:

· Đã có công bố chính thức của Đảng và Nhà nước về Văn đoàn Độc lập là tổ chức phản động hay không?

· Đã có văn bản của Nhà nước cấm Văn đoàn độc lập hoạt động không?

· Một tổ chức không bị cấm hoạt động cũng không bị đảng nhà nước công bố đó là tổ chức phản động thì các thành viên tham gia tổ chức đó có phản động không, có phạm pháp không?

"Tôi không phải là thành viên của Văn đoàn Độc lập, cũng không có tác phẩm trong sách giáo khoa. Chẳng qua thấy chuyện nực cười và phi lý mà lên tiếng."

Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-43541032

  VÌ SAO VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP KHÔNG KỶ NIỆM 5 NĂM? 5 tháng 3 2019 clip_image012 Nhà văn Nguyên Ngọc (hàng đầu, bìa trái) cho biết: "Nguyên tắc của Văn đoàn Độc lập là không chỉ tôn trọng mà còn cố gắng phát huy tối đa sự đa dạng, đa nguyên của văn học"

Ban Vận động Văn đoàn Độc lập thông báo họ không kỷ niệm 5 năm hoạt động "vì lý do an ninh" trong lúc một thành viên nói với BBC rằng "người ta báo trước là mình không được tổ chức công khai".

Thông cáo của tổ chức xã hội dân sự nêu trên đăng tại trang Vanviet.info nói họ "quyết định hủy bỏ buổi kỷ niệm 5 năm hoạt động và trao giải Văn Việt lần thứ tư vào hôm 3/3 vì lý do an ninh".

Ban Vận động Văn đoàn Độc lập quy tụ những cây bút quen thuộc như Bùi Chát, Bùi Minh Quốc, Bùi Ngọc Tấn, Dương Tường, Đặng Tiến, Đỗ Lai Thúy, Đỗ Trung Quân, Giáng Vân, Hoàng Hưng, Nguyễn Duy, Nguyễn Huệ Chi, Nguyễn Quang Lập, Phạm Đình Trọng...

Cũng trong dịp này, bài phát biểu của nhà văn Nguyên Ngọc, trưởng ban Vận động Văn đoàn Độc lập đăng trên Vanviet.info cho biết: "Chúng tôi là những người cầm bút không muốn để cho ai dùng mình cả. Có thể có một câu châm ngôn mới: "Hãy nói cho tôi biết ai nuôi và dùng Hội của anh, tôi sẽ nói cho anh biết hội của anh là cái thứ hội gì!".

"Nguyên tắc của chúng ta là không chỉ tôn trọng mà còn cố gắng phát huy tối đa sự đa dạng, đa nguyên của văn học, bới chính văn học sinh ra là để nói lên và bảo vệ tính đa dạng, đa nguyên của thế giới, của cuộc sống và con người."

'Đã báo trước'

Hôm 4/3, dịch giả Phạm Nguyên Trường, thành viên Ban Vận động Văn đoàn Độc lập, nói với BBC: "Theo như tôi biết, người ta đã báo trước là mình không được tổ chức kỷ niệm công khai."

"Năm ngoái thì người ta phá ngay từ đầu bằng cách cắt điện, cắt nước tại nơi tổ chức ở Sài Gòn."

"Sau đó mọi người đành kéo vào quán ăn một tô phở."

"Năm nay thì không biết lý do cụ thể là gì nhưng năm ngoái, người ta nói với ban tổ chức là cuốn 1984 [tiểu thuyết của nhà văn George Orwell] do tôi dịch có những đoạn mà giới an ninh văn hóa bảo là nói về họ, nên không được trao giải cho cuốn này."

"Nếu cứ trao giải thì người ta sẽ phá."

Ông Nguyên Trường nói thêm: "Tất nhiên là chính quyền không khuyến khích các cá nhân tham gia Văn đoàn Độc lập."

"Đây là tổ chức tư nhân nên họ không kiểm soát được, nên họ sẽ ngăn chặn thôi."

"Theo như tôi hiểu, người ta chỉ làm phiền những buổi tụ tập đông người [của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập] chứ còn đăng bài trên trang web thì toàn những người già già thôi thì người ta cũng không làm gì."

Bàn về chuyện kiểm duyệt xuất bản sách, dịch giả Phạm Nguyên Trường nhận định: "Tôi thấy tình hình kiểm duyệt sách hiện khá tùy tiện."

"Ông kiểm duyệt lúc làm căng, lúc không căng. Đã cấm đoán mà chẳng có theo luật lệ gì cả."

"Cùng một cuốn nhưng nhà xuất bản này thì bị cấm còn nhà xuất bản khác thì làm được nên cuối cùng chẳng hiểu nó như thế nào."

clip_image013

Nhà văn Nguyên Ngọc

'Đối trọng với Hội Nhà văn của nhà nước'

Hồi năm ngoái, một đại diện của Ban Vận động Văn đoàn Độc lập nói với BBC rằng "nên lấy làm mừng" về văn bản của Ban Tuyên Giáo lệnh đề nghị "rút toàn bộ tác phẩm của nhà văn có tên trong Văn đoàn Độc lập ra khỏi sách giáo khoa."

Mạng xã hội rò rỉ một văn bản do ông Võ Văn Phuông, phó ban thường trực Ban Tuyên giáo Trung ương, "đề nghị Ban Cán sự Đảng, Bộ Giáo dục và Đào tạo, chỉ đạo rút toàn bộ tác phẩm của các tác giả tham gia tổ chức Văn đoàn Độc lập ra khỏi chương trình sách giáo khoa Ngữ văn mới."

Văn bản cũng nêu: "Việc xây dựng chương trình giáo dục phổ thông mới phải bám sát định hướng của Đảng. Sách giáo khoa Ngữ văn mới phải thể hiện sâu sắc nội dung giáo dục cho học sinh lòng yêu nước, tự hào về truyền thống dựng nước và giữ nước vẻ vang của dân tộc và chủ nghĩa nhân văn cao cả."

Thời điểm đó, ông Hoàng Dũng, thành viên Ban Vận động Văn đoàn Độc lập, nhà nghiên cứu ngôn ngữ và cũng là giảng viên ở TP. Hồ Chí Minh, bình luận: "Đã có không ít nhà văn tên tuổi bị trục xuất khỏi văn đàn, tác phẩm bị tiêu hủy, mà có phải ai cũng may mắn có một văn bản như thế đâu."

"Thì đấy, giấy trắng mực đen Ban Chấp hành Hội Nhà văn chỉ ra quyết định truất ba năm hội tịch Trần Dần, Lê Đạt, Hoàng Cầm, Phùng Quán nhưng mãi 30 năm sau hội tịch của họ mới được phục hồi!"

"Còn Nguyễn Mạnh Tường từ năm 1957 đến 1993, không biết do lệnh của ai, hoàn toàn bặt tiếng, không có một tác phẩm nào được in, cho dẫu là một bài báo nhỏ!"

"Chuyện xửa chuyện xưa? Không, chuyện nảy chuyện nay đấy: một bài đăng báo không vừa ý một quan chức có trách nhiệm quản lý, là có thể bị bóc tức khắc, đôi khi chỉ cần một cú điện thoại, thậm chí - người ta đồn - một cái tin nhắn!"

"Cho nên, trước một văn bản như thế này, nên lấy làm mừng! Chỉ mong từ nay, tất cả những chỉ thị kiểm duyệt văn chương đều có văn bản. Để cho các thế hệ sau hiểu được, chứ mọi chuyện cứ thì thụt trong bóng tối thì quả thực phải kêu lên như Nguyễn Trọng Tạo: "Thời tôi sống có bao nhiêu câu hỏi. Câu trả lời thật không dễ dàng chi!".

"Tôi hiểu là văn bản của Ban Tuyên Giáo là áp dụng cho sách giáo khoa phổ thông sắp tới, chứ không phải sách giáo khoa hiện hành. Mà dự thảo Chương trình Ngữ văn như đã công khai trên báo chí thì chỉ quy định sáu tác phẩm bắt buộc, trong đó có duy nhất một tác phẩm văn học hiện đại là 'Tuyên ngôn Độc lập của Hồ Chí Minh.'

"Còn các nhà văn khác, kể cả người thuộc Văn đoàn Độc lập là nhà văn Nguyên Ngọc, xuất hiện trong phần các văn bản gợi ý, tức người viết sách giáo khoa có thể đưa vào hay không."

Ông Hoàng Dũng cũng nói thêm: "Về cách hành xử của chính quyền với Ban vận động Văn đoàn độc lập và giải Văn Việt của tổ chức này, tôi chỉ có thể nói: "Hết ý kiến!"

"Nói thế này thì gần sự thật hơn: người ta muốn đẩy Ban vận động Văn đoàn Độc lập đến chỗ đối trọng với Hội Nhà văn của nhà nước."

"Rất nhiều nhà văn có tên trong Ban vận động Văn đoàn Độc lập đồng thời cũng là hội viên của Hội Nhà văn đấy chứ. Nhưng tháng 5/2015, sau việc lãnh đạo Hội Nhà văn Việt Nam chỉ thị loại bỏ khỏi danh sách đi dự Đại hội lần thứ 9 những ai là thành viên Ban vận động Văn đoàn Độc lập, tước bỏ một trong những quyền cơ bản của hội viên, xúc phạm nghiêm trọng danh dự của người cầm bút thì nhiều người trong số đó mới tuyên bố từ bỏ Hội Nhà văn Việt Nam."

"Chúng tôi là chúng tôi, trước sau không "đối trọng" với bất kỳ ai cả."

"Còn chuyện vượt qua rào cản kiểm duyệt, định hướng của bất kỳ ai, tổ chức nào, không cứ là của Ban Tuyên Giáo thì đó chẳng phải nguyên tắc và là - ở Việt Nam - ước mơ của người cầm bút hay sao?

Trả lời câu hỏi của Ben Ngô - "Khái niệm tự do sáng tác có tồn tại ở Việt Nam hay không?", ông Hoàng Dũng đáp: "Tôi tưởng anh hỏi: "Người Việt Nam có tự do hay không?"

Nguồn: https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47382248

 

KHÔNG CÓ “SỰ PHÂN LY” TRONG BAN VẬN ĐỘNG VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP

Trước hết cần khẳng định một điều: hiện nay không có sự “phân ly” nào cả trong Ban Vận động Văn đoàn Độc lập cũng như trong Văn Việt, như một bài báo đang được phổ biến rộng rãi đã dường như khẳng định. Trong một tổ chức, bất kể là tổ chức nào, huống hồ là trong một tổ chức văn học nghệ thuật, việc có những suy nghĩ và ý kiến khác nhau, thậm chí hoàn toàn ngược nhau về một tác phẩm, một cách viết, một xu hướng hay phương pháp nghệ thuật, cả quan điểm nghệ thuật nữa là hoàn toàn bình thường, hơn nữa là cần thiết, nếu cái tổ chức đó còn muốn là một cơ thể sống đang phát triển chứ không phải một xác chết khô. Cũng có thể nói nghệ thuật phát triển bằng những khác biệt liên tục như vậy, đó là dấu hiệu nó đang sống, nó đang sống khỏe.

Vừa rồi đơn giản chỉ có một chuyện này thôi: một người không thích, không bằng lòng với cách làm thơ của một người làm thơ khác và giải Văn Việt đã được trao cho người đó. Thay vì bày tỏ ý kiến của mình một cách bình thường, hoặc hơn nữa, nếu tự tin ở sự đúng đắn và uyên bác của mình, viết bài phê phán tranh luận, có lý lẽ đàng hoàng, có thể gay gắt, rất gay gắt, đằng này anh ta lại hoàn toàn không làm thế, mà đi chửi toáng lên khắp nơi, chửi đổng, chửi bừa hết, mạt sát không thương tiếc, từ tác giả, Ban Xét Giải, tổ chức Văn đoàn và tất cả những ai không đồng ý với mình, không từ một ai.

Đúng ra còn có mấy người không đồng ý với giải thơ vừa nói, nhưng các anh ấy đều bày tỏ ý kiến rất đàng hoàng, ôn tồn, lịch sự, như trong mọi cuộc trao đổi văn học nghệ thuật bình thường.

Như vậy, chẳng có cuộc “phân ly” nào cả. Chỉ có việc một người trong Văn đoàn đã dùng một thái độ và hành động rất vô văn hóa, đến mức tệ hại nhất có thể, để định giải quyết một việc mà anh ta coi, anh ta tưởng là một vấn đề nghệ thuật, hay thậm chí cả quan điểm nghệ thuật. Chúng tôi không hề “phân ly”. Chúng tôi chỉ thật sự thấy xấu hổ đã từng lỡ có một con người như thế trong tổ chức văn hóa của mình. Vâng, cũng là một bài học vậy.

Trong bài viết về sự “phân ly” kia, tác giả có bảo rằng dường như trong cuộc này ở Văn đoàn chừng nào đó có màu sắc của cuộc tranh cãi Nghệ thuật vị nghệ thuật và Nghệ thuật vị nhân sinh một thời đã xa lơ xa lắc, và trong so sánh đó chắc Văn Việt với việc trao các giải thơ của mình vừa rồi đáng được ghép vào phe thứ nhất, phe suy đồi nghệ thuật vị nghệ thuật. Lẽ ra câu chuyện xưa như trái đất và nay nghĩ lại cũng chỉ là chuyện ấu trĩ, trẻ con một thời ấy, chẳng nên nhắc lại làm gì. Nhưng vi tác giả đã nhắc, thôi thì cũng nên nói một chút: Chính cái tư tưởng sặc mùi dân túy của các vị khăng khăng tự gọi mình là “vị nhân sinh” ấy và chửi bới các tác giả bị coi là vị nghệ thuật chắc cũng chẳng thua gì cái ông ghét cay đắng thơ giải Văn Việt ngày nay, chắc cái tư tưởng tưởng là tiến bộ mà khô cứng ấy rồi về sau đã để lại bao nhiêu hậu quả, nhiều khi đến thê thảm cho suốt bao nhiêu năm văn học nghệ thuật ở ta, kể cả những vụ án văn học thảm hại.

Còn những tác giả rất “vị nghệ thuật”, chẳng có hung hăng đấu tranh gì cả, những “Con nai vàng ngơ ngác” Lưu Trọng Lư, những “Mau với chứ vội vàng lên với chứ, Em, em ơi, tình non đã già rồi” Xuân Diệu, những “… Chị ấy năm nay còn gánh thóc, Dọc bờ sông trắng nắng chang chang” Hàn Mặc Tử…, những “Điêu tàn” bí hiểm Chế Lan Viên, những “Nắng chia nửa bãi chiều rồi…” Huy Cận, và những “… Tây Bắc đoàn binh không mọc tóc… Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm” Quang Dũng… chắc chắn đã góp không nhỏ cho tâm hồn Việt, tinh thần Việt, sức mạnh Việt để dân tộc này đi qua bao thử thách khốc liệt gần thế kỷ qua. Văn học nó thế đấy, không phải cứ hò hét anh hùng mà giục được người ta đứng thẳng dậy và dũng cảm đi tới. Hịch tướng sĩ cũng cần, mà “Đưa người ta không đưa qua sông, Sao có tiếng sóng ở trong lòng…” cũng cần, chưa chắc cái nào hơn cái nào trong từng tâm hồn con người đâu.

Và ai dám bảo những lời thơ trên là không “chính trị”? Khi nó khiến người ta yêu quê hương, yêu con người đến tận đáy tâm hồn.

Chúng tôi đặc biệt kinh ngạc vì lời kết tội sau đây trong bài viết của tác giả sau khi cho rằng có sự phân ly trong Văn đoàn và ngụ ý chúng tôi có vẻ thuộc phe cải lương, muốn đứng ngoài chính trị, liền viết tiếp: “Một trí thức, một nhà văn mà tuyên bố xa lánh chính trị thì chính là một sự lựa chọn chính trị, là hữu ý hoặc vô tình giúp cho cái Chính trị hiện hành được tự do tiếp tục kiềm tỏa mọi mặt của xã hội. Trí thức mà xa lánh Chính trị chính là đầu hàng Chính trị, ủng hộ cái Chính trị hiện hành một cách giấu mặt mà thôi.”

Nếu anh bảo đấy là anh bàn chung về thế sự thôi, thế thì tại sao anh lại nhấn mạnh nó vào đây trong một bài viết đang tập trung nói về việc anh cho là có phân ly trong Văn đoàn? Những người thấy mình bị xúc phạm nặng nề vì chưa từng nghe ai dám nói với mình những lời đó, thấy cần một sự nói lại cho thật sòng phẳng, đàng hoàng, minh bạch của người đã nghĩ và nói nó ra.

Cho nên, nói dấn thân xã hội, dấn thân chính trị, với văn học cần biết nói cách khác, do hiểu sâu xa cách khác. Nếu không thì rất dễ ghép người ta vào “cải lương” lắm, cũng dễ độc đoán trong phán xét chẳng khác gì những kẻ ta vẫn coi là đám độc đoán toàn trị. Ở đây, chắc không cần nhắc lại sự “dấn thân” của nhiều thành viên và tập thể Ban Vận động Văn đoàn với tư cách công dân trong nhiều hoạt động xã hội chính trị, như các cuộc “biểu tình trên mạng “ và “biểu tình trên đường phố” trong suốt 5 năm qua.

Nhân đây cũng cần nói đến Phan Châu Trinh, con người hầu như hoàn toàn cô độc về tư tưởng và đường lối trong thời của ông, bị kết cái tội bị coi là rất nặng, “cải lương”, suốt sinh thời của ông, và còn đến tận bây giờ, tới mức tuy không dám công khai chửi bới ông nữa, nhưng người ta cũng còn rất ngại, rất tránh nhắc đến ông. Hoàng Xuân Hãn nói rất chính xác về điều đặc sắc của Phan Châu Trinh đối với những người cùng thời với ông và cả sau ông: “Phan Châu Trinh là người đầu tiên và duy nhất đi tìm và đã tìm ra nguyên nhân mất nước, dân tộc sa vào vòng nô lệ thảm khốc, là ở trong văn hóa, trong sự lạc hậu quá xa về văn hóa của ta so với đối thủ mới của mình.” Cho nên ông không chỉ đặt vấn đề độc lập, ông đặt vấn đề xa hơn, căn bản hơn: phát triển, cho văn minh bằng thiên hạ.

Văn đoàn Độc lập còn nhỏ bé và yếu ớt, còn đứng trước vô vàn khó khăn, nhưng nhận thức và mục đích, tham vọng của nó là đi theo con đường của Phan Châu Trinh, còn dở dang do những eo nghiệt của lịch sử. Chính vì vậy mà chúng tôi nói rõ chúng tôi luôn có mặt cùng nhân dân trong cuộc đấu tranh gian nan hằng ngày hôm nay, song mục tiêu xa hơn của chúng tôi là góp phần cho một nền văn học tự do và nhân bản, của một dân tộc văn minh cùng thiên hạ.

Một nền văn học như vậy tất phải luôn mở rộng cho những tìm tòi, khám phá mới mẻ. Mà trong văn học và nghệ thuật, nói cho cùng cuộc vật lộn khó nhọc, kiên nhẫn, kiên định và cũng là sinh tử hằng ngày là tìm ra ngôn ngữ mới để khám phá những thực tế mới của sinh tồn. Milan Kundera khẳng định: “Một cuốn tiểu thuyết không nói thêm được một điều gì mới (về cuộc nhân sinh) là một cuốn tiểu thuyết vô đạo đức”.

Văn đoàn, Văn Việt phấn đấu cho một nền văn học có đạo đức như vậy.

TM. BVĐVĐĐL

Nguyên Ngọc

Nguồn: https://vanviet.info/thao-luan/thao-luan-van-chuong-de-lm-g-10-khng-c-su-phn-ly-trong-ban-van-dong-van-don-doc-lap/

 

GIẢI THƯỞNG 2017 CỦA VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP: “CỨ LÀM VIỆC MÌNH CHO LÀ ĐÚNG”

clip_image015

29/03/2018 ~ TUẤN KHANH

Cuối tháng 3/2018, Văn Đoàn Độc Lập, một tổ chức tập hợp trí thức, thuần túy về văn học nghệ thuật đã tiến hành phát giải thưởng, lần thứ 3, kể từ khi thành lập đến nay.

Theo thông báo, thì giải thưởng cho năm 2017 có những điều rất thú vị. Nhưng thú vị hơn cả là những cuộc ngăn chận thô bạo đối với những người cầm bút. Có người bị an ninh đe dọa phải quay trở về nhà, có người thì bị đâm lủng bánh xe, rồi có người thì bị lùng nhùng đeo đám – công khai đến trơ trẽn. Thậm chí ban tổ chức 3 lần đổi địa điểm phát giải, cả 3 lần lượt bị cúp điện, cúp nước…

Nhưng rồi giải thưởng 2017 của Văn Đoàn Độc Lập vẫn tuyên bố xong. Dù ngay thời điểm đó, Ban Tuyên giáo công khai nói có ý định rút toàn bộ tác phẩm ra khỏi sách giáo khoa, với những ai là thành viên của Văn Đoàn Độc Lập.

Nhà văn Hoàng Hưng, thành viên ban tổ chức giải của Văn Đoàn Độc Lập, có cho biết thêm về tình hình .

—————–

Thưa nhà thơ Hoàng Hưng, giải văn chương của Văn Đoàn Độc Lập 2017 có gì đáng chú ý, xin ông nói sơ qua cho mọi người được biết

Các thành viên Hội đồng Giải Văn Việt năm nay nhất trí khá cao về chất lượng các tác phẩm đoạt giải. Nhất trí tuyệt đối đối với 3/5 tác phẩm đoạt Giải: tiểu thuyết Những tháng năm cuồng nộ của Khuất Đẩu, thơ Phapxa Chan, và dịch phẩm 1984 của Phạm Nguyên Trường (nguyên tác của G. Orwell). Phát hiện mới là tác giả đoạt giải Thơ, Phapxa Chan, một người rất trẻ, đang ở độ tuổi 20, mới cầm bút từ 2016. Anh đã gửi gắm cho Văn Việt những bài thơ đầu tay của mình, và ngay lập tức đã gây được ấn tượng mạnh vì chất lượng nghệ thuật và phong thái riêng biệt, mới mẻ; rồi tiếp tục với những chùm thơ cho thấy tiềm năng mở rộng, phát triển thế giới thơ của mình một cách đầy hứa hẹn.

Thưa ông, đâu là sự khác biệt giữa tiêu chí của Văn Đoàn Độc Lập và hệ thống văn hóa chịu kiểm duyệt của nhà nước hiện tại, khi có người nói rằng hầu hết cũng là những tác phẩm không quá khác biệt với dòng văn chương được chấp nhận?

Tiêu chí lựa chọn tác phẩm của chúng tôi là căn cứ hoàn toàn và chỉ căn cứ vào chất lượng nghệ thuật của tác phẩm, không có “định hướng” về quan điểm triết-mỹ học, tư tưởng chính trị xã hội. Chúng tôi từng trao giải cho các tác phẩm đã bị nhà nước thu hồi, nghiền thành bột giấy (Chuyện kể năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn) hay không thể in ở bất cứ nhà xuất bản nào trong nước như Thời biến đổi gien của Bùi Ngọc Tấn, Cửu Long cạn dòng, Biển Đông cuộn sóng; Mekong, dòng sông nghẽn mạch của Ngô Thế Vinh, tản văn của Tuấn Khanh, tiểu thuyết Nhảy múa để chết của Nguyễn Viện. Trong 5 giải của năm nay, có 3 giải cho các tác phẩm không thể được hệ thống kiểm duyệt của nhà nước chấp nhận: tiểu thuyết và truyện ngắn của Khuất Đẩu, truyện ngắn của Mai Sơn, bản dịch tiểu thuyết 1984 của G. Orwell. Vậy chắc là khó nói rằng “hầu hết cũng là những tác phẩm không quá khác biệt với dòng văn chương được chấp nhận…”

Với quan điểm cá nhân của mình, ông có đặc biệt muốn nhấn mạnh đến tác phẩm nào trong kỳ giải thưởng lần này?

Thoả mãn cả nhu cầu thông điệp xã hội và sáng tạo nghệ thuật là điều rất khó thấy trong hiện tình văn chương tiếng Việt. Tiểu thuyết Những tháng năm cuồng nộ của Khuất Đẩu đã phần nào đạt được. Nó làm tôi cười ra nước mắt vì số phận người dân nước mình trong cuộc chiến kéo dài không chỉ 30 năm trên chiến trường từ 1945, mà còn đến tận bây giờ trong lòng người Việt khắp thế giới.

Một số khách mời của Văn Đoàn độc lập trong giải thưởng lần ba như nhà văn Khuất Đẩu, nhà thơ Nguyễn Duy, nhà văn Dạ Ngân, nhà văn Phạm Đình Trọng, nhà báo Lê Phú Khải, nhà thơ Đỗ Trung Quân, dịch giả Mai Sơn, nhà báo Sương Quỳnh… đều gặp những rắc rối khi có ý định đến tham dự. Còn về ban tổ chức thì như thế nào, ông có thể mô tả lại cho những người quan tâm?

Nhiều thành viên Hội đồng Giải Văn Việt đã bị an ninh ngăn chặn thô bạo ngay trước cửa nhà. Nhà thơ Bùi Chát bị khoảng 15 người chặn ngay từ tối hôm trước ngày trao Giải. Nhà văn Kim Cúc, nhà thơ Ý Nhi lần đầu tiên trải nghiệm quyền tự do đi lại của mình bị tước đoạt. Nhà văn Đặng Văn Sinh năm nào cũng bị an ninh Hải Dương tới nhà đe doạ để không vào Sài Gòn dự trao Giải, đã phải bỏ vé máy bay khứ hồi đã mua.

Ban tổ chức đã rất vất vả vì phải đổi địa điểm họp mặt tới 3 lần trong một buổi sáng vì bị cắt điện, cắt nước. Có đông an ninh bám sát ở cả 3 nơi, nhưng ghi nhận là họ không xông vào hành hung hay phá phách gì, chỉ ngồi gần quan sát và liên tục điện thoại báo cáo… Có chi tiết vui là một khách mời vừa “live stream” khen “nhà hàng rất kiên gan, vẫn cố gắng nấu ăn cho khách dù bị cúp điện” thì… 3 phút sau, nhân viên nhà hàng đến xin lỗi là “không còn cả nước để nấu”. 30 con người, nhiều bậc “lão thành cách mạng”, phải vác bụng đói meo đi tìm chỗ ăn tạm buổi trưa. Họ “chỉ đạo chiến dịch” sát sao từng phút, cả trên trận địa thực lẫn trận địa ảo!

Riêng tôi đã bị châm 6 lỗ kim vào bánh xe, ông già 76 được dịp luyện công dắt chiếc xe xẹp bánh đi vài cây lô mếch giữa trưa nắng Sài Gòn mới thay được ruột xe. Chắc đó là lời cảnh cáo đầu tiên! Lần sau rất có thể là 1 cú tông xe, nhỉ!

Về phần mình, ông lý giải như thế nào thái độ của nhà cầm quyền hết sức khắc nghiệt với một sinh hoạt văn chương bình thường như vậy?

Ngay từ những ngày đầu ra đời Ban Vận động Văn đoàn Độc lập, tôi đã có không ít lần “làm việc” hoặc “trò chuyện” với an ninh. Hỏi: “Văn Việt chỉ làm văn chương, đâu có đi sâu về chính trị mà các anh quan tâm thế?” Trả lời: “Vì các bác CÓ TỔ CHỨC”. Còn Hội Nhà văn VN và Tuyên huấn Đảng thì đã nhiều lần nêu quan điểm rõ ràng: không chấp nhận một tổ chức văn hoá đứng ngoài hệ thống, một tổ chức khác với Hội Nhà Văn do Đảng Cộng sản lãnh đạo và kiểm soát.

Văn đoàn Độc lập cố xê dịch – nghĩa đen lẫn nghĩa bóng – để tìm một không gian riêng trong xã hội độc tài, nhưng với hiện trạng thì ông nghĩ Văn đoàn đang tự cô lập mình trong xã hội, hay thành công trong việc nhẫn nhịn và chờ đợi một giai đoạn mới?

Việc của nhà văn là sáng tác. Việc của Văn Việt là thúc đẩy sáng tác của nhà văn bằng một diễn đàn tự do công bố tác phẩm. Diễn đàn cho cả các nhà văn đang ở nước ngoài muốn đến với bạn đọc trong nước (hiện có khoảng 150 tác giả ở nước ngoài có mặt trên Văn Việt). Không kể các chuyên đề giới thiệu một cách hệ thống Văn học miền Nam trước 1975 (tới nay đã có gần 470 kỳ), Thơ Hải ngoại sau 1975 (53 tác giả), Truyện ngắn Hải ngoại (đã có 24 kỳ), và bắt đầu “Dòng nhạc kỷ niệm” (ca khúc miền Nam trước 1975). Chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục và mở rộng thêm những công việc như thế.

Văn đoàn Độc lập đã có những bước liên kết xuất bản với các nhà xuất bản bên ngoài VN chưa?

Đã liên kết xuất bản ở Mỹ 3 cuốn sách: Truyện ngắn Văn Việt 1 và 2, 40 năm Thơ Việt Hải ngoại (ra mắt tại báo Người Việt tháng 9/2017).

Mới đây, ban Tuyên giáo có công khai ý định về việc khai trừ sự hiện diện của nhà văn Nguyên Ngọc và các thành viên Văn đoàn ĐL trong xã hội, qua việc muốn rút tên trong sách giáo khoa. Ông nghĩ sao về việc này? Đó có phải là một cách “tuyên chiến” với Văn đoàn Độc lập không?

Ngay từ ban đầu, họ đã chỉ đạo vu khống Ban Vận động VDĐL là “phản động”, nhận tiền của bọn phản động từ nước ngoài, họ cấm tối đa việc các thành viên xuất hiện trên báo chí, truyền hình, không cho đi dự Đại hội Hội Nhà văn, sách nhiễu nhiều tác giả xuất hiện trên Văn Việt, kể cả phá việc làm ăn sinh sống… Cái mới lần này là có 1 văn bản chỉ thị giấy trắng mực đen được phơi bày trên mạng. Thế thôi!

Hãy thử đặt mình vào vị trí của một người cộng sản từng cống hiến cả đời, và nay bị đối xử thô bạo như vậy với những hoạt động phát triển văn hóa ôn hòa, ông sẽ cảm nhận như thế nào, và ông nghĩ nhà văn Nguyên Ngọc sẽ như thế nào?

Tôi may mắn chưa bao giờ là “người cộng sản”, nhưng rất cảm thông với nỗi đau của những người như nhà văn Nguyên Ngọc, luật gia Lê Hiếu Đằng, tướng Trần Độ… và cho rằng việc họ dứt bỏ các danh lợi mà Đảng ban cho thật đáng khâm phục, tương tự những trí thức, nhà giàu thời Pháp quay ra chống Pháp vậy.

Hãy hình dung Văn đoàn Độc Lập vào năm tới, ông lạc quan hơn hay bi quan hơn bối cảnh hiện tại?

Lạc quan cũng sai, bi quan cũng sai, chỉ “cứ làm việc mình cho là đúng” là đúng.

Tuấn Khanh (ghi)

Nguồn: https://nhacsituankhanh.com/2018/03/29/giai-thuong-2017-cua-van-doan-doc-lap-cu-lam-viec-minh-cho-la-dung/

GIÁO SƯ HOÀNG DŨNG: NGÀY NÀO VĂN ĐOÀN ĐỘC LẬP VẪN CHỈ LÀ BAN VẬN ĐỘNG THÌ VẪN CHƯA CÓ TỰ DO LẬP HỘI

clip_image016

Giáo sư Hoàng Dũng – một thành viên của Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập Việt Nam – trả lời phỏng vấn Luật Khoa tạp chí ngày 17/11/2022 qua điện thoại.

Phóng viên: Văn đoàn Độc lập Việt Nam thành lập Ban vận động thành lập hội vào năm 2014. Từ đó đến nay, Ban vận động đã làm những công việc gì để đăng ký lập hội ở Việt Nam?

Giáo sư Hoàng Dũng: Chúng tôi không hề làm cái gì tiếp theo.

Vậy chủ trương ngay từ đầu của Ban vận động là không đăng ký với một cơ quan nhà nước nào?

Đúng đấy. Đó là lý do chúng tôi dùng từ độc lập.

Ông có thể cho biết lý do của chủ trương này?

Thực tế ở Việt Nam thì như thế này: nếu anh thành lập một tổ chức có tính chất toàn quốc thì anh phải được phép của Bộ Nội vụ, anh làm ở địa phương thì phải được phép của sở nội vụ địa phương. Người ta không những cấp phép mà còn can thiệp rất sâu.

Chẳng hạn như bầu ban chấp hành rồi ban thường vụ thì cái đó là tự do của anh, người ta không can thiệp. Tôi nói không can thiệp là nói chung chứ còn với một số hội đoàn người ta cho là quan trọng, thực ra đằng sau cũng có can thiệp cả. Tuy nhiên, sau khi anh bầu xong thì anh báo cáo đến sở nội vụ nếu ở địa phương hoặc Bộ Nội vụ ở trung ương và chỉ khi nào các cơ quan này cho phép thì những người mà anh bầu lên đó mới được chính thức đảm nhận những chức danh ấy.

Đó là chưa kể điều lệ phải có một câu khẳng định hội viên phải “nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng”. Những chuyện như thế nó phức tạp vô kể. Thế nên ở Việt Nam mà nếu anh từ chối, anh không chấp nhận cái gọi là sự lãnh đạo của đảng hay anh không chấp nhận cái việc mà anh bầu bán bị người ta can thiệp như vậy thì anh không thể đăng ký được. Đó là lý do mà chúng tôi quyết định thành lập Ban vận động mà không làm thủ tục đăng ký.

Thế thì tại sao các thành viên không ra mắt tổ chức ngay từ đầu mà lại thành lập Ban vận động?

Nếu là tổ chức ngay từ đầu tức là thành ra một cái hội, mà cái hội như thế họ có thể giải tán bất cứ khi nào một cách hợp pháp. Và như thế là pháp luật tầm bậy. Tuy nhiên, dù có tầm bậy họ cũng có cái căn cứ pháp lý để họ dẹp, chứ còn nếu như chúng tôi dừng lại ở Ban vận động thì họ dẹp vẫn được, nhưng tính chất phi lý của nó là rõ ràng bởi vì không có căn cứ pháp luật nào để dẹp chúng tôi cả. Chúng tôi không muốn tạo cái cớ cho họ bắt chúng tôi. Chúng tôi chơi với nhau cũng giống như một cái câu lạc bộ chứ không có điều luật nào mà bắt chúng tôi phải xin phép.

Trong tương lai, nếu đáp ứng được những điều kiện nhất định thì Văn đoàn Độc lập có tiến hành đăng ký tổ chức không?

Tất nhiên chúng tôi rất muốn nếu như mà luật pháp thay đổi. Nay luật pháp vẫn ràng buộc chúng tôi phải qua Bộ Nội vụ, qua sở nội vụ, phải chấp nhận cho người ta duyệt những ai là lãnh đạo của hội đoàn, những chuyện đó là không chấp nhận được.

Gọi là Hội hay gọi là Ban vận động thì bản chất nó không khác nhau gì cả, chúng tôi cũng làm ngần ấy chuyện. Tuy nhiên, chúng tôi vẫn mong muốn có chữ “hội” là vì như thế này: điều đó nó báo hiệu xã hội Việt Nam bắt đầu thay đổi. Ngày nào mà cứ phải dừng lại ở Ban vận động thì cái đó là một thông điệp gửi đến cho mọi người biết rằng ở Việt Nam chưa có quyền lập hội đâu.

Từ khi thành lập Ban vận động đến nay thì hội đã có những hoạt động gì?

Chúng tôi làm cũng được nhiều việc.

Một là cái hoạt động lớn và chính là có một trang mạng của Ban vận động, là trang mạng Văn Việt gồm có hai địa chỉ, hoạt động đều đặn, đăng tất cả những bài vở mà chúng tôi thấy là đáng đăng và cái việc này thì không có nhà nước nào chỉ đạo được. Độc lập mà!

Thứ hai là chúng tôi có trao giải thưởng hằng năm. Trao giải thưởng về văn chương thôi, giải thưởng viết thơ, giải thưởng viết văn, giải thưởng về nghiên cứu. Có năm chúng tôi thêm giải thưởng dịch thuật.

Và cũng có in một số sách đứng tên Văn đoàn Độc lập, có khi in ở nước ngoài, chẳng hạn như cuốn “40 năm thơ Việt hải ngoại”.

Chúng ta ở trong một xã hội cực quyền đến mức độc quyền. Sự độc quyền về chính trị được hợp thức hóa bằng một cái văn bản cao nhất của luật pháp tức là Hiến pháp, ghi nhận Đảng Cộng sản Việt Nam là tổ chức lãnh đạo cả nước. Điều đó tất nhiên dẫn đến cái chuyện là thực chất không có quyền lập hội. Nói là quyền lập hội có nghĩa rằng là tôi có quyền thành lập một cái hội hoạt động trong khuôn khổ của luật pháp và tôi không cần anh cho phép, mà chỉ cần thông báo cho anh, thế thôi. Nhưng mà trên thực tế cái chuyện đó là không làm được. Thậm chí hội nào người ta cho là nhạy cảm thì người ta can thiệp từ đầu. Thực chất là một xã hội dân sự có tiếng nói khác nhau để cùng nhau xây dựng đất nước là không thể có được ở Việt Nam hiện nay.

Trong lĩnh vực văn học - nghệ thuật, tất cả các hội đoàn đều dưới quyền lãnh đạo của chỉ một đảng. Tôi không nói đảng xấu mà ngay cả cái đảng thông minh sáng suốt, là minh quân thánh chúa như ngày xưa đó, về nguyên lý cũng đã là xấu. Văn học, nghệ thuật vốn đa dạng, mà buộc tất cả đều nói cùng một dạng, tất cả đều phải dưới sự lãnh đạo của một tổ chức thì cái đó về nguyên lý là xấu, vì nói như Phan Khôi: “Nhược bằng bắt hết mọi người viết, phải viết theo lối với mình thì rồi đến một ngày kia, hàng trăm thứ hoa cúc đều phải nở ra cúc vạn thọ hết”. Cho dù cái đảng đó họ tốt đến mấy đi nữa thì kết quả cuối cùng vẫn xấu như thường. Thành ra chúng tôi có một cái hội đoàn chung của những anh em yêu thích văn chương muốn nói với nhau, hay là nói về mọi người, đó là tiếng nói của mình mà không ngại, không sợ ai can thiệp vào. Tôi cho rằng riêng cái sự tồn tại của một cái tổ chức như vậy nó cũng đã làm cho xã hội tốt đẹp hơn.

Hội Nhà văn Việt Nam đã phản ứng như thế nào với sự ra đời và hoạt động của Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập?

Phải phân biệt hai cái hội nhà văn hay nói cách khác là một hội nhà văn trong hai giai đoạn khác nhau.

Giai đoạn trước, dưới sự “lãnh đạo sáng suốt” của ông Hữu Thỉnh, thì cái Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập này bị đàn áp có thể nói là nặng nề. Mà đàn áp có văn bản hẳn hoi chứ không phải là nói miệng với nhau, như chuyện Ban Tuyên giáo cấm đưa những tác giả có chân trong Ban vận động vào sách giáo khoa ngữ văn phổ thông. Chỉ riêng cái chuyện ông Hữu Thỉnh chỉ đạo không được bầu những người tham gia Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập mà đồng thời là hội viên Hội Nhà văn Việt Nam đi dự đại hội nhà văn thì đủ thấy là người ta kỳ thị đến đâu rồi. Chưa nói tới những bài vở của Hội Nhà văn Việt Nam, và cả tờ Văn nghệ của Thành phố Hồ Chí Minh, với những lời lẽ nặng nề dành cho Ban vận động.

Còn cái Hội Nhà văn của thời kỳ ông chủ tịch mới là Nguyễn Quang Thiều thì thực ra tôi chưa thấy có một cái thái độ gì gọi là kỳ thị hay là xấu với Ban vận động chúng tôi cả.

Còn bên phía chính quyền thì sao?

Theo dõi chặt chẽ. Một số thành viên bị theo dõi rất là gay gắt. Cũng có khi lỏng, có khi chặt. Những khi chặt thường là đầu tháng Ba khi mà chúng tôi tổ chức lễ trao giải. Những người được giải thậm chí bị chặn từ xa, không cho dự lễ trao giải.

Có một năm chúng tôi định tổ chức gặp nhau ở một nhà hàng và đã đặt tiền cọc. Người ta làm áp lực buộc nhà hàng đó hôm sau gọi điện cho chúng tôi từ chối, chúng tôi phải đi chỗ khác. Tới chỗ khác thì người ta lại cúp điện, cúp nước, chúng tôi không ăn được. Chúng tôi phải ngồi trong cái phòng tối, không có điện, phải dùng cái quạt giấy, xong rồi phải chuyển qua chỗ khác. Rồi anh em công an họ cũng đi theo, ngồi bàn bên kia, chúng tôi ngồi bên này cho đến lúc chúng tôi giải tán. Tóm lại không có gì họ không làm đâu, dù chưa đến mức bắt bớ. Nhưng mà họ gây khó khăn thì nhiều lắm, chẳng hạn như mời đi uống cà phê với công an thì quá nhiều không thể kể hết được.

Trong hơn tám năm qua thái độ của chính quyền với xã hội dân sự có thay đổi gì không?

Không có thay đổi gì cả. Ít nhất là đối với chúng tôi nó là một thái độ nhất quán từ đầu chí cuối, không có thay đổi gì cả.

Trong thời gian tới, Ban vận động chủ trương có những hoạt động gì?

Chúng tôi không nhắm chủ yếu vào những tên tuổi đã thành danh mà làm thế nào để cho những người trẻ họ thấy một cách làm, thấy một hướng đi và thấy có nơi mà họ có thể nói được những gì họ nghĩ. Chúng tôi vẫn có kết quả chứ không phải là không có, nhìn vào những người trẻ mà chúng tôi trao giải thưởng thì thấy. Tuy nhiên, đó vẫn là một cái mơ ước bởi vì kết quả phải nói là rất khiêm tốn.

Văn đoàn cũng có một mục đích nữa, thể hiện ngay trong tên tuổi của những cái người tham gia vào Ban vận động từ đầu. Chú ý rằng hội đoàn Việt Nam chỉ kết nạp những người có quốc tịch Việt Nam, nhưng mà cái Văn đoàn này là dành cho những ai yêu mến văn chương tiếng Việt. Anh viết văn tiếng Việt là được, còn anh quốc tịch nào kệ anh. Cho nên ngay trong Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập ấy đa số là người [có quốc tịch] Việt Nam đã đành nhưng mà có cả những người mang quốc tịch Pháp, rồi quốc tịch Mỹ, Canada, rồi nhiều nước trên thế giới.

Và trên trang mạng Văn Việt của Ban vận động thành lập Văn đoàn Độc lập, chú ý sẽ thấy có hai mảng là văn học hải ngoại và văn học miền Nam 1954 - 1975. Chúng ta nói rằng hòa hợp, hòa giải dân tộc thì người ta đánh giá là đánh giá ở những cái hành động thực tiễn chứ không phải ở những lời tuyên bố. Hiện nay, về mặt thực tiễn thì văn học miền Nam 54 - 75 được in lại ở Việt Nam vẫn còn rất ít và họ dè dặt, họ kiểm tra rất kỹ. Văn học hải ngoại cũng nằm trong tình hình tương tự như vậy. Trong lúc đó, những chuyên mục của chúng tôi làm thì lên đến vài trăm số rồi. Chúng tôi muốn là cái sự hòa hợp, hòa giải đó, nếu nhà nước không mở đường thì từng người một, những người trí thức văn nghệ sĩ họ làm trước, họ đi trước. Chứ còn không lẽ cũng là ruột thịt Việt Nam cả mà chia phái này phái nọ, rồi cho đến bây giờ đã mấy chục năm trôi qua mà vết hằn nó vẫn còn.

Xin cảm ơn ông.

Nguồn: Luật khoa tạp chí, số tháng Mười Hai, 2022, tr. 17-20.

Nguồn: https://www.luatkhoa.com/2022/12/giao-su-hoang-dung-ngay-nao-van-doan-doc-lap-van-chi-la-ban-van-dong-thi-van-chua-co-tu-do-lap-hoi/