Thứ Ba, 28 tháng 4, 2015

TRƯỜNG CA VIỆT NAM: TÁC GIẢ VÀ TÁC PHẨM (1)

Đỗ Quyên

*

Từ thời niên thiếu, tôi đã có một ham muốn mãnh liệt hơn hết thảy: Hiểu và giải thích được bất cứ những gì tôi quan sát thấy;

Nghĩa là sắp xếp được tất cả những dữ kiện vào các định luật phố quát nào đó.”

(Charles Darwin)

“Mang cái nhớ đi qua tháng ngày

Viết trường ca để lại mai sau”

(Đình Thu)

*

Cùng tác giả và độc giả gần xa,

Qua nhiều năm quan tâm và với 5 năm nay, sau khi đưa ra luận điểm “trào lưu trường ca Việt Nam như là một trường phái sáng tác”, chúng tôi đã cập nhật trên nhiều trang mạng ở trong và ngoài nước danh sách tác giả và tác phẩm trường ca Việt Nam.

Bài giới thiệu này gồm 4 phần:

Phần I : Lời dẫn của Trần Thiện Khanh

Phần II: Quan niệm về tính trường ca và việc lập danh sách tác giả, tác phẩm trường ca Việt Nam

Phần III: Các danh sách tác giả, tác phẩm trường ca Việt Nam

Phần IV: Lời tạm kết - “Thức dậy, (con khủng long) trường ca vẫn còn đó!”

*

I. LỜI DẪN CỦA TRẦN THIỆN KHANH

“Trường ca là một thể loại có đóng góp đáng kể vào sự phát triển của tư duy thơ Việt Nam hiện đại. Thế nhưng, sự quan tâm đến nó, cả ở phương diện văn học sử lẫn lý luận thể loại lại có phần muộn mằn, lẻ tẻ. Cho đến nay mới chỉ có “Tuyển tập trường ca” (Nxb. Quân đội nhân dân, 1997) là cung cấp được cho độc giả một cái nhìn tập trung về văn bản thể loại này. Trong Lời nói đầu của tuyển tập đó các tác giả biên soạn nhận định: “Trường ca là thể loại chiếm tỉ lệ nhỏ (…) mười trường ca được tuyển chọn trong cuốn này (…) là những trường ca tiêu biểu cả về nội dung lẫn hình thức cũng như bối cảnh lịch sử tác phẩm ra đời”. Như vậy số lượng trường ca được chú ý ở đây còn ít, lại chủ yếu là các trường ca sáng tác trong khoảng 30 năm, tính từ Bài thơ Hắc Hải (1955) của Nguyễn Đình Thi đến Gọi nhau qua vách vúi (1987) của Thi Hoàng. “Vùng trường ca” đến nay vẫn còn nhiều chỗ trống, cần có người tâm huyết lục khảo lại, chọn tuyển công phu hơn, nhất là thể hiện được cái nhìn khái quát, công bằng hơn nữa về diễn tiến của thể loại này.

Nhìn từ những yêu cầu, đòi hỏi như thế, chúng tôi xin giới thiệu những nỗ lực tìm hiểu khái quát các “hiện tượng trường ca” từng xuất hiện trong lịch sử văn học Việt Nam của tác giả Đỗ Quyên. Có lẽ chưa từng có một cuộc tổng kiểm duyệt nào về một thể loại văn học, với quy mô đồ sộ như trường ca? Ở một góc độ nào đó, có thể nói, chính anh cũng là một tác giả tiêu biểu trong việc tìm tòi thể nghiệm cách tân trường ca ở nước ngoài (đã sáng tác 14 trường ca, 7 bài thơ dài). Cuộc lục khảo và hệ thống hóa có quy mô lớn lần đầu tiên về các hiện tượng trường ca này có thể xem là cuộc đi khai vỡ thêm những miền đất mới đầy hào hứng của anh, đồng thời cũng là sự trở về vùng đất quen thuộc của người trong cuộc giàu tâm huyết. Hy vọng, sau dịp này, tác giả Đỗ Quyên sẽ nhận được sự ủng hộ nhiệt thành hơn nữa của nhiều tác giả, độc giả.

II. QUAN NIỆM VỀ TÍNH TRƯỜNG CA VÀ VIỆC LẬP DANH SÁCH TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TRƯỜNG CA VIỆT NAM

Đây đang là cơ sở cho một đề tài không dễ dàng - bởi có lẽ là lần đầu tiên - đề cập khái niệm “tác gia trường ca Việt Nam” và phân loại, nhận định có hệ thống, toàn diện loại hình này trong văn học Việt Nam hiện đại.

Năm năm qua, chúng tôi thấy có một số bài liên quan như sau:

-“Đến trường phái thơ Việt từ cảm thức hậu hiện đại Việt; Đỗ Quyên, Tạp chí Sông Hương số 257 tháng 7/2010 và tapchisonghuong.com.vn 30/7/2010

- “Đối thoại về trường ca và trường ca Việt Nam hiện đại”; Phỏng vấn của Trần Thiện Khanh, Tạp chí Thơ (Hội Nhà văn Việt Nam) số 11/2009 và vanhocquenha.vn 17/9/2010

- “Những thể loại văn vần có dung lượng lớn như là tiền đề của tư duy về hình thức” (Trích luận án “Thể loại trường ca trong văn học hiện đại Việt Nam”); Diêu Thị Lan Phương, Đại học Quốc gia Hà Nội 15/6/2011

- “Hiện tượng văn học”; Iu. N. Tynhianov, Đào Tuấn Ảnh dịch, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 12 - 2005 và phebinhvanhoc.com.vn 23/5/2012

- Hướng mở cho nghiên cứu thể loại”; R. Cohen, Trần Hải Yến dịch, phebinhvanhoc.com.vn 4/4/2013

- “Tản mạn về trường ca”; Trần Đình Sử, Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 700 đầu tháng 7/2009 vannghequandoi.com.vn 24/7/2009

- “Những đặc điểm của trường ca”; Nguyễn Trọng Tạo, nguyentrongtao.org 8/6/2011

- “Trường ca về thời chống Mỹ trong văn học hiện đại Việt Nam(Tóm tắt luận án); Nguyễn Thị Liên Tâm, phongdiep.net 3/9/2010

- “Trường ca với tư cách là một thể loại mới”; Nguyễn Văn Dân, Tạp chí Sông Hương số 230 tháng 4/2008 tapchisonghuong.com.vn 16/4/2008

­- “Yếu tố tự sự trong trường ca trữ tình hiện đại”; Diêu Thị Lan Phương, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 4/2009 và khoavanhoc-ngonngu.edu.vn 8/6/2012

- “Đôi nét về trường ca những năm gần đây từ góc nhìn thể loại”; Lưu Khánh Thơ, vannghequandoi.com.vn 22/5/2010

- “Trường ca hôm nay viết về thời đánh Mỹ”; Nguyễn Thanh Tú, Tạp chí Văn nghệ Quân đội số 705 cuối tháng 12/2009 và vannghequandoi.com.vn 4/1/2010

­- Trường ca Việt, một cách nhìn...”; Yến Nhi, vanchuongviet.org 27/1/2010

- “Đặc điểm giọng điệu trong trường ca sử thi hiện đại”; Nguyễn Thị Liên Tâm, Tạp chí Khoa học Xã hội Nhân văn (Đại học Sư phạm TP HCM) số 23 (57) 10/2010, và phongdiep.net 4/7/2011

- “Hai đặc điểm cơ bản của trường ca Việt Nam hiện đại”, Mai Bá Ấn, phongdiep.net 4/7/2011

- Sự phức hợp và đa dạng về thể thơ trong trường ca sử thi hiện đại”; Nguyễn Thị Liên Tâm, phongdiep.net 23/06/2011

- “Về các khuynh hướng phát triển trường ca Việt; Hà Quảng, vanvn.net 6/9/2011

- “Tượng đài người lính trong trường ca đương đại; Nguyễn Thanh Tú, qdnd.vn 14/11/2014

- Hệ thống các trường ca, sử thi Tây Nguyên”; Linh Nga Niê Kdăm, dotchuoinon.com 4/7/2011

- “Sử thi làm giàu nền văn học đa dân tộc Việt Nam”; Inrasara, tiasang.com.vn 20/8/2012

- Nghĩ về một số “phản trường ca”; Diêu Lan Phương, Tạp chí Văn nghệ Quân đội số cuối tháng 12/2010, và vannghequandoi.com.vn 4/1/2011

- “Trường ca Thu Bồn - Thể loại và cấu trúc”; Mai Bá Ấn, vanchuongviet.org 13/2/2012

- “Tinh thần bi tráng và lý tưởng nhân văn trong trường ca Thu Bồn”; Mai Bá Ấn, vanvn.net 18/6/2013

- “Thanh Thảo với trường ca”; Chu Văn Sơn, phongdiep.net 12/1/2010 và nguvan.hnue.edu.vn 22/3/2011

- “Thanh Thảo - Ông hoàng của trường ca”; Mai Bá Ấn, vanchuongviet.org 2/2/2012

- Tọa đàm về trường ca của Trần Anh Thái; Nguyễn Minh, viet-studies.info 15/6/2009

- “Phận người trong trường ca Trần Anh Thái”; Bùi Thị Thủy, phongdiep.net 27/8/2012

- Ba bài viết về tập trường ca Lòng hải lý”; Hà Li, Lưu Nguyễn, Phi Hà, trieuxuan.info 21/7/2011

- “Ghi nhận về một thi cảm trường ca tươi lạ”; Đỗ Quyên, vanvn.net 22/8/2012

- “Trường ca của Ngô Kha”; Trần Thị Minh Hiền, Tạp chí Sông Hương số 287 tháng 1/2013 và tapchisonghuong.com.vn 24/1/2013

Nếu nói về số lượng, từ thời Thơ Mới tới nay (1/3/2015), con số chúng tôi đang có được là khoảng 438 tác giả Việt Nam đã viết ít nhất một trường ca hoặc một bài thơ dài mang ý nghĩa tương đương, với tổng số khoảng 1142 tác phẩm gọi chung là “trường ca”.­

Một cách tương đối, có thể xem Huy Thông là trường ca gia Việt Nam đầu tiên với tác phẩm nổi tiếng Tiếng địch Sông Ô ra đời năm 1935, và tác giả mới nhất là Lê Quý Anh với Trường ca đôi giày (Nxb Văn hóa - Văn nghệ TP HCM, tháng 12/2014).

Các yếu tính nghệ thuật của thể loại để khu biệt “trường ca” giữa các tác phẩm thơ khác luôn là nan đề trong cả sáng tác lẫn lý luận văn học đương đại, ở Việt Nam và trên thế giới.

Theo nhà nghiên cứu văn học Nga Tynhianov, nếu “hãy thử định nghĩa khái niệm ‘trường ca’, tức một khái niệm về thể loại. Tất cả mọi cố gắng đưa ra một định nghĩa thống nhất đều không đạt được. (…) Thể loại không được nhận ra, nhưng dù sao trong nó vẫn còn giữ được những yếu tố đủ để cái gọi là ‘không phải trường ca’ là một trường ca. Và sự ‘đủ’ này – không phải những thứ thuộc ‘nền tảng’, hay những nét lớn riêng biệt, mà là những cái thuộc thứ hạng, dường như chúng phải thế và dường như chúng không định tính cho thể loại. Cái cần để thể loại được coi là thể loại, trong trường hợp này, là ‘độ lớn’”. Trong khi đó, ở Mỹ nhà nghiên cứu văn học Rosmarin khẳng định: “Thể loại được định danh một cách tiện ích nhất là một công cụ giải bình, là cách hữu lý và uy lực nhất để minh định giá trị của một văn bản văn chương.”

Có lẽ, nhờ tự mang trong mình sự bất định thể loại, trường ca đã là một trong những Đứa Con kỳ khôi - già xưa nhất, tươi lạ nhất và hoành tráng nhất - của Người Mẹ Văn Chương.

Bằng quan niệm mới về thể tài, và trong sự cẩn trọng thông lệ cho một công việc phân định không thể tránh được độ bấp bênh nào đó, chúng tôi thử đề nghị một số tiêu chí, khi thành lập danh sách, cũng như phân loại tác giả, phê bình tác phẩm.

Với trường ca, và các loại hình tương tự (anh hùng ca, sử thi, ngâm khúc, diễn ca, trường thi…) thường không khó lắm để nhận dạng qua cấu trúc và dung lượng, dù được viết theo khuynh hướng nào: cổ điển, hiện đại hay hậu hiện đại. Riêng với thơ dài có tính trường ca – điểm mới của khảo cứu này – quả là không dễ định vị! Đến nay, trong tổng số 438 tác giả,312 tác giả trường ca 126 tác giả thơ dài có tính trường ca: trung bình mỗi tác giả đã viết hơn 2 tác phẩm có tính trường ca. Đây là những “con số biết nói”, bởi chúng vừa có hàm ý tượng trưng vừa mang giá trị cụ thể! (Mời xem dưới đây các Danh sách số 1, 1a, 1b, 1c, 1d)

Trong khi khảo sát, chúng tôi coi “trường ca” và “thơ dài có ý nghĩa tương đương” bao gồm các loại hình văn vần - trừ truyện thơ và tất nhiên cả kịch thơ - mang dung lượng lớn với phương thức tự sự hay trữ tình, cấu trúc có hay không có cốt truyện, câu chuyện. Ở các sáng tác đó, tính trường ca được thể hiện hài hòa qua: a) Thể tài: mang tinh thần và nội dung không của từng cá thể hay giữa các cá thể, mà thuộc về giá trị chung - đất nước, quê hương, nhân loại, dân tộc, cộng đồng - trong một chủ đề nhân văn có ý nghĩa xã hội rộng lớn. (Đây nên được xem như kim chỉ nam về tư duy thể loại trên bản đồ nghệ thuật thơ có tính trường ca); b) Chất liệu hiện thực: trạng thái nhân thế và trạng thái sử thi có thể độc lập hoặc hoán chuyển; c) Cảm hứng:­ ấn tượng chấn động, cảm xúc cao sâu; d) Giọng điệu và tư duy: mạnh hoặc nhanh, hùng ca hoặc bi ai hoặc hài hước, với chủ đích lôi cuốn với thái độ chủ quan; e) Cấu trúc và thủ pháp: sử dụng một số hình thức, kỹ thuật của “trường ca chuẩn tắc” (chương/khúc/đoạn, pha trộn thể loại, đa ngữ điệu, cân bằng các giá trị đối lập, v.v…); f) Dung lượng: Khoảng 750 chữ trở lên (có thể ít hơn, tùy ý nghĩa từng bài).

Và chúng tôi mạnh dạn dùng một tên gọi mới, không thuộc về thể tài mà với ý biểu tượng, như một sự “vinh danh”: Tiểu trường ca. Đó là các thi phẩm có: Dung lượng hơn một bài thơ bình thường (tùy ý nghĩa từng bài); Thi pháp mang tính trường ca; Tác giả đã quen thuộc; Và nhất là, từng tạo tiếng vang trong dư luận xã hội và môi trường văn học, mang dấu ấn thời đại, lịch sử… (Danh sách số 2 – Phác thảo)

Do lấy tính trường ca làm đích, ở đây cũng phân biệt 2 loại: thơ dài có tính trường ca và thơ dài không có tính trường ca. Sắp tới, sẽ hoàn thiện Danh sách số 2 (Những bài thơ như là “tiểu trường ca” Việt Nam), và hy vọng sớm công bố Danh sách số 3 (Tác giả thơ dài tiêu biểu Việt Nam).

Dường như vẫn còn một dấu hỏi luôn neo trong đầu mỗi người ham thích tìm hiểu sinh hoạt sáng tác văn học: Tổng số các nhà thơ Việt, từ thời Thơ Mới đến nay, khoảng chừng bao nhiêu? (Ở đây xin nêu một xác định riêng về “nhà thơ”: Đó là tác giả của những sáng tác thơ được đánh giá, lưu giữ trong một cộng đồng nhất định. Và tất nhiên tiêu chí “nhà thơ Việt Nam hiện đại” phải chặt chẽ hơn so với ở các trào lưu, thể loại như dòng trường ca Việt Nam).

Ở tầm tay hạn hẹp, bằng phương pháp thống kê, chúng tôi tạm ước tính: Tất cả có lẽ là khoảng 2000 nhà thơ Việt Nam hiện đại? Tóm tắt 2 cách định lượng: Một, ngoại suy từ một số danh sách chuẩn, hoặc tương đối chuẩn, như: khoảng 400 nhà thơ hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (trong tổng số 966 hội viên); 785 nhà thơ tiêu biểu thế kỷ 20 (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam cinet.gov.vn); danh sách tác giả thơ của những trang mạng văn học quan trọng ở trong và ngoài nước như vanvn.net, thivien.net, vanchuongviet.org, phongdiep.net, nhavanhanoi.vn, thica.net, tienve.org, damau.org, gio-o.com, talachu.org, newvietart.com, vi.wikipedia.org, và của một số tạp chí quan trọng ở hải ngoại như Hợp Lưu, Văn Học, Tạp Chí Thơ, Văn, Việt... Hai, suy diễn theo số lượng tác giả trường ca và thơ dài mà chúng tôi “có trong tay” (với các chọn lựa khác nhau có thể vuông tròn thừa thiếu trên thực tế là 400) và theo 5 danh sách quen thuộc (45 tác giả trong Thi nhân Việt Nam / Hoài Thanh – Hoài Chân, 200 tác giả trong Thơ Việt Nam thế kỷ 20 / Hội Nhà văn Việt Nam, 321 tác giả thơ tình 1954-1975 miền Nam Việt Nam / gio-o.com, 100 bài thơ Việt Nam hay nhất thế kỷ 20 / Trung tâm Văn hóa Doanh nhân, và 100 bài thơ chọn lọc thế kỷ 20 / Gia Dũng), chúng tôi đã rút ra được “tỷ lệ vàng 1/5” cho số các thi sĩ sáng tác theo phong cách trường ca trên tổng số các nhà thơ nói chung. Thật cân xứng: bàn tay có 5 ngón tay thơ thì người Việt dành 1 ngón cho thơ trường ca!

Chúng ta có thể tự hỏi: Hiện tại trên thế giới liệu có nền thơ ở một quốc gia nào khác, của một dân tộc nào khác, có tỷ lệ các “nhà trường ca” cao như ở Việt Nam không? Đã từng có nền văn học nào trên thế giới mà thể loại trường ca đạt tầm vóc về nghệ thuật, tư tưởng, số lượng tác giả và nhất là tác dụng xã hội, như dòng trường ca chiến tranh Việt Nam 1963-1975 và hậu chiến tranh 1975-1986 không?

Ngoài một số ít tác giả là thi hữu đã cung cấp trực tiếp tác phẩm, nguồn tham chiếu chính của chúng tôi là các trang mạng; một phần vì hiếm có cơ hội cập nhật sách báo in ấn ở Việt Nam. Thành thật xin lỗi về thiếu sót, nhầm lẫn chắc sẽ có ở nhiều mặt (tiêu chí tuyển chọn, vấn đề văn bản và xuất bản…), nhất là với các tác giả, tác phẩm trường ca đã xuất bản mà danh sách chưa có được!

Cũng bởi thế, chúng tôi mong nhận được ý kiến đóng góp cũng như thông tin về tác phẩm, tác giả thơ có tính trường ca Việt Nam. Các ý tưởng và bài vở thích hợp – khi được người gửi đồng thuận - có thể tham gia vào bản thảo cuốn sách dự tính mang tên “Một cách tìm hiểu trường ca Việt Nam”.

Chân thành cảm tạ những cộng tác, giúp đỡ vô giá của các tác giả và độc giả, các thi sĩ và nghiên cứu gia, độc lập hay trong các cơ quan, tổ chức văn học, ở trong và ngoài nước; cũng như những báo chí, trang mạng đã và sẽ giới thiệu các danh sách này. Xin ghi nhận tấm thịnh tình từ: Các bạn văn đầu tiên đã đọc và cổ vũ, như nhà lý luận-phê bình Trần Thiện Khanh và các nhà thơ Khế Iêm, Mai Văn Phấn, Trần Anh Thái, Nguyễn Đức Tùng; Các nhà thơ, nhà văn, nhà nghiên cứu như Nguyễn Anh Nông, Diêu Lan Phương, Đặng Tiến Huy, Duy Phi, Hoàng Thư Ngân, Nguyễn Hữu Quý, Trần Nhuận Minh, Nguyễn Anh Tuấn, Từ Nguyên Tĩnh, Hàn Thủy, Đỗ Minh Tuấn, Nhật Tuấn, Vũ Ngọc Dung, Nguyễn Hoàng Đức cùng nhiều tác giả, độc giả khác đã có những thông tin, trao đổi quý báu kể từ sau danh sách đầu tiên (7/7/2010), mà đáng kể nhất là có được 30 tác giả cùng khoảng 50 tác phẩm nhờ tham khảo thống kê của nhà nghiên cứu-phê bình Mai Bá Ấn. Đặc biệt, nhà thơ Trần Quốc Minh đã nhiệt thành giới thiệu một số tác giả, công phu sao chép trích lược tác phẩm cần thiết, khi đại diện cho chúng tôi liên lạc với các tác giả ở Hải Phòng - một vùng đất sản sinh “trường phái thơ Hải Phòng”, trong đó có dòng trường ca đặc sắc với khoảng 27 tác giả mà cuốn sách sẽ dành sự quan tâm cần thiết. Cũng vậy, với thông tin và trích dẫn bài vở chọn lọc, nhà văn Nguyễn Tiến Hải, từ nguồn tư liệu phong phú của quân đội, đã tận tình bổ sung nhiều tác giả, tác phẩm, cùng các sáng tác đang hoàn thành từ các trại sáng tác…

Ngoài các hồi âm chúng tôi trực tiếp nhận được, dưới đây là một số ý kiến, nhận xét trên các trang mạng, báo chí:

- “Đỗ Quyên và Trường ca Việt Nam”; PV Toquoc, vanhocquenha.vn 13/9/2010 & vietvan.vn

- “Trường ca cần một cách nghĩ tương xứng; Nguyễn Hoàng Đức, trannhuong.com 14/3/2012 & vonga1.wordpress.com 15/3/2012

Thưa Quý tác giả và độc giả,

“Thói quen cứ muốn lập danh sách cho mọi thứ nghe có vẻ tùy tiện hoặc vô lý: Những người lập danh sách đã để ngỏ cả khoảng trống vô tận cho những người bình luận khi mọi sự sáng tỏ, mặc dầu lý do hợp lý nhất của việc lập danh sách là để khích lệ những nhà bình luận ấy. Văn chương hay tự nó nói lên tất cả, và còn nói mãi; những nhà văn hay nhất hôm nay còn đang viết là những người mà cháu chắt của chúng ta sẽ đọc. Thế nhưng, sự quyến rũ của ‘danh sách’ đã ăn sâu vào não trạng chúng ta.” (“20 tác giả dưới 40 tuổi của văn học Mỹ”; Ban biên tập The New Yorker; Theo bản dịch của Hiếu Tân)

Chúng tôi tán đồng! Và đấy là một trong vài lý do để chia sẻ nơi đây các danh sách tác giả, tác phẩm trường ca Việt Nam.

Thư từ, bài vở xin gửi về: Đỗ Quyên; email: truongcaviet@yahoo.com hoặc truongcavietnam@hotmail.com

Trân trọng

III. CÁC DANH SÁCH TÁC GIẢ, TÁC PHẨM TRƯỜNG CA VIỆT NAM

Phần PHỤ LỤC gồm 6 danh sách (cập nhật 1/3/2015):

Số 1, 1a, 1b, 1c, 1d - Tác giả và tác phẩm trường ca và thơ dài Việt Nam

Số 2 - Những bài thơ như là “tiểu trường ca” Việt Nam

- Danh sách số 1: 438 Tác giả và 1142 tác phẩm trường ca và thơ dài Việt Nam

- Danh sách số 1a: 438 Tác giả trường ca và thơ dài Việt Nam

- Danh sách số 1b: 312 Tác giả trường ca Việt Nam

- Danh sách số 1c: 126 Tác giả thơ dài có tính trường ca Việt Nam

- Danh sách số 1d: 1142 Tác phẩm trường ca và thơ dài Việt Nam

- Danh sách số 2: Những bài thơ như là “tiểu trường ca” Việt Nam (Phác thảo: 110 Tiểu trường ca Việt Nam với 79 tác giả)

IV. LỜI TẠM KẾT:

Một nhà văn người Guatemala mang tên Augusto Monterroso đã đứng trong danh sách cùng các tác giả kinh điển và lừng danh M. V. Llosa, G. G. Márquez, C. Fuentes, J. Cortázar, để dựng nên cộng đồng văn chương tiếng Tây Ban Nha ở châu Mỹ Latin trong thế kỷ qua. Nét độc sáng từ Monterroso là các truyện cực ngắn. Cho đến nay, trong thể loại văn học lạ lẫm và hút hồn đó, ông được xem là chủ nhân của truyện ngắn nhất và nổi danh nhất thế giới, mang tựa đề Con khủng long (El dinosaurio).

Nội dung truyện ngắn ấy như sau:“Thức dậy, con khủng long vẫn còn đó.” (Bản dịch của Hoàng Ngọc-Tuấn)

Nếu được dùng cách nói tương tự, chúng ta – những tác giả và độc giả của trường ca Việt Nam – dường như thường ở tâm trạng:

Thức dậy, (con khủng long) trường ca vẫn còn đó!

Vancouver – 1/3/2015

ĐỖ QUYÊN

PHỤ LỤC

(Cập nhật 1/3/2015)

Danh sách số 1

438 Tác giả và 1142 tác phẩm trường ca và thơ dài Việt Nam

Một số quy ước:

- Tên tác giả in nghiêng: Tác giả chỉ viết thơ dài có tính trường ca

- Tên tác phẩm in nghiêng: Thơ dài có tính trường ca

- Tên tác phẩm in đậm: Người biên khảo chưa được tiếp cận văn bản

- Tên tác phẩm cần kiểm chứng: [?]

- Năm hoàn thành để sau tên tác phẩm; để trống khi không rõ

- Tác giả nữ: *

- Tác giả ở ngoài nước: #

- Tác giả đã mất: +


Tác giả

Thông tin

cá nhân

Tác phẩm

1. Thụy An

* +

Tôi về quên mất cả xuân sang (1951);

Trường ca Tiếng mẹ, Sao lại mùa thu ▪

2. Trần Xuân An

 

Sáng tháng Giêng ở gò Đống Đa (2004);

Quê nhà yêu dấu (1996) ▪

3. Duyên Anh

# +

Sài Gòn trường ca (1979) ▪

4. Đặng Nguyệt Anh

*

Trường ca Mẹ (1994) ▪

5. Hoài Anh

+

Trường ca Điện Biên - tổ khúc Hà Nội (1954) ▪

6. Lê Quý Anh

 

Trường ca đôi giày (2014) ▪

7. Vương Anh

 

Sao chóp núi (1968) ▪

8. Jalau Anưk

Dưới vòm trời là những mái nhà (2012) ▪

9. Nguyễn Đình Ảnh

+

Vầng sáng và những kỳ tích [?] (2000) ▪

10. Việt Ánh

+

Anh Ba Thắng (1949) ▪

11. Nguyễn Lương Ba

#

Giấc mơ ▪

12. Nguyễn Bá

 

Hòn Khoai (2000), Nguyễn Trung Trực (2000) ▪

13. Ngọc Bái

 

Lời cất lên từ đất (1999), Miền quê thao thức (2007), Con của phù sa (2009), Vầng trăng và cánh rừng (2009) ▪

14. Lê Ngọc Bảo

 

Tiếng hát một dòng sông (2005) ▪

15. Phan Thị Bảo

*

Mẹ (1999) ▪

16. Hải Bằng

+

Độc hành (1998) ▪

17. Lâm Bằng

 

Đò Lèn (2009) ▪

18. Phùng Khắc Bắc

+

Ra đi (1984) ▪

19. Nguyễn Nguyên Bẩy

 

Bài ca rộng khổ chép ở ga Hàng Cỏ đề gửi Nguyễn Khắc Phục, Lời chim câu (2011);

Ô cửa vầng trăng, Sông Cái mỉm cười ▪

20. Nguyễn Thị Bích

*

Sông Hồng phù sa (1995) ▪

21. Nguyễn Thị Thanh Bình

* #

Tuyên ngôn của những siêu sao (2007), Đôi giày phụ nữ made in Vietnam, Để nghĩ về một thi sĩ, Nhục ca của bầy chó câm và những con người im lặng (2010), Xin một ngày tháng Tư (2010), Giả định mùa sen nở, Liberty or Death - Việt Nam là của Việt Nam tự do! (2011), Mời bạo chúa vô nhà thương điên (2011), Tự do đâu là khúc hát nửa vời (2012), Khi nhà báo tự do đi rồi (2014) ▪

22. Nguyễn Trung Bình

+

Bài của trẻ dáng nâu (1996) ▪

23. Lê Bính

 

Hát dọc đồng bằng (2005) ▪

24. Nguyễn Bính

+

Lỡ bước sang ngang (1939), Xuân tha hương, Xuân vẫn tha hương, Người xóm Rẫy (1944), Những dòng tâm huyết, Hương, Những thanh gươm báu, Bài thơ quê hương (1966);

Thạch sương bồ, Làng tôi, Xây nhà máy ▪

25. Nguyễn Đức Bính

+

Hà Nội (1969) ▪

26. Nguyễn Trọng Bính

+

Nhật ký dòng sông ▪

27. Thu Bồn

+

Tiếng hú người Dioloa (1974), Quê hương mặt trời vàng (1975), Thông điệp mùa xuân (1985), Hà Nội ngày nào (1996);

Bài ca chim Chơ rao (1962), Vách đá Hồ Chí Minh (1970), Người gồng gánh phương Đông (1972), Chim vàng chốt lửa (1975), Badan khát (1976), Campuchia hy vọng (1978), Oran 76 ngọn (1979), Người vắt sữa bầu trời (1985), Đi tìm lá cỏ ▪

28. Nhã Ca

* #

Đàn bà là mặt trời (1972), Một đoạn nhã ca (1972) ▪

29. Thái Can

+

Cảnh đoạn trường ▪

30. Hoàng Cát

 

Bản lĩnh nhà văn (2007);

Quê hương trong tôi [?] (2007) ▪

31. Đỗ Nam Cao

+

Những căn hầm bí mật (1974), Hỡi cô cắt cỏ (2004) ▪

32. Văn Cao

+

Những người trên cửa biển (1956) ▪

33. Đào Cảng

+

Hải Phòng – 1972 (1975) ▪

34. Hoàng Cầm

+

Đêm liên hoan (1947), Tiếng hát sông Lô (1947), Bên kia sông Đuống (1948), Mùa xuân đến rồi đây (1956), Anh Trỗi gọi (1964), Nhân câu chuyện một tuổi trẻ anh hùng chống Mỹ (1965), Bác về (1970);

Tiếng hát quan họ (1956), Về Kinh Bắc (1960) ▪

35. Huy Cận

+

Người bác sĩ (1986);

Phù Đổng Thiên Vương (1968), Người thợ ảnh (1986), Cô gái Mèo (1986), Cướp biển đến ngày chết đuối (1986), Cha ông nghìn thuở (2002) ▪

36. Nguyễn Quốc Chánh

 

Những mối quan hệ (2001), Triển lãm bản địa (2001), Giữa truyền thống chạy rong & thủ đoạn phủ sóng (2001) ▪

37. Nông Quốc Chấn

+

Việt Bắc đánh giặc (1948) ▪

38. Trúc Chi

+

Miền Nam là trái tim của Bác (1970);

Thành phố hoa mặt trời (1986) ▪

39. Nguyễn Đình Chiến

+

Cutudốp & Napôlêông (1996), Điện Biên Phủ (2004) ▪

40. Nguyễn Việt Chiến

 

Cỏ trên đất (2000), Trẻ em trên mặt đất (2004), Con người (2004), Tổ quốc bên bờ biển cả (2011);

Tổ quốc nhìn từ biển (2013) ▪

41. Phan Đức Chính

 

Mưa trong đất (2004), Mây trắng bay về đâu (2006) ▪

42. Vũ Trung Chính

 

Việt Nam lịch sử diễn ca (2010) ▪

43. Vũ Thành Chung

 

Một thời nhớ (2006) ▪

44. Kim Chuông

 

Về một người mẹ - Về một người con - Và dòng sông Trà Lý (2005);

Độc thoại về chùm số thống kê trên một vùng quê lúa (1981) ▪

45. Nguyễn Văn Chương

 

Làng (2003), Thao thức cùng biển đảo (2009) ▪

46. Vũ Hoàng Chương

+

Trường ca sát thát (1963), Trả ta sông núi ▪

47. Nguyễn Viết Chữ

 

Hát dọc cánh rừng già (1986) ▪

48. Hoàng Trần Cương

 

Lãnh hải (2011);

Trầm tích (1999), U minh, Đỉnh vua (2000), Long mạch, Nham Thạch [?] - Đất nện (2010), Cặn muối (2010) ▪

49. Trúc Cương

+

Bản xô-nát tặng người con gái đánh dương cầm (1968), Mạch nước ngọt ngào (1982) ▪

50. Võ Bá Cường

 

Khát gió (1999) ▪

51. Võ Tấn Cường

 

Cửa sinh tử (2010) ▪

52. Đoàn Văn Cừ

+

Trần Hưng Đạo - anh hùng dân tộc (1958) ▪

53. Võ Chân Cửu

 

Quảy đá qua đồng ▪

54. Trần Dần

+

Nhất định thắng (1955), Cách mạng tháng Tám (1956);

Bài thơ Việt Bắc (1957), Cổng tỉnh (1960), Mùa sạch (1964), Kể kệ (1976) ▪

55. Miên Di

 

Những trang tối (2010) ▪

56. Nguyễn Đình Di

 

Lộ trình (2008) ▪

57. Xuân Diệu

+

Lệ (1957), Gánh (1959), Tên đất nước trở thành tên chiến thắng (1963), Sự sống chẳng bao giờ chán nản (1967);

Ngọn quốc kỳ (1945), Hội nghị non sông (1946), Hoa học trò ▪

58. Nguyễn Văn Dinh

 

Trường ca Quảng Bình (1956) ▪

59. Phạm Tiến Duật

+

Lửa đèn (1967);

Những vùng rừng không dân, Tiếng bom và tiếng chuông chùa (1997) ▪

60. Huy Dung

 

Dòng chảy ▪

61. Nguyễn Thị Dung

*

Đặng Bá Hát, người con quang vinh ▪

62. Trương Thị Kim Dung

*

Miền sông mẹ (2010) ▪

63. Lê Anh Dũng

Thưa mẹ - phía trăng lên (2002), Giữa xanh thẳm đại ngàn (2004), Dòng sông di sản (2009), Về xứ Đồng Long (2013) ▪

64. Quang Dũng

+

Sử một trung đoàn (1947), Trên đường chiều thứ bảy (1956) ▪

65. Thế Dũng

#

Mẹ Việt Nam - Không chỉ nhìn ra biển (2011), Đau thương hành (2013);

Con đường rung chuyển (1975), Nơi tôi hát cũng là nơi tôi khóc (1988), Lục bát lên đồng (1999) ▪

66. Trần Tiến Dũng

 

Những công dân hạng hai (2004), Ngày - tháng - năm của hoa, Đó là một buổi chiều ▪

67. Khương Hữu Dụng

+

Kinh nhật tụng của người chiến sĩ (1946), Từ đêm Mười chín (1948) ▪

68. Hồ Đắc Duy

 

Đại Việt sử thi ▪

69. Lê Bá Duy

 

Sáu mươi mùa xuân gửi lại (2012) ▪

70. Nguyễn Duy

 

Đánh thức tiềm lực (1982), Nhìn từ xa… Tổ quốc (1983), Kim Mộc Thủy Hỏa Thổ (1992) ▪

71. Lưu Trùng Dương

 

Như hòn Non Nước (1971), 40 năm (1985) ▪

72. Vân Đài

* +

Gia đình hạnh phúc (1958), Những người mẹ năm tốt (1962), Anh hùng Vũ Thị Mùi (1963) ▪

73. Đoàn Minh Đạo

#

Sầu ca tịch mịch (2011), Bay xiên bờ nắng dựng (2012), Sương Đông nghiệt ngã (2012), Ta tràn mênh mông (2012), Phố là em ba khúc dạo tháng Tư (2012), Cỏ cây mặt đất (2012), Phẩm giá thơ (2012) ▪

74. Trần Trung Đạo

#

Bài thơ tháng Tư (1992) ▪

75. Lê Đạt

+

Trường ca Bác (1969), Lão núi (1970) ▪

76. Văn Đắc

 

Khúc hát từ nguồn nước (1978), Trường ca thành Tây Đô (2003) ▪

77. Hà Thanh Đẩu

 

Việt Nam hùng sử ca (1946) ▪

78. Khuất Đẩu

 

Khúc sinh ca của đồng lúa trổ (1970), Tiếng chuông dưới đáy sông (2012) ▪

79. Nguyễn Khoa Điềm

 

Đất ngoại ô (1969), Biển trước mặt (1982);

Mặt đường khát vọng (1971) ▪

80. Trung Trung Đỉnh

 

Pui Kơ Lớ (1977) [?], Tây Nguyên [?], Đá và em ▪

81. Vũ Xuân Độ

 

Quê hương người lính (2007), Miền cổ tích quê tôi (2007), Những lời ru có cánh (2009), Đất (2009) ▪

82. Trinh Đường

+

Nhớ về một nhịp cầu một khúc sông (1983);

Bạch Đằng giang khúc (1963), Núi canh (1964), Điện Biên phủ trên không (1997) ▪

83. Nguyễn Hoàng Đức

 

Kẻ hành hương từ đời đến thơ (1997), Đợi chuyến đò đã lỡ (1998), Ngước lên cao (2012), Bóng tượng đài ám ảnh ▪

84. Nguyễn Quí Đức

#

Ngôn từ (2009) ▪

85. Nguyễn Thiện Đức

 

Chiếc nón lá hay Những điệp khúc về mẹ (2010) ▪

86. Kiên Giang

+

Lúa sạ miền Nam (1964) ▪

87. Lam Giang

 

Trở lại dấu chân mình (1994) ▪

88. Phan Trường Giang

 

Trường ca U Minh (1987) ▪

89. Thái Giang

+

Lửa sáng rừng (1961), Khi con người có Tổ quốc (1971), Tiếng hát (1973), Điều không thể mất (1974) ▪

90. Đoàn Huy Giao

 

Tam giác nghịch (2007) ▪

91. Hà Giao

+

Tấm áo vỏ cây (1996) ▪

92. Nguyễn Giúp

Ville (2013) ▪

93. Tế Hanh

+

Tiếng sóng (1960), Câu chuyện quê hương (1979) ▪

94. Nguyễn Xuân Hanh

 

Giông bão (2000) ▪

95. Thúc Hà

+

Khúc ca về những mái trường (1969) ▪

96. Nguyễn Hưng Hải

 

Mảnh hồn chim Lạc (1992), Mưa mặt trời (2005), Làng Hùng (2012) ▪

97. Phan Tấn Hải

#

Giữa những dòng thơ lời chưa nói, Bài thơ mời em theo vào cuộc đời ▪

98. Thái Hải

 

Tôi tìm tôi (2014);

Đồng Hới khúc huyền tưởng (2008) ▪

99. Thanh Hải

+

Ca khúc cửa Việt (1974);

Hành khúc người ở lại (1980) ▪

100. Nguyễn Thị Lâm Hảo

*

Vang vọng triều Trần (2002), Lam Sơn tụ nghĩa (2004) ▪

101. Trần Mạnh Hảo

 

Đất nước hình tia chớp (1975), Thành phố của mỗi người, Mặt trời trong lòng đất (1981), Ba cặp núi và một hòn núi lẻ (1986), Điện Biên Phủ ▪

102. Phan Nhiên Hạo

#

Lịch sử thời đại tường thuật bởi một người lưu vong (2007), Thiên niên văn [t]hiến (2012) ▪

103. Lê Ngân Hằng

*

Bài thơ về một buổi sáng và con chim cuốc (2007), Tựa bài thơ viết cho chữ H (2007), Quật mộ (2007), Sưu tập mùa đông, 17, Tựa một bản dự thảo “marketing”, Làm đàn bà, Về sự trôi đi (2008), Quê (2008), Đan len (2009), Thi sĩ và những chuyện khác (2009), Tập kể cổ tích mùa Thu, Còn có một bí mật này thủa xưa, Thư Tết bạn xa (2010), Họ - khoa học viễn tưởng (2010) ▪

104. Nguyễn Trung Hậu

 

Vũ điệu hành tinh (2002), Bánh đất bánh trời (2006), Chuyện cổ tích giữa đời nay (2010) ▪

105. Đặng Hiển

 

Đôi cánh (1974), Đất nước trong lớp học (2003) ▪

106. Trần Quang Hiển

 

Gió ngàn lau (2009) ▪

107. Vũ Hiển

 

Bản “Xô-nát dưới cống” trong những ngày lụt lội (2008) ▪

108. Ngọc Hiền

 

Được mùa đẩy mạnh vụ chiêm (1957) ▪

109. Nguyễn Quang Hiện

#

Sự anh hùng của những người đang sống, Tháng Bảy tương tư (1968);

110. Nguyễn Thanh Hiện

 

Thế giới của cỏ (2014), Nhật ký những giấc mơ (2014);

Những bài hát rong đương đại (2013), Hồi ức về những con đường đất tôi đã đi qua (2013), Bài hành ca của một khách hào hoa (2014), Ký ức đen (2014), Những khúc hát gửi lên trời, Những khoảnh khắc của gió (2014), Cổ tích của đất (2014), Dấu vết mặt trời (2015) ▪

111. Nguyễn Tôn Hiệt

#

Chỗ nào khô thì ngủ qua đêm (2008), Một người đang viết (2008) ▪

112. Nguyễn Hiếu

 

Nhân dân (1988), Nhân loại (2010), Bây giờ ta lại về làng (2010), Hoài vọng biển (2011), Đối diện với Chóp Chài (2012);

Niềm vui bất tuyệt (1982) ▪

113. Ngọc Thiên Hoa

#

Việt Nam lục bát sử (2007), Ngàn năm lục bát (2010) ▪

114. Nguyễn Hoa

 

Bài thơ cây cầu (1985) ▪

115. Lưu Quốc Hòa

Những vì sao không tắt (2008) ▪

116. Nông Thị Ngọc Hòa

*

Nước hồ mãi trong xanh ▪

117. Đông Hoài

 

Làng nghèo (1957), Tôi đã từng sống (1989);

Vô thanh lệ nhạc (1946) ▪

118. Trịnh Bửu Hoài

 

Giữa hai mùa hẹn ước (1985) ▪

119. Nguyễn Chí Hoan

 

Những khúc hoàng hôn (1994) ▪

120. Đông Hồ

+

Thăng Long hành ▪

121. Nguyên Hồ

+

Bài ca dâng Đảng (1970), Ngọc càng mài càng sáng (1970), Bài ca bốn ngàn năm tổ quốc Việt Nam (1975), Ðất nước vào xuân ▪

122. Trần Ninh Hồ

 

Những câu thơ về Cúp bóng đá (1982) ▪

123. Nghiêm Xuân Hồng

# +

Độc đăng đài (1984), Hoa tạng trầm tư ▪

124. Nguyên Hồng

+

Kính chào những viên đạn của Hải Phòng - cửa biển quê hương (1967) ▪

125. Nguyễn Thị Hồng

*

Hồn khèn (2003) ▪

126. Luân Hoán

#

Trên vuông chiếu đời ta, Quê hương nhắm mắt như sờ được Ðà Nẵng muôn đời trong trái tim, Trên đường Đà Nẵng Qui Nhơn, Qua ngõ mỹ nhân;

Em từ lục bát bước ra ▪

127. Đỗ Hoàng

Tâm sự người lính (1973), Loài người (1973) ▪

128. Phan Hoàng

 

Mười bốn lần giông tố biên cương (2010), Gió dựng thành luỹ biên cương (2014);

Bước gió truyền kỳ (2010) ▪

129. Thi Hoàng

 

Ba phần tư trái đất (1980), Gọi nhau qua vách núi (1995), Bóng ai gió tạt (2001), Vệt sáng (2014) ▪

130. Trần Nghi Hoàng

#

Mở cửa tử sinh (1997), Kỳ tích từ phương Đông [?] (2007), Nhật ký thời gian (2014) ▪

131. Xuân Hoàng

+

Du kích Sông Loan (1963), Trường ca sông Gianh, Từ tiếng võng làng Sen (1983), Đồng Hới (1984) ▪

132. Đặng Tiến Huy

 

Tình anh [?] (1994), Em lên xứ Lạng cùng anh [?] (2006) ▪

133. Nguyễn Thành Huy

 

Tính cách Việt (2001) ▪

134. Đinh Nho Huề

+

Việt Bắc kháng chiến (1949) ▪

135. Cầm Hùng

 

Những người con của bản (2000) ▪

136. Đinh Hùng

+

Thần tụng (1954), Đường vào tình sử (1961), Lạc hồn ca (1968) ▪

137. Văn Công Hùng

 

Ngựa trắng bay về (2006), Lời vĩnh cửu (2009), Rừng vàng biển bạc (2013), Trường Sa (2014) ▪

138. Lưu Đình Hùng

 

Giọng biển (2010) ▪

139. Vũ Hùng

 

Trước núi Ngọc Linh (2005) ▪

140. Vũ Trọng Hùng

 

Ngọn lửa nhỏ (2003) ▪

141. Đặng Đình Hưng

+

Bến lạ (1984), Ô mai ▪

142. Hoàng Hưng

 

America ▪

143. Nguyễn Thanh Hương

*

Đường chữ nhất [?] ▪

144. Vũ Xuân Hương

 

Dòng sông mở đất (2001) ▪

145. Nông Thị Tô Hường

*

Hằn sâu trên đá (2008) ▪

146. Tố Hữu

+

Hoan hô chiến sĩ Điện Biên (1954), Ta đi tới (1954), Việt Bắc (1954), Quang vinh tổ quốc chúng ta (1955), Bài ca mùa xuân (1961), Trên đường thiên lý (1964), Chuyện em (1968), Một nhành xuân (1980), Đường của ta đi (1974);

Ba mươi năm đời ta có Đảng (1960), Theo chân Bác (1970), Nước non ngàn dặm (1973) ▪

147. Trần Công Hữu

+

Những năm tháng ấy... Hải Phòng (2007) ▪

148. Inrasara

 

Những ngày rỗng;

Chuyện người đời thường, Quê hương (1995), Lễ tẩy trần tháng Tư (2002), Chuyện 40 năm mới kể (2006), Sầu ca trên đồi cát Nam Kương (2014) ▪

149. Đỗ Kh.

#

Bài thơ nhiều phong vị nước ngoài và địa phương màu mè tặng các bạn Việt của tôi (1994) Sài Gòn – Hà Nội – Đà Nẵng – Huế (1994), Tấm hình Zagreb, Đừng làm xạ thủ giật mình (2003), Chiến tranh đã chấm dứt từ lâu (2003) ▪

150. Dương Tam Kha

 

Anh hùng Lò Văn Giá (2003) ▪

151. Đào Anh Kha

+

Hồ Chí Minh sự thật truyền kỳ (1990) ▪

152. Ngô Kha

+

Bài ca tự quyết, Mùa đông chiến tranh ở Huế, Hành trình, Mặc khải, Gió, Mặt trời mọc, Xác ướp;

Ngụ ngôn của người đãng trí (1968), Trường ca Hòa bình (1969) ▪

153. Nguyễn Thụy Kha

 

Cực sóng (2011);

Hà Nội tháng Chạp nóng, Mùa xuân trắng, Gió Tây Nguyên (1999), Năm tháng và chiều cao (2000), Những người xếp dỡ (2000), Biến tấu Souliko (2005), Lòng chảo (2011), Màu Quảng Trị (2011) ▪

154. Phùng Văn Khai

 

Hoa bên cột mốc (2003) ▪

155. Trần Tuấn Khải

+

Hai chữ nước nhà ▪

156. Nguyễn Minh Khang

 

Hành quân Trường Sơn (2008) ▪

157. Lê Đăng Kháng

 

Khúc tráng ca của lửa (2014) ▪

158. Cao Vị Khanh

#

Khúc đoạn trường (2001) ▪

159. Vũ Anh Khanh

+

Tha La xóm đạo (1949);

Chiến sĩ hành (1949) ▪

160. Cao Đông Khánh

# +

Cánh đồng trầm thủy;

Trường ca Vượt biển (1980), Anh hùng mạt vận, Di tản America ▪

161. Tạ Kim Khánh

 

Về miền thương nhớ (2005) ▪

162. Bích Khê

+

Châu III ▪

163. Nguyễn Minh Khiêm

 

Hát với cánh đồng (2007), Đò dọc (2008), Cửa Tả (2010), Thỉnh chuông Đồng Lộc (2012), Người đàn bà điên vùng sông Mã hát (2012), Độc thoại cùng tượng Lý Công Uẩn (2013), Ruột đá nhiều gió hú (2013), Hát nơi cửa sóng (2013), Sau lá bồ đề (2011);

Bầu trời màu hoa gạo (2005), Làng Thọ Lộc, Lê Lợi mài gươm, Hồi ức một con đường (2013) ▪

164. Nguyễn Linh Khiếu

 

Lá non mùa Hà Nội (2010);

Ban mai Diêm Điền (1999), Linh hương Hà Nội (2000), Khuôn mặt linh [?] (2006), Phồn sinh (2007) ▪

165. Trần Đăng Khoa

 

Đi đánh thần hạn (1970), Làng quê, Trường ca Trừng phạt (1973), Khúc hát người anh hùng (1974), Trường ca Giông bão (1983) ▪

166. Trần Khoái

 

Chìm nổi làng quê (2007) ▪

167. Dương Kiền

#

Sáu mươi (1999) ▪

168. Huyền Kiêu

+

Bài thơ mừng đồng chiêm trũng khu Cháy được lúa mùa (1966), Người cụt tay ở cầu Bình Triệu (1975);

Hồ Chí Minh - tinh hoa dân tộc (1944), Sóng gầm Côn Đảo (1960) ▪

169. Trần Tuấn Kiệt

 

Bài ca thế giới (1964), Ngôi đền cổ, Trường ca Đất, Triền miên ngâm khúc hồng hạc, Niềm hoan lạc của Thần linh và Địa ngục, Lạc đạo thi ▪

170. Đông La

Tổ quốc - Nửa bàn chân đã dính bùn và máu (1998) ▪

171. Đỗ Trung Lai

 

Thơ tự do ở Côn Đảo (2010) ▪

172. Nguyễn Thị Ngọc Lan

* #

Chuyện của em và Trần Dần ▪

173. Yến Lan

+

Bình Định 1945 (1945), Bình Định 1947, 1957 - Hà Nội sang hè (1957), Mùa xuân lên cao (1958), Những ngọn đèn ngoại ô, Chiếc quả sơn;

Én đào (1979), Khúc ruột miền Trung ▪

174. Bàng Bá Lân

+

Đói (1957) ▪

175. Huyền Lam

 

Phủ Quì ▪

176. Nguyễn Viết Lãm

+

Những khúc ca về một dòng sông (1972) ▪

177. Mã Giang Lân

 

Hàm Rồng (2010) ▪

178. Mạnh Lê

+

Người đánh thức đất đai (2006), Lửa Hàm Rồng (2007), Đất nước thuở Hùng (2008) ▪

179. Du Tử Lê

#

Khát vọng cho con (1964), Khởi đầu một kiếp (1969), Vỡ lòng cho một người con gái Mỹ (1969), Phúc âm nàng (1969), Du tử lê - thơ - sau nhiều tháng không – thơ (2011), Cuối năm - chuyện vãn với bệnh Thyroid (2011);

Trường khúc Mẹ về biển Đông (1990) ▪

180. Văn Lê

 

Những người làm chủ biển Đông (2010), Bài ca người nhập cư (2011);

Những cánh đồng dưới lửa (1997), Câu chuyện của người lính binh nhì (2006) ▪

181. Vĩnh Quang Lê

 

Những lời ca chưa đủ (1981), Tốc độ lớn của tình yêu (1986), Một vé đi về ánh sáng (1996), Những câu trả lời ngắn nhất (1996), Thức dậy lúc không giờ ▪

182. Tam Lệ

 

Thơ gì, Tổ khúc chim yến (2011), Người chuối (2012);

Chàng Lau (2009), Người em Bách Việt (2010), Lạc vẹt (2010), Chúa phương Đông (2011) ▪

183. Lý Phương Liên

*

Trò chuyện với Thúy Kiều (1970) ▪

184. Nguyễn Gia Linh

 

Lệ Chi hận sử (2001) ▪

185. Nguyễn Thế Hoàng Linh

 

Bức thư gửi tới nhân loại hoặc Không cần đặt tên (2002), Viết tiếp một chuyện ảo (2002), Bức thư thứ hai gửi tới chính phủ, Đan Kô, Mong mọi người góp ý, Không viết về viết (2003), Không nghĩ ra tên (2003), Nhẹ (2004), Khúc hát đứa trẻ câm (2004), Cha giầu (2008), Cha nghèo (2008) ▪

186. Vi Thuỳ Linh

*

23 tháng 3 - nơi ánh sáng (2003), Paris đang yêu (2005), Kỳ ngộ xứ cầu vồng (2005), Cám ơn con (2005), Yêu cùng George Sand (2005) ▪

187. Viên Linh

#

Nghi hoặc nỗi gì (1978);

Thủy mộ quan (1982) ▪

188. Hữu Loan

+

Tâm sự thủ đô (1950), Chuyện tôi về (1988) ▪

189. Thái Thăng Long

 

Gió rừng Sác (1995) ▪

190. Vân Long

 

Hải Phòng - đêm mùa thu 1967 (1967), Biển Đông dậy sóng (2011) ▪

191. Lê Xuân Lợi

 

Sử ca nước Việt (2010) ▪

192. Lưu Trọng Lư

+

Giang hồ (1939), Đường ta đi thế đấy bạn lòng ơi (1975), Cánh vạc (1987), Bài ca tự tình;

Từ vách này thời gian ta gõ (1978), Những dấu chân (1964) ▪

193. Trần Lưu

 

Tiếng còi tàu ngày ấy (1972) ▪

194. Trần Vũ Mai

+

Bài ca chính thức về E. Hemingway, Ở làng Phước Hậu (1978), Nàng chim Lạc (1991) ▪

195. Vĩnh Mai

+

Quê hương (1960) ▪

196. Thế Mạc

+

Suối;

Trường ca Núi Tỏ ▪

197. Lê Huy Mậu

 

Thời gian khắc khoải (2002), Khúc vô thanh (2010) ▪

198. Nguyễn Đức Mậu

 

Trường ca Sư đoàn (1980), Bão và sau bão (1994), Mở bàn tay gặp núi (2008) ▪

199. Lê Thị Mây

*

Tự khúc ánh sáng, Lửa mùa hong áo (2002), Người sau chân sóng (2011) ▪

200. Lưu Mêlan

*

Người đàn bà (2011), Hoa cho tháng mười (2011), Cuộc sống 1-10 (2011), Tấu khúc cho sự chết (2012), Những buổi chiều của chính ngày này (2012), Tuổi thơ (2013) ▪

201. Dương Kiều Minh

+

Bày tỏ (1990), Tựa cửa (2000), Những cuộc tiễn đưa, Những đoạn thơ không đầu - bỏ dở (2007), Những con đường cổ xưa (2008), Chạnh niềm thôn dã, Sực nhớ núi đồi, Khúc tưởng niệm, Mùa nghiêng đổ những ngày buồn bã, Niềm vọng niệm, Tự sự bên mùa (2010) ▪

202. Hồng Minh

 

Bác về đây hình ảnh của hòa bình (1955) ▪

203. Ngô Minh

Truyền thuyết làng chân sóng (1986) ▪

204. Nguyễn Hữu Hồng Minh

 

Vỉa từ (2004) ▪

205. Nguyễn Nhật Minh

 

Echos (2009) ▪

206. Trần Quốc Minh

 

Cuộc đời một nhà máy, Gió thổi từ biển (2006) ▪

207. Trần Hồng Minh

 

Bến rừng [?] ▪

208. Trần Nhuận Minh

 

Miền đông (1971), Mùa xuân thứ nhất (1971), Một trăm bước cuối cùng (1979), Thành phố bên này sông (1982), Đá cháy (1985), Bản Xônat hoang dã (2003), 45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh (2007) ▪

209. Vũ Đình Minh

+

Tình con trong lòng mẹ ▪

210. Từ Thế Mộng

+

Má thương yêu (2005) ▪

211. Nguyễn Thanh Mừng

 

Hào phóng thềm lục địa (2010);

Khởi hành cùng ba mươi chín mùa xuân (2005) ▪

212. Giang Nam

 

Người anh hùng Đồng Tháp (1969), Ánh chớp đêm giao thừa (1998), Sông Dinh mùa trăng khuyết (2002) ▪

213. Liên Nam

 

Núi rừng mở cánh [?] (1972), Trên cát trắng (1973), Tiếng hát mùa màng (1980), Truyền thuyết biển đổi màu (2000) ▪

214. Ngô Quang Nam

 

Trường ca ngày vui thế kỷ (1975) ▪

215. Nguyễn Hoàng Nam

#

Làm cha (1995) ▪

216. Trần Văn Nam

#

Ngược dòng vạn dặm trường giang (1966) ▪

217. Đặng Ngọc Nga

 

Ái Thiên Quốc con ơi nguôi giấc nhé (1996) ▪

218. Phạm Ngà

 

Đi dọc thời mình (1986), Độc thoại mưa (2010) ▪

219. Nh. Tay Ngàn

# +

Nỗi Liên đen tối vô cùng (1973), Thành phố chim hồng, Quê hương của ngực ▪

220. Lê Văn Ngăn

+

Sóng vẫn đập vào eo biển (1972) ▪

221. Hồ Thanh Ngân

 

Nhớ Phú Yên (2012) ▪

222. Thuận Nghĩa

#

Níu xưa lục bát đôi câu (2010) ▪

223. Ngô Nguyên Nghiễm

Giữa đêm trăng tiếng mõ chợt rao sanh vi tướng tử vi thần (2012) ▪

224. Anh Ngọc

 

Khúc khải hoàn của đất đai (1972);

Sóng Côn Đảo (1975), Sông núi trên vai (1977), Sông Mê Công bốn mặt (1981), Điệp khúc vô danh (1983) ▪

225. Hồ Đăng Thanh Ngọc

 

Hoa đăng (2012) ▪

226. Lữ Huy Nguyên

+

Cô Tứ tóc vàng (1971); Dấu chân đồng đội (1974);

Yên Thế (2002) ▪

227. Ma Trường Nguyên

 

Mát xanh rừng cọ (1985) ▪

228. Thạch Trung Tuệ Nguyên

Đi (2011);

Khúc tấu rối bù ­(2011) ▪

229. Khổng Vĩnh Nguyên

 

Đêm phượng hoàng trở dạ, Lửa gầm Nhật Tảo (2011) ▪

230. Vĩnh Nguyên

 

Nhịp cầu đất nước (1999) ▪

231. Uyên Nguyên

#

Quê hương: Khí hậu (2015);

Bài thơ vô hạn (2000) ▪

232. Đào Nguyễn

 

Hải Phòng trở lại (1967) ▪

233. Dung Nham

#

Lời tình mùa xuân (1968), Kể cho nhau nghe (1999) ▪

234. Nguyễn Quang Nhật

#

Hùng Việt sử ca (2009) ▪

235. Nguyễn Hữu Nhật

#

Cuộc chiến còn đang ở kiếp này (1998), Mùa xuân trong tù (1998), Hoàng Sa hành ▪

236. Tô Nhuần

+

Ru xanh áo lính (2006), Khát vọng (2009) ▪

237. Trần Nhương

 

Người làm ra cổ tích (2008) ▪

238. Nguyễn Anh Nông

 

Gửi Bin Ghết - Bill Gates - và trời xanh (2008), Trường Sơn (2009), Trò chuyện với cha con Cu Lập Sơn (2011), Lập Thành (2012), Đất ấm (2015) ▪

239. Đỗ Xuân Oanh

+

Đi tìm mùa xuân ở khoảng giữa (1970) ▪

240. Nguyễn Trọng Oánh

+

Một đêm ở Cồn Cỏ ▪

241. Điền Ngọc Phách

 

Sải cánh M’Ling (1998), Tráng khúc Lô Giang (2015) ▪

242. Chu Ngọc Phan

 

Thần tích Đa Mai (2005), Khúc hát thành Xương Giang (2005), Làng trong lũ (2009) ▪

243. Nguyễn Nhược Pháp

+

Sơn Tinh Thủy Tinh (1935) ▪

244. Trương Trung Phát

 

Nhân thảo (2010), Xứ tre (2012), Ánh sáng (2014) ▪

245. Mai Văn Phấn

 

Mười bài tập mùa xuân, Cửa mẫu (2010), Tỉnh dậy trong mưa (2013), Tĩnh lặng (2013);

Người cùng thời (1999), Những bông hoa mùa thu (2009), Hình đám cỏ (2010) ▪

246. Duy Phi

+

Cánh buồm mở hướng (1983), Slíu - hoa thơm rừng vắng (1992) ▪

247. Thế Phong

Nếu anh có em là vợ (1956), Đơn côi khúc 2 (2009) ▪

248. Truy Phong

+

Một thế kỷ - Mấy vần thơ (1956)

249. Ngô Văn Phú

 

Ngọn giáo búp đa (1978), Mùa thu nhớ Bác, Màu đỏ ngón tay (2000), Hà Nội tháng 12 (2003) ▪

250. Nguyễn Ngọc Phú

 

Trường ca Biển, Ngã ba Đồng Lộc, Con đường cá ▪

251. Nguyễn Khắc Phục

 

Hành trình trên đất nước, Cảm giác Luy Lâu;

Con mắt bão (1967), Kể chuyện ăn cốm giữa sân (1973), Bài ca nữ thần Jang Hơ ri (2001), Vỏ ốc, Đừng ca hát nữa ▪

252. Chân Phương

#

Trường ca ngũ thập (2012), Hành trình siêu thực từ chủ thể về tự tính (2013), Trường ca đại tuyết (2014) ▪

253. Khánh Phương

*

Đọc Chú Đại Bi (2013) ▪

254. Hoài Quang Phương

 

Ngôi nhà của mẹ (2005), Vầng trăng biển (2009), Dòng sông nhân trung (2013), Hạt ánh sáng nẩy mầm (2014) ▪

255. Lê Duy Phương

 

Vinh (2005), Nước mắt ▪

256. Nguyễn Bình Phương

 

Khách của trần gian (1996) ▪

257. Nguyễn Hoài Phương

#

Đừng (2007), Đọc thơ (2007), Những mảnh đời và những mảnh đời (2009) ▪

258. Nguyễn Nhuận Hồng Phương

 

Khúc hát Mê linh (2003) ▪

259. Trúc Phương

 

Những hạt cát không tên (1983) ▪

260. Trung Phương

 

Huyền thoại biển và Tàu Không số (2008) ▪

261. Thái Viễn Phương

#

Thuyền sông đêm (2003);

Nhật ký Tần Thủy Hoàng (2003) ▪

262. Viễn Phương

+

Chiến thắng Hòa Bình (1953), Nhớ lời di chúc (1972) ▪

263. Việt Phương

 

Ta nhìn trời đêm nay và ta đọc (1969), Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương (1969) ▪

264. Y Phương

 

Chín tháng (1998), Hồi ức chiến tranh, Đò trăng (2008) ▪

265. Hoàng Đình Quang

 

Làng Sơn Cốt của tôi [?], Những người mất tích (2013) ▪

266. Hồng Thanh Quang

 

Những khúc hát đi tìm đồng đội ▪

267. Lê Huy Quang

 

Hải Phòng (1972);

Hồ Chí Minh (1970), Hồi ức tuổi hai mươi (1992), Tuổi học trò, Mắt quê, Tóc quê, Một thời để nhớ ▪

268. Đỗ Trung Quân

Tạ lỗi Trường Sơn (1982) ▪

269. Phùng Quán

+

Tiếng hát trên địa ngục Côn Đảo (1955), Thơ cái chổi - Chống tham ô lãng phí (1956);

Tôi muốn mời đến tổ quốc tôi ▪

270. Thường Quán

#

Dấu nước (2006) ▪

271. Phan Quế

 

Tên đất tên làng (1999), Cổ kính và phóng túng (2001), Vầng nguyệt thảo (2003) ▪

272. Thanh Quế

 

Người lính đi đầu (2003) ▪

273. Bùi Minh Quốc

 

Bài thơ về hạnh phúc (1969) ▪

274. Lê Anh Quốc

 

Khoảng trời người lính (2000) ▪

275. Lê Minh Quốc

 

Thơ của người không chịu lớn (2011);

Hành trình của con kiến (2005) ▪

276. Nguyễn Ái Quốc

+

Địa dư nước ta (1942), Lịch sử nước ta (1942) ▪

277. Bùi Kim Quy

 

Rẻo đất đen (1995), Trường ca Sông Bưởi (2003), Tiếng súng Ngọc Trạo ▪

278. Đỗ Quyên

#

Em về (1993), Vô cảm (1993), Thi đàn (1994), Nhật ký ba ngày đêm (1995), Nhật ký không ngày tháng (1995), Nói với em khi đã ở rất gần (1996), Phóng tác từ tiểu thuyết (2007);

Năm bông hồng vàng và một mùa Giáng sinh chìm lặng (1994), Năm năm lìa nước (1995), Paris - nửa tuần trăng (1995), Lòng hải lý (1997), Đống chữ (1999), Buồn muộn cùng thế kỷ (2000), Bài thơ không thuộc về ai (2001), Biển đỡ (2002), Ba người nữ một mùa thu (2003), Thơ thời gian (2005), Trường ca Thơ sao (2009), Trường ca Tình ái (2010), Trường ca Thơ (2010), Trăm thi điệu (2011), Sách xanh (2013) ▪

279. Hoàng Quý

 

Ngẫu hứng qua Mường (1982);

Kịch câm và trò chơi, Đối thoại trắng (2009), Những ngấn bùn trên mũi chân Tổ quốc (2011) ▪

280. Nguyễn Hữu Quý

 

Sinh ở cuối dòng sông (2003), Vạn lý Trường Sơn (2009), Hạ thủy những giấc mơ (2013) ▪

281. Phạm Thái Quỳnh

 

Những bông hoa mặt trời (2002), Đi trong sen ngát bóng xanh (2004), Thăng Long ngàn trượng chiếu muôn đời (2010) ▪

282. Xuân Quỳnh

* +

Thơ viết cho mình và những người con gái khác (1970), Những năm tháng không yên, Lời từ giã của Trung đoàn Thủ đô, Hát với con tàu (1976) ▪

283. Hoàng Rô

 

Trước tượng đài Brodsky (2014) ▪

284. Nguyên Sa

# +

Nhìn em - nhìn thành phố - nhìn quê hương ▪

285. Thi Sảnh

 

Cội nguồn của lửa ▪

286. Trần Vàng Sao

 

Bài thơ của một người yêu nước mình (1967), Bản thánh ca của một tên hề mất trí là thi sĩ hay là sự tích tôi làm hề (1981), Người mất trí hát (1982), Ngậm ngải tìm trầm (1983), Người đàn ông bốn mươi ba tuổi nói về mình (1984), Những ngày tôi còn nhỏ ở Vỹ Dạ (1985), Người đàn ông mất trí và con chó con chưa mở mắt (1989), Sự tích hòn bi của tôi (1991), Tau chưởi (1997), Gọi tìm xác đồng đội (2012) ▪

287. Trần Hải Sâm

 

Âm vang Cự Nẫm ▪

288. Huyền Sâm

 

Dòng suối yêu thương (1974) ▪

289. Phạm Văn Sau

 

Lục bát Trà (2011) ▪

290. Phạm Sỹ Sáu

 

Ra đi từ thành phố (1994), Giữa ngày và đêm ▪

291. Lê Ái Siêm

 

Hoa dại (2004) ▪

292. Lê Quang Sinh

 

Xin làng trồng lại cây đa (2000), Đồng hát ▪

293. Băng Sơn

+

Cuộc đời một thị trấn (1961) ▪

294. Chu Sơn

Cuộc nói chuyện dài với đứa văn nô (2011) ▪

295. Lê Đăng Sơn

 

Hoa bất tử (2008) ▪

296. Nguyễn Đức Sơn

Ngưỡng mộ (1965) ▪

297. Nguyễn Minh Sơn

 

Miền rừng nhiều gió (2002) ▪

298. Nguyễn Thái Sơn

 

Chiến tranh chín khúc tưởng niệm (2008), Bào chữa cho thần chết [?] ▪

299. Nguyễn Trung Sơn

 

Khát vọng (2011) ▪

300. Trịnh Sơn

 

Đứa bé (2009), Tuổi trẻ (2009), Đứa bé trở lại (2010), Tập chết (2010), Đứa bé hư (2011), Điếu cày ca (2011), Có những cơn mưa không nhà (2011), Điếu cày ca (2014);

Đời đã ra khơi đời không về nữa (2011) ▪

301. Trần Ngọc Tam

 

Những con chim bay đi (2008) ▪

302. Lê Vĩnh Tài

 

Cầm sông Đà trên tay và hát, Lê Vĩnh Tài & liên tưởng (2006), Đêm và những khúc rời của Vũ (2008), Thờ-ơ-thơ¸ Thơ 1 - 50 & lời kết (2008), Lê Vĩnh Tài... [?] (2009), Và như những cuộc đi, Có lẽ đã quá trễ hay là ai sẽ đến hôm nay, Ăn của rừng rưng rưng nước mắt... [hay: đất không thể nuôi họ được nữa!] (2011), Và những cuộc thiên di (2012), Lời của một cánh đồng (2012), Âm hộ (2012), Đêm và những khúc rời bóng tối (2013), Đêm và những khúc rời của chữ (2013), Bài thơ cuối năm 2013 (2014), 20 bài thơ (2014), Bài trường ca cho một người đã chết nhưng vẫn còn sống trong sự thật (2014), 9 đoạn lịch sử, hay cái lưỡi bò khốn nạn của dân tộc (2014), tôi, ôi, thôi... và 10 bài thơ hậu hiện đại (2014);

Vỡ ra mưa ấm (2005), Trường ca cho quê hương của một ngàn năm trước (2008), Thơ hỏi thở (2008), Làm thơ (2012), Cánh đồng bất nhân - (Trường ca cho cánh đồng Tiên Lãng) (2012) ▪

303. Ngô Văn Tao

#

Thành tựu của binh đao, Quê chàng là Ithaque;

Hoàng tử rơm (2010) ▪

304. Nguyễn Văn Tao

 

Nhịp điệu xanh (2004), Lửa thức (2011) ▪

305. Nguyễn Trọng Tạo

 

Tản mạn thời tôi sống (1981), Mười bài thơ và một lời ước muốn (1981);

Con đường của những vì sao - Trường ca Đồng Lộc (1981), Tình ca người lính (1984) ▪

306. Huỳnh Minh Tâm

 

Bài ca của biển [?] (2011) ▪

307. Phạm Minh Tâm

 

Ký ức Trường Sơn (2008), Có một thời như thế (2008) ▪

308. Trần Trúc Tâm

 

Nhật ký hành quân, Nước sông Thu đang cuồn cuộn đổ về, Mẹ - người giữ lửa ▪

309. Vương Tâm

 

Những nhịp cầu mùa thu (2009) ▪

310. Vũ Đức Tân

 

Đất sóng (2007), Đảo trắng (2010), Tình yêu có gương mặt buồn (2011) ▪

311. Bùi Ngọc Tấn

+

Đầu cầu (1966) ▪

312. Kiệt Tấn

#

Dòng sông và con thuyền hai mươi tuổi (1965);

Việt Nam thương khúc (1999) ▪

313. Vỵ Tế

 

Bài ca bên dãy núi Răng Cưa (2013) ▪

314. Lê Đại Thanh

+

Bài ca con người ▪

315. Phan Trung Thành

Đồng hồ một kim (2006), Mười viên gạch;

Ăn xà bông (2010) ▪

316. Tô Ngọc Thạch

 

Tổ khúc Xibiri ▪

317. Liêu Thái

Những bào thai lịch sử (2012) ▪

318. Ngô Thái

 

Con cháu Lạc Hồng trên đỉnh Pa Pông (2011) ▪

319. Trần Anh Thái

 

Đổ bóng xuống mặt trời (1999), Trên đường (2004), Ngày đang mở sáng (2007) ▪

320. Phù Thăng

+

Hoa vạn thọ (1960) ▪

321. Hoàng Chiến Thắng

 

Lời đá núi (2010) ▪

322. Mai Nam Thắng

 

Cổ tích làng cát ▪

323. Nguyễn Quyết Thắng

Lẽ sống thật là đơn giản

324. Trần Thị Thắng

*

Bà mẹ Quảng Nam (1998) ▪

325. Hồ Bá Thâm

 

Dưới tượng đài Lê-nin viết bài thơ đất nước (1996), Có một Trường Sơn như thế (2005), Bài ca dựng tượng đài Đổi mới (2004), Một huyền thoại (2002), Trăn trở tháng Tư này (2013);

Những khúc nhạc trầm 30 tháng Tư (2010), Nhịp cầu tháng Tư và nỗi nhớ (2010), Người đi trước thời gian (2011), Nỗi lòng và cuộc chiến (2011), Người là ai? (2011), Người khai phá – gieo hạt ươm mầm (2011), Người chiến sĩ âm thầm (2011), Tên con là Trường Sơn (2011), Nỗi đau nơi đầu sóng (2012) ▪

326. Đặng Thân

 

Từ điển thi X/X loại [chúng sinh] ▪

327. Thao Thao

+

Ải Bắc (1941) ▪

328. Thanh Thảo

 

Thử nói về hạnh phúc (1972), Một người lính nói về thế hệ mình (1973), Viết trên đường số 1 (1975), Một trăm mảnh gỗ vuông (1984);

Những người đi tới biển (1976), Trẻ con ở Sơn Mỹ (1978), Những nghĩa sĩ Cần Giuộc (1980), Bùng nổ của mùa xuân (1981), Đêm trên cát (1982), Trò chuyện với nhân vật của mình (1983), Cỏ vẫn mọc (1983), Khối vuông ru-bích (1984), Metro (2009), Trường ca Chân đất (2012), Đám mây hình người thợ săn và con chó (2014), Dạ - Tôi là Sáu Dân 2014) ▪

329. Lê An Thế

#

Tôi biết (2007), Khi lửa đã nằm ngoài cây đuốc (2008) ▪

330. Nguyễn Đình Thi

+

Bài thơ Hắc Hải (1958) ▪

331. Quỳnh Thi

#

Mùa chuộc tội (2002) ▪

332. Xuân Thiêm

 

Xuôi dòng Nậm Na (1964) ▪

333. Ôn Quang Thiên

 

Người dẫn đường (2000) ▪

334. Phạm Công Thiện

# +

Ngày sanh của rắn (1966), Trường giang Mỹ Tho (1980), Thơ cho khoảng trống (1989), Trường ca Cù Lao Rồng (2000) ▪

335. Tạ Hữu Thiện

+

Đuổi đám mây mù (1956), Hỡi các đóa hoa xương hoa thịt (1957) ▪

336. Nguyễn Xuân Thiệp

#

Ánh trăng (1980), Mưa ở đây như mưa ở quê nhà (1980), Tôi cùng gió mùa ▪

337. Đặng Xuân Thiều

+

Vô sản diễn ca ▪

338. Nguyễn Quang Thiều

 

Đêm gần sáng (1988), Đoản ca về buổi tối, Dưới trăng và một bậc cửa (1992), Chuyển dịch màu đen (1995), Bài ca những con chim đêm (1997), Mười một khúc cảm;

Những người lính của làng (1981), Nhịp điệu châu thổ mới (1995), Nhân chứng của một cái chết (1998), Hồi tưởng, Cây ánh sáng (2003), Lò mổ (2009), Bí ẩn thành Cổ Loa, Bi ca về một thị xã bị mất tích ▪

339. Trương Thìn

+

Mấy cõi rong vui (2004) ▪

340. Hữu Thỉnh

 

Sức bền của đất (1975), Đường tới thành phố (1978), Trường ca Biển (1994), Đất ngày thường ▪

341. Lê Vĩnh Thọ

Thử phác họa chân dung tình yêu (1974) ▪

342. Huy Thông

+

Tiếng địch sông Ô (1935), Tần Hồng Châu (1935), Anh Nga (1936), Cái Én (1966) ▪

343. Vũ Duy Thông

Thành phố vùng đồi khói trắng (1975) ▪

344. Anh Thơ

* +

Con đã về nơi Bác ở ngày xưa (1969) ▪

345. Huệ Thu

* #

Đầu non mây trắng (1998), Cuối biển mù sương (2010) ▪

346. Lê Anh Thu

 

Chuyện kể về đôi trai gái đầu tiên ▪

347. Trần Lệ Thu

*

Khoảng trời thương nhớ [?] ▪

348. Trần Nhật Thu

+

Trò chuyện với năm cô gái trên đồi Năm Cô (1973) ▪

349. Dương Thuấn

 

Ngày mai hoa không nở (1991), Mười bẩy khúc đảo ca (2002), Bi phẫn ▪

350. Hoàng Vũ Thuật

 

Bài thơ ban mai (1981) ▪

351. Sương Biên Thùy

#

Trường ca cho Huế mùa xuân (1971) ▪

352. Đinh Thị Như Thúy

*

Nơi ngày đông gió thổi (2010) ▪

353. Võ Thị Phương Thúy

*

Trăng ca (2010), Cỏ hát (2011) ▪

354. Nguyễn Quang Thuyên

 

Chiếc gương cuộc đời [?] (2001), Khát vọng biển (2013) ▪

355. Chu Ngạn Thư

#

Thành phố vĩnh biệt (1975) ▪

356. Nguyễn Hoàng Anh Thư

*

Hành trình giấc mơ ▪

357. Phạm Thiên Thư

 

Động hoa vàng (1971), Trại hoa đỉnh đồi (1975), Hát ru Việt sử thi (2009) ▪

358. Nguyễn Đăng Thường

#

Những nụ hồng của máu (1991), Tiễn một người vào dĩ vãng đậm màu (2008), Nở ngày (2009) ▪

359. Trần Mạnh Thường

 

Lời chào (1987) ▪

360. Nguyễn Vũ Tiềm

 

Văn đàn bi tráng (2008), Mưa phồn thực và châu thổ sông Hồng (2011) ▪

361. Đặng Bá Tiến

 

Rừng cổ tích (2013) ▪

362. Lê Hưng Tiến

 

Ễn lên đêm (2011) ▪

363. Từ Nguyên Tĩnh

 

Trường ca Hàm Rồng (1970) ▪

364. Nguyễn Trọng Tín

 

Chân dung người du kích (1985) ▪

365. Nguyễn Quang Tính

 

Tình yêu người giữ đất (1985) ▪

366. Thanh Tịnh

+

Đi từ giữa một mùa sen (1973) ▪

367. Đỗ Quý Toàn

#

Đêm nàng (1965) ▪

368. Nguyễn Khánh Toàn

 

Con Hồng cháu Lạc (2010) ▪

369. Nguyễn Thanh Toàn

 

Hải Phòng (1966) ▪

370. Thành Tôn

#

Ta như một hàm hồ, Con mồi (2000) ▪

371. Đặng Tấn Tới

 

Tuyệt huyết ca (1972) ▪

372. Nguyễn Hoàng Tranh

#

Thơ cho người chết (2008) ▪

373. Nam Trân

+

Sầm Sơn trường hận (1932) ▪

374. Trần Huyền Trân

+

Hải Phòng 19-11-1946 (1946) ▪

375. Nguyễn Hương Trâm

 

Hà Nội – Thăng Long (1983) ▪

376. Nguyễn Trác

Một khúc ca Mỵ Châu (1985) ▪

377. Hưởng Triều

+

Hành trình (1970), Bài ca khởi nghĩa (1973) ▪

378. Đông Trình

 

Từ chiếc tao đời mẹ ru (1986) ▪

379. Hoàng Bình Trọng

 

Người anh cả của toàn quân (2009) ▪

380. Vương Trọng

 

Tà Sanh (1984), Tre ơi (1990), Lỗi hẹn bằng lăng tím (2007);

Hơi thở rừng Hồi, Đảo chìm (1994), Hà Nội của tôi (2008) ▪

381. Lê Văn Trung

 

Bi khúc (2009) ▪

382. Vương Trung

+

Sóng Nậm Rốm (1980) ▪

383. Huy Trụ

 

Trường ca Sông Mã (2008) ▪

384. Nguyễn Hải Trừng

+

Tiến lên toàn thắng (1968) ▪

385. Nguyễn Xuân Trường

 

Đi về đồi Cúc Hoa (2005) ▪

386. Phạm Xuân Trường

 

Ấn tượng trong tôi (2010) ▪

387. Phạm Công Trứ

 

Làng phố giao duyên (2009) ▪

388. Võ Văn Trực

 

Người anh hùng đất Hoan Châu (1976), Ngày hội của rạng đông (1978), Hành khúc mùa xuân (1980) ▪

389. Đỗ Minh Tuấn

 

Đi hết tiếng đàn bầu (1975), Trang thơ của lính (1977), Nhật ký những ngày xa, Tôi - một cây đàn, Khi người khách ngang qua thành phố, Mẹ tôi - người hay lo (1990);

Du lịch Bella (1992) ▪

390. Hoàng Anh Tuấn

# +

Điệu nhạc tắt đèn, Về Provins, Mùa xuân riêng tư, Quà Noel 88 tặng Như Hồng ▪

391. Hoàng Ngọc Tuấn

+

Thư thi - Thư về Đường Sơn Cúc ▪

392. Mai Anh Tuấn

 

Ngôi sao cho mầm cây đang mọc ▪

393. Lê Nghĩa Quang Tuấn

#

Cuốn tùy bút của Khái Hưng, Người tình của đất, Dân chơi, Quán gió, Chói lọi, Trên đường về ▪

394. Ngưyễn Anh Tuấn

Đoản khúc hoa ban (2008), Một góc nhìn Trung Quốc (2008) ▪

395. Nguyễn Như Tuấn

 

Kinh hồng (2008) ▪

396. Thanh Tùng

 

Phương Nam hành (2004) ▪

397. Minh Tuyền

+

Tạo hóa và nhân loại (1942) ▪

398. Thanh Tâm Tuyền

# +

Đêm (1964), Mặt trời tìm thấy (1964), Ngôi nhà đỏ - trăng hồng (1972), Thơ mừng năm tuổi (1972), Từ những ý thơ thấp thoáng (1978) ▪

399. Trần Thế Tuyển

 

Phía sau mặt trời (2008) ▪

400. Phan Thị Trọng Tuyến

* #

Đi xe đò loay quanh (2004) ▪

401. Trần Dạ Từ

#

Làm thơ không biết mệt (1972) ▪

402. Lưu Xuân Tự

 

Đường tới mùa xuân ▪

403. Dương Tường

 

Mea Culpa (1992) ▪

404. Phạm Nguyên Tường

 

Quang gánh (2000) ▪

405. Vũ Xuân Tửu

 

Khúc hát người khai hoang (1998);

Chuyện anh thuyền chài Trần Văn Sông (2008), Trên xe mô-tô Su-zu-ki, ta đi (2009), Đất Mèo Vạc (2009), Pây Nà Hang (2009), Phù sa xanh (2010), Dòng suối du ca (2013) ▪

406. Kiều Văn

 

Trường ca Lê Đan (1999) ▪

407. Nguyễn Thanh Văn

 

Chatting với Tịnh Tâm – Canada, Thơ của một gã tóc bạc gửi một bạn đọc trẻ vô danh ▪

408. Nguyễn Trọng Văn

 

Tổ quốc - đường chân trời (2010) ▪

409. Lê Thị Thấm Vân

* #

IDEN(tôi)TY, Khoang 1993–2008 ▪

410. Chế Lan Viên

+

Vàng Sao (1942), Chào mừng (1950), Nhật kí một người chữa bệnh, Đi ra ngoại ô, Tiếng hát thằng điên trong dinh Độc Lập, Tàu đến, Tàu đi, Cành phong lan bể, Nghĩ về thơ - II (1965), Suy nghĩ 1966 (1966), Trận tuyến này cao hơn cả màu da (1967), Nghĩ suy 68 (1968), Phác thảo cho một trận đánh một bài thơ diệt Mỹ (1970), Ta nhận vào ta phẩm chất của Người (1971), Tuyên bố của mỗi lòng người - khẩu súng - cành hoa (1972), Nghĩ về nghề - nghĩ về thơ - nghĩ (1972), Đường sáng tuyệt vời (1973), Sổ tay thơ (1973), Di chúc của Người (1976), Thần chiến thắng (1979);

Chuỗi thơ anh Trỗi (1968), Tùy bút một mùa xuân đánh giặc (1972), Thời sự hè 72 - bình luận (1972), “Phản diễn ca” hay “Phản diện ca” về học thuyết Ních Xơn (1972), Ngày vĩ đại (1975), Thơ bổ sung (1975), Cách mạng - chương đầu (1976), Thơ bình phương - Đời lập phương (1980) ▪

411. Nguyễn Viện

Huyễn tượng xứ tù mù (2012) ▪

412. Nguyễn Hữu Viện

#

Chân dung biện chứng người tình (2002);

Trường ca Hoàng Sa – Trường Sa (2009) ▪

413. Bằng Việt

Trở lại trái tim mình (1967), Trò chuyện với thành phố của đời mình (1978) ▪

414. Nguyễn Quốc Việt

 

Đảo Phú Quốc [?], Miền đất nghiêng về phía mặt trời [?] ▪

415. Phan Cung Việt

 

Rú Hồng ▪

416. Bùi Chí Vinh

Mở, Khép, Mẹ và con (2007), Bài cáo hậu bình Ngô (2009), Lai lịch một bản hiến pháp (2009) ▪

417. Đỗ Vinh

 

Hoàng Hoa Thám - một vùng rừng (1986) ▪

418. Nguyễn Thế Vinh

 

Tiếng chim gọi mùa (1999), Đồng chiêm (2000) ▪

419. Trần Thế Vinh

 

Về nơi anh ở (2004) ▪

420. Tất Vinh

+

Bản tình ca cuối cùng (1961) ▪

421. Ngân Vịnh

 

Phía hoàng hôn yên tĩnh (2002) ▪

422. Lê Văn Vọng

 

Cơn lốc xanh (2006) ▪

423. Nguyễn Bùi Vợi

+

Bông hoa mẫu giáo - Phùng Thị Tường, Bông hoa mẫu giáo - Nguyễn Thị Cát (1963);

Thanh Chương tráng khúc (2003) ▪

424. Anh Vũ

+

Quan họ ra nguồn (1982), Lòng chảo khác (2006), Tình chợ tình, Mặt trời trắng (2012) ▪

425. Bùi Minh Vũ

 

Đâu rồi bầy chim nhông ăn trái đa (2011) ▪

426. Lưu Quang Vũ

+

Đất nước đàn bầu (1983), Sông Hồng, Sông Hồng – lời từ giã của trung đoàn Thủ Đô, Sông Hồng – hồi ức của một nghĩa binh già, Sông Hồng - năm mẹ sinh em, Năm 1954, Những gương mặt ▪

427. Phan Vũ

 

Em ơi - Hà Nội phố (1972), Bao giờ về Sài Gòn (2011) ▪

428. Tạ Vũ

+

Sông Đà (2001);

Vầng sen Hàm Rồng (1975), Trên dòng sông cổ (1973) ▪

429. Thanh Vũ

Tên của em cũng bắt đầu bằng: một phụ âm ▪

430. Vũ Anh Vũ

 

Những mẩu rời của Nghĩ (2009), Những di cảo tối (2011) ▪

431. Trần Hoàng Vy

 

Khúc hát dòng sông (2007) ▪

432. Nguyễn Lương Vỵ

#

Âm âm đáy vực (2002), Thần sầu (2002), Một mình (2005), Âm vọng quốc âm (2009), Thất huyền âm - người muôn sau (2009), Bốn câu thất huyền cầm (2011) ▪

433. Lê Anh Xuân

+

Nguyễn Văn Trỗi (1968) ▪

434. Lý Hoài Xuân

 

Trường ca Nguyễn Du (2009) ▪

435. Tạ Hữu Yên

+

Gửi người bên kia chiến lũy (1950), Bài thơ chính nghĩa (1950), Ngọn súng biên phòng (1983), Sấm dậy trưa hè (1984), Thung lũng lửa và hoa (1988) ▪

436. Ngu Yên

#

Ly nước xanh có mùi bạch hà, Trong khi chờ mở mắt (1987), Tạp ghi về thơ (2006), Sách tôi mất trang (2008), Ngày nói với chết (2013), Trồng xoài ra cam (2013), Một tỷ hai trăm lẻ chín triệu con đường đi tìm chìa khóa (2014), Pariseine (2014), Chiến trận: người và kiến - tự học (2014), Cuội với trăng: nói dối về sự thật đã dối (2014), Đại đế và người xuôi sông (2014), Người mua kẻ bán Chúa (2014), Nơi tôi sinh ra trưởng thành và già dần với con chó câm (2014), Khói an nhiên đọc báo điểm tâm (2014), Bí mật tình yêu không có trong thơ tình (2015), Đống Đa hát bộ đá gà… (2015);

Hỡi ơi (1990) ▪

437. Tô Thùy Yên

#

Chiều trên phá Tam Giang (1972), Hề - ta trở lại gian nhà cỏ (1972), Ta về (1985), Mùa hạn (1979), Tàu đêm (1980), Bất tận cuộc đời hung hãn đó (1992), Giã biệt (1993), Con chim bói cá trong tàn tối [?] (1994), Ánh tàn dư, Nhà xưa - lửa cất ủ (1997) ▪

438. Hoàng Yến

+

Hắn (1957), Trên ngã ba mây (1988) ▪