Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

Phim về Leon Trotsky

(NCTG) Lần đầu tiên trong lịch sử Liên bang Nga, có một serie phim được công chiếu về Leon Trotsky, người lãnh đạo trong thực tế hai cuộc cách mạng Nga (1905 và tháng 10-1917), đồng thời, cũng là địch thủ không đội trời chung về sau này của nhà độc tài Stalin.

clip_image001

Leon Trotsky (1879-1940), người sáng lập Đệ tứ Quốc tế - Ảnh tư liệu

Đó là loạt phim gồm 8 phần, được chiếu trên Kênh 1 Đài Truyền hình Quốc gia Nga (Channel One Russia) từ đầu tháng 11 năm nay, đúng vào dịp cuộc chính biến năm 1917 được một số người Nga “hoài niệm” quá khứ kỷ niệm lần thứ 100 năm ngày bùng nổ.
Ông Konstantin Ernst, Tổng giám đốc Kênh 1, đã gặp gỡ đại diện nhiều hãng truyền hình và điện ảnh để giới thiệu về seris phim này, và nhấn mạnh rằng đây là lần đầu tiên, người sáng lập Đệ tứ Quốc tế được lên phim truyền hình “chính thống” ở Nga.
Trái với Lenin, Trotsky thực sự là một anh hùng của văn hóa đại chúng: ông trốn thoái khỏi nhà tù, tham gia cách mạng, yêu đương, bị đày ải rồi bị giết hại”, ông Konstantin Ernst nói thêm về gương mặt bi thảm và gây nhiều tranh luận nhất của phong trào cách mạng Nga đầu thế kỷ.
Sau một trăm năm, đây không phải là một đề tài đơn giản, nhưng chúng tôi cố gắng làm một serie phim dựa trên những sự kiện đã xảy ra”, nhà sản xuất phim Aleksandr Tsekalo cho hay. Được biết, người thủ vai Trotsky trong phim là nam tài tử nổi tiếng của Nga, ông Konstantin Khabensky.

clip_image003Trên cương vị người thành lập và tổ chức Hồng quân - Ảnh tư liệu

Ông Tsekalo nhấn mạnh, mặc dù là một kênh truyền hình có những bản tin tường thuật thân điện Kremlin, nhưng Kênh 1 không kiểm duyệt bộ phim này. Ông cũng nói thêm, thông điệp của serie phim là: “Không thể cưỡng bức người dân xuống đường, và mọi cuộc cách mạng đều đổ máu”.
Thông điệp nói trên trùng lặp với đường lối chính thức của Moscow, trong dịp kỷ niệm 100 năm cuộc cách mạng Nga đã chủ trương kỷ niệm một cách vừa phải. Dầu sao đi nữa, đó cũng là một sự kiện có ảnh hưởng ghê gớm đến lịch sử nước Nga, mà lãnh đạo chính yếu chính là Trotsky.
Leon Trotsky sinh đúng vào ngày 7-11-1879 (theo lịch mới), tức ngày nổ ra cuộc chính biến năm 1917, một cuộc đảo chính mà ông là người có công đầu trên cương vị Chủ tịch Xô-viết Petrograd, Chủ tịch Ủy ban Quân sự Cách mạng (cơ quan lãnh đạo cuộc “cướp chính quyền”).
Trước đó, Trotsky cũng là người tổ chức và lãnh đạo cuộc cách mạng 1905, và thời nội chiến, ông cũng thuộc nhóm lãnh tụ thượng đỉnh của nước Nga - Xô-viết với những chức vụ như Dân ủy (Bộ trưởng) Ngoại giao và Quốc phòng, đồng thời là người sáng lập, tổ chức Hồng quân.

clip_image005Từ trái sang: Stalin, Lenin và Trotsky - Ảnh tư liệu

Đối với Lenin, Trotsky từng là địch thủ chính trị trong thời gian dài, rồi trở thành bạn chiến đấu” gần gũi và thân thiết nhất. Trong những năm tháng cuối đời của Lenin, Trotsky được coi là người đương nhiên kế nghiệp vị lãnh tụ trên cương vị đứng đầu đảng và nhà nước Bolshevik.
Không chỉ là một chính khách, Trotsky còn là một bậc “đại bút” với văn tài đáng kể, kiến thức uyên bác và khả năng hùng biện nổi bật. Ông đã để lại những tác phẩm rất nổi tiếng, nhiều hồi tưởng của ông được xem như những trang đẹp nhất của văn học cổ điển Nga cuối thế kỷ 19.
Xung đột giữa Trotsky với Stalin - kẻ bị ông coi là đã đào mồ chôn cuộc cách mạng Nga - bùng nổ ngay sau khi Lenin qua đời. Trotsky bị Stalin tước đảng tịch và truất mọi chức vụ trong chính quyền, bị đày ải ra nước ngoài rồi tới năm 1940, bị một tên mật vụ của Stalin ám sát tại Mexico.
Không những thế, những đồng chí, tín đồ của Trotsky trước và sau khi ông bị trục xuất khỏi Liên Xô, đều bị coi là kẻ thù hàng đầu của Stalin. Trong nhiều năm, cái mác “Trotskyist” bị dán cho ai, đồng nghĩa với bản án tử hình hoặc tù đày biệt xứ trong thực tế, tại Liên Xô và các xứ cộng sản.

clip_image007Hiện trường vụ ám sát Trotsky, nơi ông bị sát thủ người Tây Ban Nha Ramón Mercader - đồng thời là mật vụ Liên Xô NKVD (Bộ Dân ủy Nội vụ) - hạ sát bằng chiếc cào tuyết. Về sau, Mercader được trọng thưởng và tấn phong Anh hùng Liên Xô - Ảnh tư liệu

Tại Việt Nam, tư tưởng và khuynh hướng của Trotsky trong phong trào Đệ tứ Quốc tế thu hút được nhiều trí thức yêu nước lừng danh đầu thế kỷ như Tạ Thu Thâu, Phan Văn Hùm, Trần Văn Thạch, Huỳnh Văn Phương, Phan Văn Chánh..., hoạt động tranh đấu cho nền độc lập của Việt Nam.
Đa số những thành viên chính yếu của phong trào Trăng Câu Đệ Tứ Đảng (La Partie Trotskyste du Vietnam - Đệ tứ Quốc tế tại Việt Nam), về sau, đều bị thủ tiêu hoặc hành quyết trong những đụng độ giữa Việt Minh và các đảng phái quốc gia những năm giữa thập niên 40 thế kỷ trước.

Trần Lê tổng hợp

Nguồn: http://nhipcauthegioi.hu/lich-su/NGA-LAN-DAU-CONG-CHIEU-PHIM-TRUYEN-HINH-VE-LEON-TROTSKY-5797.html