Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 25 tháng 9, 2017

Dạ Ngân – trường sức với truyện ngắn

Mai Quỳnh

image

Công việc ngập đầu trong ngày, hàng núi thông tin cần để mắt tới, thời gian đọc sách văn chương không còn là bao; lúc đó, tên nhà văn có lẽ là tín hiệu tin cy đầu tiên kéo bạn đọc lại gần cuốn sách. Chưa phải ngày buồn nhất của Dạ Ngân là vậy. 11 truyện. Nghĩ ngay: dễ đọc, có thể đọc liền một mạch nếu hấp dẫn.

Truyện ngụ ngôn Làm m xếp cuối, viết thật có duyên. Các em nhỏ sẽ thích thú theo dõi cuộc đấu trí giữa con linh cẩu độc ác đi lẻ tìm mồi với mẹ của bầy le le con mới sinh. Trên từng công đoạn như trên phim ảnh; hai bên đấu trí. Những động tác giả chết, những bay lượn uốn éo, những mưu mẹo đánh lừa kẻ thù. Vân vân và vân vân... Kết cục bên yếu thắng cuộc. Đọc đến đây, các em sẽ reo lên sung sướng chia vui cùng le le mẹ. Truyện có thể dựng thành một phim hoạt hình hút khách!

Còn lại, ba truyện trong chiến tranh, một nỗi niềm hậu chiến và sáu truyện đời sống xã hội đương đại.

***

Lại kể chuyện chiến tranh ư? – Tại sao không, khi nỗi đau còn dai dẳng đến bây giờ, khi trên bàn thờ vẫn còn đầy những tấm hình đã cũ mờ lần lượt từ già đến trẻ. Và tự thân nhà văn “...trong khi chờ đợi cuộc sống đô thị ngấm vào, tôi nghe thấy ký c mi ngày, như tiếng thở của sông dài, như tiếng gió của vườn khuya...

Đọc xong Mt lát ct xin chớ vội vàng buông lời phán: cái chết lãng nhách! Nói thế không chỉ là vô cảm mà còn là nông cạn, hết sức nông cạn. Bởi nếu không có chiến tranh (mà chiến tranh không phi trò đùa – thơ Đimitrova) thì trong tay ba chàng trai ấy không có thứ vũ khí mới, sẽ chỉ là những thiết bị điện tử hay những đồ chơi tinh xảo họ mặc sức mày mò khám phá, tháo lắp, ngó nghiêng. Nhưng chiến tranh với những cái chết lãng nhách này mới thật đáng nguyền rủa!

Xong Mt lát ct, ngòi bút Dạ Ngân chạm vào hai khía cạnh nhạy cảm: quan hệ vợ chồng lính (Vợ lính) và chỗ đứng của một người đàn bà đẹp trong cuộc chiến cài răng lược (Xuân nữ).

Mùi chng – một từ kép trong tiếng Việt, sáng tạo riêng của Dạ Ngân. Cũng như vân tay, mỗi người vợ đều có riêng một mùi chồng không thể lẫn vào đâu được. Mùi chồng là sở hữu phải giành giật bằng được cho mình. Ngoài những nghĩa vụ khác: làm rẫy, trồng tỉa, thu hoạch để có gạo nuôi sống gia đình, có lúa để đóng đảm phụ nuôi quân...những người phụ nữ Miền Tây, những v lính can trường, thủy chung ấy còn nuôi heo để có tiền gọi là bỏ ống mỗi năm vài lần rủ nhau lặn lội đi thăm chồng. Hành trình đến nơi có mùi chồng diễn ra như một “trận đánh”. Thủ lĩnh là chị Sáu gần chồng với số lần đếm được trên đầu ngón tay, người mà cánh vợ lính hay đùa “chưa hết đau thì đã kh”. Nỗi day dứt khôn nguôi của người chị gái chỉ vì muốn em được ngủ cùng mình trong Cứ “đã cướp mất mấy giờ thần tiên của một người vợ lính yêu chồng nhớ chồng và thèm chồng”.

V lính, người trong cuộc mới có thể viết những trang văn đi sâu vào lòng người hay đến thế!

Nhân vật Chị trong Xuân n giống đa phần phụ nữ Miền Tây: hiếu thảo, chăm làm, yêu nước thương nòi; nhưng chị nổi hẳn lên là người đẹp, rất đẹp. Mà trước vẻ đẹp của những thiếu nữ, Lessing (nhà văn, nhà triết học Đức) đã nói: “Đàn bà là kiệt tác của vũ trụ”. Đại văn hào Victor Hugo bảo: “Nếu Thượng đế sáng tạo ra người phụ nữ trước thì Người đã thôi không sinh ra các loài hoa”. Trong chiến tranh, bông hoa Xuân nữ ấy có số phận ra sao?

Giữa tháng năm tao loạn, sau khi phụng dưỡng bà mẹ mù lòa đến hơi thở cuối cùng, chị có thể tìm một chốn dung thân yên lành ở phía bên kia; nhưng chị bám trụ, không nói ra lời, chị cảm phục những người đàn ông sẵn sàng đi vào chiến trận, đón nhận hy sinh. Chị làm gì? Chị dâng hiến sắc đẹp của mình cho những người anh hùng không tên đó, người này nằm xuống; thì, một cách công khai, đàng hoàng, bao dung, không vụ lợi, chị dâng hiến cho người kia ...tất cả bảy người đàn ông xứng đáng với chị. Người đàn ông Thứ Bảy của chị “đã ngã xung trong ngày Ba mươi tháng Tư ở cửa ngõ vào Cn Thơ”, ngay sau đó chị biến mất. Bảy chàng tai ưu tú, trước khi hy sinh cả cuộc đời tươi đẹp của mình đã, không chỉ được ngắm mt bông hoa đp mà hơn thế nhiều. Xuân nữ thay chúng ta, thay nhiều người đền ơn các anh phần nào! Hay nói như tác giả: “có khi ch đã v vi tri xanh và mây trng, đã xong mt s mnh...”.

Chỉ từ ba ký ức: một tai nạn, những cuộc đi thăm chồng, một người đàn bà đẹp, ngòi bút tài hoa Dạ Ngân tặng bạn đọc ba truyện ngắn đặc sắc, tiếp nối những truyên khác trước đây và chuẩn bị cho truyện vừa Người yêu dấu sau này.

Một câu chuyện khác về hậu chiến xảy ra trong khoảnh khắc ở nước Mỹ, đất nước của những phim hình sự, những pha giật gân nên Người lau kính cũng có phút giây hồi hộp. Đó là cuộc chạm trán ngẫu nhiên giữa hai “cựu thù”, một người từng là mật thám, và một người có cha bị bắt vì bị mật thám bên kia chỉ điểm, ông hy sinh trong tù. Ở đất nước người, trong cái nghiêm lạnh của thủ đô đất nước đa sắc tộc, họ sớm nhận ra nhau cùng nòi cùng giống qua ánh mắt, cử chỉ. Người bên này và nỗi đau tha hương của người bên kia, họ quên hận thù, họ không còn là cựu thù nữa, họ mở lòng ra với nhau. Tiếc thay, đó chỉ là trường hợp hiếm hoi. Vẫn còn những câu hỏi: “Bao gi thì chính người Việt của mình mi thc s t bi h x vi nhau, bao gi?”.

***

Tường nhà mỏng quá, Xương hai nước giấy hai gang là hai nét chấm phá xã hội hiện tại, rõ ràng. Chuyện người bay và Chưa phải ngày buồn nhất cùng chung mẫu số là nỗi căm giận về cung cách ứng xử hèn nhát, vô trách nhim chà đạp lên nhân cách con người trong lĩnh vực được gắn cho cái biển cao sang: Quản lý văn hóa văn nghệ. Hai câu thơ của thi sĩ Trần Dần và cái nôn thốc nôn tháo của cô biên tập viên trẻ chưa chồng là câu trả lời đắt giá cho những hành vi ấy. “Tôi khóc những chân trời không có người bay/Và khóc những người bay không có chân trời”.

Tôi muốn dừng hơi lâu ở Ai người Hà Nội. Ai (là) người Hà Nội đây? Hành trình gian nan về quê chồng của cô dâu mới cưới, của người vợ, người mẹ - bà vợ Giáo sư trong truyện làm tôi nhớ mấy câu thơ giản dị của một tác giả nào đó: Tết này đưa em về quê/Về nơi xóm vắng, bờ tre, ruộng đồng/Mấy khi ăn Tết quê chồng?/Sng trong tình nghĩa mn nng m êm. Về thăm quê chồng, ăn Tết quê chồng, quê chồng ...chỉ người Hà Nội mà cái hồn tinh túy ngấm vào máu thịt như bà Giáo sư mới cảm nhận hết cái ý nghĩa thiêng liêng của những lần về quê đó. Phía khác, chỉ người Hà Nội đích thực mới không bao giờ quên nơi cha sinh mẹ đẻ, có dịp là tìm về bằng được, không kể đường sá xa xôi, tiện nghi thiếu thốn đủ bề như ông Giáo sư. Người Hà Nội là thế: “Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo/ngũ lục sông cũng lội/ thất bát cửu đèo cũng qua!)

Và tôi muốn bàn kỹ hơn một chút về truyện Du tù.

Truyện kể: “Hình như người tù lâu năm thích đầu cá. Ông lặng lẽ xộc đũa vào mọi góc, lặng lẽ và mê mải. Một đũa cho cái môi, “đầu trôi môi mè” ...Hai lần đũa cho hai hố mắt. Đừng sợ ông mắc xương, ông rất thạo và rất giỏi, như một con báo với miếng mồi của nó. Tôi đẩy sang phía ông cái đuôi cá. Ông đặc biệt thích xương, cái chút đuôi béo ngậy. Nhanh và khéo. Đến khúc cá hấp thì ông chm li, và xc thng vào phn bng, nơi trắng nhất và ngon nhất của con mè.”... “Khi T. [bạn chủ nhà, cùng là một người tù được tha] và chng tôi quay lại với mâm cơm thì ông già đã tn công gn xong khúc cá hp trên đĩa. Cái đầu con mè trơ lại một đống xương trắng hếu...”

Đó là cái cảnh người bạn tù thưởng thức bữa cơm vợ chồng nhà văn đãi ông. Vị chủ nhà đã cẩn thận dặn vợ, ông già đặc biệt thích ăn cá. Ông già đi tù vì liên quan đến vụ Nhân văn Giai phẩm, đi tù lâu đến nỗi không còn hay đất nước đã hòa bình, đã hết chiến tranh, đã ai về nhà nấy! Một con người can trường trong lao tù để trở thành một tượng đài về ý chí và sự ngay thẳng. Đói khát triền miên (một cọng cỏ nhô khỏi đám bê tông, một con rắn mối nhỏ xíu bắt được cũng cố giu kín ri cho vào ming nhai), suốt ngày câm lặng, cúi đầu trước sự nhục mạ, chịu mãi thành dấu vết sâu trong tâm thức. “Dấu tù của ông già đậm quá, đậm đến nỗi ông không còn biết nó đang tồn tại dai dẳng trong ông, ông không biết để mà điều chỉnh hay tẩy rửa nó nữa”. Một phát hiện chăng? Vậy dấu tù là bản năng hay “bệnh nghề nghiệp”? Theo tôi, bữa cơm rất mực thân tình đã trả lại cho người bạn tù già đáng kính kia cái bản năng tự do của con người giữa thanh thiên bạch nhật.

***

Dạ Ngân đã đình hình một phong cách viết truyện riêng. Tôi tạm đặt tên phong cách bán hư cấu. Không phải tất cả, song những truyện thành công đều theo phong cách đó. Bán hư cấu vì đan chen những tình huống, những nhân vật hư cấu là những nhân vật có thật trên đời, hầu hết là người thân của tác giả: cha, me, cô, dì, chị em, chồng, bạn chồng ...Sự đan chen, lồng ghép nhuần nhuyễn, đúng lúc, đúng chỗ khiến câu chuyện càng thêm đm đà và đáng tin. Cứ như Truyện + Hồi ký; Truyện + Ký sự vậy. Bạn đọc quen thuộc của Dạ Ngân có thể dễ dàng gọi tên những nhân vật có hình bóng các nguyên mẫu mà họ biết.

Ngoài ra, chất trí tuệ, tự biện trong mỗi truyện đều mỗi lúc một giàu thêm. Nhờ vậy, đôi khi cốt truyện thật đơn giản mà người đọc vẫn bị cuốn hút, vẫn gợi ra những suy nghĩ, trăn trở. Ở truyện nào ta cũng gặp điểm mới mẻ này.

Chưa phải ngày buồn nhất – thêm một khẳng định của cây bút văn chương đáng tin cậy hiện nay: Dạ Ngân.

Sài Gòn, ngày mưa 27/07/17

M.Q.