Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Hai, 5 tháng 12, 2016

Chao ôi là buồn

(Rút từ facebook của Đỗ Ngọc Thống)


Nhân một comment gần đây của GS Trần Đình Sử: “...Mày giáo sư thì tao cũng giáo sư”.

Tôi có dịp may và cũng không may là được/ phải tiếp xúc với nhiều người có học hàm, học vị. Có người giỏi thật, tôi cứ nghĩ mình học suốt đời không hết chữ ông ấy. Nhưng cũng có nhiều người không hiểu sao có được chức danh này. Rồi cứ lẩm nhẩm nhại theo câu thơ của Bảo Sinh:
Đêm nằm nghĩ mãi không ra
Tại sao tay ấy lại là giáo sư?


Thì đây, một ông có tên tuổi trong lĩnh vực giáo dục, luôn nghĩ mình giỏi, chẳng chịu tìm hiểu gì, cứ oang oang tuyên bố với báo chí: làm gì có dạy học dự án; cả Bộ Giáo dục có vài dự án lấy đâu ra cho học sinh cả nước tham gia. Té ra ông ấy hiểu dự án là phải có việc đầu tư hàng trăm triệu đô. Trong khi cái mà người ta đang bàn là dạy học dự án (project-based teaching), một phương pháp/ hình thức trong dạy học rất phổ biến ở các nước có nền giáo dục phát triển. Một ông GS khác khi phản biện luận án liên quan đến chương trình đánh giá học sinh quốc tế PISA; chẳng hỏi, chẳng xem và cũng chẳng đọc, phán một câu xanh rờn: Tại sao văn chương lại gắn với thứ bánh của Tây? Rồi mới mấy hôm trước một bà GS lịch sử cao giọng tuyên bố rất hùng hồn: “Chỉ những người làm lịch sử mới có tầm nhìn xa, trông rộng, hơn hẳn người làm khoa học tự nhiên…”. Một ông thứ trưởng cũng được gọi là GS, đã về hưu hơn chục năm rồi, nhưng rất hay lên tiếng phê phán giáo dục. Theo ông nhà trường hiện nay nhìn vào đâu cũng thấy hỏng, trình độ giáo viên yếu kém, đạo đức học sinh xuống cấp, tầm nhìn cán bộ quản lý hạn chế… Không hiểu sao khi còn đương chức không thấy ông ấy lên tiếng, bây giờ về hưu rồi toàn đổ lỗi cho người khác… Hình như ông ấy là GS Vật lý, nhưng tôi đã nghe nhiều người bảo: ông này cái gì cũng biết trừ vật lý...
Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du từng viết: “Chữ trinh kia cũng có ba bảy đường”. Hóa ra câu ấy đúng cho rất nhiều lĩnh vực, chẳng cứ gì chữ trinh,“GS kia cũng có ba bảy đường”. Gặp các vị ấy rồi, thấy nản quá. Lại nghĩ đến comment của thầy Trần Đình Sử.
Chao ôi là buồn.