Danh ngôn

Trong mọi cộng đồng, chúng ta cần một nhóm thiên thần gây rối.

We need, in every community, a group of angelic troublemakers.

(Bayard Rustin – trích bài phát biểu tại New York City 1963)

Trong mọi trường hợp, chắc chắn rằng sự thiếu hiểu biết, đi kèm với quyền lực, là kẻ thù tàn bạo nhất có thể có của công lý.

It is certain, in any case, that ignorance, allied with power, is the most ferocious enemy justice can have.

(James Baldwin - No Name in the Street 1972)

Các cuộc cách mạng và các cá nhân có thể bị giết hại, nhưng bạn không thể giết chết các ý tưởng.

While revolutionaries and individuals can be murdered, you cannot kill ideas.

(Thomas Sankara, một tuần trước khi bị ám sát, 1987)

Không có cảm giác nào cô đơn hơn việc bị chính đất nước mình trục xuất.

There's not a more lonely feeling than to be banished by my own country.

(Kiyo Sato – Kiyo’s Story 2009)

Ban Biên tập

Địa chỉ liên lạc:

1. Thơ

tho.vanviet.vd@gmail.com

2. Văn

vanviet.van14@gmail.com

3. Nghiên cứu Phê Bình

vanviet.ncpb@gmail.com

4. Vấn đề hôm nay

vanviet.vdhn1@gmail.com

5. Thư bạn đọc

vanviet.tbd14@gmail.com

6. Tư liệu

vanviet.tulieu@gmail.com

7. Văn học Miền Nam 54-75

vanhocmiennam5475@gmail.com

Tra cứu theo tên tác giả

Thứ Tư, 29 tháng 6, 2016

Ba thành phần chữ nghĩa có nguy cơ thành phản động nhất

(Rút từ facebook của Inrasara)

 

Gồm luật sư, nhà báo, nhà văn – chắc chắn thế. Dĩ nhiên, đó phải là nhà đúng nghĩa “nhà”.
Nghề luật, là nghề rành rẽ quyền công dân hơn ai hết. Luật sư, họ biết luật, thế nên đứa nào phạm luật họ biết. Biết, họ nhịn chút chút, nhưng khi không nhịn được nữa, họ “kêu”. Kêu to và kêu nhiều quá thì thành… phản động.
Nhà báo đi nhiều biết nhiều. Biết bạt ngàn bất công, mênh mông cửa quyền ức hiếp, cả đống tham ô hối lộ. Và họ nói. Khi nói đụng đến “trên” thì thành phản động.
Nhà văn suy tư sâu về phận người. Bát ngát phận người hèn yếu dưới đáy xã hội, họ không “nói” mà “phản ánh”. Phản ánh sát rạt đích thị là phản động, chứ không chạy vào đâu được.

Nhà nào tính nóng nảy thì “kêu”, “nói”, “phản ánh” ngay khi đương chức; họ biết thân biết phận khi làm thế, và chấp nhận bị trù dập. Có nhà khôn ngoan hơn, đợi khi thành “nguyên” đã mới nói, nói rất hăng: tạm cho qua. Riêng nhà văn ở vài trường hợp, hoặc do đầm tính hoặc biết tính xa, viết cất hộc bàn, đợi sau khi cắt khẩu mới “Đi tìm cái tôi đã mất” cho nhân loại biết tâm tư mình qua các “Di cảo”: thì cũng được.
Riêng luật sư, ông/ bà phải phản động ngay, nó mới LÀ phản động.